Tính cấp thiết của đề tài: Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, giá trị quyền sử dụng đất trở thành tài sản trong phát triển kinh tế đồng thời cũng tạo ra sự công bằng xã hội của người sử dụng đất. Quan hệ đất đai lại trở thành trọng tâm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một chính sách đất đai đúng đắn sẽ tạo ra nguồn lực cho thị trường đầu tư trên đất đồng thời vừa tạo ra sự công bằng xã hội, giải quyết tốt giữa phát triển và ổn định, tạo nên nhân tố cho sự phát triển bền vững đây chính là yêu cầu khách quan của sự ra đời của Luật đất đai năm 2003. Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước giao quyền sử dụng đất như một tài sản cho người sử dụng đất trong thời hạn phù hợp với mục đích sử dụng đất và nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất hợp pháp; người sử dụng đất được nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng, cho đối với tài sản quyền sử dụng đất trong một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất; Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý đất đai thống nhất trong cả nước. Nhà nước ban hành những định chế tài chính đất đai như: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, đất có giá, nhà nước qui định giá đất, nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất vào một số mục đích, nhà nước cho thuê đất để sản xuất kinh doanh, nhà nước thu tiền sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, người có đất bị thu hồi thì được nhà nước bồi thường... và quan trọng nhất trong những định chế tài chính đối với người sử dụng đất là thực hiện “nghĩa vụ tài chính sử dụng đất đai”. Thực hiện nghĩa vụ tài chính sử dụng đất đai tạo ra nguồn thu NSNN không nhỏ, đảm bảo sự công bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản… Trong thời gian qua việc thực hiện Luật đất đai 2003 nói chung, thực hiện thu nghĩa vụ tài chính nói riêng đạt được những thành tựu nhất định, nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế: - Những tồn tại, hạn chế: Còn nhiều bất cập trong các quy định tại các văn bản trong từng thời gian khác nhau, trong cơ chế vận hành thực hiện thu nghĩa vụ tài chính sử dụng đất, ý thức chấp hành và trình độ hiểu biết pháp luật của từng tổ chức, cá nhân sử dụng đất … - Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế thu thực hiện nghĩa vụ tài chính sử dụng đất. Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh; là một đô thị có vai trò quan trọng thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2009 khi được công nhận là đô thị loại II đến nay, Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt: kết cấu hạ tầng đô thị phát triển nhanh, không gian đô thị mở rộng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao… .Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại I trước năm 2020 và Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, hiện Thành phố còn thiếu 22 tiêu chí về phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng đô thị mà khó khăn chủ yếu là các chỉ tiêu về hạ tầng đô thị. Theo yêu cầu đô thị loại I, Thành phố phải thực hiện nhiều dự án công trình và đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn. Với nguồn vốn của trung ương, của tỉnh đầu tư cho Thành phố là rất hạn chế không đủ để đáp ứng nhu cầu cho Thành phố đạt được những tiêu chí nâng cấp lên đô thị loại I. Do vậy, Thành phố cần phải huy động thêm các nguồn lực khác trong đó nguồn thu từ đất của Thành phố là nguồn thu có đóng góp rất lớn, đóng vai trò quyết định để thực hiện các tiêu chí trên. Thành phố Hải Dương đã có nhiều biện pháp để quản lý nguồn lực này có hiệu quả và đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên, cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém chưa theo kịp với sự pháp triển của kinh tế - xã hội, cùng với thị trường bất động sản ngặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc quản lý nguồn lực này cho phát triển hạ tầng là rất khó khăn, khó có thể đảm bảo nguồn tài chính để hoàn thành được các công trình hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị loại I. Đây là bài toán khó và cần được thành phố Hải Dương giải quyết sớm. Vì vậy, "Quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương" được chọn làm đề tài nghiên cứu của tác giả.
Trang 2PGS.TS PHAN KIM CHIẾN
Hµ Néi – 2013 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của riêng tôi với sự tư vấn tận tình, cẩn thận của giảng viên hướng dẫn khoa học
Trang 3trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2013
Tác giả luận văn thạc sĩ
ĐẶNG VŨ SƠN
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Khoa học Quản lý và cácthầy cô Viện Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt khóahọc và trong quá trình hoàn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp
Trang 4Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực để hoàn thành đề tài Luận văn songtrong quá trình thực hiện với hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu Do đó,Luận văn không tránh khỏi những mặt thiếu sót Tác giả kính mong sự chỉ bảo vàđóng góp ý kiến chân thành của Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp …để tác giả cóthể hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
Đặng Vũ Sơn
MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN 7
1.1 Nguồn thu từ đất 7
1.1.1 Khái niệm về đất đai và nguồn thu từ đất 7
1.1.2 Vai trò của nguồn thu từ đất 10
1.1.3 Các nguồn thu từ đất 13
1.2 Quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện 19
1.2.1 Khái niệm quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện 19
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện 19
1.2.3 Nội dung quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện 20
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện 25
1.3 Kinh nghiệm của của một số thành phố về quản lý nguồn thu từ đất và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Dương 26
1.3.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 26
1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 28
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Dương 29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 31
2.1 Khái quát về thành phố Hải Dương và thực trạng sử dụng đất của thành phố Hải Dương 31
2.1.1 Giới thiệu về thành phố Hải Dương 31
2.1.2 Thực trạng sử dụng đất của thành phố Hải Dương 35
2.2 Thực trạng nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương 37 2.3 Thực trạng quản lý nguồn thu từ đất đai của chính
Trang 62.3.2 Thực trạng lập kế hoạch thu từ đất 42
2.3.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất 44
2.3.4 Thực trạng kiểm soát thực hiện kế hoạch thu từ đất 59
2.4 Đánh giá quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương 60
2.4.1 Điểm mạnh trong quản lý nguồn thu từ đất 60
2.4.2 Điểm yếu trong quản lý nguồn thu từ đất 62
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 70
3.1 Dự báo nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương đến năm 2020 70
3.1.1 Quy hoạch sử dụng đất 70
3.1.2 Dự báo nguồn thu từ đất 72
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương đến năm 2020 77
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn thu từ đất 77
3.2.2 Hoàn thiện lập kế hoạch thu từ đất 80
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất 81
3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát thực hiện thu từ đất 90
3.3 Một số kiến nghị 93
3.3.1 Chính quyền thành phố Hải Dương 93
3.3.2 Chính quyền tỉnh Hải Dương 94
3.3.3 Trung ương 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện 20
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ điều hành quản lý nguồn thu từ đất 22
Sơ đồ 1.3 Quy trình kiểm soát 23
Sơ đồ 2.1 Quy trình thu thuế sử dụng đất 44
Sơ đồ 2.2 Quy trình thu tiền sử dụng đất, Tiền thuê đất, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Lệ phí trước bạ về đất 46
Sơ đồ 2.3 Quy trình thu lệ phí địa chính 47
BẢNG Bảng 1.1 Bậc thuế suất 16
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Hải Dương 36
Bảng 2.2 Kế hoạch, và kết quả thực hiện quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương 43
Bảng 3.1 Chỉ tiêu sử dụng đất của thành phố Hải Dương đến năm 2020 70
Bảng 3.2 Kết quả tính toán và cân đối thu chi từ đất 77
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 So sánh tổng thu từ nguồn lực từ đất đai và tổng thu ngân sách 48
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn thu 48
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu các khoản thu từ đất đai (trung bình 5 năm) 49
Biểu đồ 2.4 Thu tiền sử dụng đất 50
Biểu đồ 2.5 So sánh thu tiền sử dụng đất với tổng thu ngân sách 50
Biểu đồ 2.6 Thu tiền thuê đất 53
Biểu đồ 2.7 So sánh thu tiền thuê đất với tổng thu ngân sách 53
Biểu đồ 2.8 Thu thuế sử dụng đất 55
Biểu đồ 2.9 So sánh thu thuế sử dụng đất với tổng thu ngân sách 55
Biểu đồ 2.10 Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu nhập cá nhân 56
Biểu đồ 2.11 So sánh thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu nhập cá nhân với tổng thu ngân sách 57
Biểu đồ 2.12 Thu lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính 58 Biểu đồ 3.13 So sánh thu lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính với tổng thu ngân sách
Trang 11xã hội phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao… Thực hiện Nghịquyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày12/11/2012 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc nâng cấp thành phố Hải Dươnglên đô thị loại I trước năm 2020 và Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XXI,hiện Thành phố còn thiếu 22 tiêu chí về phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng đôthị mà khó khăn chủ yếu là các chỉ tiêu về hạ tầng đô thị Với nguồn vốn củatrung ương, của tỉnh đầu tư cho Thành phố là rất hạn chế không đủ để đáp ứngnhu cầu cho Thành phố đạt được những tiêu chí nâng cấp lên đô thị loại I Dovậy, Thành phố cần phải huy động thêm các nguồn lực khác trong đó nguồn thu
từ đất của Thành phố là nguồn thu có đóng góp rất lớn, đóng vai trò quyết định
để thực hiện các tiêu chí trên Thành phố Hải Dương đã có nhiều biện pháp đểquản lý nguồn lực này có hiệu quả và đã đạt được những thành quả nhất định,tuy nhiên, cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém chưa theo kịp với sự pháp triển củakinh tế - xã hội, cùng với thị trường bất động sản ngặp nhiều khó khăn như hiệnnay thì việc quản lý nguồn thu này cho phát triển hạ tầng là rất khó khăn, khó cóthể đảm bảo nguồn tài chính để hoàn thành được các công trình hạ tầng theo tiêuchuẩn đô thị loại I Đây là bài toán khó và cần được thành phố Hải Dương giải
quyết sớm Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương" vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn,
góp phần vào sự phát triển của thành phố Hải Dương
Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảngbiểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành
phố Hải Dương
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính
quyền thành phố Hải Dương đến năm 2020
Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề
lý luận về nguồn thu từ đất của chính quyền cấp Huyện Trong đó, tác giả làm rõ kháiniệm, phương pháp tính của nguồn thu từ đất Từ đó khẳng định vai trò của nguồn thu
từ đất đối với ngân sách Nhà nước, thị trường bất động sản, quản lý và sử dụng đất.Luật đất đai năm 2003 (Khoản 1 Điều 54) quy định về nguồn thu về đất đai bao gồm:
a) Tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất,chuyển mục đích sử dụng đất từ đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đấtsang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thuê đấtsang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
b) Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê;
c) Thuế sử dụng đất;
d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
e)Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụngđất đai;
g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
Bên cạnh đó, Chương 1 cũng được tác giả đề cập và làm rõ một số kháiniệm, nội dung về quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp Huyện bao gồmcác chức năng: bộ máy quản lý nguồn thu từ đất, lập kế hoạch thu từ đất, tổ chứcthực hiện kế hoạch thu từ đất, kiểm soát thực hiện thu từ đất
Mặt khác, tác giả cũng đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýnguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện gồm nhóm các yếu tố thuộc về bênngoài chính quyền cấp huyện và các yếu tố thuộc về chính quyền cấp huyện
Trang 13Từ những lý luận trên, tác giả có thêm cơ sở và phương pháp luận đúng đắn
để đi vào đánh giá thực trạng quản lý nguồn thu của chính quyền thành phố HảiDương ở chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về thành phố Hải Dương vàthực trạng sử dụng đất của thành phố Hải Dương
Đồng thời, tác giả đã phân tích, làm rõ cơ cấu tổ chức của các phòng bantheo chức năng, nhiệm vụ và quy trình thu của các nguồn thu từ đất của chínhquyền thành phố Hải Dương Theo số liệu về nguồn thu trong giai đoạn 2008-
2012 cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước của Thành phố thì tỷ trọng của nguồnthu từ đất chiếm tới 44% tổng thu ngân sách Điều đó chứng tỏ đây là nguồn thu rấtquan trọng, việc tăng, giảm thu ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu này.Mặc dù có nguồn thu này có nhiều tích cực tạo động lực phát triển xã hội nhưng lạikhông ổn định làm việc quản lý, dự báo, lập kế hoạch ngân sách cho địa phương làkhó khăn điều này đã được thể hiện ngay trong 6 tháng đầu năm 3013 tổng thu từđất đai mới chỉ đạt 23,956 tỷ (chưa tính khoản thu lệ phí trước bạ nhưng đây làkhoản thu nhỏ ít ảnh hưởng) so với kế hoạch là 251,533 tỷ (mới chỉ đạt 9,52% sovới kế hoạch) Như vậy, để đảm bảo kế hoạch thu thì 6 tháng cuối năm thành phốHải Dương phải thu được 227,597 tỷ trong khi thị trường bất động sản đang trầmlắng và đi xuống là điều gần như không thể thực hiện
Tỷ trọng thu tiền sử dụng đất là lớn nhất chiếm tới 77% tổng thu từ đất đai.Đây thực sự là nguồn thu quan trọng và rất lớn nhưng không ổn định (do thu tiền mộtlần) Về lâu dài thành phố Hải Dương cần giảm dần tỷ trọng của nguồn thu tiền sửdụng đất tránh những cú sốc về thiếu hụt khoản thu này, đồng thời có biện pháp tăngcác khoản thu khác để bù đắp sự thiếu hụt này Thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng nhỏ nhất, không đáng kể và từ năm 2011 nguồn thu này đã được miễn nênkhông thu được Ngoài ra các khoản thu khác như tiền thu từ việc xử phạt vi phạmpháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và
sử dụng đất đai do chưa thực sự đi vào đời sống và chưa có cơ chế thu nên không thuđược nguồn thu này
Trang 14Xuất phát từ thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phốHải Dương, luận văn phân tích điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nhữngđiểm yếu nhằm tạo cơ sở để đưa ra các giải hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất củachính quyền thành phố Hải Dương đến năm 2020.
Nhìn chung, quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương
có một số điểm mạnh sau:
* Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất
UBND Thành phố luôn sát sao chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc thực hiện tốtquản lý nguồn thu từ đất, đồng thời thường xuyên chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trongquá trình thực hiện
* Lập kế hoạch thu từ đất
Việc lập kế hoạch về cơ bản bám sát quy hoạch của Thành phố, đảm bảo đủnhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư cơ bản, xây dựng hạ tầng Về căn bản việclập kế hoạch thu từ đất đã bám sát thực tiễn cũng như nhu cầu của thị trường bấtđộng sản
* Tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất
Chính quyền Thành phố đã thành lập bộ phận một cửa và đã đi vào hoạtđộng được 3 năm bước đầu đã thu đươc kết quả tốt, được nhân dân đồng tình ủng
hộ Chính quyền thành phố Hải Dương đã xây dựng xong quy chế phối hợp vớicác phòng ban, nghành có liên quan đồng thời công khai hồ sơ, quy trình giảiquyết thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối vớingười sử dụng đất Từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tụchành chính liên quan đến đất đai đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho người dânthực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
* Kiểm soát thu từ đất
Từ năm 2009 đến nay thành phố Hải Dương liên tục được kiểm tra giám sátcủa Thanh tra chính phủ, thanh tra Tỉnh, thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường.Mặc dù đến nay các cuộc kiểm tra, giám sát chưa có kết luận chính thức nhưng nhìnchung điều được đánh giá ban đầu thành phố Hải Dương đã chấp hành đúng các quyđịnh của pháp luật quản lý nguồn thu từ đất
Trang 15Bên cạnh những điểm mạnh về quản lý nguồn thu từ đất của chính quyềnthành phố Hải Dương còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục:
* Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất
Bộ máy quản lý vẫn hoạt động độc lập theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơquan mà thiếu sự đồng bộ, liên kết
* Tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất
Mặc dù thành phố Hải Dương đã có bộ phận một của đi vào hoạt động từ năm
2009 đã được tin học hóa nhưng đến nay cơ chế vận hành vẫn mang tính chất thủcông, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa sâu vẫn chỉ dùng lại việc theo dõi tìnhtrạng nộp hồ sơ và trả hồ sơ chưa theo dõi quá trình thực hiện và chưa được đồng bộ
dữ liệu
* Kiểm soát hoạt động thu từ đất
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý nguồnthu từ đất vẫn mang tính chất chuyên nghành quản lý đất đai
Nguyên nhân của các hạn chế trên là do 3 nhóm nguyên nhân: Chủ trươngchính sách của Nhà nước; Thị trường bất động sản; Năng lực cán bộ quản lý
Trên cơ sở các kết luận rút ra từ quá trình phân tích ở chương 2 về thực trạngquản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương, trong chương 3bên cạnh việc nêu nhu cầu và dự báo nguồn thu từ đất của chính quyền thành phốHải Dương tác giả căn cứ vào thực tiễn tại thành phố Hải Dương để đề xuất một sốgiải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố HảiDương đến năm 2020 gồm: tập trung hoàn thiện công tác tổ chức và cán bộ; cần thayđổi cách thức lập quy hoạch; Thu hồi những diện tích đất đang sử dụng lãng phí, saimục đích; Cần thanh tra, giám sát chuyên đề về quản lý nguồn thu từ đất Để thực
Trang 16hiện các giải pháp đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với UBND thành phố HảiDương, UBND tỉnh Hải Dương và Trung ương
Nói tóm lại, luận văn đã đạt được các kết quả cơ bản sau:
- Xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nguồn thu từ đất của chínhquyền cấp Huyện
- Đánh giá thực quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố HảiDương, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu; làm rõ các nguyên nhân;
- Tìm ra được các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chínhquyền thành phố Hải Dương
Luận văn hoàn thành đã góp thêm một tiếng nói đối với việc hoàn thiện quản
lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương, với mong muốn gópphần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ đất, đáp ứng yêu cầu cải cách hànhchính, động viên các thành phần kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách đáp ứng việcchi tiêu của bộ máy nhà nước, và việc đầu tư phát triển của địa phương cũng nhưcủa đất nước
Trang 17NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHAN KIM CHIẾN
Hµ Néi – 2013 2013
Trang 18MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, giá trị quyền sử dụng đấttrở thành tài sản trong phát triển kinh tế đồng thời cũng tạo ra sự công bằng xã hộicủa người sử dụng đất Quan hệ đất đai lại trở thành trọng tâm trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Một chính sách đất đai đúng đắn sẽ tạo
ra nguồn lực cho thị trường đầu tư trên đất đồng thời vừa tạo ra sự công bằng xã hội,giải quyết tốt giữa phát triển và ổn định, tạo nên nhân tố cho sự phát triển bền vữngđây chính là yêu cầu khách quan của sự ra đời của Luật đất đai năm 2003
Luật đất đai năm 2003 quy định Nhà nước giao quyền sử dụng đất như mộttài sản cho người sử dụng đất trong thời hạn phù hợp với mục đích sử dụng đất vànhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất hợp pháp;người sử dụng đất được nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi,chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng, cho đối vớitài sản quyền sử dụng đất trong một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn
sử dụng đất; Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý đất đai thống nhất trong cả nước.Nhà nước ban hành những định chế tài chính đất đai như: Đất đai là tư liệu sảnxuất đặc biệt, đất có giá, nhà nước qui định giá đất, nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất vào một số mục đích, nhà nước cho thuê đất để sản xuất kinh doanh,nhà nước thu tiền sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế chuyển quyền sửdụng đất, người có đất bị thu hồi thì được nhà nước bồi thường và quan trọngnhất trong những định chế tài chính đối với người sử dụng đất là thực hiện “nghĩa
vụ tài chính sử dụng đất đai”
Thực hiện nghĩa vụ tài chính sử dụng đất đai tạo ra nguồn thu NSNN khôngnhỏ, đảm bảo sự công bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, góp phần thúc đẩyphát triển thị trường bất động sản…
Trang 19Trong thời gian qua việc thực hiện Luật đất đai 2003 nói chung, thực hiệnthu nghĩa vụ tài chính nói riêng đạt được những thành tựu nhất định, nhưng đồngthời cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế:
- Những tồn tại, hạn chế: Còn nhiều bất cập trong các quy định tại các văn bảntrong từng thời gian khác nhau, trong cơ chế vận hành thực hiện thu nghĩa vụ tàichính sử dụng đất, ý thức chấp hành và trình độ hiểu biết pháp luật của từng tổchức, cá nhân sử dụng đất …
- Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế thu thựchiện nghĩa vụ tài chính sử dụng đất
Thành phố Hải Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội củatỉnh; là một đô thị có vai trò quan trọng thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vàđồng bằng sông Hồng Từ năm 2009 khi được công nhận là đô thị loại II đến nay,Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt: kết cấu hạ tầng đô thị pháttriển nhanh, không gian đô thị mở rộng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, kinh tế - xãhội phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao… Thực hiện Nghị quyết Đạihội đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 12/11/2012 của BanThường vụ tỉnh ủy về việc nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại I trướcnăm 2020 và Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, hiện Thành phố còn thiếu
22 tiêu chí về phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng đô thị mà khó khăn chủ yếu là cácchỉ tiêu về hạ tầng đô thị Theo yêu cầu đô thị loại I, Thành phố phải thực hiện nhiều
dự án công trình và đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn Với nguồn vốn của trung ương,của tỉnh đầu tư cho Thành phố là rất hạn chế không đủ để đáp ứng nhu cầu choThành phố đạt được những tiêu chí nâng cấp lên đô thị loại I Do vậy, Thành phốcần phải huy động thêm các nguồn lực khác trong đó nguồn thu từ đất của Thànhphố là nguồn thu có đóng góp rất lớn, đóng vai trò quyết định để thực hiện các tiêuchí trên Thành phố Hải Dương đã có nhiều biện pháp để quản lý nguồn lực này cóhiệu quả và đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên, cũng đã bộc lộ nhiều
Trang 20yếu kém chưa theo kịp với sự pháp triển của kinh tế - xã hội, cùng với thị trường bấtđộng sản ngặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc quản lý nguồn lực này chophát triển hạ tầng là rất khó khăn, khó có thể đảm bảo nguồn tài chính để hoànthành được các công trình hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị loại I Đây là bài toán
khó và cần được thành phố Hải Dương giải quyết sớm Vì vậy, " Quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương" được chọn làm đề tài
nghiên cứu của tác giả
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp
huyện; từ đó lựa chọn mô hình nghiên cứu thích hợp về quản lý nguồn thu từ đấtcủa chính quyền thành phố Hải Dương;
- Đánh giá thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phốHải Dương (những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân);
- Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chínhquyền thành phố Hải Dương đến năm 2020
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích làm sáng tỏ 4 câu hỏi nghiên cứu là:
Trang 213.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thànhphố Hải Dương
- Khách thể nghiên cứu: Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất của chính quyềnthành phố Hải Dương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nguồn thu từ đất củachính quyền cấp huyện; đánh giá thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chínhquyền thành phố Hải Dương (những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân) và đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thànhphố Hải Dương đến năm 2020
- Về không gian: Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu các vấn đề thu từ đất củachính quyền thành phố Hải Dương;
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ thông tin nội bộ của phòng Tài chính
kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Thống kê,Văn phòng HĐND - UBND thành phố Hải Dương, chi cục thuế Hải Dương, khobạc Nhà nước
Trang 224 Phương pháp nghiên cứu
- Quy mô đất đai;
- Vị trí không gian địa lý
- Bộ máy quản lýnguồn thu từ đất
- Lập kế hoạch thu từđất
- Tổ chức thực hiện kếhoạch thu từ đất
- Kiểm soát thực hiệnthu từ đất
Mục tiêu:
- Thu đúng
- Đảm bảo thực hiệnthu đủ theo kế hoạchthu ngân sách từ đất
- Đảm bảo khả nănghuy động nguồn thu
từ đất cho chínhquyền thành phố HảiDương đến năm
2020
- Nâng cao hiệu quảnguồn thu từ đất củachính quyền thànhphố Hải Dương
4.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tổng hợp lý thuyết về quản lý nguồn thu từ đất và làm rõ các nguồn
thu từ đất của chính quyền cấp huyện Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýnguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện
Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung lý thuyết quản lý nguồn thu từ đất củachính quyền thành phố Hải Dương
Bước 2: Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp của các phòng Tài chính kế
Trang 23hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, phòng Thống kê,Văn phòng HĐND - UBND thành phố Hải Dương, chi cục thế Hải Dương, kho bạcliên quan đến quản lý nguồn thu từ đất.
Bước 3: Phân tích số liệu: Kết quả thu thập được tổng hợp, phân tích làm căn
cứ đánh giá thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố HảiDương, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân để làm cơ sở cho các giảipháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương
Bước 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính
quyền thành phố Hải Dương
5 Đóng góp của luận văn
- Giá trị khoa học: Xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nguồn thu
từ đất của chính quyền cấp huyện
- Giá trị thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chínhquyền thành phố Hải Dương, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu; làm rõ các nguyênnhân; tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất củachính quyền thành phố Hải Dương đến năm 2020
6 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảngbiểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền thành
phố Hải Dương
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn thu từ đất của chính
quyền thành phố Hải Dương đến năm 2020
Trang 24Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
1.1 Nguồn thu từ đất
1.1.1 Khái niệm về đất đai và nguồn thu từ đất
Đất tồn tại từ rất xa xưa, trước khi xuất hiện loài người Từ thủa sinh ra, pháttriển qua nhiều thiên niên kỷ, con người đã sống và tồn tại cùng với sự vĩnh hằngcủa đất Trong con mắt của những nhà chuyên môn đất có nhiều ý nghĩa khác nhaucác nhà địa lý học thì xem đất trong mối quan hệ với cảnh quan thiên nhiên, trongkhi đó các nhà kinh tế học coi đất như là một nguồn lực, còn các nhà làm luật thì coiđất như là một dung tích những không gian xác định được bằng pháp lý kéo dài từtâm trái đất tới vũ trụ bao la…
Đất là bề mặt của trái đất, tồn tại và phát triển cùng với các loại vật chất phíadưới và không khí phía trên cùng với những thứ gắn liền với đất, mọi hoạt động của
con người, của muôn loài đều không tách rời đất, đều gắn liền với đất “Đất là mẹ
của muôn loài, không có cái gì không từ lòng đất mà ra”.
Dưới góc độ kinh tế, nay từ buổi bình minh của lịch sử, con người không chỉbiết sử dụng các sản phẩm sẵn có của thiên nhiên mà con người đã biết sản xuất racác sản phẩm cần thiết Đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được củacác ngành sản xuất ra của cải vật chất của toàn xã hội, bất kỳ hoạt động gì trong sảnxuất và đời sồng cũng đều cần phải có mặt bằng và mặt bằng đó chính là đất…Ngày nay, khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc phục vụ cho hoạtđộng sản xuất thì việc sử dụng đất có hiệu quả là một tiêu chí để xem xét, đánh giá
sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội, đồng nghĩa với một khía cạnh đó là việc sử dụngdiện tích tương ứng với giá trị thu trên diện tích đó và nguồn đất đó không bị tànphá, không bị huỷ hoại, luôn đem điều tốt cho vị trí và liên đới xung quanh, làm
Trang 25giàu cho xã hội từ đất.
Đất đai không chỉ cần thiết trong nông nghiệp (trồng các loại cây trái, đặc biệt
là cây lương thực, lúa, ngô, khoai, sắn, rau màu), cho phát triển thuỷ sản để tạo rasản phẩm cá các loại, cho lâm nghiệp để trồng rừng, cây lâu năm, cây trái xen kẽ…Đất đai cho cả sản xuất công nghiệp (các khu công nghiệp tập trung mà trong
đó là các cơ sở sản xuất, các nhà máy, kho tàng, bến bãi…), và đất gắn liền vớikhoáng sản, là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng (đó là các loại
đá, than đá cho các nhà máy nhiệt điện, cho xây dựng, cho đồ trang sức và sắt thép,cho các loại gạch xây dựng và công nghiệp ) Mặt khác, đất đai còn là nơi đặt các
cơ sở máy móc, nhà xưởng, chỗ làm việc của con người tại các công xưởng, các cơquan, xí nghiệp, các văn phòng đúng như Mác đã viết: Đất là sức lao động của cha,sản sinh ra mọi của cải vật chất …
* Khái niệm về nguồn thu từ đất
Quan hệ Sở hữu và sử dụng đất đai ở Việt Nam trong hệ thống pháp luật vềđất đai ở Việt Nam, từ những quy định của Hiến pháp, luật đến các nghị định, thông
tư đều quy định rõ mối quan hệ giữa sở hữu và sử dụng đất đai Điều 17, Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân và Điều 18 chỉ rõ: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài Tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật".
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày
26/11/2003 tiếp tục khẳng định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu" và "Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất" (Điều 5).
Như vậy, quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do nhà nước là đại diện chủ
sở hữu, nhà nước chỉ giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
Trang 26đồng thời quy định trách nhiệm và quyền của người sử dụng đất.
Thu thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với sử dụng đất đai là thực hiện quyền
sở hữu của nhà nước về Đất đai Thông qua các khoản thu khác nhau do nhà nướcquy định, nhà nước huy động, điều tiết một phần thu nhập của người sử dụng đất,tăng thu cho NSNN, tạo sự công bằng xã hội giữa những chủ thể sử dụng đất, nângcao hiệu quả SD đất đai, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, hạn chế suythoái tài nguyên đất, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản, gópphần điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Không giống với các nguồn thu khác, nguồn thu từ đất có những đặc điểm riêng
Thứ nhất, nguồn thu từ đất luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai.
Như trên đã chỉ ra, muốn đất đai đem lại lợi ích dưới hình thái tiền tệ thì trướchết các chủ thể phải nắm quyền sở hữu đất đai Việc sở hữu đó sẽ là tiền để sinh ra cácquyền năng khác, giúp cho chủ thể sở hữu thực hiện được lợi ích của mình Quyền sởhữu là điều kiện cần để thực hiện được lợi ích hay khai thác nguồn thu từ đất
Khi quan hệ sở hữu được xác lập đối với đối tượng là đất đai, các chủ thể sởhữu mới có cơ sở để thực hiện lợi ích của mình, thông thường quan hệ sở hữu đóphải được thể chế hóa thành chế độ sở hữu về đất đai
Cơ sở thực hiện các nguồn thu từ đất là các hình thái địa tô Trong chủ nghĩa
tư bản, địa tô là hình thức thực hiện lợi ích kinh tế của chế độ sở hữu tư nhân về đấtđai của phương thức sản xuất đó
Thứ hai, nguồn thu từ đất chỉ hình thành và được thực hiện trong cơ chế kinh
tế thị trường
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, ở đó trình độ lực lượng sản xuất còn thấp,nên phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa chưa sâu sắc, do đó các quan hệgiá trị chưa trở thành phổ biến; việc trao đổi giữa các thành viên trong xã hội chủyếu để thỏa mãn nhu cầu giá trị sử dụng, hình thức thực hiện lợi ích từ quyền sởhữu đất đai của các chủ thể thường gắn với hiện vật hơn là giá trị Trong khi đó,nguồn thu từ đất lại biểu hiện dưới hình thái của giá trị, hay dưới dạng tiền tệ; hơnthế, nguồn lực đó phải không ngừng vận động độc lập tương đối với các chức năng
Trang 27cất trữ và phương tiện thanh toán của tiền tệ Để có thể thực hiện được điều đó, cầnmột cơ chế kinh tế mà trong đó mọi yếu tố đều có thể chuyển hóa thành hàng hóa bấtluận chúng có phải do hao phí lao động làm ra hay không Cơ chế KTTT đáp ứngđược yêu cầu đó, KTTT là biểu hiện của trình độ văn minh nhân loại và cũng là môitrường để tạo khả năng hình thành các nguồn tiền tệ cho các chủ thể trong xã hội
1.1.2 Vai trò của nguồn thu từ đất
Trong Luận văn này nghiên cứu đất đai dưới góc độ là nguồn thu tài chính
Một là, nguồn thu từ đất phản ánh kết quả của việc thực hiện lợi ích kinh
tế của Nhà nước
Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng làm đại diện cho toàn dân nắmquyền sở hữu về đất đai Với vị trí đó, Nhà nước nhất thiết phải thực hiện được lợiích kinh tế từ quyền sở hữu đó Việc động viên các nguồn tài chính từ đất thông quaquan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với các chủ thể khác trong xã hộithực chất là Nhà nước thực hiện lợi ích của mình
Quyền sở hữu về đất đai chỉ thực sự có ý nghĩa khi quyền đó đem lại lợi íchkinh tế thực cho chủ sở hữu Lợi ích kinh tế thực được biểu hiện thành những nguồntiền mà Nhà nước huy động được trên đất thông qua việc giao cho các chủ thể trongnền kinh tế sử dụng đất
Lợi ích kinh tế của Nhà nước có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau, mặc
dù vậy, đối với một nước có trình độ phát triển thấp như nước ta thì nguồn thu từđất là một bộ phận rất đáng kể Lợi ích kinh tế mà chủ thể đại diện nhân dân về sởhữu đất đai thu được thông qua quyền sở hữu phản ánh lợi ích của nhân dân laođộng, của đất nước Nguồn lực đó sẽ được tập trung và phục vụ lợi ích của số đông.Điều đó khác hẳn về bản chất với việc thực hiện lợi ích của chủ thể sở hữu đất đaitrong các nước tư bản Trong các nước tư bản, nguồn thu từ đất thuộc về số ít nhữngngười sở hữu tư nhân về đất đai Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh thêm rằng, trên thực
tế lợi ích đó được sử dụng như thế nào lại là một chủ đề khác Về mặt nguyên lý, chế
độ sở hữu đất đai của nước ta là không thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân chonên lợi ích từ nguồn thu từ đất mà chủ thể sở hữu khai thác được phải được phục vụ
Trang 28cho lợi ích của nhân dân.
Hai là, nguồn thu từ đất góp phần làm tăng quy mô NSNN
Với nền KTTT định hướng XHCN của nước ta hiện nay, vai trò kinh tế củaNhà nước có những điểm đặc thù, song bên cạnh đó cũng có những điểm chunggiống như vai trò kinh tế của các nhà nước khác Điểm chung đó là Nhà nước phảitích cực thực hiện chức năng kinh tế của mình, chẳng hạn đầu tư phát triển, đầu tưkết cấu hạ tầng, Để có thể thực hiện tốt được vai trò kinh tế của mình trong nềnKTTT định hướng XHCN, Nhà nước trước hết cần phải có nguồn thu hay nguồnthu để có thể tài trợ cho các khoản chi tiêu đó Muốn vậy, cần phải huy động trongnội bộ nền kinh tế Tuy nhiên, không phải cứ gia tăng tỷ lệ huy động nguồn thu chongân sách là tốt, trái lại, nhiều khi gia tăng sự nỗ lực tận dụng nguồn thu lại có thểgây ra hiện tượng bóp nghẹt hay hạn chế sự năng động của các chủ thể trong nềnkinh tế Một sự kiện mang tính quy luật đối với mọi nền kinh tế, nhất là đối với cácnền kinh tế đang phát triển là thâm hụt ngân sách, các chính phủ luôn gặp phải mộtmâu thuẫn kinh tế là nguồn thu thì có hạn, trong khi nhu cầu chi tiêu luôn khôngngừng gia tăng; Việt Nam cũng không nằm ngoài đặc điểm vừa nêu Mặt khác,công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang đòi hỏi những nguồn thukhổng lồ, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của NSNN
Những năm gần đây, nền kinh tế ta chuyển sang cơ chế thị trường và từngbước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi theo hướngtăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, kéo theo sự tăngtrưởng không ngừng của nguồn thu NSNN Tuy nhiên, nguồn tài chính thu được từđất đai vẫn là nguồn thu ổn định, bền vững của NSNN, ngoài ra đất còn tạo nguồnthu từ quỹ đất công ích của xã Đây là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho việcxây mới và duy trì các công trình công ích của xã hội
Ba là, nguồn thu từ đất góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai
Việc phát huy vai trò này của nguồn thu từ đất thể hiện ở khía cạnh khicác chủ thể sử dụng đất phải có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ tài chính đối với
Trang 29chủ sở hữu Khi đó, việc thực hiện nguồn thu từ đất của chủ sở hữu sẽ có tácdụng đòn bẩy lợi ích kinh tế thúc đẩy kích thích các chủ thể sử dụng đất hiệu quảhơn Dù muốn hay không muốn, các chủ thể phải không ngừng nâng cao hiệuquả sử dụng đất để một mặt thực hiện được lợi ích của mình từ việc sử dụng đó,mặt khác phải có một nguồn lực đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với chủthể sở hữu là Nhà nước
Suy cho cùng, đất đai tự thân nó không nảy ra nguồn thu từ đất, thực chất là
sự vận động và có được từ trong các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nềnkinh tế mà đất đai là điều kiện cho quá trình đó Xét về ý nghĩa này thì đất đai cũng
có vai trò giống như các nguồn thu khác Tuy nhiên, nguồn thu từ đất có tác độngtích cực hai mặt, đối với cả người sở hữu và người sử dụng Thông qua quan hệ tàichính đất đai trở nên có chủ Khi đã có chủ, đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn vìchủ sở hữu hay chủ sử dụng đều cần phải quan tâm đến lợi ích của mình
Bốn là, nguồn thu từ đất sẽ góp phần vào việc điều tiết thị trường bất động sản
Nguồn thu được từ đất, như đã chỉ ra, góp phần vào việc cung cấp nguồn thucho các hoạt động của Nhà nước trong quá trình cung cấp các dịch vụ công cho xãhội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về thị trường BĐS Với ý nghĩa nhưvậy, nguồn thu gián tiếp góp phần vào quá trình làm cho thị trường BĐS vận hành
có trật tự hơn
Trong điều kiện KTTT hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu của mình, các chủ thể(ngoại trừ Nhà nước) đều phải thực hiện thông qua thị trường Với tính chất đặc biệtcủa nó, thị trường BĐS luôn chứa đựng những thông tin không cân xứng vì xuấthiện nhiều hiện tượng đầu cơ đất đai Để hạn chế được những hiện tượng đầu cơhoặc các nhân tố gây méo mó quan hệ thị trường, giúp cho thị trường BĐS vận hànhlành mạnh thì giải pháp tốt nhất là công khai hóa thông tin về giá đất, thông tin vềmức thuế, phí, mà các chủ thể tham gia thị trường phải có nghĩa vụ phải thực thi đốivới người đại diện chủ sở hữu đất đai Muốn công khai hóa được thông tin thì phải
có chi phí cho hoạt động như vậy Nguồn thu từ đất sẽ góp phần vào cung cấpnguồn kinh phí cho các hoạt động đó Thông qua đó, nguồn thu góp phần vào việc
Trang 30điều tiết thị trường BĐS trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
b) Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê;
c) Thuế sử dụng đất;
d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
e)Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụngđất đai;
g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
* Phương pháp xác định số thu tiền sử dụng đất
Căn cứ xác định tiền sử dụng đất là diện tích đất tính sử dụng, giá đất và thờihạn sử dụng đất
Cách xác định tiền sử dụng đất phải nộp
Tiền sử dụng đất phải nộp={Diện tích đất x Giá đất x Tỷ lệ % tiền sử dụngđất (nếu có)}-Miễn giảm tiền sử dụng đất hoặc tiền bồi thường thiệt hại đất (nếu có)
+ Diện tích đất tính thu tiền sử dụng đất: là DT đất được NN giao, được
phép chuyển mục đích SD, được chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu
Trang 31tiền SD đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền SD đất.
+ Giá đất tính thu tiền sử dụng đất :là giá đất theo mục đích SD đất được
giao đã được ỦBND tỉnh, TP trực thuộc TW quy định và công bố; đảm bảo giá đấttính thu tiền sử dụng đất sát với giá CN quyền SD đất thực tế trên thị trường trongđiều kiện bình thường Giá tính thu tiền sử dụng đất trong trường hợp đấu giá đấthoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất là giá đất trúng đấu giá
+ Thời hạn sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, quyết định
cho phép chuyển mục đích SD đất, quyết định gia hạn sử dụng đất hoặc Giấy chứngnhận quyền SD đất
Việc huy động vốn thông qua hình thức này tạo nguồn thu lớn cho ngân sáchnhà nước, tạo ra thặng dư đầu tư vào đất và các công trình phúc lợi, an sinh xã hội.Cũng như các nguồn tài nguyên khác, đất đai sử dụng cho việc đấu giá là có giớihạn nên nguồn lực này là rất lớn nhưng không bền vững, việc sử dụng nguồn lựcnày nên sử dụng để tạo tiền đề, đầu tư các công trình phúc lợi, đem lại lợi ích chođông đảo nhân dân
1.1.3.2 Tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê
* Khái niệm:
Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước là một trong những khoản thu của Ngânsách Nhà nước đối với người sử dụng đất áp dụng trong trường hợp được Nhà nướccho thuê đất, thuê mặt nước Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sửdụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Tiền thuê đất, thuêmặt nước là số tiền người sử dụng đất phải trả khi được Nhà nước cho thuê đất, thuê
mặt nước (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất) trong một thời hạn nhất định.
* Phương pháp xác định tiền thuê mặt đất, thuê mặt nước phải nộp
Tiền thuê đất phải nộp được tính theo công thức sau:
Tiền thuê đất phải nộp = Diện tích đất thuê x Đơn giá thuê ) - Các khoảnđược giảm trừ (nếu có)
+ Diện tích đất tính thuê đất: là DT đất được NN giao, được phép
Trang 32chuyển mục đích SD, được cấp Giấy chứng nhận quyền SD đất.
+ Đơn giá thuê Căn cứ đơn giá thuê đất do UBND tỉnh ban hành, Giám đốc
Sở Tài chính quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp
tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoàithuê đất; Chủ tịch UBND huyện quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thểđối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất
Tiền thuê đất là khoản thu ổn định, thường xuyên hàng năm và có xu hướngdần tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế, hạ tầng
* Căn cứ và phương pháp tính thuế nhà đất:
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là Diện tích đất, Hạng đất và Mứcthuế nông nghiệp của một đơn vị diện tích, Giá thóc thuế sử dụng đất nông nghiệpcủa vụ cuối năm liền năm trước năm thu thuế
Thuế nhà, đất được xác định theo công thức:
Thuế nhà đất phải nộp=Diện tích đất x Số lần mức thuế nông nghiệp x Mức thuế nông nghiệp trên một đơn vị diện tích
Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Hiện nay việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện theoNghị quyết số 15/2003/QH11 của Quốc hội khoá 11 thực hiện từ năm 2003 đến hếtnăm 2010
Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội cho phép miễn giảm thuế Sử dụngđất nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2020 đối với đất sản xuất nông nghiệp tronghạn mức và một số đối tượng khác:
Trang 331 Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh ápdụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Nguồn Thông tư 112/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính 1.1.3.4 Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; (nay là thuế thu nhập cánhân)
* Khái niệm:
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là một trong những khoản thu của Ngân sáchNhà nước mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi chuyển nhượng quyền sửdụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
Mục tiêu thuế thu nhập cá nhân là để điều chỉnh thu nhập từ chuyển QSDĐ
* Căn cứ và cách tính:
Luật thuế chuyển QSDĐ đã được Quốc hội thông qua ngày 22/6/1994 vàđược bổ sung, sửa đổi vào năm 1999 Thi hành Luật, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 19/2000/NĐ-CP ngày 8/6/2000 qui định chi tiết thi hành các Luật thuếchuyển QSDĐ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 104/2000/TT-BTC ngày23/10/2000 hướng dẫn thi hành, nội dung cơ bản là:
+ Căn cứ tính thuế là diện tích đất, giá đất tính thuế và thuế suất
+ Giá đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất do UBND cấp tỉnh banhành theo khung giá đất của Chính phủ phù hợp với thực tế ở địa phương
+ Thuế suất thuế chuyển QSDĐ: đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản, làm muối, thuế suất là 2%; đất ở, đất xây dựng công trình và các loạiđất khác, thuế suất là 4%
Trang 34Tuy nhiên, với quan điểm mở rộng về quyền sử dụng đất là tài sản, đủ điềukiện tham gia thị trường bất động sản (theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2003)thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể được hiểu như là việc mua bán tàisản (có kiểm soát của Nhà nước) giữa những người sử dụng đất do đó việc áp dụngthuế chuyển quyền sử dụng đất riêng rẽ mang tính đặc thù không còn phù hợp màthay vào đó được chuyển thành thuế thu nhập cá nhân
Về căn bản thuế thu nhập cá nhân bắt nguồn từ hai yếu tố cơ bản đó là thựchiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và nhu cầu chitiêu của nhà nước
Ngày 21/11/2007 Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân
Ngày 22/11/2012 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế thu nhập cá nhân và ban Nghị định 35/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân theo quy định này thì thuế thunhập từ chuyển nhượng đất động sản của cá nhân được xác định bằng giá chuyểnnhượng bất động sản (không thấp hơn so với giá do Nhà nước quy định) nhân vớithuế suất 2% hoặc 25% lợi nhận thu được từ giao dịch chuyển nhượng quyền sửdụng đất nếu có đầy đủ chứng từ chứng minh
1.1.3.5 Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai
* Khái niệm:
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định trong là hành vi cố ýhoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai màkhông phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính
* Căn cứ và cách tính
Căn cứ và cách tính số tiền phải nộp phạt phụ thuộc vào mức độ hậu quả củahành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sửdụng đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định
Trang 351.1.3.6 Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sửdụng đất đai
Về nguyên tắc trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai mọi cá nhân, tổchức có hành vi huỷ hoại đất (là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chấtlượng đất, gây ô nhiễm đất làm mất hoạch giảm khả năng sử dụng đất theo mụcđích đã được xác định) hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai điềuphải bồi thường cho nhà nước khoản chêng lệch thiệt hại, khôi phục đất Tuy nhiênnguồn lực này chính phủ chưa có quy định, hướng dẫn thi hành nên không thể ápdụng tạo nguồn thu cho ngân sách được Như vậy mặc dù pháp luật cho phép nhưngkhông có quy định nên nguồn lực này hiện nay đang để lãng phí
1.1.3.7 Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
* Căn cứ và cách tính
Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trênthị trường trong nước tại thời điểm tính lệ phí trước bạ Việc xác định giá trị tài sảntính lệ phí trước bạ trong một số trường hợp thực hiện như sau:
Giá trị đất tính lệ phí trước bạ là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực
tế do người nộp thuế kê khai, được xác định như sau:
Trang 36Trường hợp người nộp thuế kê khai không đúng giá thực tế chuyển nhượngthì xác định giá đất căn cứ vào giá một m2 đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định áp dụngtrong địa bàn tỉnh theo phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất doChính phủ quy định
Mức thu lệ phí trước bạ được xác định theo tỷ lệ (%) trên giá trị tài sản tính
lệ phí trước bạ, cụ thể đối với nhà, đất là 0,5% (không phẩy năm phần trăm)
1.2 Quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện
1.2.1 Khái niệm quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện
Như chúng ta đã biết đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sởhữu thực hiện các quyền năng chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Quan hệ giữa nhànước, người sử dụng đất là quan hệ giữu chủ sở hữu và người sử dụng, với tư các làđại diện chủ sở hữu Nhà nước giao quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệpcho các tổ chức, cá nhân, và nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với ngườiđang sử dụng đất hợp pháp Trong khi thực hiện quyền sử dụng đất vào mục đíchđược nhà nước giao, tổ chức cá nhân được hưởng mọi thành quả do công sức, đầu
tư và lợi ích do việc sử dụng đất mang lại đồng thời người sử dụng đất phải có tráchnhiệm đối với nhà nước thông qua việc thực hiện nộp thuế đất ở, thuế sử dụng đất
NN hàng năm cho nhà nước
Nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện là hệ thống các mối quan hệ tàichính giữa Nhà nước với đối tượng sử dụng đất, được pháp luật quy định và thựchiện bằng các công cụ chính sách, bộ máy quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất đai, đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện
* Mục tiêu:
- Thu đúng
- Đảm bảo thực hiện thu đủ theo kế hoạch thu ngân sách từ đất
- Đảm bảo khả năng huy động nguồn thu từ đất cho chính quyền thành phốHải Dương đến năm 2020
Trang 37- Nâng cao hiệu quả nguồn thu từ đất của chính quyền thành phố Hải Dương
- Đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất
* Tiêu chí đánh giá:
- Kết quả thu được so với kế hoạch đã lập,
- Đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực nguồn thu từ đất;
- Tỷ lệ thất thu do bỏ sót đối tượng thực hiện nghĩa vụ tài chính từ đất đai,
- Sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất,
- Tỷ lệ thất thu ngân sách do công tác định giá
- Số thu tài chính từ đất có chiều hướng tăng dần trong tổng nguồn lực tàichính huy động được cho ngân sách
Nguồn thu vào ngân sách địa phương được hình thành từ nhiều loại hìnhkhác nhau, tỷ trọng và kết cấu nguồn thu cũng rất khác nhau Tuy nhiên, nếu nhưnguồn thu tài chính liên quan đến đất của năm sau cao hơn so với năm trước là mộttiêu chí thể hiện việc quản lý nguồn thu từ đất hiệu quả hơn
- Xét về tỷ trọng, nếu tỷ trọng nguồn thu tài chính từ đất trong ngân sách
tăng dần so với các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác cũng có thểđược xem như việc quản lý nguồn thu hiệu quả hơn
1.2.3 Nội dung quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện
1.2.3.1 Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý nguồn thu từ đất của chính quyền cấp huyện
Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Kho bạcChi cục
thuế
Trang 38UBND cấp huyện chủ trì, chỉ đạo các phòng ban trực thuộc căn cứ chứcnăng, nhiệm vụ thực hiện các công việc:
Phòng Tài chính kế hoạch lập kế hoạch huy động nguồn thu từ đất chi tiếtcho các xã phường thuộc cấp huyện
Phòng Quản lý đô thị lập quy hoạch của Thành phố và chi tiết đến các phường,
xã và trình UBND tỉnh phê quyệt
Phòng Tài nguyên và Môi trường căn cứ các quy hoạch đã được phê duyệtxây dựng kế hoạch sử dụng đất cho gia đoạn 5 năm và chi tiết sử dụng đất cụ thểđến từng năm đồng thời nhận hồ sơ và trả hồ sơ cho người sử dụng đất thực hiệnquyền và nghĩa vụ đối với nhà nước
Cơ quan thuế phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tàichính – Kế hoạch tính toán chi tiết cụ thể giá trị các khoản thu tới tùng người sửdụng đất (cá nhân, tổ chức)
Kho bạc quản lý nguồn tiền thu được từ đất đai, kiểm tra đối chiếu số liệuvới phòng Tài chính kế hoạch, cơ quan thuế
UBND cấp xã tổ chức phát đơn, hướng dẫn người sử dụng đất kê khai, nộptiền thuế đất
1.2.3.2 Lập kế hoạch thu từ đất
Căn cứ định hướng phát triển xã hội, mục tiêu, chiến lược phát triển của mỗiđịa phương phòng Tài chính – Kế hoạch xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lựckhác nhau Đối với nguồn thu từ đất, phòng Tài chính kế hoạch cần phối hợp vớicác phòng Quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường xây dựng kế hoạch sử dụngnguồn thu từ đất xây dựng kế hoạch quản lý nguồn thu theo thời kỳ 1 năm, 5 năm,
10 năm phải đảm bảo các tiêu chí:
- Phù hợp với quy hoạch không gian đô thị;
- Đủ để đáp ứng các như cầu pháp triển kinh tế - xã hôi;
- Đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực nguồn thu từ đất;
Trang 39Khác với các nguồn lực khác sau khi xây dựng song kế hoạch quản lý nguồnthu từ đất, UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp chấp thuận trìnhUBND tỉnh phê duyệt kế hoạch quản lý nguồn thu từ đất, từ đó UBND cấp huyện,
xã căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt tiến hành triển khai đến các phòng bantrực thuộc để triển khai tham mưu trình quy hoạch chi tiết, phương án giao đất, đấugiá quyền sử dụng đất cụ thể
1.2.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch thu từ đất
Là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, phòng Tài nguyên và Môitrường là trung tâm phối hợp với các phòng Quản lý đô thị, phòng Tài chính kếhoạch, ban quản lý dự án xây dựng cơ bản, cơ quan thuế, kho bạc thực hiện quản lýnguồn thu từ đất
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ điều hành quản lý nguồn thu từ đất
Cơ quan thuế
Kho bạc
Trang 40- Phòng tài nguyên và môi trường phối hợp với phòng Tài chính kế hoạch dựbáo nhu cầu về nguồn thu từ đất để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm,hàng năm.
- Phòng tài nguyên và môi trường phối hợp với cơ quan thế để luân chuyểnthông tin xác định nghĩa vụ tài chính tới từng trường hợp cụ thể
- Kho bạc và cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa 2 cơ quan để từ đó
đề xuất phương án xử lý
- Phòng Tài chính kế hoạch xây dựng phương án sử dụng nguồn thu từ đấtcho các công trình công ích, xã hội
1.2.2.4 Kiểm soát hoạt động thu từ đất của chính quyền cấp huyện
Thanh tra cấp huyện tiến hành kiểm soát các cơ quan có trách nhiệm quản lýnguồn thu từ đất
Sơ đồ 1.3 Quy trình kiểm soát
Hàng năm hoặc theo thời kỳ, sự chỉ đạo của cấp trên, Thanh tra thành phố cótrách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm kiểm tra giám sát chặt chẽ việc cấp hành cácquy định của Nhà Nước đồng thời phát hiện, kiến nghị sử lý những vi phạm của cấpdưới có liên quan với cấp trên Song song với việc kiểm tra theo kế hoạch, kiểmsoát hoạt động thu từ đất còn thực hiện các đợt kiểm tra giám sát theo đơn khiếunại, tố cáo của công dân, tổ chức sử dụng đất
cá nhân, tổ chức khác
Cơ quan kiểm soát hoạt đồng thu từ đất
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Cơ quan quản lý nguồn
thu từ đất