chung và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo
Một trong những giải pháp quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo là hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển, nhằm kích thích người lao động. Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo bao gồm hàng loạt các chính sách như: Chính sách cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực Giáo dục - Đào tạo; chính sách về sử dụng, sắp xếp, điều động, phân bổ nguồn nhân lực,...
* Thực hiện đầy đủ các chính sách tiền lương và phụ cấp ưu đãi
Đây là những chính sách có tác dụng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Các chính sách này có tác dụng là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình công tác. Để người lao động đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác giảng dạy, quản lý giáo dục thì cần phải có một chế độ chính sách tiền lương đúng đắn, hợp lý mức lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống thực tế của đội ngũ nhân lực giáo dục trong điều kiện sự biến động của giá cả trong nền kinh tế thị trường ở mỗi thời kỳ.
Nghiên cứu mới nhất của các nhà kinh tế cho thấy, tiền lương ở Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo nói riêng mới chỉ đảm bảo được 60% nhu cầu cơ bản của công chức, viên chức. Mặc dù những năm gần đây, chế độ tiền lương cho cán bộ giáo viên đã được cải thiện đáng kể, song vẫn còn thấp so với các ngành nghề khác. Các thành phố lớn đều dành một phần ngân sách để hỗ trợ cho giáo viên vùng khó khăn, song đối với 1 tỉnh còn nghèo như Ninh Bình thì điều này vẫn chưa có cơ hội được thực hiện. Trong thời gian tới, tỉnh cần hoàn thiện các chính sách về lương, phụ
101
cấp cho cán bộ giáo viên trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, nhất là cán bộ giáo viên công tác tại vùng có điều kiện khó khăn. Đó là con đường cơ bản để tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác, phát huy năng lực bản thân.
Những biện pháp cụ thể:
- Tỉnh phải chỉ đạo các đơn vị thực hiện đầy đủ những chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi hiện có cho cán bộ giáo viên. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách tiền lương, phụ cấp tại các cơ sở tư thục và bán công nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng cho giáo viên ngoài công lập.
- Xây dựng quy chế nâng lương trước thời hạn: làm động lực giúp người lao động phấn đấu công tác.
- Cải tiến, hoàn thiện chế độ tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo có trình độ cao đã được tỉnh thu hút (đặc biệt là với những người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ).
- Xây dựng các chính sách đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho các cán bộ giáo viên hợp đồng: chế độ bảo hiểm, chế độ phụ cấp ưu đãi,...
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính cho các cán bộ giáo viên tại vùng có điều kiện khó khăn: chính sách nhà công vụ cho cán bộ giáo viên, chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí cho các đối tượng khó khăn, chính sách tiền lương cho giáo viên miền núi,...
* Chính sách hỗ trợ tài chính
Cùng với chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi thì chính sách hỗ trợ tài chính cũng có vai trò quan trọng trong khuyến khích người lao động. Chính sách này có tác dụng kích thích cán bộ giáo viên tham gia nhiệt tình công tác Giáo dục - Đào tạo, đồng thời khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Trong thời gian vừa qua, Sở Giáo dục – Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ tài chính cho cán bộ giáo viên khi được cử đi học tập, chính sách khen thưởng về tài chính với những cán bộ
102
giáo viên có thành tích cao,... song các chính sách này vẫn chưa đáp ứng hết được mong muốn của cán bộ giáo viên trong ngành.
Biện pháp thực hiện trong thời gian tới:
- Cân đối lại ngân sách chi cho Giáo dục - Đào tạo, ngân sách chi cho cán bộ giáo viên, cân đối cơ cấu ngân sách chi cho cán bộ giáo viên một cách hợp lý.
- Xây dựng lại các quy chế khen thưởng cho cán bộ giáo viên có thành tích cao: trong đó nâng cao hơn mức khen thưởng về vật chất.
- Tỉnh cần dành quyền tự chủ trong chi tiêu đối với một số đơn vị để tạo quỹ tài chính riêng cho các trường trong hỗ trợ cho cán bộ giáo viên có thành tích cao hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho toàn bộ nhân lực trong ngành trong các dịp lễ, tết.
- Cải tiến chính sách hỗ trợ người lao động trong quá trình học tập nâng cao trình độ: nâng mức hỗ trợ tài chính.
* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ là chính sách quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Tốc độ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tại Ninh Bình thời gian qua tương đối nhanh, gần 100% cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn. Đó là kết quả do việc thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ do Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo ban hành. Trong thời gian tiếp theo, tỉnh cần tiếp tục thực hiện chính sách, đồng thời phải cải tiến chính sách nhằm phát triển hơn đội ngũ nhân lực giáo dục có trình độ trên chuẩn .
Biện pháp cụ thể:
- Xây dựng các kế hoạch hợp tác giữa các đơn vị trên địa bàn với các trường đại học uy tín trên toàn quốc nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực.
103
- Cải cách chính sách đào tạo nhằm mở rộng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.
- Xây dựng các chính sách đưa cán bộ giáo viên đi học tập kinh nghiệm tại các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước.
* Chính sách thu hút, sắp xếp, điều động, bố trí nhân lực
Chính sách thu hút nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có vai trò quan trọng đối với việc phát triển đội ngũ nhân lực của ngành nói chung và đội ngũ nhân lực chất lượng cao của ngành nói riêng. Từ năm 2007, Ninh Bình đã thực hiện chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao đối với cán bộ công chức toàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Chính sách sắp xếp, điều động nhân lực toàn ngành được thực hiện từ những năm 2005, và có ảnh hưởng lớn đến đội ngũ cán bộ giáo viên các cấp. Nội dung chính của chính sách sắp xếp, điều động nhân lực bao gồm việc bổ nhiệm các cán bộ quản lý, luân chuyển đơn vị công tác. Các chính sách trên mặc dù đi vào thực hiện đã đạt được một số thành công nhưng vẫn cho thấy những hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Số cán bộ giáo viên bị luân chuyển đi xa trong khi điều kiện hoàn cảnh khó khăn đã làm giảm lòng yêu nghề của các giáo viên. Thời hạn luân chuyển cán bộ tương đối ngắn (5 năm) nên dẫn đến các cán bộ quản lý và giáo viên không muốn gắn bó, cống hiến cho trường
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
- Xây dựng cụ thể chính sách thu hút các trí thức, cán bộ khoa học có trình độ cao của các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.
104
- Đối với các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn tỉnh, cần xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các thợ tay nghề bậc cao tham gia thỉnh giảng để nâng cao chất lượng nhân lực toàn tỉnh.
- Điều chỉnh lại thời gian luân chuyên trong chính sách điều động cán bộ giáo viên.