Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Việt Nam trong thời gian tới.. Bởi vậy tác giả đặt vấn đề và chọn đề tài này để ngh
Trang 1Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Việt Nam
Trần Quốc Tuấn
Trường Đại học Kinh tế Luận án Tiến sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62 31 01 01
Người hướng dẫn: PGS TS Trịnh Thị Hoa Mai
Năm bảo vệ: 2014
Abstract Đã xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà
nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Các tiêu chí này bao gồm : tiêu chí đánh giá về số lượng, Tiêu chí đánh giá về chất lượng; Tiêu chí đánh giá về cơ cấu, tổ chức nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Sử dụng các tiêu chí này đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Việt Nam Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Việt Nam trong thời gian tới
Keywords Kinh tế chính trị; Nguồn nhân lực; Quản lý nhà nước; Đo lường chất lượng
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
Từ năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế, chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ tăng trưởng và khá ổn định Chính sách mở cửa, hội nhập tạo điều kiện giao thương hàng hoá nhưng cũng tạo ra thách thức về năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam với hàng ngoại Bên cạnh những hàng hóa đảm bảo chất lượng có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế còn nhiều hàng hóa không đảm bảo chất lượng Tình trạng hàng hóa không đảm bảo an toàn , đo lường, chất lượng, hàng giả đã gây thiệt hại cho nền kinh tế, người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh chân chính, trở thành những vấn đề nóng mà Quốc hội, Chính phủ, người dân quan tâm, lo lắng và bức xúc
Thực chất của bức xúc này dưới góc đô ̣ kinh tế chính tri ̣ chính là xung đô ̣t về lợ i ích trước mắt với lợi ích lâu dài giữa các nhóm xã hô ̣i: một bộ phận của nhóm sản xuất kinh doanh với mu ̣c tiêu lợi nhuâ ̣n là chủ yếu mà không quan tâm về chất lượng với nhóm người tiêu dùng thì cần giá cả hợp lý , chất lươ ̣ng và giá trị sử dụng Mâu thuẫn giữa nhóm quản lý chất lượng quản lý theo các quy định , quy chuẩn vì l ợi ích của xã hội, cộng đồng người tiêu dùng với m ột
bộ phận của nhóm sản xuất kinh doanh luôn có xu hướng không tuân theo các quy đi ̣nh vì tối đa lợi ích trước mắt Mâu thuẫn giữa nhóm quản lý chất lượng theo các quy định, quy chuẩn với người sử dụng hàng hoá không có ý thức chấp hành pháp luật, mà chỉ cần vì lợi ích trước mắt mà mua, sử dụng hàng hoá trốn tránh thực hiện quy định của pháp luật về chất lượng, hàng nhập lậu,
Trang 2nhưng giá rẻ Mâu thuẫn giữa một bộ phận của nhóm sản xuất kinh doanh chân chính vì lợi ích lâu dài phát triển doanh nghiệp với bộ phận của nhóm sản xuất kinh doanh gian dối, chụp giật, vì lợi ích trước mắt và bất hợp pháp
Quản lý nhà nước về TCĐLCL là thực hiện vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết hài hòa các mâu thuẫn trên thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về TCĐLCL, tổ chức thực thi các chính sách đó
Hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL được thực hiện bởi nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL Do đó hiệu lực và hiệu quả của hoạt động này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL
Công tác quản lý nhà nư ớc về tiêu chuẩn đo lường chất lượng th ời gian qua tuy đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần đảm bảo đo lường, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhưng còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu
Bởi vậy nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích người tiêu dùng, góp phần cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, tạo điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế
Để nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước hiện nay có rất nhiều vấn đề cần giải quyết như:
- Phải có hệ thống đồng bộ các văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý TCĐLCL
đó là các Luật, Nghị định, Thông tư, các Quy chuẩn kỹ thuật cần thiết
- Phải có hệ thống tổ chức cơ quan tiêu chuẩn đo lườ ng chất lươ ̣ng đ ủ năng lực thực thi công tác quản lý, kiểm tra đo lườ ng chất lươ ̣ng sản phẩm, hàng hóa
- Phải có nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lườ ng chất lươ ̣ng có đủ năng lực, phẩm chất
- Phải có hạ tầng kỹ thuật đo lường, thử nghiệm đủ mạnh đáp ứng yêu cầu đo lường, phân tích, thử nghiệm, giám định chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Nhưng theo tác giả vấn đề mấu chốt nhất hiện nay cũng như lâu dài cho sự phát triển của ngành TCĐLCL đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là vấn đề phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam như
thế nào? Việt Nam cần phải làm gì để có thể phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay? Những câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời xác đáng và vẫn cần phải có các nghiên cứu tiếp theo
Bởi vậy tác giả đặt vấn đề và chọn đề tài này để nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL; Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Đề tài này xuất phát từ thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL hiện nay ở nước
ta
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản
lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam thời gian qua, khuyến nghị các giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 3- Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL Xây dựng bổ sung các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL
- Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL Việt Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí các tiêu chí đã xây dựng
- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam, cụ thể là:
+ Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam + Các chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Việt Nam, giai
đoạn từ năm 2008 đến nay
- Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL tại các cơ quan quản lý nhà nước về TCĐLCL ở trung ương và địa phương Đối tượng khảo sát cụ thể là Tổng cục TCĐLCL và Chi cục TCĐLCL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp:
4.1 Nghiên cứu tài liệu
- Các giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, luận án và các bài viết liên quan tới phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong các lĩnh vực: quản lý nhà nước, khoa học và công nghệ, TCĐLCL phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài
- Các tài liệu, văn kiện, nghị quyết của Đảng, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, khoa học và công nghệ, TCĐLCL
- Sưu tầm, biên dịch các tài liệu về nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL và hoạt động TCĐLCL ở một số nước, khu vực như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU
4.2 Điều tra, khảo sát trên cơ sở các bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu
- Khảo sát thực tế nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL ở cơ quan TCĐLCL cấp trung ương là Tổng cục TCĐLCL và cơ quan TCĐLCL địa phương tại một số tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh
- Điều tra bằng bảng câu hỏi, gửi cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TCĐLCL ở trung ương và Chi cục TCĐLCL 63 tỉnh thành phố cả nước
Tác giả luận án đã tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát về nhân lực quản lý nhà nước
về TCĐLCL tại 24 đơn vị trực thuộc Tổng cục TCĐLCL và 63 Chi cục TCĐLCL tỉnh thành phố Đã phát ra 87 phiếu điều tra và nhận về 87 phiếu điều tra (Xem mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục 8)
- Thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia, nhà quản lý về TCĐLCL ở cấp trung ương, địa phương về đánh giá thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước
về TCĐLCL (Kết quả phỏng vấn ở Phụ lục 9)
4.3 Phân tích, tổng hợp, so sánh
- Sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý dữ liệu điều tra khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL; Kết quả điều tra được xử lý, tổng hợp, phân tích và so sánh với số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ở chương 3
Trang 4- Tổng hợp từ các tài liệu, kêt quả điều tra khảo sát, ý kiến chuyên gia, nhà quản lý để xây dựng các chuyên đề và luận án
4.4 Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia
Thực hiện tọa đàm, hội thảo tại Khoa kinh tế Chính trị Trường Đại học Kinh tế, xin ý
kiến chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng : Kinh tế chính trị, kinh tế phát triển, tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, khoa học và công nghệ về các chuyên đề và nội dung của Luận án
5 Đóng góp mới của Luận án
- Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL theo các
tiêu chí hiện hành (đối với nhân lực) và tiêu chí mới bổ sung (đối với nguồn nhân lực) do tác giả
đề xuất;
- Rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước nói chung và nói riêng về TCĐLCL;
- Khuyến nghị giải pháp mới và cách tiếp cận mới trong lựa chọn giải pháp như: Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL trong bối cảnh cải cách hành chính, tinh giảm biên chế quản lý nhà nước, đó là sử dụng người tiêu dùng tham gia giám sát về TCĐLCL
6 Bố cục của Luận án
Toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày thành một luận án dài 161 trang với bố cu ̣c 4 chương (không kể phần Phụ lục, Tài liệu tham khảo) như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TCĐLCL
Chương 2: Cơ sở lý luâ ̣n và th ực tiễn về phát triển nguồn nhân lực qu ản lý nhà nước về TCĐLCL
Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nư ớc về tiêu chuẩn đo lường chất lươ ̣ng tại Viê ̣t Nam
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về
tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Viê ̣t Nam
References
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
3 Ban Tuyên Giáo Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI NXB Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
4 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1998), Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm, Hà Nội
5 Bộ Khoa học và Công nghệ, Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020, Hà Nội
6 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Trường Cán bộ quản lý (2000), Quản lý nhà nước về KH&CN, Hà Nội
7 Bộ Khoa học và công nghệ (2010), Dự thảo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, Hà Nội
8 Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học – đề tài KX
02.08/11-15, Hà Nội
Trang 59 Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Báo cáo kết quả Đề tài cấp nhà nước KX 05-11 về nguồn nhân lực hành chính nhà nước, Hà Nội
10 Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Chương trình khung đào tạo kiểm soát viên chất lượng, Hà Nội
11.Bộ Nội vụ (2009), Thông tư sô 10/2009/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Hà Nội
12.Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2013), Báo cáo Kết quả điều tra nhân lực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội
13 Học Viện Chính trị- Hành chính Quốc gia (2009), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý nhà nước - Chương trình chuyên viên cao cấp - Quyển I Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính – NXB Khoa ho ̣c và kỹ thuâ ̣t, Hà Nội
14 Học Viện Chính trị- Hành chính Quốc gia (2009), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý nhà nước - Chương trình chuyên viên cao cấp - Quyển II Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực -
NXB Khoa học và kỹ thuâ ̣t, Hà Nội
15 Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam (2003), Kỷ yếu Hội thảo Đại hội lần thứ nhất, Hà Nội
16 OECD(2002), Bảng chú giải các thuật ngữ trực tuyến
17.Quốc hội (2006), Luâ ̣t Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Hà Nội
18 Quốc hội (2007), Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, Hà Nội
19 Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức, Hà Nội
20 Quốc hội (2010), Luật Viên chức, Hà Nội
21 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng(2012), Báo cáo 50 năm hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội
22 Tổng cục Thống Kê (2013), Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, NXB Thống Kê, Hà Nội
23.Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội
24 Thủ tướng Chính phủ (2010) Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội
25 Thủ tướng Chính phủ (2012),Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,Hà Nội
26 Phạm Thanh Bình (1998), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Ngân hàng nhà nước), Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngân hàng Việt Nam thời điểm bắt đầu thế kỷ 21
27 Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
28 Mai Quốc Chánh(1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
29 Trần Văn Chử(1999), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
30 Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và Thực tiễn, NXB Lao động xã hội, Hà Nội
31 David C Korten (1996), Bước vào thế kỷ XXI- Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
32.Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
33 Nguyễn Hữu Dũng (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học – đề tài KX 02.08/11-15, Hà Nội
34 Nguyễn Hữu Dũng (2004), “Nguồn nhân lực Việt nam đầu thế kỷ XXI Một số vấn đề
và hướng phát triển”, Tạp chí hoạt động Khoa học số 2/2004
Trang 635 Nguyễn Hữu Dũng (2004), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt nam, NXB
Lao động xã hội, Hà Nội
36 Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học- NXB Giáo
dục, Hà Nội
37 Trần Xuân Định (2000), Giáo trình Phát triển nguồn nhân lực KH&CN, Hà Nội
38 Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội
39 Lê Huy Đức và cộng sự (2003),Giáo trình Dự báo Phát triển Kinh tế xã hội, NXB
Thống kê, Hà Nội
40 Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
41.Mai Hà (2010), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (KH&CN), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao
42 Đỗ Phú Hải (2009), Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, “Một số giải
pháp về thu hút và giữ người tài trong bộ máy nhà nước”, - Tạp chí Tổ chức nhà nước số 10/2009
43 Hoàng Văn Hoa (2010), Báo cáoKết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX.04.17/06-10, Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn
2011 - 2020
44 Lưu Bích Hồ (2003), Cơ sở khoa học cho xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam đến năm 2020, đề tài khoa học cấp nhà nước, N03-24-07
TĐ, Hà Nội
45 Nguyễn Trọng Hùng (1999), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KHXH.02.03, Nguồn nhân lực trong nước, đánh giá thực trạng và dự báo
46 Nguyễn Đắc Hưng (2005),Tri thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
47.Nguyễn Thị Hương, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành thương mại Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí Kinh tế và phát triển
48.Nguyễn Thị Hường (2004), “Phát triển nhân lực KHCN để đáp ứng nguồn lao
động cho CNH-HĐH đất nước”, Tạp chí Ngân hàng, số 7
49 John S Oakland (1994), Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê, Hà Nội
50 Kaoru Ishikawa (1990) Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật bản, NXB Khoa
học & Kỹ thuật, Hà Nội
51.Nguyễn Văn Khánh(2010), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX.03.22/06-10, Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI
52 Nguyễn Trịnh Kiểm (2009), “Gắn chặt công tác đào tạo, quản lý, sử dụng và đãi ngộ hợp lý nguồn nhân lực KHCN trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13
53 Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm của Đông Á, Hà Nội
54 Đặng Bá Lãm (2001), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Khoa học - Công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực công nghệ ưu tiên
55 Đào Phan Long (2010), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Công thương), Nghiên cứu thực trạng về năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, sản phẩm cơ khí có sức
Trang 7cạnh tranh của cơ khí chế tạo Việt Nam giai đoạn 2001-2009 Đề xuất giải pháp phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn cơ khí chế tạo giai đoạn 2010 - 2015
56.Nguyễn Lộc (2004), Báo cáoKết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Công thương), Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu của xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế
57.Nguyễn Đình Luận (2005), “Phát triển nguồn nhân lực KHCN trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số tháng 5
58.Lương Ban Mai (2005), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, B05-38-09 TĐ, Thực trạng năng lực đội ngũ hành chính nhà nước Việt Nam
59.Trần Thị Tuyết Mai (1998), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (KH&ĐT), Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020
60 Phạm Thành Nghị (2004), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX05.11, Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhánh 1: Những vấn đề chung
61.Phạm Thành Nghị (2004), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX05.11,Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Nghiên cứu quản lý nhân lực khoa học
62 Phạm Thành Nghị (2004), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX05.11, Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhánh 2: Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước
63 Bùi Văn Nhơn (2006),Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp,
Hà Nội
64.Paul Hersey, Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc
Gia, Hà Nội
65 Philip B Crosby (1989) Chất lượng là thứ cho không, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
66 Nguyễn Ngọc Phú (2010), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX.02.24/06-10, Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới
67 Hồ Sĩ Quý (2004), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, thuộc chương trình KX.05.01, Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
68.Hoàng Thị Thành (2002), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Một số định hướng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 21
69.Phạm Đức Toàn (2008), “Quản lý nguồn nhân lực và vấn đề thu hút công chức tâm
huyết cống hiến”, Tạp chí tổ chức nhà nước số 9
70 Đinh Văn Toàn (2011), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sỹ kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội
71.Vũ Tiến Trinh(1997), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Giáo dục
và Đào tạo), Nghiên cứu các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trang 872.Tạ Doãn Trịnh (2006), “Phát triển lực lượng NCKH trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế và toàn cầu hoá” Tạp chí Hoạt động khoa học, số10
73.Trần Quốc Tuấn (2008), “ Quản lý chất lượng - Cốt lõi của sự phát triển bền vững”,
Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 2/2008
74 Trần Quốc Tuấn (2008), Báo cáo đợt công tác tại Mỹ, Hà Nội
75 Trần Quốc Tuấn (2009), Báo cáo kết quả Hội thảo về giám sát thị trường được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, Hà Nội
76 V.I.Lênin(1981) Toàn tập, tập29, NXB Tiến bộ, Mátxcơva
77.Ngô Quý Việt, Trần Quốc Tuấn (2006), “Tiêu chuẩn chất lượng - công cụ nâng cao
hiệu quả và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số
12/2006
78 Ngô Quý Việt (2012), “Ngành TCĐLCL - 50 năm đồng hành cùng đất nước “,Tạp chí TCĐLCL, số tháng 3/2012
79 Phan Thị Thanh Xuân(2008), Báo cáo Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Công thương), Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020
Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
80 Abby Liu(2005) “Human resources development in China”, Annals of Tourism Research, Volume 32, Issue 3, July 2005, Pages 689–710
81.Abdullaah Haslinda (2009) " Definition of human resource development, Key
concepts from a National and International context” European Journal of Social Sciences - Volum10, Number 4, page 490)
82 Avram Tripon (2014) “ Innovative Technology for Sustainable Development of Human Resource Using Non-formal and Informal Education”, Procedia Technology, Volume
12, 2014, Pages 598–603
83 Carell, Elbert & Hatfield (1995), “ Human resource management Global strategies for managing a diverse work force”, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jerey
84.Desseler, Griffiths, Lloyd Walker (2007), Human Resuorce Management 3 rd edition Theory, Skills, Application, Pearson, Australia
85 EU,(2011), Science, technology and innovation in Europe Pocketbook, EU
86.Greg G Wang và Judy Y Sun (2009), “ Perspectives on Theory clarifying
theBoundaries of Human Resource Development”, Human Resource Development International,Volum12, Number 1
87.Gomez- Mejia L.R., Balkin D.B., Cardy R.L.,(2001) Managing Human Resources
Prentice Hall New Jersey
88 Hannele Orjala (2011), “Employment rate of highly educated people is high”, Science and technology human resources Review, Finland
89 John R Sparkes, “International Business Review” Volume 9, Issue 5, October 2000,
Pages 599- 612
90 Jean M Johnson (Washington, DC, USA, 1993), Human resources for science& technology: The Asian Region, Special Report NSF 93-303”
91 Kristine Sydhagen và Peter Cunningham(2007), “The Academy of Human resource
development”, Human Resource Development International, volume 10, number 2
92 Leena Storgards (2010),“ Growing number of people in Finland are higly educted”,
http://www.stat.fi/til/tthv/2010/tthv_2010_2012-03-22_tie_001_en.html
93.Leena Storgards (2009), “Employment rate exceptionally high among those with
tertiary level degrees”, http://www.stat.fi/til/tthv/2009/tthv_2009_2011-03-24_tie_001_en.html
Trang 994.Mabey & Salaman.G (1995).“Strategic Human Resource Management”, Blackwell Massachusetts, USA
95.Mark L Lengnick-Hall, Cynthia A Lengnick-Hall và Carolee M Rigsbee “ Human
Resource Management Review” Volume 23, Issue 4, December 2013, Pages 366–377
96.Mello Jefferey A (2006) “Strategic Human Resource Management” Thomson Australia
97 Nigel Haworth (2013), “Compressed Development: Global value chains,
multinational enterprises and human resource development in 21st century Asia”, Journal of World Business, Volume 48, Issue 2, April 2013, Pages 251-25
98.Shuming Zhao & Juan Dua (2012), “Thirty-two years of development of human
resource management in China: Review and prospects”, Human Resource Management Review”, Volume 22, Issue 3, Pages 179–188