Giá trị của nhân lực được đánh giá dựa trên năng lực công tác và hiệu quả lao động. Phát hiện, lựa chọn người tài, có năng lực chưa đủ mang lại thành công trong công việc, mà điều quan trọng hơn là bố trí, sử dụng, bổ nhiệm vào vị trí phù hợp để phát huy hiệu quả năng lực, kiến thức, kinh nghiệm. Phát triển nhân lực đủ về số lượng, tốt về chất lượng là điều kiện quyết định sự phát triển Giáo dục - Đào tạo của tỉnh, song trong điều kiện hiện tại, điều quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực là phải bố trí sắp xếp những người đã tuyển dụng vào làm theo đúng chuyên môn đã tuyển dụng.
Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của Giáo dục - Đào tạo. Việc bố trí cán bộ giáo viên trong thời gian qua được thực hiện khá tốt, song bên cạnh đó, việc luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên các cấp đôi khi không đạt yêu cầu, không phát huy được sở trường của các cán bộ giáo viên.
Để bố trí, sử dụng nhân lực ngành một cách phù hợp, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình phối hợp với các đơn vị trực thuộc thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ nhân lực ngành.
Trước mắt, tỉnh cần tổ chức rà soát lại tất cả các công việc phải thực hiện của từng tổ, khối của Sở giáo dục – đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo và từng trường, đối chiếu với những công việc đang thực hiện để tìm ra những công việc còn bỏ sót, những công việc đang phân công chồng chéo giữa các tổ, khối hoặc giữa các cán bộ nhân viên để bố trí người bổ sung hoặc điều
105
chỉnh. Thông qua quá trình khảo sát, cán bộ quản lý giáo dục nắm được mặt được, mặt chưa được của cán bộ giáo viên so với mục tiêu đề ra. Lấy kết quả đó làm cơ sở cho các phương án bố trí, sắp xếp nhân lực trong tương lai.
Trong thời gian tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh cần hoàn thiện quy chế bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên, làm cơ sở pháp lý cho các đơn vị giáo dục thực hiện việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực.
Để giảm tải cho công tác bố trí cán bộ, đồng thời đảm bảo được việc phân công công việc đúng người, tỉnh cần tiến hành tuyển dụng công khai các chức danh, vị trí cần tuyển để các cán bộ giáo viên tự đăng ký thi tuyển theo năng lực của bản thân.
Hàng năm, các đơn vị phải tiến hành lấy ý kiến cán bộ giáo viên về công tác được phân công, tránh tình trạng phân công công việc không đúng chuyên môn và quá tầm năng lực của giáo viên.
Trong công tác sắp xếp cán bộ quản lý giáo dục, các đơn vị phải chú trọng đến cả năng lực của đối tượng và tính chất công việc, không để tình trạng các cán bộ phải thực hiện nhiều công việc chồng chéo, làm giảm hiệu quả công tác. Đối với các trường học trên địa bàn, cần định kỳ thực hiện luân chuyển công việc giữa các công chức, viên chức có cùng chức danh nghề nghiệp (ví dụ giáo viên tiểu học được luân phiên giảng dạy các khối) nhằm tạo ra những thách thức mới cho họ, buộc họ phải nghiên cứu để có kiến thức phục vụ yêu cầu công việc, giảm đi tính đơn điệu trong công việc. Đồng thời trong quá trình thực hiện các công tác khác nhau, cán bộ quản lý các đơn vị đó phải đánh giá tổng kết hiệu quả các công việc đã phân công cho giáo viên, nhằm phát hiện ra sở trường của họ, từ đó có sự phân công công việc hiệu quả hơn.
106
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình giai đoạn 2000-2013 có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển nguồn nhân lực của đất nước. Phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp xây dựng nền kinh tế tri thức, tránh nguy cơ tụt hậu của nước ta so với các nước khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo cũng chính là con đường nhanh nhất để nâng cao chất lượng nguồn lao động xã hội. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo cần được ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước, cần được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và ngành.
2. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của phát triển nhân lực trong lĩnh vực
Giáo dục - Đào tạo, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhân lực Giáo dục - Đào tạo ở Ninh Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và Sở Giáo dục - Đào tạo đã tập trung phát triển các chính sách về tuyển dụng, bố trí nhân lực, chính sách nâng cao chất lượng cán bộ giáo viên, chính sách khuyến khích tài năng,... để đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ giáo dục.
3. Trong hơn 10 năm thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, Trong lĩnh
vực Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp đủ về số lượng, có chất lượng và tương đối đồng bộ về cơ cấu. Chất lượng giảng dạy tại các đơn vị hiện nay đều tăng lên so với những năm trước, về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ mới. Số lượng cán bộ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao. Sự phát triển của nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình đã có công lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm gần đây.
107
4. Tuy nhiên, trước những yêu cầu khắt khe của thời kỳ đổi mới, của nền giáo dục
hiện đại, nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Số lượng cán bộ giáo viên trình độ sau đại học còn ở mức rất thấp, chất lượng đội ngũ giáo viên các vùng miền trong tỉnh không đồng nhất, cơ cấu giáo viên các môn học chưa thực sự hợp lý. Chất lượng giảng dạy và chuyên môn chưa tương xứng với trình độ đào tạo, cần có sự khắc phục và giải quyết trong thời gian tới.
5. Để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo trong thời
gian tới, các cấp có thẩm quyền ở Ninh Bình cần tiến hành các giải pháp một cách đồng bộ. Sở Giáo dục - Đào tạo cần xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, rà soát sắp xếp lại đội ngũ nhân lực cho phù hợp với yêu cầu mới của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Ủy ban nhân dân tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan đến tiền lương, phụ cấp để cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp tục thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục để nâng cao vị trí của tỉnh về chất lượng giáo dục.
108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trần Tuệ Anh, Lê Thị Thanh Huyền(2011), Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Động lực cần thiết để phát triển nhanh, bền vững tại Việt Nam, hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – nhu cầu cấp bách, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9.
2. Hoàng Chí Bảo (1993), Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, số13.
3. Tần Xuân Bảo (2012), Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý, kinh nghiệm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 25/05/2009 về Ban hành điều lệ trường cao đẳng.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở Giáo dục Phổ thông công lập, số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/1006.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
7. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2011), thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 về đăng ký hoạt động dạy nghề, Hà Nội.
8. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế- xã hội của nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học, số 4-1990.
109
12. Cục Thống kê Ninh Bình (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê. 13. Cục Thống kê Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê. 14. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Bùi Văn Dũng(2011), Giải pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển, đại học Đà Nẵng, mã số 60.31.05.
16. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
Tạp chí Lý luận chính trị số 8, tháng 8 năm 2002.
18. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo (2008), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay; Tạp chí Lao động và xã hội, số 329, tháng 2 - 2008.
19. Vũ Thùy Dương, Nguyễn Thu Phương, Trần Lê Minh Trang (2013), Một vài kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đài Loan và Trung Quốc, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, NXB Chính trị quốc gia, 1993.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Lê Thị Hồng Điệp (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trong lĩnh vực: Kinh tế chính trị; Trường Đai học Kinh tế, mã số: 62.31.01.01.
23. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07-14, Hà Nội.
110
24. Trần Thị Minh Giới (2005), Phát triển Giáo dục - Đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25.Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc(2003), Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Lao động- Xã hội, Số 215.
27. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Phí Văn Hạnh (2008), Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tạp chí Tổ chức Nhà nước.
29.Trần Cao Hoàng(2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn Thạc sĩ trong lĩnh vực: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, đại học kinh tế. Mã số: 60.31.07.
30. Đinh Sơn Hùng, Trần Gia Trung Đỉnh (2011), Tổng quan lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao, Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Nhu cầu cấp bách, thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/2011.
31. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Đặng Hữu(2003), Chính sách phát triển nguồn lực con người cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên cơ sở tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo. Tạp chí khoa học xã hội số 1(59).
111
33. Hướng nghiệp - đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (08/6/2006), Báo Giáo dục thời đại, thứ năm.
34. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu con người số 1/2010.
37. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị 14 tháng 2 năm 2007.
39. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Huy Lê (2006), Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao, Báo Nhân dân ngày 09/7/2006.
41. Vương Liêm (2006), Về chiến lược con người Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
42. Hoàng Văn Liên - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (14/4/2006), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - bài toán hóc búa của doanh nghiệp trẻ, Báo điện tử - thời báo Kinh tế Việt Nam.
43. Lê Thị Thanh Mai (2011), Quy hoạch cơ cấu đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học”, thành phố Hồ Chí Minh.
112
44. Lê Thị Phương Nam, Hoàng Văn Lợi (2012), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015, Viện nghiên cứu Lập pháp.
45. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 46. Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản số 786, tháng 4 năm 2008. 47. Phạm Thành Nghị (2009), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (41) năm 2009.
48. Phạm Thành Nghị (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
49. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Phát huy nguồn nhân lực nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta (2002), Kỷ yếu khoa học nông nghiệp.
51. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam - Thực