Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 25)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.1.Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi

Cũng như các dân tộc khác, nghề dệt thổ cẩm của người Tà-ôi đã xuất hiện từ lâu đời. Đến bây giờ ngay cả những người cao niên trong các làng của

đồng bào Tà-ôi cũng không còn ai nhớ rõ nghề này đã có từ khi nào, chỉ biết rằng nó được trao truyền qua nhiều thế hệ, mà trong đó vai trò người mẹ là vô cùng quan trọng bởi khi có con gái lớn đến tuổi đôi mươi đều phải biết dệt những tấm vải thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình do chính người mẹ truyền lại. Người Tà-ôi gọi sản phẩm dệt là Zèng. Zèng là một danh từ chung để chỉ các sản phẩm dệt của người Tà-ôi, khái niệm này có lẽ hình thành từ khi có sự giao lưu buôn bán giữa các tộc người khác với người Tà-ôi. Có người cho rằng: Zèng là tên gọi của người đồng bằng lúc nhìn thấy sản phẩm dệt của người Tà-ôi. Theo tiếng Tà-ôi, để chỉ sản phẩm vải còn có từ Ânnai,

còn dệt vải là Taanh Ânnai. Như vậy sản phẩm dệt ở đồng bào Tà-ôi từ xưa đến nay có hai tên gọi là “ân Nai” và “Zèng”.

Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số có lưu truyền khá nhiều truyền thuyết, giai thoại về nghề dệt thổ cẩm và các hoa văn truyền thống. Người Tà- ôi cũng vậy, họ có một câu chuyện cổ về sự hình thành các ngành nghề truyền thống, chuyện kể rằng: Ngày xưa, có Cănpơnu là Bà tổ của các ngành nghề, được Trời cử xuống dân gian bày cho dân các nghề nghiệp. Một trong những nghề nghiệp Bà truyền lại cho người Tà-ôi cùng với nghề đan lát mây tre là nghề trồng bông dệt vải, bên cạnh công việc tỉa lúa, ngô, khoai, sắn, đậu mè… Sản phẩm dệt là kết tinh của bao kinh nghiệm tích lũy từ bao đời, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của người thợ dệt, chất lượng màu nhuộm, độ săn bền của sợi, kỹ thuật dệt, tài nghệ trang trí hoa văn nói lên rất rõ điều đó.

Từ khi được bà Cănpơnu chỉ dạy cách dệt, đồng bào không những dệt được mà còn dệt nên những sản phẩm rất đẹp. Những tấm Zèng được mặc một cách trang trọng trong các buổi lễ hội như: lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới… Trong các lễ hội này, khách các làng được mời đến chung vui cùng làng chủ. Họ cùng nhau ăn uống no say, hát hò nhộn nhịp và một trong những tiêu chí

đánh giá sự giàu có, sang trọng của làng là căn cứ trên số lượng trang phục được may bằng Zèng.

Cùng với bề dày lịch sử và diễn trình cư trú, kỹ thuật dệt đã tạo nên những mô típ đặc trưng qua đôi tay của người phụ nữ. Độ săn bền của sợi, kỹ thuật dệt hay trí tưởng tượng phong phú của tộc người này thể hiện trên những biểu tượng hoa văn trang trí, có thể xem là kết tinh kinh nghiệm của rất nhiều thế hệ. Sản phẩm Zèng từ đó trở thành định chuẩn, là thước đo giá trị nhiều mặt trong cộng đồng tộc người Tà-ôi: Zèng là phương tiện để thể hiện và là chuẩn mực của sự giàu có (bên cạnh chiêng, ché, đàn trâu, mã não, ngôi nhà với độ dài đáng kể…). Zèng còn được xem là vật đính ước trong thời gian đi Sim của người con gái dành cho chàng trai mình yêu mến, cũng như lòng hiếu thuận dành cho đấng sinh thành của người chồng tương lai… Ngoài ra, Zèng còn là tiêu chí nổi trội trong việc chọn lựa “ý trung nhân” của người con trai khi đến tuổi lập gia đình, bởi trong quan niệm của cộng đồng tộc người Tà-ôi, ngoài các yếu tố như siêng năng lao động, khỏe mạnh, bắp chân căng tròn… thì người con gái Tà-ôi còn phải biết dệt và dệt đẹp.

Không dừng lại ở đó, những tấm Zèng còn là lễ vật không thể thiếu trong các sinh hoạt cộng đồng, mọi người trong làng đến với lễ hội hay những sự kiện quan trọng bằng những trang phục được làm nên từ Zèng. Sắc màu tươi tắn của một loại hình sản phẩm dệt trong đêm lễ hội, chan hoà cùng ánh lửa bập bùng cùng âm thanh rộn rã của chiêng trống và các loại nhạc cụ v.v…, tất cả đã làm nên nét đặc trưng riêng biệt của cư dân miền thượng du của Thừa Thiên - Huế.

Mặc dù dệt Zèng là một nghề không chiếm thời gian lao động theo lịch lao động trong năm, không đòi hỏi số lượng lao động chính nhất định như các ngành kinh tế khác nhưng yêu cầu cần có của nghề dệt Zèng là sự khéo léo, tỉ mẫn của người phụ nữ bởi quá trình dệt nên sản phẩm rất cầu kỳ và phức tạp.

Thường dệt Zèng được tiến hành vào những lúc rảnh rỗi sau công việc ở nương rẫy, bên bếp lửa hồng mỗi tối, trong những tháng mùa đông mưa giá, đặc biệt là sau những vụ mùa, các khung dệt được bày ra rộng khắp, thu hút nhiều lứa tuổi nữ giới tham gia. Nhìn những sản phẩm dệt từ tay người phụ nữ Tà-ôi, chúng ta không thể không trân trọng và thán phục. Cảm giác này sẽ nhân lên gấp bội nếu tận mắt quan sát quy trình sản xuất từ lúc gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch quả bông, cho đến việc phơi, tách, cán, bật, vấn, xe, giăng v.v… và nhuộm sợi từ những dụng cụ đơn giản. Để tạo nên một tấm Zèng đẹp, ngoài giá trị từ sự chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm sợi vải, hạt cườm và lục lạc còn phải có sự nhẹ nhàng, khéo léo và tỉ mỉ của đôi bàn tay người phụ nữ. Những bàn tay thô ráp do phải lao động nặng nhọc trên nương rẫy nhằm đảm bảo cái ăn cho gia đình nhưng lại cực kỳ uyển chuyển và mềm mại trên khung dệt. Chính vì thế, thật không quá khi cho rằng, với Zèng đôi tay người phụ nữ Tà-ôi đã thực sự tạo nên những vũ điệu lạ lùng với sợi vải và khung dệt. Nghề dệt Zèng truyền thống có thể coi là sự kết hợp hoàn hảo, nhuần nhuyễn giữa người phụ nữ, sợi vải và hạt cườm.

Với người Tà-ôi cũng như một số dân tộc khác, xuất phát điểm của nghề dệt chỉ nhằm phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình hay mang đi đổi nhu yếu phẩm của người dân trong bản làng mà thôi. Theo luật tục của người Tà- ôi, tuyệt đối không được truyền nghề cho ai khác ngoài gia đình mình. Nếu vi phạm thì Giàng sẽ trừng phạt. Nghề dệt Zèng trước đây được dân tộc Tà-ôi quý trọng và yêu mến như đối với tổ tiên vậy.

Ngày nay, nghề dệt Zèng ngoài mục đích phục vụ cho “cái mặc” còn quyết định đến “cái ăn”. Những gia đình có nhiều phụ nữ biết dệt, dệt giỏi sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp bà con dân tộc thoát nghèo. Ngoài phát triển nghề dệt Zèng ở hầu khắp các hộ gia đình, hiện ở A Lưới đã có 5 tổ hợp dệt được thành lập ở các xã Phú Vinh, A Đớt, A Roàng, Nhâm và thị trấn

A Lưới. Tính nghệ thuật cao với những biểu tượng hoa văn đặc sắc cộng với hình thức phù hợp với người tiêu dùng nên Zèng A Lưới được du khách và đồng bào các dân tộc thiểu số khác ưa chuộng. Ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến huyện miền núi A Lưới để được tận mắt nhìn thấy những công đoạn dệt Zèng và mua sản phẩm của người dân nơi đây. Những tấm Zèng đã “ băng suối, vượt đèo” về với miền xuôi tham gia vào các lễ hội lớn như Festival làng nghề truyền thống, Festival Huế… Zèng giờ đây

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 25)