Quá trình hình thành các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 29)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Quá trình hình thành các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi

lịch đầy hấp dẫn đối với du khách.

1.2.2. Quá trình hình thành các biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi Tà-ôi

1.2.2.1. Mục đích sáng tạo các biểu tượng hoa văn trên Zèng

Nghệ thuật tạo hình dân gian của người Tà-ôi thể hiện ở nhiều mặt từ trang phục, đồ dùng sinh hoạt cho đến kiến trúc, điêu khắc… Nhưng có thể nói rằng tạo hình trên trang phục có ý nghĩa đặc biệt nhất, quan trọng nhất trong tạo hình dân gian. Và những nghệ nhân của những tác phẩm nghệ thuật ấy không ai khác chính là những người phụ nữ Tà-ôi.

Từ khi biết cách trồng bông, dệt vải, các thiếu phụ Tà-ôi đã khéo léo tạo nên những bộ trang phục không chỉ phục vụ mục đích bảo vệ cơ thể, làm đẹp mà còn để thể hiện tư duy, tình cảm thẩm mỹ và đời sống văn hóa tinh thần của chính họ. Đối với xã hội Tà-ôi, người phụ nữ không chỉ biết dệt mà còn phải dệt giỏi, thêu hoa văn đẹp thì mới được đề cao, coi trọng. Những em bé gái đến tầm 7 - 8 tuổi đã được các bà, các mẹ, các chị dạy cách dệt Zèng và tạo các biểu tượng hoa văn. Suốt thời kỳ trưởng thành cho đến lúc lấy chồng, các thiếu nữ vẫn gắn bó với công việc dệt vải. Sau khi lấy chồng, với vị trí mới là người vợ, người mẹ trong gia đình lại tiếp tục trao truyền cách thức và kinh nghiệm trồng bông, dệt vải cho các thế hệ con cháu của mình. Cứ như

vậy, từ đời này qua đời khác, nghề dệt Zèng của người Tà-ôi được các bà, các mẹ, các chị lưu giữ và phát triển. Những đêm đông giá lạnh bên ánh lửa ấm áp của những ngôi nhà dài, những đêm trăng sáng giữa sân nhà rông, các chị em quây quần dạy cho nhau cách luồn sợi dệt vải. Không chỉ dừng lại ở việc dệt những tấm vải màu đơn giản, người phụ nữ Tà-ôi còn muốn dệt lên cả bức tranh lung linh thể hiện ước mơ, hoài bão về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phương tiện để chuyển tải tất cả những thông điệp ấy không gì khác ngoài các biểu tượng hoa văn trên vải. Từng cành cây, ngọn cỏ, từng vật dụng sinh hoạt thường ngày… đều hiện lên sinh động trên từng thớ vải qua bàn tay tài hoa của các thiếu nữ Tà-ôi.

Đối với phụ nữ Tà-ôi, biểu tượng hoa văn trên trang phục chính là công cụ hữu hiệu nhất để thể hiện sự cảm nhận về cuộc sống. Phụ nữ Tà-ôi qua các thế hệ phải thuộc lòng các biểu tượng hoa văn trên trang phục. Bây giờ, có thể họ không còn biết đến ý nghĩa khởi thuỷ của từng biểu tượng nữa nhưng ngay từ khi còn bé họ đã được các bà, các mẹ truyền dạy và dần in sâu vào tâm trí như một sự tự nhiên. Khi đã thành thục, họ cảm thấy yêu thích và tâm huyết với nghề. Các ấn tượng, cảm xúc dồn nén trước thiên nhiên và sự vật hiện tượng tạo cho họ một linh cảm đặc biệt, từ đó họ tái tạo một cách say sưa. Họ muốn chứng tỏ mình là người phụ nữ giỏi giang, đảm đang và khéo léo.

Tóm lại, các biểu tượng hoa văn trên Zèng chính là phương tiện quan trọng nhất để người phụ nữ Tà-ôi trước đây cũng như ngày nay bộc lộ năng lực và là thước đo đức hạnh của mình. Chúng được người Tà-ôi lưu giữ như một kho báu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ những hoạ tiết đơn giản tái hiện cuộc sống đời thường cho đến những hoạ tiết mang ý nghĩa biểu trưng cho những giá trị văn hoá của cộng đồng dân tộc. Những hoa văn truyền thống ấy vẫn được lưu giữ đến hôm nay cho dù có sự giao thoa và biến đổi phù hợp với thời đại như thế nào đi nữa. Chúng thực sự đã trở thành

những biểu tượng văn hoá đậm bản sắc của người Tà-ôi ở miền thượng du Thừa Thiên - Huế.

1.2.2.2. Nguyên liệu và cách thức tạo nên các biểu tượng hoa văn * Nguyên liệu tạo nên các biểu tượng hoa văn

Nguyên liệu cần để tạo nên biểu tượng hoa văn trên Zèng truyền thống gồm có sợi vải (sợi thô màu trắng và sợi đã nhuộm màu) và hạt cườm. Người phụ nữ Tà-ôi xưa tiến hành chuẩn bị nguyên liệu để dệt và tạo nên các biểu tượng hoa văn như sau:

Thứ nhất, để có sợi vải, người Tà-ôi tiến hành kéo sợi từ quả cây bông (A pát) sau đó nhuộm màu, phơi khô, tách, bật, xe sợi và cuộn lại thành búp.

Cây bông của người Tà-ôi được phân thành hai loại, có nguồn gốc từ đất Lào, được mang theo trong quá trình thiên di tộc người cho đến khi định cư ở Thừa Thiên - Huế.

Trong cộng đồng người Tà-ôi, cây bông rất được quan tâm và chỉ xếp sau cây lúa, bởi tộc người này quan niệm cây lúa cho cái ăn, cho lương thực chính để tồn tại còn cây bông cho sợi dệt vải, đảm bảo cái mặc và của cải cho đồng bào, thông qua việc trao đổi sản phẩm làm ra với những tộc người cận cư. Chọn giống bông là công việc của những người phụ nữ, những quả bông được chọn làm giống thường phải già, chắc cứng, đem phơi sau đó cất trên dàn bếp nhà dài để tránh ẩm và dùng ngay trong năm đó. Sau khi có giống bông, người đàn ông chọn rẫy để người phụ nữ trỉa bông. Trước mùa trỉa bông, chủ làng phải cúng tế thần linh để cầu xin Yang cho một mùa vụ bội thu. Từ khi cúng tế đến lúc trỉa bông, người lạ tuyệt đối không được vào làng để tránh làm mất sự linh thiêng. Sau khi cây bông có quả thì tiến hành thu hoạch, phơi khô, tách, bật, xe sợi và cuốn thành búp.

Thứ hai, sau khi đã có sợi vải, người Tà-ôi tiến hành nhuộm màu bằng

đen, trắng, vàng, đỏ, xanh lá cây và tím. Để có được những sợi màu đó là cả một kỹ thuật được xem như bí quyết của đồng bào được tích lũy và cất giữ lâu đời. Người phụ nữ Tà-ôi đã dành biết bao thời gian và công sức nghiền ngẫm, tìm tòi, khai thác chất liệu màu tiềm ẩn trong giới tự nhiên rồi cần mẫn thực hiện chính xác quy trình nhuộm cũng như liều lượng pha chế. Người Tà-ôi không chỉ biết sống dựa vào rừng, vào đất để có được nguyên liệu sợi mà còn khai thác được màu từ những cây cối sẵn có. Có thể nói, hòa vào thiên nhiên và nương tựa vào thiên nhiên để sinh tồn là thế ứng xử tối ưu của các tộc người ở ngưỡng cửa tiền công nghiệp. Cách thức tạo màu như sau:

Người Tà-ôi tạo màu đen cho sợi vải từ thân cây tà râm - một loại cây

thân bằng ngón tay, cao 1m, hái về thái nhỏ giã mịn ngâm với nước lạnh ở độ đậm đặc. Để có độ đen sẫm và bền, người Tà-ôi còn lấy vỏ ốc hỏa táng thành tro đổ vào ngâm với nước tà râm cùng với mật ong rừng, ngâm trong khoảng 2 tuần rồi vắt phơi khô.

Đối với màu vàng (rạc), người Tà-ôi chế biến từ củ arac, abial. Loại cây này có thân bằng dây bò sát mặt đất, lá nhỏ và dai, dùng củ và rễ thái nhỏ mịn rồi nấu cô đậm để nguội, sau đó ngâm sợi. Trong khi đó, người Gia Rai, Ba Na, Ê Đê ở vùng Tây Nguyên lại chế biến màu vàng từ củ nghệ giã ra, pha nước để ngâm sợi. Người Giẻ Triêng thì lấy củ nghệ và rễ cây bằng dăng (một loại cây làm thuốc sốt rét) giã lẫn với nhau rồi ngâm sợi.

Màu đỏ thẫm (sút) ban đầu được người Tà-ôi trao đổi mua bán với người Lào chứ họ chưa tự tạo ra được. Họ đổi bằng các yếu phẩm như gà, gạo, chiếu để lấy phẩm màu đỏ, cho sợi bông trắng vào và nhuộm. Sau này, người Tà-ôi đã phát hiện ra cách tạo màu đỏ bằng việc lấy củ cây achất (loại

cây có màu xanh, thân dây leo) giã mịn, cho nước và sợi vào nhuộm từ 3 – 5 lần. Cũng dùng loại củ này để tạo màu, nếu chỉ nhuộm sợi một lần sẽ có được màu hồng (prồng). Cùng trong nhóm người Môn - Khmer, tộc người Giẻ

Triêng lại tạo màu đỏ bằng cách dùng củ găm đem thái nhỏ, giã nát rồi cho nước vào nấu lên thành hỗn hợp đậm đặc.

Màu xanh lá cây (anách) là hỗn hợp của nước lá cây anách và tàrâm. Nếu muốn có màu xanh nhạt (iveng), người Tà-ôi cũng chỉ nhuộm một lần là được.

Màu tím (ila clem) được chế từ rễ cây sim giã nhỏ và cô đặc lại. Ngoài ra, màu tím cũng được tạo ra từ hỗn hợp của màu đỏ và đen nói trên.

Ngoài các màu trên thì màu trắng (clọc) chính là màu nguyên thủy của sợi bông.

Thứ ba, một khâu chuẩn bị nguyên liệu quan trọng nữa là chuẩn bị các

hạt cườm, lục lạc, hạt chì v.v... cũng là những vật liệu làm nên các biểu tượng hoa văn trên tấm Zèng. Sự sắp xếp, bố trí các loại hạt một cách công phu, phối màu một cách cầu kỳ theo những chủ đề trang trí trên nền Zèng đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đậm màu sơn cước.

Hạt cườm bằng chì (arắc, alùng) được người Tà-ôi sử dụng từ rất sớm. Theo lời kể của các nghệ nhân ở tổ hợp Zèng thị trấn A Lưới, ngày xưa chì được lấy từ sông Antrôl (thuộc địa phận nước Lào), trong các khe đá, sau đó nấu chảy bằng nồi đất nung, dùng que tre cầm vừa tay, vót một đầu nhọn một đầu bằng; một thanh gỗ được đẽo thành hình thuyền dùng đựng nước và một hòn đá phẳng để cạnh nơi nấu chì. Thao tác được tiến hành như sau:

Khi chì được nấu lỏng, người Tà-ôi dùng abung múc chì nóng chảy đổ lên tảng đá, dùng que tre tách chì thành hạt (đường kính 2.5mm - 3mm), lấy đầu bằng lăn tròn tạo dáng, trở đầu nhọn chích lỗ và hất vào nơi đựng nước cho đông cứng. Việc làm cườm được tiến hành rất nhanh, đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, bởi mỗi lần múc chì, cần phải có 3 - 4 người lăn. Quá trình này cũng có sự phân công lao động rõ ràng, việc nấu và đúc do người phụ nữ đảm nhiệm, việc tìm chì do người đàn ông thực hiện.

Ngoài ra, người Tà-ôi còn sử dụng loại cườm lấy từ hạt cây có tên gọi

arạc bọc mọc rất nhiều ở rừng, về sau được mang về trồng ở rẫy. Loại cây

này cao không quá đầu người, lá dài, nhỏ bằng ngón tay, cho hạt như hạt tiêu, khi phơi khô hạt rất cứng và có lỗ tròn ở tâm. Loại cườm này chủ yếu được dùng làm vòng đeo tay hay cổ chân, nhưng đôi lúc cũng được đem trang trí trên Zèng.

* Cách thức tạo nên biểu tượng hoa văn

Người Tà-ôi cũng như các tộc người sinh sống trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên đều tạo hoa văn bằng cách luồn sợi. Kỹ thuật này không tạo ra những đường nét hoa văn uyển chuyển và mềm mại như trên nền vải của các tộc người thiểu số ở phía Bắc. Tuy vậy, ta có thể tìm thấy sự khoẻ khoắn, chắc chắn như chính con người nơi đây thông qua các hoa văn trên trang phục của họ.

Về cách thức tạo hoa văn: Khi cài hoa văn, tuỳ theo màu sắc và số lượng sợi màu khi lên khung mà cho ra các loại hoa văn khác nhau. Vì vậy, muốn tạo hoa văn chủ yếu dựa vào sợi lên khung (sợi dọc) còn khi dệt (kéo sợi ngang) thì kỹ thuật chủ yếu như nhau, trừ một số loại hoa văn đặc biệt. Người Tà-ôi thường bố trí các dải sợi màu hoặc mảng màu chạy dài theo chiều dọc của khổ vải. Chiều dài của các dải màu thường làm nền cho các hoa văn bằng cườm bố trí theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Dải màu trung tâm ở giữa nền vải là Đờ ra nách a toi thường có màu đỏ, xanh hoặc tím, các dải màu khác đối xứng với nhau qua dải màu trung tâm này.

Biểu tượng hoa văn được tạo nên bằng các hạt cườm có thể coi là điểm đặc biệt ấn tượng trên Zèng của người Tà-ôi. Thao tác chèn cườm làm thành hoa văn trên Zèng được người Tà-ôi gọi là tà bỏ a rác. Chèn cườm là một công đoạn phức tạp đỏi hỏi người thợ dệt phải có tay nghề cao mới thực hiện được. Người phụ nữ vừa dệt sợi vừa phải xếp từng hạt cườm vào những điểm

cần tạo. Và việc làm xuất hiện cả hoa văn bằng sợi lẫn hoa văn bằng cườm hết sức độc đáo. Trước khi chèn cườm, người thợ dệt xâu cườm lại thành một chuỗi bằng cách ngắt đứt hai sợi ngang, dùng tay vấn lại và vuốt từng hạt cườm vào. Sau khi có chuỗi cườm, người dệt nối vào chỗ ngắt ban đầu và tiến hành chèn. Tuỳ theo biểu tượng hoa văn đã được định hình trong trí tưởng tượng, người phụ nữ luồn tay vào vị trí cần đặt hạt cườm để tạo thành các hoạ tiết đặc sắc với nhiều ý nghĩa biểu trưng.

Tiểu kết chương 1

Sinh sống và tụ cư trên dạng môi trường địa văn hóa mang tính chất đặc thù, dân tộc Tà-ôi ở huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế xem thiên nhiên rừng núi, cỏ cây, sông suối như bà mẹ lớn. Đó không chỉ là nơi cung cấp nguồn thức ăn, nước uống, nguyên liệu làm nhà... mà còn là chốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh, tinh thần, khởi nguồn cho mạch sống văn hóa. Con người với điều kiện thiên nhiên rừng núi gắn chặt với nhau, hòa quyện vào nhau. Trong một cách hiểu nào đó, trong vòng tay của rừng núi, họ đã có thể sống, tồn tại và phát triển phồn vinh; ngược lại, sức sống và âm vang của núi rừng cũng được chính con người nơi đây tạo nên một không gian đầy sinh khí.

Có thể thấy rằng, mỗi một cộng đồng muốn tồn tại phải thích ứng với thiên nhiên, xã hội bao quanh nó. Những ứng xử văn hóa của các tộc người thích ứng được với các điều kiện tự nhiên của vùng miền, phù hợp và làm thỏa mãn tâm lý của mọi thành viên trong cộng đồng được họ duy trì và phát triển qua các thế hệ, nó trở thành truyền thống của tộc người.

Với người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, họ đã thích ứng với môi trường thiên nhiên, xã hội nơi đây để tồn tại cho đến ngày hôm nay. Nghề dệt Zèng hình thành và phát triển như một minh chứng cho sự hòa hợp với địa bàn cư trú. Nghề dệt của người Tà-ôi ra đời không chỉ để ứng phó với môi trường tự nhiên là che chở cơ thể của con người mà còn là biểu trưng cho văn hóa, tín ngưỡng của đời sống. Những biểu tượng hoa văn được người thiếu phụ Tà-ôi dệt trên tấm vải Zèng là sự phản ánh về muôn mặt cuộc sống con người giữa một vùng đồi núi thiên nhiên hùng vĩ.

Chương 2

BƯỚC ĐẦU GIẢI MÃ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG HOA VĂN TRÊN ZÈNG CỦA NGƯỜI TÀ-ÔI

Nhiều nhà nghiên cứu về dân tộc học Việt Nam đã dành cho các biểu tượng hoa văn trên trang phục sự quan tâm đặc biệt. Với Nguyễn Đức Từ Chi, đó là những tinh hoa ”gắn bó nhất với con người, với thân thể con người

trong vận động muôn vẻ hàng ngày của nó” [6;458]. Còn nhà nghiên cứu Chu

Thái Sơn thì cho rằng hoa văn trên trang phục bao giờ cũng tiềm ẩn ba yếu tố: tính dân tộc, tính địa phương và tính thời đại. Rõ ràng, hoa văn là yếu tố thẩm

mỹ có giá trị, nổi trội trên các sản phẩm tạo hình. Hoa văn của mỗi dân tộc chính là phương tiện để biểu đạt giá trị sống, khẳng định khả năng sáng tạo và bản sắc văn hóa riêng của chính dân tộc đó. Với người Tà-ôi cũng vậy, bức tranh về cuộc sống cộng đồng của họ đã được người phụ nữ Tà-ôi khéo léo dệt lên trên thảm vải một cách sinh động. Những hoạ tiết hoa văn truyền thống của người Tà-ôi được lưu truyền từ đời này sang đời khác đã tạo nên

Một phần của tài liệu Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w