7. Cấu trúc đề tài
3.3.3. Quan niệm và ý thức của người dân
Là nghề truyền thống không thể thiếu trong đời sống Tà-ôi thế nhưng nghề dệt Zèng hiện tại không có nhiều chỗ đứng trong lòng người dân. Nếu như trước đây nghề dệt được trao truyền qua các thế hệ, con gái đến tuổi phải biết giăng sợi, nhuộm sợi, dệt vải thì bây giờ điều đó thực sự hiếm hoi. Hiện tượng bỏ nghề xuất hiện, số thợ dệt chuyên nghiệp không có nhiều. Điều tra về số lượng các thành viên của các tổ hợp Zèng trên địa bàn huyện, con số thu được thực sự là ít ỏi: tổ hợp dệt ở thị trấn A Lưới có 20 thành viên, tổ hợp dệt ở xã A Đớt có 64 thành viên, xã Nhâm có 11 thành viên, xã A Ngo có 10 thành viên và xã A Roàng có 15 thành viên. Chỉ có 120 thợ dệt tham gia
chính thức ở các tổ hợp dệt. Số phụ nữ không tham gia tổ hợp dệt mà tự dệt tại nhà lại càng ít bởi vì đa số những người dệt thường xuyên họ đều đã đăng ký tham gia vào các tổ hợp. Những người có ý thức theo đuổi nghề truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình không nhiều. Những bộ trang phục truyền thống dường như chỉ còn ý nghĩa với tầng lớp những người lớn tuổi, nam nữ thanh niên và trẻ nhỏ ăn mặc theo phong cách của người Kinh và hầu như không hứng thú với những trang phục của dân tộc mình.
Công tác tuyên truyền về việc giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người không được phổ biến rộng rãi. Đến các bản làng có người Tà-ôi sinh sống hiện nay, bắt gặp những thanh niên nam nữ và hỏi họ về nghề dệt, về ý nghĩa các biểu tượng hoa văn truyền thống thì trong số đó có mấy ai biết được. Họ không mảy may quan tâm đến bản sắc của dân tộc mình. Họ muốn hướng đến những thứ hiện đại và văn minh hơn. Chính vì vậy các biểu tượng hoa văn trên trang phục truyền thống dần dần đi vào quên lãng.