Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình

123 574 2
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ THANH XUÂN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ THANH XUÂN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân Hà Nội - 2014 i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 THCS Trung học cơ sở 2 THPT Trung học phổ thông 3 GDTX Giáo dục thường xuyên 4 CĐ Cao đẳng 5 ĐH Đại học 6 THCN Trung học chuyên nghiệp 7 HS/GV Học sinh/Giáo viên ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng Trang 1 2.1 Sự phát triển Giáo dục - Đào tạo 2000-2013 49 - 50 2 2.2 Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học phân theo cấp học 52 3 2.3 Cơ cấu học sinh, sinh viên phân theo cấp học 53 4 2.4 Quy mô giáo viên, giảng viên các cấp học từ năm học 2000-2001 đến nay 58 5 2.5 Sự phát triển đội ngũ giáo viên các cấp phân theo huyện, thị. 60 6 2.6 Tỷ lệ giáo viên/lớp, học sinh/giáo viên giai đoạn 2000 – 2014 61 7 2.7 Cơ cấu giáo viên phân theo giới tính giai đoạn 2000-2013 65 8 2.8 Cơ cấu giáo viên theo trình độ chuyên môn 66 9 2.9 Cơ cấu giáo viên dạy nghề phân theo trình độ của tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014 68 10 2.10 Cơ cấu giảng viên, giáo viên các trường THCN, Cao đẳng, Đại học phân theo học hàm học vị năm học 2012-2013 68 11 2.11 Cơ cấu giáo viên các cấp phân theo loại hình đào tạo 69 12 2.12 Tình hình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 – 2014 71 13 2.13 Kết quả đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh các cấp phổ thông năm 2012 (theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu) 73 14 2.14 Xếp loại cán bộ quản lý giáo dục năm học 2012-2013 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài người hiện nay đang hướng tới một xã hội hiện đại văn minh, nơi mà có sự kết hợp hài hòa giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Để đạt được mục tiêu đó, điều quan trọng là phải tìm ra được động lực cơ bản của sự phát triển.Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã xác định: “ nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [21]. Trước đó, tại đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định: “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, là động lực trực tiếp của sự phát triển”. Trong giai đoạn hiện nay, khi trí tuệ trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia thì Giáo dục – Đào tạo không đơn thuần chỉ là phúc lợi xã hội mà còn là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục – Đào tạo có vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia. Trong Giáo dục – Đào tạo, vấn đề chất lượng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là cốt lõi tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tại tỉnh Ninh Bình đang ở một thời kỳ rất khó khăn do chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nguồn nhân lực bổ sung chất lượng cao cho lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo đang thiếu hụt do môi trường và điều kiện làm việc không hấp dẫn, trong khi yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với nguồn nhân lực lại rất cao. Trước tình hình đó, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình hiện nay. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo 2 tỉnh Ninh Bình, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện của tỉnh. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Tỉnh Ninh Bình cần phải làm gì để có được nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế? 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo là nhu cầu cấp bách cho phát triển nguồn nhân lực của cả nước trong giai đoạn hiện nay, vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, và các bài nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có thể phân thành hai nhóm: nhóm 1, gồm những bài nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung; và nhóm 2, gồm những bài nghiên cứu có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. Cụ thể như sau:  Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm 1gồm: - “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, coi đó yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách chỉ ra rằng, sự phát triển thành công và cất cánh của một quốc gia luôn gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là 3 chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, tức là “chiến lược trồng người”. - "Đi vào thế kỷ XXI, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", của Phạm Minh Hạc, đăng trên tạp chí Lao động - Xã hội số 215 năm 2003. Bài nghiên cứu chỉ ra vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề nguồn nhân lực. Tác giả khẳng định: nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nội lực Việt Nam, phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bài viết đưa ra thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra những tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong tương lai. - "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế", của Phạm Công Nhất, tạp chí Cộng sản số 786 tháng 4 năm 2008. Tác giả phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay về số lượng, chất lượng. Đặc biệt, điểm nhấn trong bài viết của tác giả chính là chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang còn nhiều hạn chế, yếu kém, cho dù nước ta có nguồn nhân lực dồi dào. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực nước ta, đưa ra nguyên nhân của những yếu kém đó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp để có thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - "Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", của Phạm Quốc Trung và Trần Đăng Thịnh, bài viết trên tờ Economy and Forecast Review năm 2009. Bài viết đã nêu ra những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân của những bất cập đó và trên cơ sở đó đưa ra năm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Bao gồm: (1), nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong 4 quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; (2), nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; (3), nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; (4), xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân lực; (5), tăng cường mở rộng phối hợp và hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực. - "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và triển vọng", của Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương, tạp chí Nghiên cứu Con người số 1 năm 2010. Trong bài viết, tác giả đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra triển vọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số khuyến nghị để phát triển nguồn nhân lực này, bao gồm: (1), giáo dục đại học cần gắn chặt với nhu cầu xã hội; (2), kiểm soát chất lượng đầu ra của giáo dục đại học, sau đại học; (3), công tác hướng nghiệp cần được tổ chức có hệ thống từ phổ thông đến đại học; (4), tăng cường giao lưu quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam", của Lê Thị Hồng Điệp, luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội năm 2010, mã số 62.31.01. Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với quá trình hình thành nền kinh tế tri thức. Luận án cũng đưa ra nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam từ 2001-2007, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam. - "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", của Trần Cao Hoàng, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Đại 5 học Kinh tế, năm 2012, mã số 60.31.07. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận giải một cách khoa học nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là động lực cho sự phát triển và mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế cho các tỉnh thành địa phương. Khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng nguồn nhân lực đó, đưa ra những giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về mặt chất lượng nguồn nhân lực, đề xuất một số phương hướng, giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tỉnh Ninh Bình. * Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm 2 gồm: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị 2005, trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số 60 31 01. Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, thực trạng nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn 1997 - 2004, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo nước ta trong những năm tiếp theo. Tác giả đưa ra 4 giải pháp cơ bản, bao gồm: (1), Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo; (2), Xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo; (3), Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo; (4), Phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo; trong đó nhấn mạnh sự cấp bách của nhóm giải pháp thứ nhất và thứ hai. - “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” của Trần Thị Minh Giới, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. Trong bài viết, tác giả có nêu: “khi nguồn lực 6 con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì phát triển Giáo dục - Đào tạo là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng chiến lược của con người” [24]. Cùng với việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của Giáo dục - Đào tạo ở tất cả các bậc học, tác giả cũng đưa ra khẳng định vai trò quyết định của chất lượng đội ngũ giáo viên đối với chất lượng nhân lực xã hội, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: nâng cao mức sống và điều kiện làm việc cho giáo viên; nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên; có chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp - “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của Phí Văn Hạnh, bài viết trên tạp chí Tổ chức Nhà nước năm 2008. Trong bài viết, tác giả cho rằng muốn nâng cao chất lượng giáo viên thì cần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo; đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa; đổi mới công tác bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo; tạo lập hệ thống động lực cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông. - “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Bình Định”, của Phạm Minh Tú, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực Kinh tế Phát triển, mã số 60.31.05, năm 2011. Dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, tác giả đưa ra 4 giải nhóm pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực giáo dục tỉnh Bình Định. Bao gồm: (1), nhóm giải pháp phát triển số lượng và cơ cấu giáo viên; (2), nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ giáo viên; (3), nhóm giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ giáo viên và (4), các giải pháp bổ sung khác. Các công trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao và [...]... về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Ninh Bình từ năm 2000 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN... luận cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo - Đánh giá khách quan thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 8 trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến nay - Đề xuất một số giải pháp phù hợp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp... nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo * Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo là khái niệm dùng để chỉ bộ phận những người lao động đang làm việc trong trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo Bao gồm giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên Như vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo được xác định... đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến nay + Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo đến năm 2020 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4.1... Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo Thứ nhất, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo là bộ phận có chất lượng nguồn nhân lực cao nhất trong nền kinh tế xã hội Bộ phận nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo ngoại trừ đội ngũ nhân viên phục vụ (bảo vệ, y tế, cấp dưỡng,…) thì còn lại đều thuộc nguồn nhân lực chất lượng cao Từ giáo viên, giảng viên, chuyên viên, thanh... tạo, cũng như chính sách phát triển Giáo dục - Đào tạo ở mỗi quốc gia Quy mô nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo được coi là hợp lý khi đảm bảo các tiêu chí: tỷ lệ nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo/ tổng số lao động của xã hội, tỷ lệ nhân lực trực tiếp giảng dạy/tổng số nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, tỷ lệ học sinh, sinh viên/1 giáo viên, tỷ lệ giáo viên/lớp học Ở Việt... hiểu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GD-ĐT được hiểu là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong tổng nhân lực ngành Giáo dục- Đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức và tính mô phạm Khái niệm này nêu rõ: Thứ nhất, là nguồn nhân lực Giáo dục- Đào tạo nên đó phải là những người làm việc trong lĩnh vực Giáo dục- Đào tạo Bộ phận nguồn nhân lực này có đủ những đặc điểm của bộ phận nguồn. .. tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung Cán bộ quản lý Giáo dục bao gồm các cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường - Nhân viên trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo: là bộ phận những người thuộc biên chế trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, không tham gia giảng dạy trực tiếp, có nhiệm vụ hỗ trợ công tác Giáo dục – Đào tạo Bộ phận này bao gồm nhân. .. phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Giáo 26 viên Quy định này được đặt ở mục đầu tiên trong các tiêu chuẩn dành cho giáo viên, điều này cho thấy vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trên 1.2.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo 1.2.2.1 Phát triển và phân bổ hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao Nói đến số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục. .. sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, chuyển dần việc sản xuất dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao hơn, thân thiện với môi trường hơn 21 1.2 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo 1.2.1.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực trong lĩnh . tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Ninh Bình. triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. - Đánh giá khách quan thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 9 trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh. phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh

Ngày đăng: 07/07/2015, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan