2.1.1. Đặc điểm của tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo
Tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Ðồng bằng Bắc Bộ, nằm ở toạ độ địa lý 200 vĩ Bắc và 1060 kinh Ðông, cách Thủ đô Hà nội 90 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1400 km2, chiếm 0,24% diện tích cả nước, bờ biển dài 15km. Ðịa hình của tỉnh chia làm 3 vùng khá rõ: Vùng núi chiếm 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; đồng bằng và vùng ven biển chiếm 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Theo ranh giới địa chính, tỉnh được phân chia thành 8 huyện thị, trong đó có 4 huyện thuộc diện miền núi khó khăn, bao gồm: Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn. Địa hình của 4 huyện này chủ yếu là đồi núi, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng còn thô sơ. Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đất đồi, đất nông nghiệp nên các huyện này chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, đời sống khó khăn. Trên địa bàn tỉnh có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Dân tộc Mường nằm trong khu vực của các huyện Nho Quan và Gia Viễn - các huyện nghèo của tỉnh. Tại các huyện này, đường giao thông chủ yếu được xây dựng theo trục chính, các con đường liên xã, liên thôn vẫn chưa được đầu tư xây dựng. Đường dẫn đến các trường học trong huyện chủ yếu là đường đất và đường nhựa, tuy nhiên do không được đầu tư tu bổ nên đã ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Xuất phát từ điều kiện khó khăn về địa hình dẫn đến khó khăn trong công tác tuyển dụng và phân bổ cán bộ giáo viên về các huyện này. Xu hướng chung là các cán bộ giáo viên đều mong muốn được làm việc tại các huyện thị phát triển hơn. Chính vì yếu tố này mà chất lượng của đội ngũ giáo viên tại các huyện này không cao.
49
Tính đến đầu năm 2013, Dân số trung bình của tỉnh là 915.945 người [13]. Số người trong độ tuổi đi học từ 0-17 tuổi là 220.057 người, chiếm khoảng 24% dân số của cả tỉnh [70]. So với năm 2000, số người trong độ tuổi đi học không tăng nhiều, nhưng số học sinh các cấp lại tăng lên tương đối lớn. Các huyện, thị trong tỉnh đã phải mở rộng các trường mầm non, phổ thông lên từ 1-3 trường trong vòng 10 năm trở lại. Số cán bộ giáo viên trong ngành vì vậy cũng được tăng lên.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với những dấu ấn đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2013, cả tỉnh có 4 khu công nghiệp lớn với hàng trăm nhà máy lớn nhỏ. Du lịch được đầu tư và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại thu nhập lớn cho ngân sách của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch đúng hướng, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm cánh đồng đạt thu nhập 50-100 triệu đồng/ha/năm. Sự phát triển của kinh tế đã đem lại thu nhập cao cho người dân trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 1.857.300đ/tháng, cao hơn 10 lần so với năm 2000 [13]. Thu nhập tăng nhanh đã tạo điều kiện cho người dân trong tỉnh chăm lo hơn đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nhu cầu học tập của người dân cũng tăng cao. Số người theo học không chỉ tăng ở cấp học phổ thông mà những năm gần đây, số người theo học các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề trong tỉnh tăng vọt; dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên trình độ cao ngày càng lớn.
Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho Giáo dục - Đào tạo được Ủy ban nhân dân tỉnh hết sức chú trọng. Từ năm 2000 đến năm 2013, cơ sở vật chất trường lớp liên tục phát triển, số lượng trường học đạt chuẩn Quốc gia và
50
tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn tăng; trang thiết bị giáo dục dần đáp ứng tốt hơn quá trình dạy và học. Về giáo dục nghề nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 30 cơ sở đào tạo, trong đó có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục - Đào tạo về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh, song vẫn chưa đầy đủ. Cơ sở vật chất trường lớp chưa đủ chuẩn, chưa đủ phòng học để đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày, thiếu phòng học bộ môn, phòng vi tính, phòng thực hành, phòng thiết bị, phòng đa năng… Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện dẫn tới không chỉ học sinh không có điều kiện học tập mà ngay cả cán bộ giáo viên cũng không có điều kiện thực hiện các phương pháp giảng dạy mới.
2.1.2. Khái quát sự phát triển trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình 2000-2013
2.1.2.1. Quy mô đào tạo
Bảng 2.1: Sự phát triển Giáo dục - Đào tạo 2000-2013
Đơn vị tính: Trường, lớp, học sinh Chỉ tiêu 2000-2001 2005-2006 2009-2010 2013-2014 Số trường Mầm non 145 149 149 150 Tiểu học 154 153 153 150 THCS 140 143 143 142 THPT 22 25 27 27 Dạy nghề 2 2 - - THCN 3 3 1 3 CĐ 1 1 4 4 ĐH - 1 1 1
51 Số lớp Mầm non 325 1.222 1.169 1.249 Tiểu học 3.654 2.477 2.267 2.369 THCS 2.097 2.008 1.511 1.455 THPT 474 716 712 647 Số học sinh Mầm non 29.029 30.646 31.863 34.309 Tiểu học 110.004 66.908 62.310 67.457 THCS 87.498 79.841 52.780 47.234 THPT 29.354 37.247 32.443 25.073 Dạy nghề 3.656 7.660 18.064 2.764 THCN 2.923 3.961 8.012 8.149 CĐ 628 534 5.004 7.377 ĐH - - 1.003 2.548
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Ninh Bình đã thực hiện tốt việc đa dạng hoá loại hình trường lớp, phát triển khá phù hợp mạng lưới và quy mô Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố, thị xã với 145 xã, phường, thị trấn. Mạng lưới trường lớp từ Mẫu giáo đến THCS được bố trí đều trên tất cả các xã trong tỉnh theo quy mô học sinh của từng cấp học, đối với những xã có địa bàn rộng, dân cư đông thì được bố trí hai trường để đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Số trường THPT được bố trí ít nhất 2 trường trên 1 địa bàn huyện, thành phố, thị xã tùy vào quy mô học sinh của từng địa bàn.
Qua bảng số liệu cho thấy số trường và lớp học của các cấp học đều tăng. Năm học 2013-2014, số trường tăng lên so với năm 2000-2001 lần lượt là
52
mầm non tăng 5 trường, tiểu học tăng 6 trường, THCS tăng 2 trường, THPT tăng 5 trường. Đặc biệt, thực hiện các chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ mà các cơ sở dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh được nâng cấp, xây dựng và bổ sung. Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự thay đổi liên tục trong giai đoạn 2000-2013: Năm 2000, toàn tỉnh mới có 2 cơ sở dạy nghề, 3 trường trung cấp và 1 trường cao đẳng thì đến năm 2014, Ninh Bình đã có 4 trường cao đẳng, 1 trường đại học và 3 trường trung cấp đa ngành, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập cho nhân dân trong tỉnh.
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ở các cấp học, bậc học tăng dần qua các năm, đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dẫn đến quy mô học sinh các cấp cũng tăng theo. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 của tỉnh đạt 98%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tham gia vào THPT, GDTX đạt trên 80% [70]. Tính từ năm học 2000-2001 trở đi, tỷ lệ học sinh đi học chiếm tỷ lệ cao, nhưng tổng số học sinh đi học lại giảm do chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt. Số học sinh phổ thông năm học 2000-2001 là 226.856 học sinh, năm học 2013-2014 là 139.764 học sinh, giảm 87.092 học sinh, tương ứng với giảm 38,4%. Trong đó, giảm mạnh nhất là học sinh tiểu học và THCS: quy mô học sinh tiểu học giảm 42.547 học sinh, tương ứng với giảm 38,7%; quy mô học sinh THCS giảm 40.264 học sinh, tương ứng với giảm 46%. Nguyên nhân chính là do kết quả thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nên số học sinh tiểu học tiếp tục giảm xuống. Số học viên đại học và cao đẳng ở Ninh Bình tăng mạnh những năm gần đây. So với năm 2000, số học viên cao đẳng năm 2013 cao gấp hơn 11 lần, học viên đại học so với năm đầu thành lập tăng hơn 2 lần.
Trong giai đoạn 2000-2013, Ủy ban nhân dân tỉnh liên tục tăng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn, đặc biệt thực hiện chế độ xã hội hóa giáo dục, thực hiện tập trung nâng cao cơ sở hạ tầng trường lớp tại các
53
khu vực miền núi khó khăn của tỉnh. Quy mô trường lớp tăng và cùng với đó là chất lượng cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục - Đào tạo cũng tăng. Cơ sở vật chất trường lớp ngày càng phát triển, số lượng trường học đạt chuẩn Quốc gia và tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn tăng; trang thiết bị giáo dục dần đáp ứng tốt hơn quá trình dạy và học.
2.1.2.2. Trình độ và cơ cấu đào tạo
Theo báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo Ninh Bình trong kế hoạch số 92-KH/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình ngày 13 tháng 1 năm 2014 về kế hoạch thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của ban chấp hành Trung Ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế có nêu: Chất lượng giáo dục tỉnh Ninh Bình được nâng lên, kể cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng, tỷ lệ học sinh phổ thông có học lực yếu đều giảm ở tất cả các cấp học, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng.
Bảng 2.2: Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học phân theo cấp học
Đơn vị % Chỉ tiêu 2005-2006 2009-2010 2013-2014
Tỷ lệ học sinh lưu ban 1,45 2,94 0,3
Tiểu học 0,19 2,34 0,16 THCS 0,32 2,71 0,5 THPT 0,94 3,77 0,1 Tỷ lệ học sinh bỏ học 0,84 0,39 0,23 Tiểu học 0,06 - - THCS 0,29 0,27 0,05 THPT 1,97 1,86 0,09
54
Chất lượng Giáo dục - Đào tạo tăng dần qua các năm, thể hiện qua tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học thấp dần, số học sinh đạt học sinh giỏi tăng lên. Tỷ lệ học sinh lưu ban năm học 2005-2006 là 1,45%, đến năm 2013-2014 chỉ còn 0,3%, giảm 1,15%. Tỷ lệ học sinh bỏ học năm 2005-2006 là 0,84%, đến năm 2013-2014 chỉ còn 0,23%.
Bảng 2.3: Cơ cấu học sinh, sinh viên phân theo cấp học
Đơn vị: người Chỉ tiêu 2000-2001 2005-2006 2009-2010 2013-2014 Mầm non 29.029 30.646 31.863 34.309 Tiểu học 110.004 66.908 62.310 67.457 THCS 87.498 79.841 52.780 47.234 THPT 29.354 37.247 32.443 25.073 Dạy nghề 3.656 7.660 18.064 2.764 THCN 2.923 3.961 8.012 8.149 CĐ 628 534 5.004 7.377 ĐH - - 1.003 2.548
Nguồn: Cục Thống kê Ninh Bình Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ học sinh các cấp học mầm non và phổ thông rất cao, trong khi đó tỷ lệ học sinh đi học nghề nghiệp lại không lớn. Nếu tính cụ thể, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2000-2001 đi học nghề và các cấp học cao hơn chỉ khoảng 8%. Mặc dù chưa tính đến tỷ lệ học sinh đi học các tỉnh khác, tuy nhiên theo thực tế thì tỷ lệ này là rất thấp. Đến năm học 2013-2014, tỷ lệ này đã có sự cải thiện tốt hơn đạt 44,1%.
Cũng trong bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu lao động qua đào tạo tại địa phương có sự bất hợp lý. Nếu năm 2000, cứ 100 lao động được đào tạo tại địa phương thì có 53 người học nghề, 38 người học trung cấp và 9 người học cao đẳng. Tỷ lệ này năm 2013-2014 là 14-41-33-12. Như vậy, tỉ lệ giữa trình
55
độ CĐ, ĐH so với nghề nghiệp năm 2000 là 9/91, năm 2013 là 45/55. Tỷ lệ này nếu so với tiêu chuẩn quốc tế thì bị coi là bất hợp lý. Trong điều kiện nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa thì yêu cầu đối với công nhân kỹ thuật là rất lớn. Kỹ sư và cán bộ chỉ cần ở một mức độ nhất định. Đây là thực trạng dẫn tới “thừa thày thiếu thợ” đang diễn ra ở Việt Nam.
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến nay
2.2.1. Chính sách của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo
Nhận thức được vai trò của Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong lĩnh vực này, nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình đã ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo nói chung và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này nói riêng.
Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước và Bộ Giáo dục - Đào tạo như: Chính sách cải cách tiền lương; chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;... Tỉnh ủy Ninh Bình đã chỉ đạo sở Giáo dục - Đào tạo thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết, thông tư, chính sách của Đảng, Nhà nước và các bộ trong lĩnh vực có liên quan.
UBND tỉnh hướng dẫn Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các đơn vị thực hiện chỉ thị số: 40/CT-TW của Ban bí thư ngày 15/06/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; và quyết định số: 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
56
quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010". Nội dung chính của chỉ thị và quyết định hướng dẫn các đơn vị thực hiện những nhiệm vụ sau: Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục; tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao