Giáo dục - Đào tạo của một số địa phương và bài học cho tỉnh Ninh Bình
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong ba trung tâm thành phố lớn nhất của cả nước, nơi đó tập trung nhiều trường đại học và các trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất cho giáo dục được quan tâm chú trọng phát triển. Đây là một trong những điển hình của việc phát triển nguồn nhân lực cho cả nước nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
Trong những năm qua, Thành phố đã thực hiện rất nhiều những chủ trương, kế hoạch để phát triển hệ thống Giáo dục – Đào tạo cũng như phát triển đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực giáo dục. Thành phố đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống các trường học từ mầm non đến đại học. Mỗi năm, chi ngân sách của thành phố rất lớn để xây mới, mở rộng hệ thống các cấp học. Bình quân có khoảng 1000 trường học được xây mới mỗi năm, có gần 1000 phòng chức năng phục vụ học tập được đưa vào sử dụng. Cơ sở vật chất được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng giáo viên tăng lên, đồng thời giảm dạy 2 ca cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia nghiên cứu khoa học. Ngân sách chi thường xuyên để mua trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập là khoảng 400 tỷ đồng. Trang thiết bị được đầu tư phục vụ cho việc giảng dạy của các giáo viên thực hành. Những trang thiết bị giảng dạy tiên tiến cũng đòi hỏi giáo viên phải đạt được một số yêu cầu nhất định trong giảng dạy.
42
những đãi ngộ hợp lý tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo yên tâm sống được với nghề. Thành phố đã ban hành đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục đặc biệt. Thành phố cũng đã triển khai thực hiện quyết định 244/2005 QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở công lập. Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/06/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thành phố đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành một số chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho 41/322 phường xã khó khăn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, mỗi tháng trợ cấp 700.000đ/giáo viên, riêng giáo viên huyện Cần Giờ là 750.000đ/giáo viên. Giải quyết tiền vượt giờ cho giáo viên mầm non 200 tiết/năm, trợ cấp 300.000đ/tháng đối với công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,0 trở xuống.
Về chính sách trợ cấp giáo viên: Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định 69/2011/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 về trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 07/01/2011 về chế độ hỗ trợ giáo viên dạy Giáo dục công dân; Pháp luật; giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo thành phố.
Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục mở các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trình độ lý luận chính trị và cập nhận những tri thức mới của thế giới cho giáo viên và nhân viên trong ngành. Lãnh đạo thành phố luôn quan tâm và thường xuyên chỉ đạo trong lĩnh vực Giáo dục - Đào
43
tạo thực hiện việc nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng hoạt động chuyên viên cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả thực thi công vụ .
Kết quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo mà thành phố đã làm trong giai đoạn qua là: 100% giáo viên đạt chuẩn, hàng năm toàn thể giáo viên trong ngành đều được tham gia lớp bồi dưỡng chính trị trong thời gian hè, có trên 10.000 giáo viên, cán bộ quản lý các cấp được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn.
Tiếp tục quá trình nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo, phục vụ quá trình hội nhập quốc tế, thành phố đã và đang triển khai các lớp bồi dưỡng Tiếng anh cho các giáo viên dạy Tiếng anh các cấp theo chuẩn quốc tế. Mỗi năm có trên 1000 giáo viên, cán bộ quản lý thành phố được tham gia các chương trình hợp tác, trao đổi giao lưu về Giáo dục với các nước trong khu vực và quốc tế. Thành phố đã phân cấp tuyển dụng giáo viên các cấp, đơn giản hóa, hiện đại hóa quy trình và thủ tục tuyển dụng, đảm bảo đúng quy định, kế hoạch, chặt chẽ, chính xác, có sự phối hợp của các cơ quan đào tạo. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh đi đầu cả nước trong việc thưởng tết cho giáo viên và cán bộ nhân viên trong lĩnh vực giáo dục.
1.3.1.2. Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là một trong ba trung tâm lớn của cả nước. Những năm qua, thành phố đã đi đầu trong việc đổi mới trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, có những chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giáo dục.
Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo, tiến tới thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong tuyển dụng và sử dụng các giáo viên, giảng viên và các viên chức khác; thành phố đã khuyến khích các cơ sở giáo dục ký hợp đồng với các nhà giáo, nhà khoa học trong và ngoài nước có uy tín, kinh nghiệm làm quản lý của cơ sở Giáo dục - Đào tạo.
44
Thành phố rất chú trọng đến việc đảm bảo các cơ sở giáo dục theo đúng chuẩn đề ra, nhằm phục vụ tốt hơn việc dạy và học. Để đảm bảo đến năm 2020 có đủ giáo viên để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông; thành phố yêu cầu đảm bảo tỉ lệ 1,8 giáo viên/lớp đối với giáo dục tiểu học, 15 học sinh/giáo viên đối với giáo dục trung học, 16 học sinh/giáo viên đối với các ngành công nghệ, 20 sinh viên/giảng viên đối với các ngành nghề khác trong giáo dục nghề nghiệp, 20 sinh viên/giảng viên đối với giáo dục cao đẳng, đại học.
Đà Nẵng là một trong những cái nôi đi đầu trong việc thu hút người tài vào làm việc trong các cơ sở hành chính nhà nước. Thành phố cũng đang thực hiện củng cố, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đào tạo của trường sư phạm, khắc phục tình trạng thiếu giáo sư, giảng viên có trình độ cao trong các trường cao đẳng, đại học.
Thành phố đã ban hành chính sách khuyến khích đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng: hỗ trợ thuê nhà hàng tháng với nhân tài đã thu hút đối với người ở xa, hỗ trợ một lần 15 triệu đồng với người tốt nghiệp đại học loại giỏi, hỗ trợ thạc sĩ 20 triệu đồng, tiến sĩ 60 triệu đồng… Thành phố cũng đề ra kế hoạch bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên các cấp học, ngành học, khuyến khích giáo viên tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố. Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đà Nẵng đang lên kế hoạch để ban hành chính sách thu hút, sử dụng các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tham gia giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học trong thành phố. Đổi mới công tác đánh giá giáo viên, thông qua nhiều hình thức và gắn với đánh giá của học sinh và phụ huynh học sinh. Xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên dành riêng
45 cho các xã miền núi, vùng khó khăn.
1.3.1.3. Kinh nghiệm tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Đặc điểm địa hình và kinh tế - xã hội có nét tương đồng với tỉnh Ninh Bình.
Những năm qua, đặc biệt là 3 năm gần đây, Giáo dục Vĩnh Phúc đã thực sự khẳng định được vị thế của mình trong giáo dục cả nước. Chất lượng của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực giáo dục được đánh giá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Trong quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo đến hết năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Phúc, mục tiêu kiện toàn đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên ở các trường khu vực miền núi được đặt lên hàng đầu; tiếp đó là hoàn thiện cơ sở vật chất, kiên cố hóa phòng học và mở rộng diện tích trường học theo quy định; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học.
Với sự đầu tư mạnh mẽ cho Giáo dục - Đào tạo, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành quả đáng nể trọng. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong khối THPT đạt 98%, tỷ lệ thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng hàng năm tăng dần, số lượng và chất lượng học sinh giỏi cũng tăng lên… Những kết quả trên của ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đã thực sự coi việc đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững và lâu dài. Các địa phương thường xuyên chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển quy mô mạng lưới và tăng cường cơ sở vật chất trường học; triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng,
46
hiệu quả giáo dục nhằm tạo nền tảng vững chắc để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Để đảm bảo Giáo dục - Đào tạo thực sự có hiệu quả, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng năm 2011 ngân sách của Vĩnh Phúc dành tới 100 tỷ cấp cho các huyện, thị, thành phố mở rộng đất cho trường học. Năm 2012 và 2013 con số này được nâng lên 180 tỷ đồng, tổng số là 460 tỷ đồng. Mỗi năm, tỉnh trích khoảng 1,5 tỷ đồng cho khoảng 150 trường học trên địa bàn phục vụ công tác giáo dục, trong đó có nội dung bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. Tỉnh còn trích ngân sách trả lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động ngoài biên chế.