1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo tỉnh ninh bình

9 565 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 361,82 KB

Nội dung

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình Phạm Thị Thanh Xuân Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Kinh tế chính trị; Nguồn nhân lực Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài người hiện nay đang hướng tới một xã hội hiện đại văn minh, nơi mà có sự kết hợp hài hòa giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Để đạt được mục tiêu đó, điều quan trọng là phải tìm ra được động lực cơ bản của sự phát triển.Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã xác định: “ nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [21]. Trước đó, tại đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định: “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, là động lực trực tiếp của sự phát triển”. Trong giai đoạn hiện nay, khi trí tuệ trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia thì Giáo dục – Đào tạo không đơn thuần chỉ là phúc lợi xã hội mà còn là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục – Đào tạo có vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia. Trong Giáo dục – Đào tạo, vấn đề chất lượng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo là vấn đề đặc biệt quan trọng, là cốt lõi tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tại tỉnh Ninh Bình đang ở một thời kỳ rất khó khăn do chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nguồn nhân lực bổ sung chất lượng cao cho lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo đang thiếu hụt do môi trường và điều kiện làm việc không hấp dẫn, trong khi yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với nguồn nhân lực lại rất cao. Trước tình hình đó, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình hiện nay. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện của tỉnh. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Tỉnh Ninh Bình cần phải làm gì để có được nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế? 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo là nhu cầu cấp bách cho phát triển nguồn nhân lực của cả nước trong giai đoạn hiện nay, vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, và các bài nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có thể phân thành hai nhóm: nhóm 1, gồm những bài nghiên cứu về nguồn nhân lực nói chung; và nhóm 2, gồm những bài nghiên cứu có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. Cụ thể như sau:  Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm 1gồm: - “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, coi đó yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách chỉ ra rằng, sự phát triển thành công và cất cánh của một quốc gia luôn gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, tức là “chiến lược trồng người”. - "Đi vào thế kỷ XXI, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", của Phạm Minh Hạc, đăng trên tạp chí Lao động - Xã hội số 215 năm 2003. Bài nghiên cứu chỉ ra vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề nguồn nhân lực. Tác giả khẳng định: nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nội lực Việt Nam, phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bài viết đưa ra thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra những tư tưởng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong tương lai. - "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế", của Phạm Công Nhất, tạp chí Cộng sản số 786 tháng 4 năm 2008. Tác giả phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay về số lượng, chất lượng. Đặc biệt, điểm nhấn trong bài viết của tác giả chính là chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang còn nhiều hạn chế, yếu kém, cho dù nước ta có nguồn nhân lực dồi dào. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực nước ta, đưa ra nguyên nhân của những yếu kém đó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp để có thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - "Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", của Phạm Quốc Trung và Trần Đăng Thịnh, bài viết trên tờ Economy and Forecast Review năm 2009. Bài viết đã nêu ra những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân của những bất cập đó và trên cơ sở đó đưa ra năm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Bao gồm: (1), nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; (2), nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; (3), nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; (4), xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân lực; (5), tăng cường mở rộng phối hợp và hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực. - "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và triển vọng", của Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương, tạp chí Nghiên cứu Con người số 1 năm 2010. Trong bài viết, tác giả đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra triển vọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số khuyến nghị để phát triển nguồn nhân lực này, bao gồm: (1), giáo dục đại học cần gắn chặt với nhu cầu xã hội; (2), kiểm soát chất lượng đầu ra của giáo dục đại học, sau đại học; (3), công tác hướng nghiệp cần được tổ chức có hệ thống từ phổ thông đến đại học; (4), tăng cường giao lưu quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam", của Lê Thị Hồng Điệp, luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội năm 2010, mã số 62.31.01. Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với quá trình hình thành nền kinh tế tri thức. Luận án cũng đưa ra nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam từ 2001-2007, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam. - "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", của Trần Cao Hoàng, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, năm 2012, mã số 60.31.07. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao. Luận giải một cách khoa học nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là động lực cho sự phát triển và mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế cho các tỉnh thành địa phương. Khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng nguồn nhân lực đó, đưa ra những giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về mặt chất lượng nguồn nhân lực, đề xuất một số phương hướng, giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tỉnh Ninh Bình. * Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm 2 gồm: “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị 2005, trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số 60 31 01. Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, thực trạng nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn 1997 - 2004, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo nước ta trong những năm tiếp theo. Tác giả đưa ra 4 giải pháp cơ bản, bao gồm: (1), Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo; (2), Xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo; (3), Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực Giáo dục - Đào tạo; (4), Phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo; trong đó nhấn mạnh sự cấp bách của nhóm giải pháp thứ nhất và thứ hai. - “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” của Trần Thị Minh Giới, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. Trong bài viết, tác giả có nêu: “khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, thì phát triển Giáo dục - Đào tạo là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng chiến lược của con người” [24]. Cùng với việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của Giáo dục - Đào tạo ở tất cả các bậc học, tác giả cũng đưa ra khẳng định vai trò quyết định của chất lượng đội ngũ giáo viên đối với chất lượng nhân lực xã hội, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: nâng cao mức sống và điều kiện làm việc cho giáo viên; nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên; có chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp - “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của Phí Văn Hạnh, bài viết trên tạp chí Tổ chức Nhà nước năm 2008. Trong bài viết, tác giả cho rằng muốn nâng cao chất lượng giáo viên thì cần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo; đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa; đổi mới công tác bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo; tạo lập hệ thống động lực cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông. - “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Bình Định”, của Phạm Minh Tú, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực Kinh tế Phát triển, mã số 60.31.05, năm 2011. Dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, tác giả đưa ra 4 giải nhóm pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực giáo dục tỉnh Bình Định. Bao gồm: (1), nhóm giải pháp phát triển số lượng và cơ cấu giáo viên; (2), nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ giáo viên; (3), nhóm giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ giáo viên và (4), các giải pháp bổ sung khác. Các công trình nghiên cứu trên đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa về mặt khoa học, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. Các công trình nghiên cứu trên đều đi đến nhận thức chung, đó là: vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo nói riêng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Những nghiên cứu trên có đóng góp quan trọng về mặt khoa học và là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả tham khảo phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình. Tuy vậy, vấn đề nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Chính vì vậy, đề tài luận văn của tác giả sẽ nghiên cứu để tìm hiểu mảng trống nhận thức và thực tiễn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình hiện nay, tìm ra những hạn chế trong vấn đề này và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực này từ nay đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến nay. + Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên tất cả các phương diện: quy mô, trình độ và cơ cấu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: như trên đã đề cập, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo bao gồm nhiều bộ phận, thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Do khuôn khổ luận văn có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu bộ phận quan trọng nhất là đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từ cấp học mầm non đến cao đẳng, đại học. Vì đây là đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Giáo dục – Đào tạo Ninh Bình. - Phạm vi không gian: trong phạm vi tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay và định hướng cho những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, luận văn sử dụng các phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp của kinh tế chính trị nhằm đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với nhiều nhân tố khác để tìm ra được bản chất của đối tượng. - Phương pháp cụ thể: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử, những phương pháp này được luận văn sử dụng nhằm thấy rõ sự phát triển về chất lượng, số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo.1 6. Đóng góp của luận văn - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. - Đánh giá khách quan thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu. Nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Ninh Bình từ năm 2000 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 References Tiếng Việt 1. Trần Tuệ Anh, Lê Thị Thanh Huyền(2011), Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Động lực cần thiết để phát triển nhanh, bền vững tại Việt Nam, hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – nhu cầu cấp bách, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9. 2. Hoàng Chí Bảo (1993), Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người, Tạp chí Triết học, số13. 3. Tần Xuân Bảo (2012), Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý, kinh nghiệm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 25/05/2009 về Ban hành điều lệ trường cao đẳng. 5. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Nội vụ (2006), Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở Giáo dục Phổ thông công lập, số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23/8/1006. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 7. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2011), thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 về đăng ký hoạt động dạy nghề, Hà Nội. 8. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 9. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế- xã hội của nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học, số 4-1990. 11. Cục Thống kê Ninh Bình (2001), Niên giám thống kê 2000, NXB Thống kê. 12. Cục Thống kê Ninh Bình (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê. 13. Cục Thống kê Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê. 14. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Bùi Văn Dũng(2011), Giải pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển, đại học Đà Nẵng, mã số 60.31.05. 16. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị số 8, tháng 8 năm 2002. 18. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo (2008), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay; Tạp chí Lao động và xã hội, số 329, tháng 2 - 2008. 19. Vũ Thùy Dương, Nguyễn Thu Phương, Trần Lê Minh Trang (2013), Một vài kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đài Loan và Trung Quốc, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, NXB Chính trị quốc gia, 1993. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Lê Thị Hồng Điệp (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trong lĩnh vực: Kinh tế chính trị; Trường Đai học Kinh tế, mã số: 62.31.01.01. 23. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07-14, Hà Nội. 24. Trần Thị Minh Giới (2005), Phát triển Giáo dục - Đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Phạm Minh Hạc(2003), Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Lao động- Xã hội, Số 215. 27. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Phí Văn Hạnh (2008), Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tạp chí Tổ chức Nhà nước. 29. Trần Cao Hoàng(2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn Thạc sĩ trong lĩnh vực: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, đại học kinh tế. Mã số: 60.31.07. 30. Đinh Sơn Hùng, Trần Gia Trung Đỉnh (2011), Tổng quan lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao, Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – Nhu cầu cấp bách, thành phố Hồ Chí Minh tháng 9/2011. 31. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Đặng Hữu(2003), Chính sách phát triển nguồn lực con người cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên cơ sở tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo. Tạp chí khoa học xã hội số 1(59). 33. Hướng nghiệp - đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (08/6/2006), Báo Giáo dục thời đại, thứ năm. 34. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu con người số 1/2010. 37. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị 14 tháng 2 năm 2007. 39. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Huy Lê (2006), Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao, Báo Nhân dân ngày 09/7/2006. 41. Vương Liêm (2006), Về chiến lược con người Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 42. Hoàng Văn Liên - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (14/4/2006), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - bài toán hóc búa của doanh nghiệp trẻ, Báo điện tử - thời báo Kinh tế Việt Nam. 43. Lê Thị Thanh Mai (2011), Quy hoạch cơ cấu đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, Kỷ yếu hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học”, thành phố Hồ Chí Minh. 44. Lê Thị Phương Nam, Hoàng Văn Lợi (2012), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015, Viện nghiên cứu Lập pháp. 45. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 46. Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản số 786, tháng 4 năm 2008. 47. Phạm Thành Nghị (2009), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu con người số 2 (41) năm 2009. 48. Phạm Thành Nghị (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 50. Phát huy nguồn nhân lực nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta (2002), Kỷ yếu khoa học nông nghiệp. 51. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị 2005, mã số 60 31 01. 52. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ 1978 đến nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 53. Phạm Văn Quốc, Đoàn Thanh Thủy(2012), Những vấn đề mới về phát triển nguồn nhân lực tại đại hội XI, tạp chí Phát triển nhân lực số 1. 54. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục. 55. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội. 56. Văn Tất Thu (2011), Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1/2011. 57. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020. 58. Thủ tướng Chính phủ (2001), quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010. 59. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. 60. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 331/QĐ-TTg về chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010. 61. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạp chí Khoa học - Công nghệ, số 05 năm 2010. 62. Tỉnh ủy Ninh Bình (2014), kế hoạch số 92-KH/TU ngày 13/01/2014 về kế hoạch thực hiện nghị quyết 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế. 63. Alvil Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 64. Phạm Quốc Trung, Trần Đăng Thịnh(2009), Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, tạp chí Economy and Forecast Review. 65. Phạm Minh Tú (2011), Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Bình Định, luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực Kinh tế Phát triển, mã số 60.31.05. 66. Phạm Hồng Tung (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, NXB Thế giới, Hà Nội 68. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới) (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Từ điển Tiếng Việt (1994), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 70. UBND tỉnh Ninh Bình, đề án số 04/ĐA-UBND ngày 28/6/2013 về đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến 2030. 71. UBND tỉnh Ninh Bình, kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 8/10/2012 về thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 tỉnh Ninh Bình. 72. UBND tỉnh Ninh Bình (2012), quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 19/10/2012, về phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2020. 73. UBND tỉnh Ninh Bình, quyết định số 2171/2007/QĐ-UBND ngày 14/9/2007 về đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ lãnh đạo quản lý và đối tượng dự nguồn giai đoạn 2007-2015. 74. Trần Mai Ước( 2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thủ đô, Hội thảo khoa học “Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Thủ đô”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 75. Trần Mai Ước(2010), Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế - xã hội trong cương lĩnh đổi mới”, Trường Đại học Kinh Tế Tp. HCM, Tạp Chí Cộng Sản. 76. Trần Mai Ước(2010), Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh với xu thế hội nhập, Hội thảo khoa học “Xây dựng nhà trường tiên tiến, chất lượng cao thời kỳ hội nhập”, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. 77. “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, (tháng 2 năm 2008), tạp chí Lao động – xã hội, số 329 năm 2008. 78. Viện Chiến lược Phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường, đề tài nghiên cứu cấp Bộ. 79. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 80. Vũ Thiện Vương (2001), Phát triển giáo dục đào tạo với tư cách điều kiện kiên quyết để phát huy nguồn lực con người. Tạp chí khoa học - xã hội số 3(49)/2001. 81. Đàm Đức Vượng (2008), Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt Nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Tháng 12/2008. Tiếng Anh 82. J. Hattie (1992), “Measuring the effects of school”, Austraulian Journal of Education, Vol 36. 83. David K. H. Begg, Stanley Fischer, Rudiger W. Dornbusch (2008), Economics, McGraw- Hill Higher Education. Website 84. Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ qua đào tạo nghề (CMKT). Cập nhật năm 2011 http://mic.gov.vn/daotaonghe/thongke/Trang/C%C6%A1c%E1%BA%A5ulao%C4%91%E1%B B%99ngc%C3%B3vi%E1%BB%87cl%C3%A0mchiatheotr%C3%ACnh%C4%91%E1%BB%9 9qua%C4%91%C3%A0ot%E1%BA%A1ongh%E1%BB%81(CMKT).aspx 85. Đầu tư cho chất lượng giáo dục, đâu là trọng điểm Cập nhật ngày 8 tháng 11 năm 2003 Vietbao.vn/xahoi/dautuchochatluonggiaoducdaulatrongdiem/40008099/423 86. Giáo viên - lực lượng chủ công trong công cuộc đổi mới. Cập nhật ngày 15 tháng 2 năm 2014 http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/bai-2-giao-vien-luc-luong-chu-cong- trong-cong-cuoc-doi-moi/287773.html 87. Tiến độ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi còn chậm. Cập nhật ngày 3 tháng 4 năm 2014 http://nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/22785802-tien-do-pho-cap-giao-duc-mam-non-cho- tre-nam-tuoi-con-cham.html 88. Trăn trở 1 chữ Thầy Cập nhật ngày 14 tháng 4 năm 2014 http://www.baomoi.com/trantromotchuthay/59/13555629.epi . nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. - Đánh giá khách quan thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Ninh Bình. tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Ninh Bình. phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo của tỉnh

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w