1.2.1.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo
* Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo là khái niệm dùng để chỉ bộ phận những người lao động đang làm việc trong trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. Bao gồm giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên. Như vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo được xác định không chỉ là những người đang tham gia giảng dạy kiến thức cho học sinh, sinh viên mà còn bao gồm cả những người tham gia trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động liên quan đến việc giảng dạy.
Nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung được hiểu là một bộ phận của NNL xã hội có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp cao, đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội, có đóng góp cho sự phát triển cộng đồng cũng như cho nền kinh tế-xã hội. Theo đó, có thể hiểu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GD-ĐT được hiểu là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong tổng nhân lực ngành Giáo dục-Đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức và tính mô phạm.
Khái niệm này nêu rõ:
Thứ nhất, là nguồn nhân lực Giáo dục-Đào tạo nên đó phải là những người làm việc trong lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo. Bộ phận nguồn nhân lực này có đủ những đặc điểm của bộ phận nguồn nhân lực nói chung: về thể lực, trí lực, tâm lực.
23
Thứ hai, bộ phận nguồn nhân lực này bao gồm những người có trình độ chuyên môn qua đào tạo từ Cao đẳng trở lên tùy thuộc vào từng cấp học và vị trí công tác (Trình độ cao đẳng trở lên đối với giáo viên mầm non và tiểu học; trình độ đại học với cấp học phổ thông; trình độ thạc sĩ hoặc thợ nghề bậc 3/7đối với trường trung cấp, cao đẳng; trình độ tiến sĩ với đại học).
Thứ ba, bộ phận này có phẩm chất đạo đức trong sáng, kỹ năng sư phạm tốt.
Thứ tư, có tính mô phạm cao. Người giáo viên là tấm gương đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh, sinh viên, chính vì vậy yêu cầu đối với bộ phận nguồn nhân lực này phải có tính mô phạm cao.
* Các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo.
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo gồm nhiều người, thực hiện nhiều công việc khác nhau nhưng cùng có chung mục tiêu là cung cấp tri thức cho con người và đào tạo nguồn nhân lực cho toàn xã hội.
Có thể chia nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo thành ba bộ phận chính: Giáo viên, Cán bộ quản lý và nhân viên trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo.
- Giáo viên: theo từ điển tiếng Việt: giáo viên là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương đương [69]. Luật Giáo dục năm 2005 có nói đến khái niệm nhà giáo: là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp thì được gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở cao đẳng, đại học thì được gọi là giảng viên [5].
Nhiệm vụ của bộ phận này là truyền đạt những kiến thức kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, sinh viên trong quá trình giảng dạy. Bộ phận này là quan trọng nhất và đông đảo nhất trong nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo. Chất lượng của đội ngũ giáo viên
24
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực xã hội.
- Cán bộ quản lý giáo dục: là những người làm việc trong môi trường giáo dục (nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục các cấp) thực hiện chức năng cơ bản của quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) đối với các hoạt động chủ yếu của nhà trường như dạy học, giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học. Cán bộ quản lý Giáo dục không trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên. Bộ phận này là người lên kế hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí các giáo viên thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục, có tác động trực tiếp đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo và có tác động gián tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung. Cán bộ quản lý Giáo dục bao gồm các cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường.
- Nhân viên trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo: là bộ phận những người thuộc biên chế trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, không tham gia giảng dạy trực tiếp, có nhiệm vụ hỗ trợ công tác Giáo dục – Đào tạo
Bộ phận này bao gồm nhân viên thư viện, nhân viên y tế, nhân viên kế toán, nhân viên hành chính, bảo vệ,… Biên chế số lượng nhân viên trong trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo không nhiều, nhiệm vụ chính là hỗ trợ công tác giảng dạy, giáo dục cho các giáo viên. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo nên sẽ không nghiên cứu sâu bộ phận này.
1.2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo
Thứ nhất, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo là bộ phận có chất lượng nguồn nhân lực cao nhất trong nền kinh tế xã hội.
Bộ phận nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo ngoại trừ đội ngũ nhân viên phục vụ (bảo vệ, y tế, cấp dưỡng,…) thì còn lại đều thuộc nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ giáo viên, giảng viên, chuyên viên, thanh tra
25
viên cho đến Cán bộ quản lý Giáo dục từ bộ, sở, cho đến phòng… đều có một trình độ học vấn khá cao so với nguồn nhân lực nói chung trong nền kinh tế.
Đặc điểm của bộ phận nguồn nhân lực Giáo dục – Đào tạo là trong lĩnh vực lao động trí óc là chính, bởi vậy yêu cầu trình độ học vấn của bộ phận nguồn nhân lực này tương đối cao. Căn cứ theo từng cấp giảng dạy mà có yêu cầu với nhân lực Giáo dục – Đào tạo riêng của từng cấp đó.
Ở Việt Nam, đạt chuẩn của nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo như sau:
Giáo viên mầm non và tiểu học: yêu cầu tốt nghiệp từ THCN trở lên Giáo viên THCS: yêu cầu tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên
Giáo viên THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng: yêu cầu tốt nghiệp từ Đại học trở lên
Giảng viên đại học, cán bộ quản lý: yêu cầu trình độ trên Đại học. Hiện nay, ở nhiều trường Đại học có quy định riêng về tiêu chuẩn cho bộ phận giảng viên là phải có trình độ tiến sĩ. Quy định này một mặt xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác cũng là mục tiêu để mọi người phấn đấu.
Dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa, tri thức nhân loại ngày càng chuyên sâu, rộng lớn và có liên quan đến nhiều lĩnh vực đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định để tiếp thu, phân loại các tri thức đó, truyền thụ và hướng dẫn học sinh tiếp thu một cách đúng đắn. Vai trò của người giáo viên không những không mất đi mà còn được nâng lên tầm cao mới. Giáo sư J. Hattie - Đại học Auckland New Zealand đã nói: “ Ngay cả trong nhà trường hiện đại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì vai trò quyết định nhất đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về các yếu tố liên quan trực tiếp đến người thầy” [82]. Công nghệ thông tin càng phát triển hiện đại thì yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng sư phạm của Giáo viên càng cao.
26
Thứ hai, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có tính mô phạm cao.
Lao động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo là quá trình tương tác giữa người dạy và người học bằng chính nhân cách của mình để hình thành và phát triển nhân cách người học. Nhà trường không chỉ có nhiệm vụ dạy chữ mà còn phải dạy làm người. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức khoa học - xã hội cho học sinh mà còn có vai trò giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. Những người làm trong trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo thường xuyên tiếp xúc với học sinh, vì vậy mọi cử chỉ, hành vi, cách ứng xử, cách nói năng... của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Một giáo viên có nhân cách mẫu mực, phẩm chất đạo đức tốt mới tạo ra được uy tín với học sinh, đảm bảo sự thành công trong việc giáo dục học sinh.
Ngày nay, với phương pháp dạy học tích cực, quá trình dạy học bao gồm người học và người tổ chức quá trình dạy học, chứ không đơn thuần giữa thày với trò như trước đây. Người học có điều kiện tương tác nhiều hơn với giáo viên, do vậy sự ảnh hưởng của giáo viên đối với học sinh càng lớn hơn. Thái độ tôn trọng của học sinh dành cho giáo viên bắt nguồn từ sự tôn trọng của giáo viên đối với học sinh. Mỗi thày cô giáo là một tấm gương cho học sinh noi theo, tấm gương sáng thì học trò mới đẹp. Chính vì xuất phát từ yêu cầu của công việc “trồng người” cao quý, mà một đặc điểm chính làm cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo khác biệt với những bộ phận nhân lực khác là có tính kỷ luật, tác phong nghề nghiệp mẫu mực, lối sống lành mạnh và ý thức trách nhiệm cao.
Xuất phát từ điều kiện và môi trường làm việc, ngoài yêu cầu tinh thần tự giác rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống của mỗi cá nhân người lao động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Bộ Giáo dục - Đào tạo còn ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Giáo
27
viên. Quy định này được đặt ở mục đầu tiên trong các tiêu chuẩn dành cho giáo viên, điều này cho thấy vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trên.
1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo
1.2.2.1. Phát triển và phân bổ hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao
Nói đến số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo là đề cập đến lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, bao gồm: số cán bộ quản lý Giáo dục, giáo viên, giảng viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ... từ cấp cơ sở đến cấp Bộ trong trong lĩnh vực Giáo dục. Đây là lực lượng lao động có vai trò đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho đất nước. Lực lượng này nhiều hay ít là phụ thuộc vào quy mô Giáo dục - Đào tạo, cũng như chính sách phát triển Giáo dục - Đào tạo ở mỗi quốc gia.
Quy mô nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo được coi là hợp lý khi đảm bảo các tiêu chí: tỷ lệ nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo/tổng số lao động của xã hội, tỷ lệ nhân lực trực tiếp giảng dạy/tổng số nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, tỷ lệ học sinh, sinh viên/1 giáo viên, tỷ lệ giáo viên/lớp học.
Ở Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo nhu cầu giáo viên tính theo định mức hiện nay là:
+ 22 trẻ em mẫu giáo/giáo viên;
+ không quá 1,5 giáo viên/lớp tiểu học với lớp học 2 buổi; không quá 1,2 giáo viên/lớp với lớp học 1 buổi.
+ 1,9 giáo viên/lớp THCS + 2,25 giáo viên/lớp THPT
+ 20 học sinh THCN và dạy nghề/giáo viên + 25 sinh viên CĐ và ĐH/giáo viên [5]
Số học sinh, sinh viên/giáo viên còn tuỳ thuộc vào từng ngành học, bậc học. Ở bậc cao đẳng, đại học, ngành năng khiếu: âm nhạc, mỹ thuật hay ở
28
ngành tin học, ngoại ngữ thì tỉ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên nhỏ hơn các trường hợp khác. Tỷ lệ số cán bộ quản lý/giáo viên cũng được quy định cụ thể một cách hợp lý.
Ở Việt Nam chỉ tiêu sinh viên/giảng viên đến năm 2013 là: Từ 5-10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu; Từ 10-15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Từ 20-25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - quản trị kinh doanh [58]. Tuy nhiên trong thực tế, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn, trung bình khoảng 28 sinh viên/giảng viên, thậm chí có nơi lên tới 40 sinh viên/giảng viên [44].
Căn cứ vào quy định chuẩn trên sẽ cho ta thấy số lượng nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo đủ hay thiếu. Tuy nhiên quy định chuẩn ở mỗi nước, mỗi vùng có sự khác nhau, đồng thời tỷ lệ này cũng có sự thay đổi theo thời kỳ, phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác.
Việc phát triển Giáo dục - Đào tạo đòi hỏi phải luôn đảm bảo về số lượng nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của ngành Giáo dục. Số lượng nguồn nhân lực ấy phải đảm bảo được đủ, không thừa thiếu cả tổng thể và cục bộ. Nhân lực trong lĩnh vực giáo dục có vai trò quan trọng không chỉ với sự hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học mà còn góp phần vào việc giáo dục ý thức, phẩm chất đạo đức cho người lao động; chính vì vậy, không thể để tình trạng thừa hay thiếu giáo viên hay giảng viên ở một vùng, một bộ môn nào đó. Ngoài ra, phát triển hợp lý nguồn nhân lực Giáo dục – Đào tạo còn phải tính đến nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo cho tương lai, vì để có một nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo đủ về số lượng cho lĩnh vực Giáo dục ở mỗi quốc gia phải mất một thời gian nhất định. Chẳng hạn, ở Việt Nam để đào tạo một giáo viên tiểu học có bằng trung học sư phạm phải mất thời gian ít nhất là 2 năm, giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm thời gian là 3 năm, giáo viên THPT có
29
bằng Đại học sư phạm thời gian là 4 năm. Việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo này phải gắn với các cơ sở đào tạo đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục. Đào tạo giáo viên theo ngành nghề ở các trường sư phạm cũng phải tính đến tỷ lệ có việc làm và số lượng nhân lực thiếu của địa phương và cả nước.
1.2.3.2.Tiếp tục nâng cao trình độ về mọi mặt cho nguồn nhân lực chất lượng cao
Chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo, kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, phẩm chất đạo đức, chính trị...
Có thể đo chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: Nhóm chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn được đào tạo và nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực phẩm chất đạo đức, chính trị, sức khỏe, lối sống của nguồn nhân lực.
Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn được đào tạo: được phản ánh qua bằng cấp, tuổi đời thâm niên công tác trong ngành.
Trình độ chuyên môn này được đo bằng : + Tỉ lệ cán bộ trung cấp
+ Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học + Tỉ lệ cán bộ trên đại học...
Trong mỗi chuyên môn có thể phân thành những chuyên môn nhỏ hơn như đại học bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, quản lý... Chất lượng nguồn nhân lực còn phản ánh qua công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên như: Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, sư phạm, tin học, ngoại ngữ...; Tỉ