Do vậy, trong một quốc gia có nhiều thành phần tộc người, đặc điểm tộc người như là một căn cứ quan trọng để xây dựng và thực hiện những chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Tộc người luôn là một nội dung chính trị nhạy cảm, phức tạp liên quan đến tất cả các quốc gia trên thế giới Các đảng, nhà nước muốn thực hiện tốt vai trò quản
lý xã hội, thực hiện quyền lực chính trị của mình đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm tộc người, giải quyết tốt quan hệ tộc người phù hợp với thực tiễn đất nước
Những năm gần đây, trên thế giới có nhiều biến động lớn Một trong những biến động đó là toàn cầu hóa cuốn hút tất cả các nước của khắp các châu lục Đây là
xu thế khách quan, hợp quy luật của thời đại mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài nếu không muốn bị tụt hậu Toàn cầu hóa, một mặt, đem lại cho các nước, nhất là những nước đang phát triển những cơ hội lớn; mặt khác, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ Một trong những thách thức đó là sự bùng nổ mâu thuẫn, xung đột tộc người Mặc dù, các quốc gia và những tổ chức xã hội dành nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề tộc người, nhưng tình trạng mâu thuẫn, xung đột này vẫn đang diễn ra gay gắt, thậm chí, phức tạp hơn bởi sự pha tạp trong đó cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo,… Điển hình cho các cuộc xung đột tộc người – sắc tộc là ở: Liên Xô cũ, Liên bang Nam Tư, Kôsôvô,… và các cuộc đấu tranh ly khai ở Chesnhia, xứ Bas của Tây Ban Nha hay tỉnh A xê ở Indonexia,… Các cuộc xung đột này vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của sự tan
rã của không ít các nhà nước liên bang đa tộc người
Bùng nổ vấn đề dân tộc trong lịch sử thường kéo theo những làn sóng ý thức tộc người, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, do sự khác nhau về lối sống, tâm lý, tập quán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội,… Nó đặt ra cho bất cứ một đảng chính trị, một nhà nước nào trong quốc gia đa tộc người, nếu không xuất phát từ tình hình, đặc điểm tộc người thì cũng không có khả năng giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ giữa các tộc người Do vậy, trong một quốc gia có nhiều thành phần tộc người, đặc điểm tộc người như là một căn cứ quan trọng để xây dựng và thực hiện những chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… của đất nước
Trang 2Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, gồm 54 tộc người cùng chung sống Tuy có tập quán, tâm lý, trình độ phát triển khác nhau, nhưng các tộc người đã đoàn kết gắn bó, hợp tác trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tạo nên một diện mạo chung của dân tộc Việt Nam - thống nhất trong đa dạng của các quan hệ tộc người
Ngay từ thời phong kiến, cha ông ta đặt vấn đề tộc người như một nhiệm vụ then chốt trong hoạt động của quốc gia đa tộc người, giải quyết quan hệ tộc người luôn gắn liền với các điều kiện cụ thể, không thoát ly đặc điểm tộc người Đây là một vấn đề vẫn có ý nghĩa thời sự và thực tiễn cho tới hôm nay
Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từ năm 1986 đến nay, đã và đang phát triển, giành được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử Đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tiềm lực quốc gia được tăng cường, vị thế chính trị ngày càng củng cố trên trường quốc tế Việt Nam đang tận dụng được thời cơ, từng bước vượt qua thách thức, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế Thế giới cũng đang vận động, chuyển biến rất phức tạp và mau lẹ Kinh tế thị trường tạo điều kiện phát huy những tiềm năng phát triển của các tộc người, là
cơ hội lớn để các tộc người tham dự vào đời sống quốc tế, đồng thời cũng đặt ra những thử thách không nhỏ trong quá trình hội nhập và phát triển của mỗi tộc người
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xây dựng chiến lược phát triển đất nước luôn xuất phát từ tình hình thực tiễn, đặc điểm của các tộc người đề ra những chính sách phù hợp với thực tiễn, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Bên cạnh đó, các tộc người ở nước ta với những thang bậc lịch sử, tâm
lý, phong tục, tập quán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không giống nhau, nhưng lại cùng chung vận mệnh lịch sử, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Hiểu rõ nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử, đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… của các tộc người là cơ sở quan trọng đề ra chính sách giải quyết tốt những nhiệm vụ đặt ra của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Trang 3Đó là lý do mà tác giả chọn vấn đề: “Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam
trong công cuộc đổi mới đất nước” làm đề tài luận án của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích làm rõ biểu hiện và ảnh hưởng
của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, luận
án đề xuất một số giải pháp điều tiết những ảnh hưởng đó đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án hướng vào giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Phân tích các công trình nghiên cứu cơ bản liên quan đến nội dung luận
án và chỉ ra một số khái niệm như: tộc người, đặc điểm tộc người, đặc điểm các tộc người ở Việt Nam
- Phân tích một số yếu tố quy định sự hình thành đặc điểm các tộc người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra từ sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước
- Phân tích biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu đặc điểm các tộc người ở Việt
Nam trong công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay)
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, các chính sách của Nhà nước Việt Nam về vấn đề tộc người và liên quan Ngoài ra, luận án còn kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu có quan hệ đến đề tài
Trang 4Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh và một số phương pháp nghiên cứu liên ngành khác, đặc biệt là triết học – dân tộc học, triết học – chính trị học,…
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
- Luận án đề xuất một số giải pháp điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án có thể góp phần làm luận cứ khoa học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến vấn đề tộc người ở Việt Nam hiện nay
- Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy những môn học có liên quan đến vấn đề tộc người ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (11 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và một số phụ lục
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về khái niệm tộc người và đặc điểm tộc người
Khái niệm tộc người có từ rất sớm trong lịch sử Ở ngôn ngữ Hy Lạp cổ
đại đã xuất hiện thuật ngữ "ethnos", bao hàm nhiều nghĩa khác nhau như "bầy",
"đám đông", "một nhóm người", "bộ lạc", "bộ lạc ngoại bang", "tộc người", Phân tích nghĩa gốc của từ này, người ta thấy, nó dùng để "chỉ một tổng thể người sống giống nhau, có những đặc điểm chung giống nhau như phong tục, tập
quán, thói quen hàng ngày, " [40, 10]
Trong thời kỳ trung cổ ở châu Âu, từ "ethnos" thường được sử dụng ở dạng số nhiều (chủ yếu trong Kinh thánh) để chỉ người Ngoài ra, do quá trình Latinh hóa mà
từ "ethnos" đã ra đời và được sử dụng để chỉ những người đa thần giáo
Đến thời kỳ cận đại, từ "ethnos" được sử dụng trong nhiều ngành khoa học cùng với sự xuất hiện các thuật ngữ khác như "ethnography" (tộc người học miêu tả), "ethnology" (tộc người học lý luận), Tuy nhiên, thuật ngữ “ethnos” vẫn chưa được sử dụng rộng rãi Giai đoạn này, trong hoạt động thực tiễn, các nhà khoa học chủ yếu sử dụng các thuật ngữ "chủng tộc", "bộ lạc", "tộc người" Nửa sau thế kỷ XIX, thuật ngữ "ethnos" vẫn được dùng theo những nghĩa khác nhau, như để chỉ giai đoạn tiền sử trong lịch sử loài người, hoặc để gọi các vùng văn hóa hay các yếu tố văn hóa,
Chỉ từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trở đi, khái niệm
"ethnos" với ý nghĩa là "tộc người" mới dần được xác lập trong khoa học Sau này, trong giới nghiên cứu, thuật ngữ “ethnie” được dùng phổ biến hơn để chỉ các tộc người Chẳng hạn, trong công trình "Chọn lọc xã hội" (1898), học giả Pháp Vacher de Lapouge đã đưa ra thuật ngữ "ethnie" và được A.Fouillee tiếp tục
sử dụng trong công trình "Tâm lý tộc người học Pháp" (1914) Tuy nhiên, phải
Trang 6đến năm 1920, trong "Bản tin và kỷ yếu của hội Nhân chủng học Paris", học giả
Pháp F.Regnault mới tiến thêm một bước trong việc xác lập khái niệm "ethnie", khi đòi hỏi cần phải có sự phân biệt tộc người ngôn ngữ với chủng tộc hình thể Theo R.Breton, thuật ngữ "ethnie" đơn giản hơn so với những cụm từ khác như
"ethnos", "ethnicum", "ethnea"; và chỉ đến G.Montadon với công trình "Tộc người Pháp” (1935) thì thuật ngữ "ethnie" mới bắt đầu chiếm được một công chúng độc
giả rộng lớn Theo đó, các nhà tộc người học và chính quyền thuộc địa Pháp ở hải ngoại thấy rằng, việc sử dụng thuật ngữ "ethnie" là tiện lợi hơn vì nó có ý nghĩa trung tính hơn so với các thuật ngữ "tribu" (bộ tộc) hay "peuple" (nhân dân), Tại nước Pháp, thuật ngữ "ethnie" tiếp tục trở nên có uy tín và sức nặng khoa học
trong công trình "Châu Âu của các tộc người" (1963) của G.Heraud
Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong giới học giả nghiên cứu có tính hàn lâm, từ những năm 1970 trở đi, thuật ngữ "ethnie" còn được các nhà chính trị sử dụng để chỉ những nhóm người lao động nhập cư
Ở Việt Nam, trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày, trên những phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu sách báo chính trị - xã hội và trong các tài liệu và công trình khoa học chuyên ngành, thuật ngữ "tộc người" không được sử dụng
phổ biến Thay vào đó, thuật ngữ "tộc người" vừa dùng để chỉ các tộc người
trong 54 tộc người ở Việt Nam (tộc người Kinh, tộc người Thái, tộc người Ba Na, tộc người Ê Đê, ), vừa được dùng để chỉ một quốc gia như: tộc người Việt Nam, tộc người Pháp, tộc người Mỹ,
Trong giới khoa học Việt Nam, có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh vấn đề
sử dụng thuật ngữ "dân tộc" và "tộc người" Có quan điểm cho rằng, không thể để tình trạng sử dụng thuật ngữ "dân tộc" mà vừa chỉ "dân tộc", vừa chỉ "tộc người"
như trên Tuy nhiên, đề nghị này không được đa số học giả tán thành
Hai cuộc hội thảo về xác định thành phần dân tộc (tộc người) ở Việt Nam năm 1973 đã thống nhất lấy “dân tộc” (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong xác định các thành phần tộc người Sau đó, trong các công trình đăng tải
ở "Thông báo dân tộc học" (1973), "Tạp chí dân tộc học" (1974), "Vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam" (1975), "Các dân
Trang 7tộc ít người ở Việt Nam, các tỉnh phía Bắc" (1978), cũng như Bảng danh mục
54 dân tộc ở Việt Nam do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam cùng Ủy ban
Dân tộc trung ương trình lên Chính phủ và được công nhận chính thức từ cuộc Tổng điều tra dân số 1979 đến nay - trong tất cả các công trình và tài liệu
quan trọng này, thuật ngữ "dân tộc" được sử dụng một cách chính thức để chỉ
54 tộc người ở Việt Nam
Từ thập niên 1980 trở lại đây, nhiều công trình của các nhà nghiên cứu như Đặng Nghiêm Vạn, Phan Hữu Dật, Bế Viết Đẳng, Lê Sĩ Giáo, Khổng
Diễn, khái niệm "tộc người" đã được sử dụng và xác định khá rõ ràng,
thuyết phục Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dù đã phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ "dân tộc" và "tộc người", nhưng trong tình huống cụ thể, vẫn sử dụng thuật ngữ "dân tộc" để chỉ các tộc người
Trong công trình: "Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam" (2002), Đặng Nghiêm Vạn đã chỉ ra thế nào là một dân tộc và thế nào là một tộc người
Trong công trình của mình, tác giả đặt vấn đề cần nhìn nhận lại định nghĩa dân tộc của J.V.Xtalin, đồng thời chỉ ra bốn con đường hình thành cộng đồng quốc
gia dân tộc [xem 93, 28 - 32] Tác giả khẳng định, không thể lẫn cộng đồng tộc
người với cộng đồng dân tộc, bởi lẽ dân tộc “phải có hai yếu tố cơ bản: (1) dựa trên một lãnh thổ, có một biên giới được xác định, (2) phải thành lập một nhà
nước được thế giới công nhận” [93, 33] Còn tộc người, “ngược lại là một cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú trên cùng một lãnh thổ,
có chung nhà nước, dưới sự chỉ đạo của một chính phủ với những đạo luật
chung” [93, 33] Qua đó, tác giả đưa ra định nghĩa về dân tộc và tộc người
Phan Hữu Dật trong cuốn "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay" (2006), cũng tương đồng với
Đặng Nghiêm Vạn khi cho rằng, định nghĩa dân tộc của J.V.Xtalin ngày nay
“không phù hợp với thực tiễn không chỉ của phương Đông được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ latinh, mà ngay cả châu Âu cũng không còn thích hợp” [23, 17 – 18] Ông khẳng định, cần phải quay trở lại với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng ghen về dân tộc, khi các ông
Trang 8nói, nhà nước là điều kiện tồn tại của dân tộc hay thuật ngữ dân tộc được dùng để chỉ các cộng đồng người đạt trình độ có nhà nước, không phân biệt
đó là nhà nước loại gì Trong công trình, tác giả cũng đưa ra định nghĩa về quốc gia dân tộc và tộc người [xem 23, 26 – 28]
Bùi Xuân Đính (2012) trong cuốn: "Các tộc người ở Việt Nam" cũng chỉ ra
sự khác nhau giữa hai thuật ngữ "dân tộc" và "tộc người" [xem 21, 11 – 14] Tuy nhiên, tác giả cho rằng, việc dùng khái niệm "tộc người" vừa để chỉ dân tộc quốc gia (dân tộc Việt Nam), lại vừa để chỉ một tộc người cụ thể (tộc người Tày, Nùng ) trong các văn kiện chính trị, văn bản Nhà nước, các công trình khoa học,
sách báo và cả giao tiếp thường ngày ở nước ta lâu nay đã ăn sâu vào thói quen, ý thức của các tầng lớp cư dân là không chuẩn về mặt khoa học
Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu khi bàn đến định nghĩa dân tộc đều thống nhất, dân tộc có hai cách hiểu: dân tộc – quốc gia và dân tộc – tộc người Tiếp thu các quan điểm ở những công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả chỉ ra sự
khác nhau giữa hai thuật ngữ “dân tộc” và “tộc người” Trong luận án, tác giả bàn đến vấn đề dân tộc theo nghĩa hẹp: tộc người (ethnie)
Xét đến cùng, sự khác biệt và phức tạp của vấn đề định nghĩa tộc người
lại nằm ở việc xác định các tiêu chí cấu thành đặc điểm tộc người Đây chính là lĩnh vực giữa các nhà khoa học vừa có sự gặp gỡ nhau nhưng cũng có sự khác
biệt nhau trong nhận thức, lập luận và quan điểm
Ở Việt Nam, những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc xác định các tiêu chí cấu thành đặc điểm các tộc người Trong thập niên này, một số công trình viết về các tộc người Việt Nam và nhận diện đặc điểm
của các tộc người như: “Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam” của Vương Hoàng Tuyên (1963), “Các dân tộc miền Bắc Trung Bộ” của Mạc Đường (1964), “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn (1968),…
Năm 1973, sau một quá trình điều tra, nghiên cứu và chuẩn bị, tại Hà Nội đã liên tiếp diễn ra hai hội thảo khoa học (trong tháng 6 và tháng 11) về tiêu chí xác định đặc điểm các tộc người Hội thảo đã đạt được sự nhất trí về các vấn đề trọng yếu là:
Trang 9- Thống nhất lấy dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong việc xác
định thành phần các tộc người (tộc người) ở Việt Nam
- Nhất trí về ba tiêu chí để xác định một dân tộc (tộc người) là:
1 Có tiếng nói chung (ngôn ngữ)
2 Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa
3.Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc (tộc người) [xem 40,
33 - 34]
Tuy nhiên, từ năm 1979 đến nay, cả trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đời sống thực tiễn của các tộc người ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi
Trong giáo trình: “Dân tộc người đại cương” xuất bản năm 1996 của Ngô
Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp đã đưa ra bốn tiêu chí cấu thành đặc điểm chủ yếu
của tộc người là: ngôn ngữ tộc người, lãnh thổ tộc người, cơ sở kinh tế tộc người,
sinh hoạt văn hóa tộc người và ý thức tộc người
Còn Phan Hữu Dật (2002) tại Hội thảo “Bàn về tiêu chí xác định lại thành phần một số dân tộc Việt Nam” cho rằng, ba tiêu chí ngôn ngữ, văn hóa và ý
thức tự giác tộc người, thể hiện trong tên tự gọi cần tiếp tục được duy trì và áp dụng trong việc xác định thành phần tộc người ở nước ta Tuy nhiên, theo ông:
“Cần cân nhắc, có nên lấy thêm một tiêu chí thứ tư nữa không là có cùng chung nguồn gốc lịch sử” [81, 44]
Một số học giả khác như Hoàng Lương, Nguyễn Văn Mạnh, Lê Ngọc Thắng, Cao Thế Trình,… trong khi khẳng định giá trị của ba tiêu chí cấu thành đặc điểm tộc người được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã đề nghị cần điều chỉnh hoặc bổ sung thêm một số tiêu chí khác
Chẳng hạn, Hoàng Lương đưa ra năm tiêu chí xác định đặc điểm cấu thành của tộc người:
“1- Tiêu chí ý thức tự giác tộc người
2- Tiêu chí ngôn ngữ tộc người
3- Tiêu chí đặc trưng sinh hoạt văn hóa truyền thống
4- Tiêu chí lãnh thổ tộc người (chủ yếu là thời cổ đại)
5- Tiêu chí cơ sở kinh tế nguyên thủy” [ 81, 73]
Trang 10Trong năm tiêu chí trên, Hoàng Lương coi ý thức tự giác tộc người là tiêu
chí bao trùm nhất Ông nhấn mạnh: “Bốn tiêu chí trên đây không phải bắt đầu và căn cứ vào tiêu chí ý thức tự giác tộc người Nói khác đi, ý thức tự giác tộc người sẽ là tiêu chí bao trùm và làm cơ sở cho việc xem xét các tiêu chí còn lại
Thực ra, khi một tộc người nào đó đã được sinh ra và tồn tại trong trong thời gian thì tộc người đó cũng đã tự khẳng định được sức sống của mình Khi bàn phải dựa vào thực tế đó” [81, 73]
Ngược lại với Hoàng Lương, Nguyễn Văn Mạnh lại cho rằng, tiêu chí ý thức
tự giác tộc người chỉ là tiêu chí tham khảo, mà “1 Tiêu chí ngôn ngữ… 2 Tiêu chí
văn hóa… là hai tiêu chí cơ bản có tính quyết định cho sự tồn tại của các tộc người
3 Ngoài ra chúng ta còn chú ý đến các tiêu chí: ý thức tự giác tộc người, lãnh thổ tộc người,… tộc người và chế độ nội hôn” [81, 76]
Trong khi đó, Lê Ngọc Thắng đưa ra năm tiêu chí cấu thành đặc điểm tộc người là:
“1 Các tên gọi chung
2 Có ngôn ngữ chung
3 Có cùng nguồn gốc lịch sử và ý thức chung về nguồn gốc
4 Có bản sắc văn hóa riêng để phân biệt với tộc người khác
5 Có sự gắn kết với một vùng đất nhất định (trong lịch sử và trong hiện tại” [81, 87]
Phân biệt dân tộc và tộc người, chỉ ra những tiêu chí để nhận diện đặc điểm
tộc người là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến Những công trình nêu
trên đã đưa ra những nhận định hợp lý về sự khác nhau giữa dân tộc và tộc người và
được sự ủng hộ, thống nhất của giới nghiên cứu khoa học Bàn về tiêu chí nhận diện đặc điểm các tộc người, đặc biệt là tiêu chí nhận diện đặc điểm các tộc người ở Việt Nam có khá nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều nhận định, những tiêu chí cơ bản cấu thành đặc điểm các tộc người bao gồm: ngôn ngữ, lịch sử tộc người, cơ sở kinh tế của tộc người, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người Đây là cơ sở lý luận quan trọng để, tác giả đã kế thừa và vận dụng vào luận án của mình
Trang 111.1.2 Những công trình nghiên cứu biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
Từ những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau (tộc người học, sử học, khảo cổ học, triết học, văn hóa học, xã hội học,…) tham gia nghiên cứu về tộc người, đặc điểm các tộc người ở Việt Nam,…
Hàng loạt công trình đã góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành và biểu hiện, ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam đến công cuộc đổi mới đất nước Nhiều học giả như Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ, Lê Ngọc Thắng, Phan Hữu Dật,… đều quan tâm nghiên cứu vấn đề này
Đặng Nghiêm Vạn (2003) với công trình: “Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam” khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu quá trình hình thành
các tộc người, cho thấy tính đa dạng và phức tạp của các tộc người và quan hệ giữa các tộc người ở Việt Nam, cũng như với các tộc người của các nước láng giềng Trong công trình, trên cơ sở phân tích quá trình hình thành quốc gia dân tộc và tộc người thời kỳ tiền công nghiệp và công nghiệp, tác giả làm rõ sự ra
đời và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người [xem 93,
77 - 174] Theo tác giả, hầu hết các tộc người hiện diện ở Việt Nam, tuy rất đa dạng, nhưng lại có chung một cội nguồn, cùng sinh thành trong một khu vực lịch
sử - văn hóa, hay một không gian – xã hội, theo quá trình lịch sử có biến đổi Bản thân tác giả cho rằng, tư liệu khảo cổ học và nhân cổ học khó lý giải vấn đề này một cách trực tiếp, nhất là khi đề cập đến một tộc người cụ thể, mặc dầu là những tư liệu mang tính lịch đại
Từ đó, tác giả khẳng định, tính phức tạp của sự hình thành tộc người được chi phối trước hết bởi hoàn cảnh địa lý – chính trị của nơi sinh tụ, trưởng thành của từng tộc người, của thời gian mà các tộc người đã có mặt ở Việt Nam, trong quá trình đấu tranh gay gắt chinh phục thiên nhiên, chống nguy cơ diệt chủng và đồng hóa văn hóa của chính sách bành trướng của các triều đình phong kiến Hán tộc, của chủ nghĩa thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành lại quyền tồn tại và phát
Trang 12triển của bản thân từng tộc người và của cả cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam Nguyên nhân của sự tồn tại và phát triển của các tộc người Việt Nam chính
là nhờ có ý thức tự giác, tự nguyện đứng trong cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam, luôn cùng các tộc người anh em cố kết thành một sức mạnh thống nhất về mọi phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa Sức mạnh đó không chỉ thể hiện trong những phút ngàn cân treo sợi tóc trước kẻ thù chung luôn có sức mạnh hơn mình,
mà còn trong những năm tháng hòa bình giúp đỡ, tương trợ nhau trong việc xây dựng cuộc sống, trong việc tiếp biến nhuần nhuyễn những yếu tố văn hóa ngoại sinh của các nền văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và Tây phương để tạo nên bản sắc
và bản lĩnh văn hóa của từng tộc người và của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Trên cơ sở giải thích nguồn gốc hình thành các tộc người, tác giả cho rằng, vấn đề phải lưu ý đến những đặc điểm của từng tộc người cũng như của các tộc người trong đại gia đình Việt Nam, từ đó đặt ra được những chính sách, chủ trương, biện pháp thích hợp với từng vùng, từng tộc người nhằm làm cho tất cả các tộc người được đối xử bình đẳng, được tồn tại và phát triển ngang tầm với thế giới văn minh trên bước đường tiến lên xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, tác giả khái quát những đặc
điểm cơ bản của các tộc người ở Việt Nam [xem 93, 339 - 376] Qua đó, khẳng
định, quá trình cùng chung sống trong một đại gia đình Việt Nam, các tộc người
đã có một vận mệnh chung, hòa bình sản xuất trong những thời gian vắng bóng quân thù, sát cánh chiến đấu trong những giây phút chống ngoại xâm, cùng cư trú trên một vùng của Tổ quốc, sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các tộc người ba miền đất nước quyện vào nhau thành một thể thống nhất trong sinh hoạt kinh tế - xã hội Do đó, trong suốt quá trình lịch sử, ở Việt Nam không có xu thế tự trị, ly khai giữa các tộc người, hình thành một ý thức tự giác về bản thân bên cạnh ý thức tự giác về cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam, góp phần làm cho tính cách con người, lối sống và văn hóa Việt Nam được biểu lộ dưới hình thức muôn màu muôn vẻ, rất đa dạng và hấp dẫn Bên cạnh đó, tình trạng cư trú xen kẽ, các cộng đồng tộc người nhỏ bé hơn, theo tác giả, đang có tình trạng dễ bị thu hút vào các tộc người khác do hỗn hôn, do đồng hóa văn hóa
Trang 13Làm rõ hơn về ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người đến các mặt của đời sống ở Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng, bởi nhiều lý do, cư trú xen kẽ, trình độ phát triển chênh lệch, sự trỗi dậy của ý thức tộc người dưới sự can thiệp của một số nước lớn, các thế lực đối lập bên ngoài dẫn đến xu hướng một số nhóm địa phương muốn riêng rẽ, tự mình tạo thành một tộc người, không khác gì xu thế phân ly từng tộc người ra khỏi các quốc gia dân tộc đang phát triển hiện nay Từ đó, tác giả khẳng định, ở Việt Nam, hãy cảnh giác với âm mưu của lập nước Dega ở Tây Nguyên, vương quốc Mông ở Tây Bắc hay ở ba nước Đông Dương được tiến hành dưới chiêu bài quyện vấn đề tôn giáo với vấn đề tộc người, truyền bá đạo Vàng Chứ, Thìn Hùng, Tin Lành Dega, một âm mưu đã thất bại thảm hại thông qua hai cuộc kháng chiến, nay được dựng lại
Ngô Văn Lệ (2004) trong công trình: “Tộc người và văn hóa tộc người”
đã mô tả chi tiết về tộc người, quá trình hình thành các tộc người trên thế giới và
Việt Nam [xem 40, 142 – 208] Trong đó, tác giả lý giải nguyên nhân hình thành
các tộc người nước ta, do vị trí địa lý Việt Nam nằm ở ngã ba giao lưu tộc người
và giao lưu kinh tế, văn hóa từ thời cổ đại nên ngoài những cư dân bản địa, nước
ta còn tiếp nhận thêm nhiều tộc người từ bên ngoài đến Theo tác giả, việc di cư kéo dài trong nhiều thế kỷ làm cho bản đồ phân bố dân cư ở Việt Nam rất phức tạp Các tộc người do chia làm nhiều nhóm nhỏ sinh sống ở những vùng sinh thái khác nhau, dẫn đến sự phân bố mang tính phân tán và xen kẽ rất cao Đồng thời tác giả chỉ ra, các tộc người ở nước ta trong quá trình phát triển của mình, do các yếu tố tác động không chỉ diễn ra quá trình cố kết giữa các nhóm trong nội bộ tộc người, không chỉ diễn ra quá trình đồng hóa tự nhiên của một bộ phận tộc người này với tộc người khác, mà là quá trình hòa hợp tộc người Quá trình này xảy ra giữa các tộc người thiểu số và giữa các tộc người thiểu số với các tộc người đa số
Trong công trình trên, tác giả phân chia các tộc người theo những nhóm ngôn ngữ khác nhau (ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán – Tạng), đồng thời chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của các tộc người thiểu số ở Việt Nam,
cụ thể như:
Trang 14Về đặc điểm cư trú của các tộc người, tác giả cho rằng, sự cư trú xen kẽ có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình liên kết tộc người Vì chính quá trình sống xen kẽ đã dẫn đến quá trình tiếp xúc tộc người, dẫn đến giao lưu văn hóa giữa các tộc người, làm cho xu hướng hòa nhập, liên kết, hình thành cộng đồng quốc gia – dân tộc
Về đặc điểm văn hóa của tộc người, theo tác giả, văn hóa các tộc người Việt
Nam thể hiện tính thống nhất trong đa dạng Các tộc người hiện nay sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có nguồn gốc khác nhau, nhưng trải qua hàng ngàn năm cùng cộng cư cùng tham gia vào quá trình dựng nước và giữ nước, đó là cơ sở để các tộc người cố kết lại tạo nên một cộng đồng dân cư thống nhất, một nền văn hóa thống nhất
Về đặc trưng xã hội của tộc người, tác giả nhận định, đặc điểm xã hội của
các tộc người thiểu số ở nước ta phản ánh một thực tế có tính chất bao trùm cả nước là sự phát triển không đồng đều giữa các tộc người Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đặc biệt sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta có những chính sách đối với từng vùng, từng tộc người, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các tộc người thiểu số Cho đến nay, ở các vùng tộc người thiểu số, tình hình đã có nhiều thay đổi, nhưng tình trạng phát triển không đồng đều vẫn tồn tại cần phải có sự nỗ lực toàn diện mới có thể giảm đi sự chênh lệch và sự cách biệt trong sự phát triển của các tộc người Do đó, sự phát triển chênh lệch giữa các tộc người sẽ ảnh hưởng không tốt đến quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa các tộc người ở nước ta hiện nay Tác giả cho rằng, trong một quốc gia đa tộc người, nếu không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các tộc người có thể dẫn đến làm suy yếu tính thống nhất của một cộng đồng
Tác giả Bùi Xuân Đính (2012) với giáo trình: “Các tộc người ở Việt Nam”, đã đánh giá, phân tích tình hình, đặc điểm của các nhóm tộc người ở Việt
Nam, từ nguồn gốc hình thành, đặc điểm kinh tế, xã hội đến đời sống văn hóa,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng của từng vùng tộc người [xem 22, 41 – 241]
Trong công trình, tác giả bàn đến những đặc điểm cơ bản của các tộc người ở nước ta Qua đó, chỉ ra sự tác động của các yếu tố dân số, cư trú, trình độ phát triển đến đời sống các tộc người ở Việt Nam hiện nay như:
Trang 15Về đặc điểm dân số, tác giả cho rằng, sự chênh lệch về dân cư có ảnh
hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống, như: về kinh tế - xã hội: gây khó khăn trong bố trí cơ cấu kinh tế, đào tạo và bố trí nguồn nhân lực cho các ngành kinh
tế - xã hội ở miền núi và vùng các tộc người thiểu số, nhất là các tộc có dân số
quá ít Về văn hóa: chênh lệch dân số dễ làm cho những vùng miền núi, vùng sâu,
vùng xa bị “đói văn hóa”, đối mặt với nguy cơ mai một văn hóa; còn ở những vùng có nhiều tộc người sống đan xen dễ xảy ra hiện tượng văn hóa của các tộc
người có dân số ít bị hòa vào văn hóa của nhóm đông hơn Về tính chất cư trú:
theo tác giả, tính chất cư trú xen kẽ có mặt thuận lợi là tạo ra sự đa dạng văn hóa, tạo điều kiện để các tộc người giao lưu học hỏi những cái hay, cái đẹp của nhau, thúc đẩy quá trình xích lại gần nhau giữa các tộc người Tuy nhiên, tác giả cho rằng, cư trú xen kẽ, do các tộc người khác nhau về lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, tôn giáo, tính cách nên gây khó khăn trong quản lý xã hội, đồng thời dễ mai một văn hóa các tộc người, nhất là đối với những tộc người có
số dân ít Về trình độ phát triển: tác giả chỉ ra rằng, các tộc người ở Việt Nam có
sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển (hay phát triển không đồng đều) và
có xuất phát điểm thấp Tác giả phân tích làm rõ sự chênh lệch giữa các nhóm tộc người cả ở lĩnh vực kinh tế và xã hội Đồng thời, khẳng định, xã hội và con người của các tộc người có mặt tích cực là thuần phác, đôn hậu, tính cộng đồng tương trợ rất cao Song, bên cạnh đó, có mặt hạn chế là sức ỳ, bảo thủ, trì trệ, níu
Trang 16quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay”,… đã đề cập và phân tích làm rõ những
biểu hiện của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới đất nước
Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu những đặc trưng về kinh tế -
xã hội hay văn hóa của các tộc người Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu về đặc điểm kinh tế - xã hội các tộc người có thể kể đến công trình của Khổng Diễn (1995): “Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, của Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998): “Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, của Ủy ban Dân tộc và Miền núi (2001):
“55 năm công tác dân tộc và miền núi (1946 – 2001)”, của Lê Ngọc Thắng (2005): “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam”, của Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (2006): “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” và một số bài viết ở các tạp chí như: Tạp chí Sinh hoạt lý luận,
số 1 – 2000, Trương Minh Dục: “Quản lý, sử dụng đất đai ở Tây Nguyên – nhìn
từ thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, số 7 – 2002, Bùi Minh Đạo: “Nghèo đói và giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam”,…
Các nghiên cứu này đã phân tích tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội các tộc người ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua; đánh giá các biến đổi
về chỉ số phát triển kinh tế, đặc điểm di cư tộc người, chất lượng nguồn nhân lực, những nghiên cứu về giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, lao động việc làm được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với phát triển toàn diện vùng đồng bào các tộc người
Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu về đặc điểm văn hóa các tộc người là các công trình: “Văn hóa tộc người, văn hóa Việt Nam” của Hoàng Nam (1998),
“Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước” của Phan Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Lê Ngọc Thắng, Nguyễn Xuân Độ (Ban chủ nhiệm đề tài) (1998), “Tộc người và văn hóa tộc người” của Ngô Văn
Lệ (2004), “Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Văn Bính (2006), “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh (2006), “Đại cương về văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam” của Phan Đăng Nhật (2012),…
Trang 17Các nghiên cứu loại này cho thấy tính phong phú và đa dạng của bức tranh văn hóa các tộc người ở nước ta Đây là một trong những căn cứ để việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Có thể nói, các công trình trên được coi là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu đặc điểm các tộc người ở Việt Nam Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước trong điều kiện Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, đánh giá những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người đến tiến trình đổi mới góp phần thực hiện nhiệm vụ đặt ra của đất nước hiện nay Do vậy, những công trình nghiên cứu về đặc điểm các tộc người nêu trên là chất liệu
để tác giả kế thừa, qua đó làm rõ những vấn đề liên quan đến đặc điểm các tộc người: sự hình thành, biểu hiện và ảnh hưởng của nó đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
1.1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
Việc phân tích làm rõ những đặc điểm các tộc người ở Việt Nam là một căn
cứ quan trọng để giải quyết vấn đề tộc người và quan hệ tộc người trong công cuộc đổi mới đất nước Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định
sự cần thiết của việc nhận thức rõ đặc điểm các tộc người trong việc định hướng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của đất nước, cụ thể như:
Hoàng Đức Nghi (2001) trong cuốn: “Về công tác dân tộc trong 10 đổi mới (1990 – 2000)” khẳng định việc nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện chính sách
tộc người phải căn cứ vào trình độ phát triển của từng tộc người, từng vùng tộc người, căn cứ vào bản sắc văn hóa riêng của từng tộc người, như tiếng nói, chữ viết, trang, sắc phục, tập quán, dòng họ để thực hiện công tác dân tộc ở các ngành, các cấp có hiệu quả Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng tức là nghiên cứu, thấm nhuần và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nghiên cứu và nắm vững thực trạng từng vùng tộc người, từng tộc người, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân các tộc người
để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với
Trang 18trình độ và hoàn cảnh, điều kiện của mỗi tộc người và vùng tộc người; các chính sách phải phù hợp với quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và thích hợp với phong tục, tập quán của đồng bào, không áp đặt kinh nghiệm của vùng dân trí cao, như thành thị, khiến cho đồng bào các tộc người khó tiếp thu, thực hiện
Tác giả Phan Hữu Dật (2001) trong cuốn: “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay” cho rằng, giải quyết
vấn đề tộc người phải không thoát ly đặc điểm tộc người Đây là một vấn đề có ý nghĩa thời sự và thực tiễn cho tới hôm nay Các triều đại phong kiến trước đây khi giải quyết vấn đề tộc người đã căn cứ vào đặc điểm tộc người (tập quán, tâm
lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, ) và đó là bài học kinh nghiệm quý giá Trong công trình, tác giả phân tích những đặc điểm cơ bản của các tộc người thiểu
số nước ta; đánh giá đặc trưng của một số vùng tộc người như vùng tộc người Khơ
Me, Chăm, Mông, Thái, Hoa và vùng Tây Nguyên Qua đó, tác giả nêu một số khuyến nghị và phương hướng phấn đấu thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [xem 24, 331 – 348]
Ngô Văn Lệ (2004) trong cuốn: “Tộc người và văn hóa tộc người”, trên
cơ sở phân tích những tiêu chí xác định tộc người, đặc điểm các tộc người ở Việt Nam, tác giả nhận định, không nên coi thường đặc điểm tộc người, san bằng đặc điểm tộc người Trong sự phát triển hiện nay của các tộc người không nên thúc đẩy quá trình hòa hợp tộc người một cách giả tạo, chủ quan thiếu hiểu biết trước từng khởi đầu của từng tộc người những trình độ kinh tế, xã hội khác nhau, bắt tay vào xây dựng mới chưa có tiền lệ Mặt khác, phải chống những biểu hiện của chủ nghĩa tộc người hẹp hòi, quá đề cao những đặc điểm tộc người, làm cản trở quá trình phát triển khách quan tất yếu của tộc người, của nhân loại Đương nhiên, cũng cần lưu ý đúng mức những đặc điểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Vì vấn đề tộc người là vấn đề hết sức nhạy
cảm, cần phải giải quyết [xem 40, 221 – 222]
Công trình: “Một số vấn đề về dân tộc và phát triển” của Lê Ngọc Thắng
(2005), tác giả nhận định, trong thời kỳ này, tộc người đang trở thành vấn đề quốc
Trang 19gia, quốc tế mang tính thời sự sâu sắc Nếu không có chính sách đảm bảo được lợi ích tộc người sẽ làm nảy sinh những yếu tố gây nên tình trạng mất ổn định, an ninh chính trị ở một số nước và khu vực trên thế giới Đây cũng là mục tiêu mà các thế lực thù địch trên thế giới lợi dụng triệt để nhằm kích động sự nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc – chủ nghĩa tộc người; nhằm kích động sự ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết của các dân tộc và tộc người trong phạm vi quốc gia và quốc tế Tác giả cho rằng, phát triển kinh tế - xã hội các vùng tộc người là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó, nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước đối với vấn đề tộc người, nhưng phải trên cơ sở thích ứng với tình hình, đặc điểm tộc người Theo tác giả, quản lý Nhà nước về công tác tộc người phải được xây dựng trên các cơ sở
lý luận và thực tiễn nhất định, phù hợp với tình hình cụ thể của từng quốc gia về thực trạng thành phần tộc người, đặc điểm lịch sử, văn hóa quốc gia; yêu cầu và
nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước trong từng giai đoạn cụ thể [xem 69, 27]
Công trình: “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” của các tác giả Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên) (2006)
đưa ra cái nhìn hệ thống về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ từ năm 1930 đến nay; có những tổng kết và phân tích sâu sắc về những vấn đề đặt ra cho việc thực hiện chính sách dân tộc Các tác giả cho rằng, trong những năm đổi mới, song song với bước phát triển về kinh tế, những đổi mới về chính trị, thì chính sách dân tộc với tư cách là một bộ phận của chính sách quốc gia đã bộc lộ nhiều yếu kém, xơ cứng và bất cập Chính sách đó chưa phản ánh đầy đủ những thực tế, yêu cầu bức xúc trong quá trình chuyển đổi toàn bộ nền tảng kinh tế - xã hội từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường, mở rộng dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền Một số mục tiêu như định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, bảo tồn văn hóa tộc người, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các tộc người,… đều không thực hiện được như kế hoạch đề ra Từ những kiến giải về tình hình, đặc điểm các tộc người, nhóm tác giả đã đưa ra một số quan điểm, giải pháp góp phần thực hiện
tốt chính sách dân tộc ở nước ta thời kỳ đổi mới [xem 60, 209 – 248]
Trang 20Hoàng Chí Bảo (2009) trong công trình: “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đổi mới nhận thức và tăng cường giáo dục nhận thức về tộc người Theo tác giả, trong khi chú trọng giáo dục ý thức tộc người, trách nhiệm và bổn phận đối với việc giữ gìn, bảo vệ độc lập chủ
quyền quốc gia – dân tộc người và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam,
chúng ta đồng thời phải nêu cao ý thức tôn trọng những gì thuộc về ý thức, tâm
lý và văn hóa tộc người của đồng bào các tộc người thiểu số Bởi lẽ, theo tác
giả, hình thành trong những điều kiện tự nhiên và lịch sử, các tộc người không sinh sống biệt lập mà xen kẽ nhau, cùng tham gia vào cộng đồng, hòa nhập để phát triển nhưng vẫn bảo tồn những nét riêng, sắc thái riêng của mình từ cách thức sản xuất, tổ chức đời sống, tiếng nói, chữ viết đến tâm lý, phong tục, tập quán, cả những luật tục như những thỏa ước trong một bộ phận cộng đồng tộc người ở miền núi, tương tự như hương ước ở nông thôn đồng bằng, trong ứng
xử, tự quản cộng đồng Đồng thời, tác giả cho rằng, thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị và đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở vùng đa tộc người, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện vùng đồng bào các tộc người thiểu số và miền núi là những giải pháp quan trong trong giải quyết vấn đề tộc
người ở nước ta hiện nay [xem 3, 289 – 392]
Lô Quốc Toản (2010) với công trình: “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, tập trung phân tích thực
trạng công tác phát triển nguồn cán bộ các tộc người thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta Tác giả cho rằng, để giải quyết vấn đề cán bộ làm công tác dân tộc, cần tiến hành tổng kết thực tiễn, từng bước đổi mới nội dung chính sách, phương thức thực hiện chính sách và mô hình tạo nguồn cán bộ các tộc người thiểu số theo hướng khắc phục dần tính chất phân tán, tập trung vào những vấn
đề có tính chất chiến lược và những địa bàn dân tộc trọng điểm Có thể thấy, phát triển nguồn cán bộ của các tộc người cũng không thể tách rời việc xem xét
Trang 21đặc điểm tộc người, vùng tộc người, tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn Đây
là căn cứ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược đặt ra trong giải quyết
vấn đề tộc người nước ta hiện nay [xem 76, 160 – 228]
Có thể nói, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu công
bố, đưa ra những nhận định về đặc điểm các tộc người ở Việt Nam, tuy nhiên, còn ở dạng nhận diện, thống kê, chưa nghiên cứu sâu và có hệ thống Một số công trình đã chỉ ra những đặc điểm khái quát của các tộc người ở Việt Nam Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc phân tích những biểu hiện của các đặc điểm đó Đặc biệt, có ít công trình nghiên cứu những đặc điểm tộc người: biểu hiện và những ảnh hưởng của nó đến công cuộc đổi mới đất nước Đây là một nội dung cần tập trung nghiên cứu sâu sắc hơn, phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Sau
30 năm đổi mới, chúng ta có điều kiện nhìn lại toàn diện quá trình đổi mới Việc đánh giá một cách khách quan, khoa học quá trình đổi mới, rút ra những bài học thiết thực, tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đáp ứng nguyện vọng và sự mong đợi của nhân dân” [20, 31 – 32] Qua nhiều năm đổi mới, Đảng ta đã đúc kết thêm kinh nghiệm và rút ra những bài học trong giải quyết các vấn đề tộc người, miền núi và vùng tộc người, trong
đó, đặc điểm tộc người là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách đối với tộc người hiện nay Do đó, đòi hỏi cần có nhiều công trình nghiên cứu xem xét, đánh giá những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm tộc người đến quá trình đổi mới của đất nước Đây cũng là một mảng vấn đề chưa có nhiều công trình nghiên cứu đồng bộ, chuyên sâu Vì vậy, tác giả luận án với mong muốn xây dựng một cách hệ thống quan điểm về đặc điểm các tộc người ở Việt Nam, đặc biệt là xem xét những biểu hiện và ảnh hưởng của các đặc điểm đó trong công cuộc đổi mới, qua đó đưa ra một số giải pháp điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người đến quá trình phát triển của đất nước Những công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên là căn cứ lý luận quan trọng để tác giả triển khai luận án của mình
Trang 22Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án:
- Phân tích, làm rõ biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước Quá trình đổi mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề phải tập trung giải quyết, trong đó, nổi lên vấn đề mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa – xã hội Sự nghiệp đổi mới gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa hướng tới một mục tiêu rõ rệt: tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa – xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Nhằm mục tiêu đó, sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi phải giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị thể hiện quan hệ hài hòa, mang tính cộng đồng giữa
cá nhân và xã hội, giữa con người và tự nhiên
Đối với một quốc gia đa tộc người như nước ta, để có căn cứ xây dựng và thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, đặc điểm tộc người trở thành thước đo đánh giá, tác động đến mọi mặt của tiến trình đổi mới đất nước Ở các tộc người khác nhau, có đặc điểm lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau Vì thế, mỗi tộc người sẽ hình thành đặc điểm văn hóa với những phong tục, tập quán, tâm lý, thói quen, chuẩn mực đạo đức, tư tưởng,… không giống nhau, phản ánh tồn tại
xã hội của chính tộc người ấy Những đặc điểm đó tác động ít hay nhiều đến tiến trình phát triển của cộng đồng tộc người Do đó, ở Việt Nam, làm rõ những biểu hiện và ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người đến công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm mà luận án muốn làm sáng tỏ
- Đặc điểm các tộc người có tác động nhiều chiều đến công cuộc đổi mới đất nước, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực Do vậy, luận án đưa ra một
số giải pháp điều tiết những ảnh hưởng của đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Tộc người
Dân tộc (nation) và tộc người (ethnie) là những khái niệm có mối liên hệ
mật thiết với nhau, tuy thống nhất mà không đồng nhất, giữa chúng có những điểm khác biệt cần nhận rõ
Trang 23Tuy nhiên, việc phân biệt làm rõ sự khác nhau giữa hai thuật ngữ dân tộc
và tộc người và vẫn còn nhiều tranh cãi Kể từ khi trên thế giới hình thành một hình thức cộng đồng dân tộc mới: dân tộc tư bản chủ nghĩa, trong giới khoa học
và chính trị ở các quốc gia này phát sinh những cuộc tranh luận dai dẳng về hình
thức cộng đồng dân tộc kiểu mới trên Bối cảnh đó, xuất hiện định nghĩa về dân tộc của J.V.Xtalin Quan niệm này đã chi phối suốt một thời gian dài trong giới
mác xit toàn thế giới: “Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý biểu hiện trong cộng đồng về văn hoá” [100, 15]
Ở định nghĩa của mình, J.V.Xtalin cho rằng dân tộc là một phạm trù lịch
sử, là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của nhiều nhân tố, trong đó lần đầu tiên nhân tố kinh tế được khẳng định Ông cũng quan niệm, phải có đủ cả bốn nhân
tố (ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa) mới hình thành dân tộc Tuy nhiên, trong thực tế có những cộng đồng chưa hội tụ đủ cả bốn nhân tố hoặc một nhân
tố tạm thời bị phủ định (như lãnh thổ hoặc nền kinh tế tạm thời bị chia cắt) nhưng cộng đồng đó vẫn được coi là dân tộc Định nghĩa này của J.V.Xtalin chỉ phù hợp với dân tộc – quốc gia gắn với sự hình thành của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa Việc không thừa nhận sự tồn tại của dân tộc trước chủ nghĩa tư bản của ông đã không phản ánh đúng đặc trưng của tiến trình phát triển các cộng đồng người trong lịch sử
Theo C.Mác: “Sự hình thành dân tộc gắn liền với sự ra đời của nhà nước Nhà nước là điều kiện tồn tại sau này của dân tộc” [43, 713] C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, nếu như nhà nước là điều kiện tồn tại của dân tộc thì hình thái cộng đồng người dưới chế độ chiếm hữu nô lệ là dân tộc chiếm hữu nô lệ, dưới chế độ phong kiến là dân tộc phong kiến, trong chế độ tư bản là dân tộc tư sản Các ông khẳng định: “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục
Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không
Trang 24sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa
là phải trở thành tư sản” [43, 602] Trong cuộc cách mạng vô sản, hai ông cho rằng: “… giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” [43, 623 - 624]
Như vậy, không giống J.V.Xtalin, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lê nin đều cho rằng, thuật ngữ dân tộc không chỉ để áp dụng cho dân tộc tư sản, mà còn để gọi các cộng đồng người trong các xã hội có nhà nước, dưới các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Nói cách khác, có dân tộc tư sản, dân tộc tiền tư sản và dân tộc hậu tư sản Thuật ngữ dân tộc được dùng để chỉ các cộng đồng người đạt trình
độ có nhà nước, không phân biệt đó là nhà nước loại gì
Ở Việt Nam, cần có quan niệm thống nhất dựa trên những tiêu chí chung của tộc người, bởi vấn đề không chỉ liên quan đến nhận thức tộc người dưới góc
độ khoa học mà còn liên quan đến nhận thức trong hoạt động thực tiễn như việc xác định thành phần tộc người ở một quốc gia đa tộc người, giải quyết các quan
hệ tộc người mà nhiệm vụ quan trọng là việc đưa ra và thực hiện đúng chính sách đối với các tộc người Do nhu cầu cấp thiết của vấn đề tộc người, trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật, chính sách nhà nước, các công trình khoa học hay trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả giao tiếp thường ngày, ở nước ta dùng khái niệm “dân tộc” vừa để chỉ một tộc người cụ thể (dân tộc Mường, dân tộc Kinh, dân tộc Thái…), vừa để chỉ một cộng đồng quốc gia của nhiều tộc người (dân tộc Việt Nam)
Lúc sinh thời, khi bàn về vấn đề dân tộc, Hồ Chí Minh phân biệt rất rõ hai khái niệm dân tộc – quốc gia và dân tộc – tộc người “Khi nói về tất cả các dân tộc đa số và thiểu số sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, Người dùng thuật ngữ
dân tộc Việt Nam, hay nhân dân Việt Nam Đó là dân tộc – quốc gia mà sinh thời
GS Vương Hoàng Tuyên đã từng có bài viết gọi là “quốc tộc”” [24 ,57] Tuy nhiên, Người quan niệm rằng, trên đất nước Việt Nam không chỉ có một tộc người cụ thể sinh sống, mà Việt Nam là quốc gia gồm nhiều thành phần tộc
người khác nhau Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại
Trang 25Plâycu, ngày 19/4/1946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau,
no đói giúp nhau” [45, 217] Trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người khẳng định:
“Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc” [47, 587]
Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, dân tộc được định nghĩa như sau:
“Dân tộc 1 Một cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của
xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc
2 Dân tộc thiểu số, nói tắt: ưu tiên học sinh dân tộc Cán bộ dân tộc 3 Cộng
đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với nhau
trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi: dân tộc Việt Nam” [101, 520]
Trong công trình “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay”, tác giả cho rằng:
“a) Dân tộc – quốc gia, quốc tộc dưới các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau (từ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, đến tư sản và xã hội chủ nghĩa) chỉ tất cả các dân tộc, đa số và thiểu số, nằm trong một quốc gia (đối với quốc gia đa dân tộc) như: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ v.v., hoặc để chỉ dân tộc nằm trong một quốc gia đơn nhất thành phần dân tộc, như dân tộc Triều Tiên (Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên)
b) Dân tộc chưa đạt trình độ hình thành dân tộc quốc gia
c) Dân tộc đa số trong một quốc gia đa dân tộc
d) Các dân tộc thiểu số trong một quốc gia đa dân tộc” [24, 24 - 25]
Còn trong cuốn: “Dân tộc học đại cương” của Lê Sĩ Giáo, tác giả quan
niệm: “Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người (ethnie) Tộc người
là một hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên – lịch sử” [29 ,8]
Hoàng Chí Bảo trong công trình: “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” cho rằng: “Dân tộc hay quốc gia – dân tộc (nation) là một cộng đồng chính trị - xã
Trang 26hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính (trừ trường hợp cá biệt), một sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung, tạo nên một tính cách dân tộc
Tộc người hay dân tộc (theo thuật ngữ thường dùng) – ethnie, là một cộng đồng mang tính tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp
cá biệt), được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những
ký ức lịch sử (truyền thống, lịch sử, huyền thoại, kiêng cữ)” [3, 34 – 35]
Giáo trình: “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” có
viết: “Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó
có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền
vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước” [4, 449 - 450]
Rõ ràng, dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ Trên thế giới và gần đây ở Việt Nam đều thừa nhận có hai loại cộng đồng: cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người
Cộng đồng quốc gia dân tộc là cộng đồng lãnh thổ với một nhà nước, có chính thể, có lịch sử, văn hóa và pháp lý, có nền kinh tế dân tộc – quốc gia, có ngôn ngữ chính thức thống nhất sử dụng trên phạm vi toàn quốc và trong quan
hệ bang giao quốc tế Theo I.U.V Brômlây trong cuốn: “Quá trình tộc người, lý thuyết, lịch sử hiện đại” (tiếng Nga): “Thực tế cho thấy, có tới bốn con đường
hình thành dân tộc như sau:
Trang 27- Cộng đồng dân tộc được hình thành từ một tộc người nhất định Đó là trường hợp duy nhất: Triều Tiên Gần đây mới có thêm một số nước quá nhỏ bé
ở các đảo Thái Bình Dương và miền biển Caribe (chứ không phải như ở Tây Âu theo quan niệm của Xtalin)
- Đa số các cộng đồng dân tộc được hình thành từ nhiều tộc người Như
đã nói, đó là con đường phổ biến trên thế giới chứ không phải chỉ ở Đông Âu Số lượng các tộc người trong một dân tộc ngày càng gia tăng theo thời gian cùng với quá trình toàn cầu hóa (đây là trường hợp của các quốc gia – dân tộc Mỹ, Pháp, Nga, Úc… với sự gia tăng số lượng tộc người trong thế kỷ XX do di dân
vì động cơ kinh tế và chính trị)
- Cộng đồng được hình thành bằng sự tập hợp nhiều bộ phận tộc người khác nhau, trong đó bộ phận chính là ở châu Âu đã công nghiệp hóa, ở các nước khác nhau, khác nhau về tiếng nói, văn hóa, thậm chí chủng tộc, đã cộng cư ở một nơi xa xứ sở của mình Tại đó, họ hòa trộn với cư dân bản địa, cùng tổ chức thành một dân tộc tư sản Đó là trường hợp dân tộc Mỹ, Canađa, Nam Phi, Úc…
ở Mỹ Latinh, người da trắng, da đen mới đến hòa huyết với người bản địa tạo nên các giống người lai cùng gia nhập vào việc hình thành dân tộc
- Cộng đồng dân tộc được hình thành dựa trên sự tập hợp nhiều bộ lạc, liên minh bộ lạc, tộc người, được định hình trong một quốc gia, mà biên giới được các nước đế quốc hoạch định không trùng hợp với ranh giới cổ truyền của
các cộng đồng người trước đây Đó là các nước châu Phi” [trích theo 3, 32 – 33]
Cộng đồng tộc người thiên về tính tộc người với nhiều nhóm địa phương Một tộc người không nhất thiết phải có cùng một lãnh thổ, một cộng đồng sinh hoạt kinh tế, có thể ở các quốc gia dân tộc khác nhau
Theo tác giả, có thể rút ra định nghĩa dân tộc như sau:
Thứ nhất, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia (nation), hay đất nước, tổ quốc Quốc gia dân tộc cũng có hai loại: quốc gia chỉ bao gồm một tộc người và quốc
gia có nhiều tộc người gồm một tộc người đa số và nhiều tộc người thiểu số như
hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay Loại thứ nhất là, dân tộc hình thành
Trang 28trong lịch sử, ổn định, có chung một tiếng nói, một lãnh thổ, cùng chung một vận mệnh lịch sử, có những lợi ích chung (về kinh tế, chính trị), có chung nền văn hóa (thể hiện trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống, văn học dân gian),
đặc biệt cùng chung một ý thức tự giác dân tộc Loại thứ hai là dân tộc bao gồm
nhiều tộc người đa số và tộc người thiểu số hình thành trong lịch sử, ổn định trong điều kiện đa ngôn ngữ, thường lấy ngôn ngữ của tộc người đa số làm ngôn ngữ quốc gia, đồng thời có chung một lãnh thổ (lãnh thổ quốc gia – dân tộc), cùng chung một vận mệnh lịch sử quốc gia dân tộc, gắn bó vận mệnh các tộc người riêng với vận mệnh chung của quốc gia dân tộc, cùng chung lợi ích về chính trị, kinh tế, một nền văn hóa thống nhất vừa đa dạng của quốc gia đa tộc người
Thứ hai, dân tộc được hiểu theo nghĩa tộc người hay còn gọi là cộng đồng tộc người (ethnie) Tộc người thường được dùng như khái niệm công cụ của các
ngành dân tộc học, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử,… Ví dụ, khi nói đến dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Tày, là để chỉ một cộng đồng tộc người có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất
là có một ý thức tự giác tộc người
Về mặt lịch sử, cộng đồng tộc người phát triển từ thị tộc, bộ lạc và mang đầy đủ những đặc trưng trong cộng đồng dân tộc Do đó, những nhân tố tộc người xuất hiện do những đặc điểm tự nhiên, xã hội đặc thù của từng cộng đồng người và được tái tạo, sàng lọc, lưu truyền từ thời kỳ thị tộc, bộ lạc và phát triển đầy đủ hơn ở cộng đồng dân tộc Nó trở thành giá trị bền vững ngay cả trong thời đại mà giao lưu quốc tế giữa các dân tộc đã phát triển Nhân tố tộc người biểu hiện nổi bật nhất trong văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tâm lí và tình cảm dân tộc, tạo thành nét riêng trong tính cách của mỗi tộc người
Đó là lĩnh vực phong phú, sâu sắc, tế nhị và rất nhạy cảm trong thế giới tinh thần của dân cư mỗi tộc người Vì thế, ở nhiều nước, người ta căn cứ vào tiêu chí ngôn ngữ, văn hoá, ý thức tự giác tộc người để xác định thành phần tộc người của một người, một nhóm người
Trang 29Có thể nói, cái nổi trội và thiêng liêng nhất của dân tộc quốc gia là lãnh thổ thống nhất, trong khi tộc người lại là tâm lý tộc người, bản sắc văn hóa tộc người Tuy nhiên, giữa dân tộc quốc gia và tộc người luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Bởi lẽ, nhân tố chính trị - xã hội dường như cùng xuất hiện và cùng phát triển với nhân tố tộc người trong một tiến trình thống nhất dẫn tới
sự hình thành dân tộc Nếu như cộng đồng thị tộc trong xã hội nguyên thuỷ mang tính thuần tuý tộc người, bởi quan hệ huyết thống đóng vai trò chi phối tuyệt đối thì ở cộng đồng bộ lạc và liên minh bộ lạc (xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ) đã hình thành dưới dạng sơ khai những thiết chế chính trị - xã hội, những tổ chức hành chính Điều đó làm cho cộng đồng bộ lạc vừa mang tính tộc người, vừa mang tính chính trị - xã hội, trong đó những quan hệ tộc người đan xen với những quan hệ chính trị - xã hội
Cộng đồng dân tộc xuất hiện vào thời kỳ xã hội có phân chia giai cấp, cùng với đó là sự xuất hiện của nhà nước Ở đây, sự cố kết dân tộc là nhân tố quan trọng cho sự hình thành và củng cố nhà nước Ngược lại, sự hình thành, củng cố nhà nước là điều kiện có ý nghĩa quyết định cho sự củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc
Bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa, nhân tố tộc người và nhân tố chính trị - xã hội đều đạt tới mức phát triển cao, đồng thời giữa hai nhân tố đó cũng đạt tới sự thống nhất biện chứng ở một cấp độ mới Tác nhân của sự phát triển đó là sự gia tăng vượt bậc của các mối liên hệ kinh tế dẫn đến sự ra đời của một thị trường thống nhất, rộng lớn - thị trường dân tộc Sự phát triển
và hoà quyện giữa hai nhân tố đó được ghi nhận sâu sắc trong ý thức của dân
cư tộc người về sự gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của mình với cộng đồng dân tộc, đồng thời với nhà nước, cộng đồng quốc gia
Trong luận án, tác giả tiếp cận khái niệm dân tộc theo nghĩa tộc người (ethnie)
1.2.2 Đặc điểm tộc người
Tộc người là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con người mà là kết quả của quá trình tự nhiên – lịch sử
Trang 30Mỗi tộc người không chỉ có những đặc điểm riêng mà cả các đặc điểm chung với tộc người khác Sự xác định cái riêng và cái chung bao giờ cũng là một quá trình thống nhất Có thể thấy việc tìm ra những đặc điểm của tộc người là tiền đề quan trọng để các nhà quản lý hoạch định chính sách dân tộc, phục vụ cho sự phát triển đất nước Nghiên cứu đặc điểm tộc người là tìm hiểu mọi mặt đời sống của tộc người, từ những vấn đề thuộc về nguồn gốc lịch sử, cơ sở kinh tế, đặc điểm sinh hoạt văn hóa, ý thức tự giác tộc người của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,… Những hiểu biết đó giúp chúng ta tìm ra được những đặc điểm tộc người, cũng như khả năng vươn lên của từng tộc người nói riêng và các quốc gia dân tộc nói chung trong xây dựng cuộc sống mới Do đó, khi nghiên cứu về các tộc người cần làm rõ một số đặc điểm của tộc người:
Chẳng hạn, để nhận thức một tộc người, người ta tìm hiểu kí ức lịch sử
của tộc người đó Thời kỳ nguyên thủy, những vấn đề thuộc về văn hóa tộc người như huyền thoại, truyền thuyết về nguồn gốc tổ tiên, tô tem, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống,… là điều được tất cả các thành viên thị tộc, bộ lạc nhất trí tuân thủ Những người khác tộc muốn trở thành thành viên của một thị tộc, bộ lạc mới dứt khoát phải chấp nhận và tuân thủ “nền văn hóa” ấy
Ngày nay, ở trường hợp một số tộc người, tuy đã cư trú ở nhiều quốc gia, tuy không có quan hệ với nhau, nhưng vẫn tưởng nhớ đến một nguồn gốc xa xưa qua một huyền thoại, một truyền thuyết hay những điều kiêng cữ,… nào đó Đó
là trường hợp người Thái với truyền thuyết về Mường Then (Mường Giời), Điện
Biên ngày nay; cộng đồng người Dao với huyền thoại Bàn Hộ; trường hợp của
Trang 31các nước Balkan hay Capcado xưa thuộc về một đế chế, nay trong kí ức còn vang bóng một thời huy hoàng xưa, như người Uzbek với thời kỳ hoàng kim Timur Tamerlan,…
Hay lịch sử cư trú của tộc người giúp chúng ta nhận diện tộc người Đối
với một tộc người, cần phải nói rằng không một tộc người ban đầu nào không cư trú trên một lãnh thổ nhất định Chính trên cơ sở đó, họ mới tạo ra được những đặc trưng mang tính tộc người rất riêng biệt nhờ thái độ ứng xử với môi trường
tự nhiên để khai thác sử dụng các tài nguyên, cũng như cùng nhau xây dựng những thiết chế gia đình, xã hội, những đặc trưng văn hóa, lễ nghi, thờ cúng,…
Ở phương diện khác, nghiên cứu đặc trưng về nhân chủng giúp ta nhận
thức rõ ràng về nguồn gốc của tộc người Sự có mặt của các yếu tố nhân chủng này hay khác trong thành phần các tộc người khác nhau chứng minh cho sự tồn tại của yếu tố nhân chủng đó trong việc tham gia cấu thành tộc người Do đó, việc phân loại hình nhân chủng là con đường không thể bỏ qua khi nghiên cứu lịch sử tộc người Chẳng hạn, ở Việt Nam các tộc người đều thuộc tiểu chủng Mônggôlôít phương Nam, với hai loại hình là Nam Á và Anhđônêdiên, phần lớn thuộc loại hình Nam Á Những tộc người thuộc nhóm loại hình Anhđônêdiên như các tộc người Thượng ở Tây Nguyên, người Bru - Vân Kiều,… Các tộc người thuộc nhóm loại hình Nam Á như người Việt, Khơ Me và một số tộc ít người ở phía Bắc
Hay có thể tìm hiểu nguồn gốc tộc người qua đặc điểm về văn hóa, ngôn ngữ của tộc người
Các đặc điểm này trong sự tổng hoà của nó tạo nên tính chất tộc người có danh tính xác định, qua đó giúp chúng ta hiểu được lịch sử phát triển của mỗi tộc người
Thứ hai, cơ sở kinh tế của tộc người
Ngay từ buổi ban đầu khi một tộc người lớn hay nhỏ, cùng nói một ngôn ngữ, cùng sống trên một lãnh thổ, phải có chung một cộng đồng kinh tế - xã hội để duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng Điều này được nhắc đến trong các tài liệu dân tộc học về các tộc dân còn duy trì hoạt động và các hình thức tổ chức
Trang 32của những đơn vị kinh tế - xã hội cơ bản của thời kì chế độ công xã thị tộc Đó là trường hợp của người Tasman và thổ dân châu Đại Dương trước thời kì xâm lược của chủ nghĩa thực dân châu Âu Họ có một vùng lãnh thổ riêng để hoạt động săn bắn và hái lượm Mặc dù, kinh tế của các cộng đồng người này là kinh tế tự nhiên, nhưng giữa các nhóm địa phương của họ đã xuất hiện sự trao đổi Rõ ràng, khi các tộc người được hình thành từ những tập thể này (các nhóm địa phương), họ đã có mối quan hệ với nhau về mặt kinh tế Sự giao tiếp của những con người từ các nhóm khác nhau trong thời gian cùng săn bắn hay hái lượm và trao đổi đã tạo điều kiện cho sự hình thành và cố kết các tộc người cổ đại Chính những mối liên hệ về mặt kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng của sự cố kết tộc người
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, việc tiếp xúc giữa các tộc người, đặc biệt là với các tộc người văn minh hơn đã khiến cho các cộng đồng kinh tế tộc người bị phá vỡ Không một tộc người nào có thể sống tự cấp, tự túc bằng sản phẩm lao động tự mình sản xuất ra Sự trao đổi hàng hóa giữa các tộc người được mở rộng, phát triển cộng thêm sự thiếu vắng về cộng đồng lãnh thổ tộc người dẫn đến các tộc người, các nhóm địa phương không thể tồn tại như một cộng đồng kinh tế chung, nhất là trong tình trạng cư dân đã cư trú phân tán và cộng cư với các tộc người khác Lúc này, thay thế cho các cộng đồng kinh tế tộc người là sự hình thành cộng đồng kinh tế của quốc gia dân tộc với một nhà nước chi phối sự giao lưu hàng hóa và thuế quan
Khi xuất hiện xã hội công nghiệp, sự hình thành thị trường kinh tế chung của một quốc gia là rõ ràng, thông qua kế hoạch kinh tế chung của nhà nước, đồng thời chịu sự chi phối của thị trường mang tính khu vực hay toàn cầu Do có nhà nước với lãnh thổ riêng, mỗi dân tộc quốc gia có một cộng đồng kinh tế chung Hiện nay, không một quốc gia nào mà nền kinh tế không bị phụ thuộc vào các nước khác Sự lệ thuộc vào nhau về kinh tế đã trở thành phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc
Do đó, sự hiện diện của các mối liên hệ kinh tế bên trong là một trong những điều kiện bắt buộc của sự ra đời của mỗi tộc người Còn ngày nay, cơ sở
Trang 33kinh tế tộc người là nhân tố cố kết tộc người trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế mang tính toàn cầu Tuy nhiên, khi xem xét một số quốc gia đa tộc người, có nhiều tộc người còn ở trình độ phát triển thấp với nhiều hình thái sản xuất khác nhau như: hình thái kinh tế chiếm đoạt, sản xuất nương rẫy, sản xuất ruộng nước
Do đó, đối với những quốc gia này, đặc trưng kinh tế vẫn là điều kiện cần thiết
để nhận diện tộc người
Thứ ba, sinh hoạt văn hóa của tộc người
Trong số những dấu hiệu quan trọng phân định các tộc người, có đặc điểm văn hóa đã được các cư dân sáng tạo nên trong quá trình phát triển lịch sử của mình và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ đó, các tộc người mới chọn lọc ra những yếu tố gì được coi là thân thương, là thiêng liêng, là đặc trưng
để phân biệt bản thân với các tộc người khác Dân tộc học mác xít cho rằng, mỗi tộc người dù đa số hay thiểu số, dù phát triển hay chậm tiến cùng đều có nền văn hóa riêng của mình và đều có những đóng góp cho nền văn hóa chung của nhân loại, tuy sự đóng góp đó không như nhau
Vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm văn hóa, cần phải xác định giá trị và các thành tựu văn hóa của tộc người này hay tộc người khác một cách đầy đủ, khách quan; về sự đóng góp của họ vào nền văn hóa của thế giới hiện đại Đối với các tộc người, sự đóng góp về mặt văn hóa vào kho tàng văn hóa cộng đồng quốc gia dân tộc nhiều hay ít là tùy thuộc vào trình độ phát triển, vào số dân của từng tộc người Đó là những giá trị văn hóa được toàn thể tộc người chấp nhận như của bản thân Nói các khác, những giá trị văn hóa, dù là vật thể hay phi vật thể chỉ trở thành đặc trưng của tộc người khi chúng đã trở thành những biểu tượng sâu sắc in đậm trong tình cảm, trong tư tưởng của mỗi tộc dân thuộc về một cộng đồng tộc người Nếu một tộc người để mất đi bản sắc văn hóa của mình thì tộc người đó không còn tồn tại nữa Bởi lẽ, trong quan hệ văn hóa họ hoàn toàn đã hợp lưu vào dòng chảy của nền văn hóa khác
Đặc điểm văn hóa tộc người được thể hiện chủ yếu ở một số nội dung văn hóa như ngôn ngữ tộc người, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần,…
Trang 34Ngôn ngữ tộc người: ngôn ngữ là công cụ cơ bản cho sự cộng đồng của
các cá nhân bao gồm vào một tộc người phù hợp, phân định họ với đại bộ phận các tộc người khác Theo Lê Sĩ Giáo: “Như một quy tắc, tất cả các thành viên gắn bó với nhau trong một tộc người thì cùng nói một thứ tiếng Đó là tiếng mẹ
đẻ Tiếng mẹ đẻ được tiếp nhận từ thời thơ ấu trong gia đình qua ông bà, bố mẹ
và những người khác xung quanh đứa trẻ Nhưng điều đó không có nghĩa là trên trái đất có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu tộc người Thực tế cho thấy nhiều tộc người tự coi mình là những tộc người riêng biệt, lại nói cùng một ngôn ngữ với những tộc người khác” [29, 104] Đồng thời, tác giả khẳng định: “Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản để người ta phân biệt các tộc người khác nhau” [29, 103],
“Ngôn ngữ được xem như là một tiêu chí quan trọng để xác định bất kì tộc người nào, nghĩa là ngôn ngữ là một trong số các đặc trưng của tộc người” [29, 103]
Văn hóa vật chất: thể hiện trong hoạt động kinh tế, trong đời sống vật chất Trong hoạt động kinh tế, nét đặc trưng của văn hóa tộc người thể hiện ở các tập
quán liên quan đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi; trong việc sáng tạo ra các ngành nghề thủ công với những nét nghệ thuật, mỹ thuật riêng biệt của nó; ở các tập quán hái lượm và săn bắn, hay những nghi thức, nghi lễ liên quan đến hoạt
động kinh tế như cúng trước mùa sản xuất, cúng sau mùa thu hoạch,… Trong đời sống vật chất, nét đặc trưng của văn hóa tộc người thể hiện ở các tập quán
chọn đất để xây dựng bản làng, cách bố trí nhà ở trong mối quan hệ với các công trình văn hóa khác của làng, bản; ở tập quán để rừng cấm và bảo vệ rừng cấm, bảo vệ nguồn nước; ở tập quán làm nhà với những cách trang trí khác nhau; ở tập quán chế biến đồ ăn, thức uống, tổ chức bữa ăn hàng ngày, tổ chức tiếp khách; ở tập quán thực hiện vận chuyển và phương tiện dùng để vận chuyển,…
Trong văn hóa tinh thần, thể hiện trong sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt xã hội Trong sinh hoạt tinh thần, nét đặc trưng văn hóa tộc người thể hiện ở tập
quán trong việc tổ chức các nghi lễ ngày tết, ngày lễ, ngày hội, những sinh hoạt mang tính chất vui chơi, giải trí trong ngày hội; những quan niệm về tín ngưỡng
và thờ cúng tổ tiên; những kho tàng văn học dân gian từ truyền thuyết, huyền
Trang 35thoại, thần thoại, cổ tích đến dân ca, ca dao, câu đố, tục ngữ, thành ngữ, truyện
thơ, sử thi anh hùng; là vốn tri thức dân gian,… Trong sinh hoạt xã hội, nét đặc
trưng văn hóa tộc người thể hiện ở tập quán tổ chức quản lý bản làng, quản lý xã hội bằng các luật tục, bằng các hương ước, lệ làng, ở quan hệ dòng họ, trách nhiệm, bổn phận người cùng dòng họ phải giúp đỡ nhau, ở cách tổ chức gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau, là nếp sống tôn ti trật tự trong quan hệ thân tộc, ở các tục lệ liên quan đến cưới xin, ma chay, sinh đẻ, nuôi dạy con cái, ở tục kết bạn,…
Thứ tư, ý thức tự giác tộc người
Những đặc điểm về nguồn gốc lịch sử, các mối liên hệ kinh tế bên trong
và đặc biệt là đặc điểm văn hóa hoàn toàn tồn tại trong đặc tính của bất kì tộc người nào Ý thức tự giác tộc người bao gồm tất cả các yếu tố nói trên Ý thức
đó nhất thiết cần phải được xem xét trong việc xác định tộc thuộc của mỗi con người riêng biệt hay là của cả một nhóm người trọn vẹn, nghĩa là trong việc xác định họ thuộc thành phần của tộc người này hay tộc người khác Bởi vậy, trong điều tra dân số của nhiều nước, thành phần tộc thuộc của một người nào đó được ghi nhận chủ yếu trên cơ sở tự báo
Cũng cần nhận thấy rằng, ở các quốc gia đa tộc người, ý thức tự giác tộc người thường đi liền với ý thức dân tộc Nói cách khác, một cá nhân thường có hai ý thức song trùng: ý thức tự giác tộc người và ý thức quốc gia dân tộc Một khi đã là thành viên một quốc gia dân tộc, với một lãnh thổ có đường biên giới ổn định, có chung một nhà nước thì tất cả các tộc dân trong cộng đồng quốc gia dân tộc đó nảy sinh ý thức về quốc gia dân tộc, là chất keo dính liên kết các tộc người
Mặt khác, cũng không ngoại trừ có những tộc người do mất tổ quốc ban đầu của mình, phải lang thang cư trú rải rác ở từng quốc gia dân tộc khác nhau, nhưng ý thức tộc người vẫn rất chặt chẽ, mặc dù trên thực tế, những tiêu chí tộc người đã mờ nhạt Mối liên kết duy nhất là ý thức, là tinh thần tộc người với một
số biểu tượng trong lối sống, tín ngưỡng Tộc người Do Thái đã thành lập quốc
Trang 36gia Israel, đa số các tộc dân vẫn cư trú ở nhiều nước khác nhau Tộc người Tsưgan vẫn sống thành từng nhóm di cư khắp nơi, nhưng giữa các nhóm vẫn có mối liên kết chặt chẽ nhờ cùng chung ý thức tộc người,…
Đối với những trường hợp tộc người có dân số ít, cư trú ở các miền ngoại vi,
do nguyên nhân lịch sử nhất định, quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa,… không được bình đẳng với các tộc người khác, đặc biệt là tộc người chủ thể trong một nhà nước, mặt khác, những tộc người này thông thường có ý thức tộc người đậm đà hơn
ý thức quốc gia dân tộc nên thường nảy sinh mâu thuẫn với tộc người người khác, thậm chí là xung đột dẫn đến ly khai của các tộc người ra khỏi quốc gia
Có thể nói, xác định những đặc điểm tộc người là căn cứ quan trọng để chúng
ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người
1.2.3 Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam
Vấn đề làm rõ đặc điểm tộc người phục vụ cho công cuộc phát triển bao giờ cũng được các quốc gia đặt ra trong chiến lược của mình Ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm tộc người là căn cứ quan trọng để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước Trong đó, không chỉ làm rõ những đặc điểm của các tộc người thiểu số cư trú trên đất nước ta, ở các miền khác nhau,
mà còn chỉ ra những đặc điểm của tộc người đa số là tộc người Kinh, từ sự hình thành, sự xuất hiện và biến đổi của các khối cộng đồng người, cho đến những đặc điểm về sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và mối quan hệ giữa các tộc người ở Việt Nam đang là vấn đề quan tâm nghiên cứu của nhiều cấp, nhiều ngành trong cả nước
Đó cũng là cơ sở để xem xét, đánh giá nhằm chỉ ra diện mạo riêng của mỗi tộc người và những đặc điểm thống nhất của dân tộc Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp đổi mới Nghiên cứu đặc điểm các tộc người ở Việt Nam cần làm rõ một số yếu tố được coi là bộ phận cấu thành tạo nên những đặc điểm đó:
Thứ nhất, nguồn gốc lịch sử của các tộc người ở Việt Nam
Đây là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa to lớn trong xác định đặc điểm các tộc người Việt Nam Khi tìm hiểu nguồn gốc của các tộc người ở nước ta, thường xem xét trên những phương diện sau:
Trang 37Về những huyền thoại, đề cập đến nguồn gốc các tộc người ở Việt Nam,
có nhiều câu chuyện văn học dân gian đều cho rằng, tất cả các tộc người nước ta đều cùng chung một nguồn gốc, phản ánh quan hệ tốt đẹp có tính chất truyền thống giữa các tộc người Đành rằng văn học dù là văn học dân gian bao giờ cũng có tính hư cấu, nhưng không thể phủ nhận được hạt nhân thực tế lịch sử chứa đựng trong nó Ví dụ, chuyện “Quả bầu mẹ” của người Khơ Mú và nhiều tộc người ở Tây Bắc nước ta giải thích các tộc người có chung một nguồn gốc; chuyện “Đôi chim” của tộc người Mường kể rằng chim Âu, cái Ứa đẻ ra hàng trăm, hàng nghìn trứng nở ra người Kinh, người Mường, người Thái, người Khơ Mú ; chuyện của tộc người Ba Na, Ê Đê kể rằng người Kinh, người Thượng là anh em một nhà; người Mông có chuyện các tộc người cùng một cục thịt phân ra treo ở trên các cây Đào, Lý, mà thành; người Ba Na có chuyện một gốc nhiều cành; đặc biệt là chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng,
nở ra trăm người con trai, năm mươi người con theo cha xuống biển, trở thành người Kinh, năm mươi người con theo mẹ lên núi thành các tộc người thiểu số,
Về lịch sử cư trú, có tộc người đã là cư dân bản địa ở Việt Nam, nhưng cũng
có những tộc người cư trú ở Việt Nam khoảng 200 đến 300 năm Các tộc người này vốn cư trú ở phía nam Trung Quốc nhưng do sức ép và sự bành trướng của một số tộc người phía Bắc nên đã di cư xuống phương Nam, trong đó có Việt Nam
Các tài liệu lịch sử cho thấy, trong các tộc người ở nước ta, có những tộc người có quan hệ với nhau về nguồn gốc lịch sử, như các tộc người Kinh và Mường là con cháu của người Lạc Việt (người Việt cổ), là chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn Người Tày, Thái, Nùng là những bộ phận của người Tày - Thái
cổ, trong quá trình lịch sử đã tách thành các tộc người Tày, Thái, Nùng Người Mông, Dao xưa kia có cùng nguồn gốc, sau tách thành các tộc người Mông, Dao
và Pà Thẻn Cũng có những tộc người khác nhau về nguồn gốc lịch sử như giữa tộc người La Hủ và Lô Lô, giữa Vân Kiều và Sán Dìu,…
Về nhân chủng, các tộc người ở Việt Nam đều thuộc tiểu chủng
Mông-gô-lô-ít phương Nam, với hai loại hình là Nam Á và Anhđônêdiên, phần lớn thuộc
Trang 38loại hình Nam Á Những tộc người thuộc nhóm loại hình Anhđônêdiên như các tộc người Thượng ở Tây Nguyên, người Bru Vân Kiều,… Các tộc người thuộc nhóm loại hình Nam Á như người Việt, Khơ Me và một số tộc ít người ở phía Bắc
Thứ hai, cơ sở kinh tế - xã hội của các tộc người ở Việt Nam
Yếu tố kinh tế - xã hội là cơ sở để đánh giá những tiến bộ xã hội và phát triển tộc người Việc xem xét, làm rõ những vấn đề kinh tế - xã hội gồm nhiều phương diện: sản xuất - kinh tế, các quan hệ xã hội, những biến đổi của các tộc người trong những năm gần đây Đó không chỉ là những vấn đề có ý nghĩa lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao
Về kinh tế, nền kinh tế truyền thống của các tộc người ở nước ta đều dựa
trên sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó, trồng trọt là chủ đạo, chăn nuôi nhỏ
bé và phụ thuộc vào trồng trọt Thủ công nghiệp là bộ phận gắn chặt với nông nghiệp; nghề thủ công của phần lớn các tộc người thiểu số là thủ công gia đình Trừ người Việt và người Hoa, còn hầu hết các tộc người thiểu số đều không chủ động về thương nghiệp, chỉ có một số ít cư dân của một số tộc người sống tại những vùng cửa khẩu biên giới hoặc các trục đường giao thông lớn có điều kiện phát triển thương nghiệp
Cho đến nay, những biến đổi về kinh tế - xã hội theo hướng phát triển kinh tế thị trường đã xuất hiện ở nhiều nơi, song ở nhiều tộc người, nền sản xuất mang nặng tính tự nhiên, tự cấp tự túc, không tạo ra sự phân công lao động triệt
để giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp - thủ công nghiệp và thương nghiệp nên khó tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa, không dẫn đến hình thành các trung tâm công – thương nghiệp lớn có tác dụng thúc đẩy, tạo ra sự đột biến đối với nền kinh tế
Về xã hội, các tộc người ở vùng đồng bằng với điều kiện tự nhiên thuận
lợi, đồng thời sớm được tiếp thu các yếu tố văn minh, hiện đại nên có đời sống văn hóa – xã hội tương đối phát triển Một số tộc người ở miền núi còn chịu ảnh hưởng tàn dư của thời kỳ phong kiến sơ kỳ
Trang 39Thứ ba, sinh hoạt văn hóa của các tộc người ở Việt Nam
Ở nước ta, mỗi một tộc người, dù đa số hay thiểu số, dù mức độ phát triển
có khác nhau, cũng đều có nền văn hóa độc đáo của mình và đều đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại Trong việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mang tính tộc người, làm rõ những đặc điểm văn hóa từng tộc người, lấy ra những yếu tố lành mạnh, quý giá cần cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước Những giá trị văn hóa này có thể được đánh giá trên cơ sở phân loại các loại
hình văn hóa như: văn hóa vật chất (loại hình nhà cửa, cách ăn mặc, trang sức, các nghề thủ công, các công cụ sản xuất,…), văn hóa tinh thần (các loại bẫy săn bắt,
hoa văn, âm nhạc, khí cụ, các điệu múa, hát,… có thể ở các mặt tri thức như nghệ
thuật dân gian, đoán định thời tiết,…), văn hóa xã hội (tập quán gia đình, xã hội
như tình yêu thương làng bản, tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cần cù lao động, kinh nghiệm sản xuất,…)
Có thể xem xét đặc điểm văn hóa các tộc người ở nước ta dựa trên sự
phân loại về ngôn ngữ Ở Việt Nam có ba dòng ngôn ngữ, mỗi dòng đó lại bao
hàm nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau: dòng Nam Á, dòng Nam Đảo, dòng Hán
– Tạng Hay, phân loại văn hóa các tộc người ở Việt Nam theo sắc thái văn hóa địa phương, vùng như: khu vực văn hóa Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ,
các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ; có thể phân loại theo địa hình cư trú: văn hóa vùng cao, văn hóa rẻo giữa, văn hóa vùng thấp, văn hóa thung lũng, văn hóa đồng bằng, văn hóa vùng ven biển và hải đảo,…
Các tộc người ở nước ta với những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự phong phú và đa dạng; đồng thời cư dân các tộc người đều là những cư dân của văn hóa nông nghiệp trồng cấy vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng gắn bó trong quá trình dựng nước và giữ nước, cùng liên kết để chinh phục thiên nhiên, đều có ý thức về quốc gia chung và đóng góp vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng
Trang 40Thứ tư, ý thức tự giác tộc người ở Việt Nam
Dân tộc Việt Nam được xây dựng ngay từ ban đầu trên cơ sở là hai khối
Âu và Lạc, bao gồm trong đó từng khối các tộc người khác nhau Dân tộc Việt Nam phát triển lên nhờ công sức của các tộc người cư trú từ trước và các tộc người tự nguyện gia nhập về sau
Là một quốc gia đa tộc người, do hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động, sự hình thành của các tộc người ở Việt Nam, nhất là ở các vùng miền núi, vùng biên giới diễn ra rất phức tạp Có những tộc người được hợp nhất từ những bộ lạc hay liên minh bộ lạc được phát triển lên, đang hoặc đã hình thành nhà nước, rồi bị chia ra thành những nhóm địa phương khác nhau, cư trú xen kẽ với các tộc người khác, một số đã ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao Số tộc người này cũng bị xé lẻ cư trú rải rác ở các khu vực lãnh thổ khác nhau Ý thức về một nguồn gốc chung, về một lịch sử chung rất mờ nhạt Ở những cộng đồng đó, lãnh thổ tộc người không còn nữa Trong hoàn cảnh đó, có tộc người còn giữ được ý thức là một cộng đồng như thủa ban đầu, có tộc người lại tự phân thành nhiều nhóm địa phương hay có bộ phận đã hòa vào các tộc người cộng cư Việc xác định tộc người thường thông qua một số tên tự gọi, số phận lịch sử thể hiện qua một huyền thoại chung, những câu chuyện gắn liền với sự thiên di, chuyển cư, những sự kiện lịch sử, những kiêng cữ, những yếu tố trong nghi lễ hay những dấu hiệu bất kỳ mà tộc người nào đó tự nhận hay tộc người bên cạnh gán cho
Do đó, có thể coi tiêu chí tự giác tộc người là dấu hiệu nhận ra những tộc người
Có thể thấy ở các tộc người hay nhóm địa phương thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến
ở Tây Bắc, Môn – Khơ Me cư trú suốt dọc Trường Sơn – Tây Nguyên và Tây Bắc, tập trung ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, miền núi tỉnh Quảng Nam, Bắc Kon Tum, phía Nam Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ,… Đối với các nhóm này, cần có những nghiên cứu thực tế, bàn bạc một cách nghiêm túc, không nên áp đặt cũng không được buông xuôi để họ tự khai báo thành phần tộc người một cách đơn giản Cần có sự kết hợp giữa kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học cung cấp với sự tự giác tộc người một cách đúng đắn trên cơ sở sự hiểu biết đầy đủ của người dân khi xác định một tộc dân thuộc tộc người nào đó