1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột

92 219 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 567 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với vị thế nằm ở trung tâm của tỉnh Đắk Lắk cũng như vùng Tây Nguyên thành phố Buôn Ma Thuột là thủ phủ của tỉnh và có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế xã hội tuy nhiên thu ngân sách của Thành phố Buôn Ma Thuột chưa đủ bù đắp các khoản chi ngân sách đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản, khả năng đầu tư xây dựng cơ bản của các thành phần kinh tế tư nhân gần như rất hạn chế; do vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định rất lớn vào sự phát triển KT-XH của thành phố. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, thành phố Buôn Ma Thuột đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương cũng như của tỉnh Đắk Lắk trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư XDCB. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước của thành phố đã được Trung ương, tỉnh ưu tiên bố trí; các dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy được hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong thành phố. Tuy nhiên, qua nhiều đợt thanh tra kiểm toán đã chỉ ra rằng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế bất cập cụ thể: quy hoạch, lập kế hoạch chưa phù hợp; bố trí vốn đầu tư XDCB phân tán, dàn trải; bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB năng lực chưa cao, hoạt động kém hiệu quả, việc kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng đối với vốn đầu tư XDCB cũng chưa chặt chẽ. Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư XDCB là tổng số vốn rất lớn, thời gian đầu tư dài, nên đã xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn của NSNN. Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua là hết sức cấp thiết. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Trong thời gian qua đã có các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước với các góc độ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi khác nhau như: - Luận văn thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: " Quản lý của chính quyền quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đối với sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản” tác giả Nguyễn Việt Long, năm 2012. - Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại Học Đà Nẵng: “ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk’’ tác giả Bùi Văn Yên, năm 2014. - Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế kỹ thuật Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tại Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia” tác giả Dương Đức Huy, năm 2014 Riêng đối với đề tài: "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột” đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới và cần thiết đang đặt ra đối với thành phố Buôn Ma Thuột, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù về XDCB từ NSNN của thành phố Buôn Ma Thuột để sử dụng vốn ngân sách có hiệu quả hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khung lý thuyết cho vấn đề cần nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh. - Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian 2010-2014, đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu cơ bản và tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của các điểm yếu đó. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý của chính quyền về vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm: Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư; tổ chức cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư; kiểm soát vốn đầu tư. - Về không gian: Các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. - Về thời gian: Số liệu giai đoạn 2010-2014, định hướng và giải pháp đến năm 2020

Trang 1

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ

Hà Nội - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà Các số liệu

có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực vàchưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Đắk Lắk, ngày tháng năm 2015

Học viên

Nguyễn Văn Mạnh

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH 6

1.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 6

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN 6

1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 7

1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 9

1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh (cấp quận/huyện) 10

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 10

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý vốn đâu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 11

1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 12

1.3 Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn nguồn ngân sách nhà nước 27

1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 27

1.3.2 Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 28 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 30

2.1 Khái quát chung thành phố Buôn Ma Thuột 30

Trang 4

2.2 Các công trình XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột giai đoạn 2010-2014 (một số công trình tiêu biểu) 34 2.3 Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột, giai đoạn 2010-2014 36

2.3.1 Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB của chính quyền thành phố Buôn

Ma Thuột 36 2.3.2 Thực trạng lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình 39 2.3.3 Thực trạng tổ chức cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước cho các công trình 43 2.3.4 Kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình 52

2.4 Đánh giá chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột 56

2.4.1 Những điểm mạnh về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thành phố Buôn Ma Thuột 56 2.4.2 Những điểm yếu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột 57 2.4.3 Nguyên nhân của những điểm yếu 62

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 65 3.1 Phương hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột 65

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 65 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính

Trang 5

3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột 68

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột 68

3.2.2 Hoàn thiện lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp thành phố 70

3.2.3 Hoàn thiện cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 73

3.2.4 Hoàn thiện kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 76

3.2.5 Một số giải pháp khác 78

3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện các giải pháp 80

3.3.1 Đối với Chính phủ 80

3.3.2 Đối với UBND tỉnh Đăk Lăk 81

PHẦN KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 6

NSNN Ngân sách nhà nước

Trang 7

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN của chính

quyền cấp thành phố thuộc tỉnh 14

Sơ đồ 1.2 Bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN của chính

quyền thành phố Buôn Ma Thuột 38

BẢNG:

Bảng 2.1 Quy mô giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế thành phố

Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010-2014 32 Bảng 2.2 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010-

2014 33 Bảng 2.3: Tình hình lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB của thành phố Buôn

Ma Thuột giai đoạn 2010 - 2014 42 Bảng 2.4 Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN của thành phố Buôn Ma

Thuột giai đoạn 2010-2014 44 Bảng 2.5 Cơ cấu giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN thành phố Buôn Ma Thuột 45 Bảng 2.6 Kế hoạch, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của

thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010-2014 49 Bảng 2.7: Kết quả quyết toán dự án hoàn thành đầu tư từ ngân sách của thành phố

Buôn Ma Thuột 51 Bảng 3.1 Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Buôn Ma Thuột giai

đoạn 2015-2020 67

Trang 8

Ma Thuột đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, NgànhTrung ương cũng như của tỉnh Đắk Lắk trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt làlĩnh vực đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách nhà nướccủa thành phố đã được Trung ương, tỉnh ưu tiên bố trí; các dự án hoàn thànhđưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy được hiệu quả, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân trong thành phố

Tuy nhiên, qua nhiều đợt thanh tra kiểm toán đã chỉ ra rằng công tácquản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố thời gian qua vẫn còn nhiềuhạn chế bất cập cụ thể: quy hoạch, lập kế hoạch chưa phù hợp; bố trí vốn đầu

tư XDCB phân tán, dàn trải; bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB năng lực chưacao, hoạt động kém hiệu quả, việc kiểm soát của chính quyền và các cơ quanchức năng đối với vốn đầu tư XDCB cũng chưa chặt chẽ Thêm vào đó, dođặc thù của vốn đầu tư XDCB là tổng số vốn rất lớn, thời gian đầu tư dài, nên

đã xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư XDCB từnguồn vốn của NSNN Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp

Trang 9

nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bànthành phố, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua là

hết sức cấp thiết Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trong thời gian qua đã có các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhànước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước với các góc độnghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi khác nhau như:

- Luận văn thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: " Quản

lý của chính quyền quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đối với sử dụng vốn đầu

tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản” tác giảNguyễn Việt Long, năm 2012

- Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại Học Đà Nẵng: “ Hoàn thiện công tácquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk’’tác giả Bùi Văn Yên, năm 2014

- Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế kỹ thuật Học Viện Kỹ Thuật QuânSự: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sáchnhà nước tại Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia” tác giả Dương ĐứcHuy, năm 2014

Riêng đối với đề tài: "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột” đến nay

chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này

Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới và cần thiếtđang đặt ra đối với thành phố Buôn Ma Thuột, đòi hỏi phải nghiên cứu nhữngđiều kiện đặc thù về XDCB từ NSNN của thành phố Buôn Ma Thuột để sửdụng vốn ngân sách có hiệu quả hơn

Trang 10

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu

tư XDCB từ NSNN của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột

- Về không gian: Các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột

- Về thời gian: Số liệu giai đoạn 2010-2014, định hướng và giải pháp đếnnăm 2020

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Khung nghiên cứu:

5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định khung nghiên cứu quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh (hoặc cấp quận/huyện)

Trong bước 1 tác giả luận văn sử dụng phương pháp mô hình hóa đểxác định khung lý thuyết cho luận văn (hình 1)

Bước 2: Thu thập dữ liệu của các lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư XDCB

từ NSNN của thành phố Buôn Ma Thuột như: giáo dục & đào tạo; giao thông;nông nghiệp, nông thôn; văn hóa - thể dục thể thao,…

Bước 3: Khảo sát tình hình, phân tích dữ liệu để làm rõ thực trạng quản

lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuộttrong giai đoạn 2010-2014 Từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quản

lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền thành phố; xác định nguyênnhân của các điểm yếu đó

CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG

* Yếu tố thuộc môi

trường bên trong

* Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản

* Cấp phát, thanh quyết toán dự án đầu tư

* Kiểm soát việc

sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

MỤC TIÊU QUẢN

* Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật

* Sử dụng vốn đầu tư một cách tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát vốn đầu tư

Trang 12

Các phương pháp được sử dụng trọng bước 3 là: Phân tích tổng hợp,thống kê, so sánh, phỏng vấn chuyên gia.

Bước 4: Dựa trên kết quả phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đề xuấtmột số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN của chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN củachính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

- Chương 2 Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNcủa chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột

- Chương 3 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNcủa chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020.

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN

CẤP THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

1.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Đầu tư XDCB là một hoạt động của đầu tư phát triển nhằm mục đíchxây dựng thêm các công trình, tạo ra các tài sản cố định góp phần vào sự tăngtrưởng kinh tế Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng đếnviệc tăng sản lượng và thu nhập của từng địa phương

Đầu tư XDCB có thể từ nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN (do cácchủ thể khác trong xã hội) Trong phạm vi nghiên cứu này chúng ta chỉ xemxét vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh (huyện)

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhànước thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảothực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước NSNN bao gồm ngân sáchtrung ương và ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương là toàn bộ các khoản thu phân cấp cho cấp Trungương hưởng, toàn bộ các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của cấp Trung ương

Ngân sách địa phương là toàn bộ các khoản thu phân cấp cho cấp địaphương hưởng, toàn bộ các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phươngbao gồm:

Một là, ngân sách tỉnh thành phố trực thuộc trung ương gọi chung làngân sách tỉnh bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh

Trang 14

Hai là, ngân sách của huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung làngân sách cấp huyện).

Ba là, ngân sách các xã, phường, thị trấn gọi chung là ngân sách cấp xã.Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kịnh

tế xã hội an ninh quốc phòng và trật tư xã hội trong phạm vị của địa phươngmình quản lý Ngân sách địa phương thường đầu tư các dự án: các tuyếnđường giao thông tỉnh lộ, đường liên huyện, các công trình trường học, bệnhviện cấp tỉnh, cấp huyện … do địa phương quản lý

Như vậy, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là toàn bộ các khoản chi phí mà NSNN phải bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư để hình thành nên những công trình XDCB và được nhà nước quản lý tập trung theo kế hoạch hàng năm nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và từng địa phương nói riêng.

1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có những nét đặc trưng của sản phẩm hìnhthành từ quá trình đầu tư đó là công trình xây dựng đồng thời chịu sử quản lýnhà nước về ngân sách Do đó vốn đầu tư XDCB từ NSNN có những đặcđiểm sau:

Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường được cấp phát và sử dụng theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở lập dự toán Vì vậy thường cứng nhắc

không chủ động gây chậm trễ trong quá trình xây dựng các công trình, do đócần phải phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB một cách chặt chặt chẽ và cóhiệu quả

Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường có quy mô lớn và dài hạn

Công trình xây dựng cơ bản từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đến khiđưa vào sử dụng trải qua rất nhiều công đoạn có sự tham gia ở nhiều lĩnh vực

Trang 15

chuyên môn khác nhau tiêu hao về lao động nhân công nguyên nhiên vật liệu

là khá lớn Mặt khác công trình XDCB không thể sản xuất tại nơi có chi phísản xuất rẻ sang nơi có phí phí sản xuất cao vì công trình XDCB thường cốđịnh tại một địa điểm không di chuyển được từ nơi này sang nơi khác do vậycông trình xây dựng cơ bản thường có giá thành cao

Công trình xây dựng cơ bản không như các sản phẩm khác được sảnxuất đồng loạt mà thường đơn lẻ nó là tập hợp của các loại nguyên nhiên vậtliệu được sản xuất đồng loạt và đem lắp ghép hoàn thiện lại với nhau để tạothành tuy nhiên phải trải qua rất nhiều công đoạn mới hình thành nên côngtrình xây dựng cơ bản, do đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường dài hạn

Các công trình xây dựng cơ bàn thường có quy mô đầu tư lớn thời gianđầu tư thường kéo dài nên rất dễ dẫn đến tình trạng thất thoát vốn trong quátrình đầu tư Sự thất thoát và lẵng phí vốn trong hoạt động đầu tư XDCBkhông những gây ra những thiệt hại về kinh tế mà nó còn ảnh hưởng tiêu cựcđến các mặt của đời sống xã hội cũng như chính trị Tình trạng tham nhũngbớt xén các khoản chi của nhà nước cho đầu tư XDCB có thể gây ra nhữngbất ổn trong xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước cũng như các cấp chínhquyền đối với người dân

Ba là, Vốn đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và không thu hồi vốn.

Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội như: đường xá,bệnh viện, trường học, công viên, trung tâm, văn hóa thể dục thể thao

là những sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu an sinh xã hội góp phầnkhông nhỏ vào các nhu cầu của con người như sức khỏe vui chơi giải trí

do đó việc đầu tư các công trình này cần phải có vốn và lượng vốn nàythường chiến tỷ trọng lớn trong toàn xã hội do đó ngân sách nhà nướcthường bỏ ra để đầu tư xây dựng

Trang 16

Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN chịu sự quản lý của nhiều cơ quan được phân cấp để quản lý.

Năm là, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bắt buộc phải tuân thủ luật ngân sách và những nguyên tắc quản lý của nhà nước trong chi tiêu NSNN

1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ giúp chính quyền điều hành và thực hiện các chính sách kinh tế xã hội

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu là để đầu tư và phát triển hệthống dịch vụ công cộng và tạo tiền đề để cho các ngành kinh tế mũi nhọn củađất nước cũng như của từng địa phương phát triển qua đó sẽ làm tăng nhu cầutiêu dùng cho sản xuất và đời sống qua đó làm tăng tổng cầu trong ngắn hạncủa nền kinh tế để kính thích tăng trưởng và phát triển kinh tế

Vốn đầu tư XDCB góp phần thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh

tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế tư nhân cũng như đầu tưtrực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài nhằm mục đích phát triển kinh tế thìđiều đầu tiên cần hải có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại.Do đó việc đầu tưXDCB từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ thu hút được tất cảcác thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tăng trưởng cũng như phát triểnKT-XH của đất nước

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

và làm giảm thất nghiệp

Công trình xây dựng cơ bản từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đến khiđưa vào sử dụng trải qua rất nhiều công đoạn có sự tham gia ở nhiều lĩnh vựcchuyên môn khác nhau tiêu hao về lao động, nhân công, nguyên nhiên vật liệu

là khá lớn Mặt khác công trình XDCB không thể sản xuất đồng loạt màthường đơn lẻ nó là tập hợp của các loại nguyên nhiên vật liệu được sản xuất

Trang 17

đồng loạt và đem lắp ghép hoàn thiện lại với nhau để tạo thành tuy nhiên phảitrải qua rất nhiều công đoạn mới hình thành nên công trình XDCB, do đóthường sử dụng một lượng nhân lực rất lớn Do đó hoạt động đầu tư XDCBtạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần làm giảm thất nghiệp

1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh (cấp quận/huyện)

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

1.2.1.1 Khái niệm

Quản lý nhà nước về kinh tế nói chung là quá trình hoạch định, tổ chứcđiều hành, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động kinh tế của hệ thống xã hộinhằm đạt được mục tiêu phát triển KT-XH với hiệu lực và hiệu quả cao mộtcách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động

Quản lý vốn đầu tư XDCB là một nội dung một bộ phận của quản lý nhànước về kinh tế Do vậy từ khái niệm chung QLNN về kinh tế có thể hiểuquản lý vốn đầu tư XDCB của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh (huyện)như sau:

Quản lý vốn đầu tư NSNN của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cấp phát, thanh quyết toán và kiểm soát vốn đầu tư XDCB của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh nhằm bảo đảm sử dụng vốn nhà nước đúng quy định của pháp luật và hiệu quả cao nhằm mục đích sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất đồng thời tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư.

1.2.1.2 Đặc điểm

Xuất phát từ công tác quản lý vốn đầu tư của chính quyền cấp thànhphố thuộc tỉnh nên công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp thànhphố thuộc tỉnh có một số đặc điểm:

Trang 18

- Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh phải căn

cứ đồng thời tuân thủ theo những quy định của pháp luật cụ thể như Luật Xâydựng, Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp quy trong hoạt động xâydựng cơ bản cũng như hoạt động quản lý vốn ngân sách nhà nước cũng nhưcác văn bản hướng dẫn quản lý của cấp trên thông qua quy trình lập kế hoạchphân bổ vốn, cấp phát thanh toán, quyết toán và kiểm soát quá trình sử dụngvốn của chính quyền cấp thành phố

- Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh là hoạtđồng diễn ra thường xuyên liên tục và kéo dài gắn liền với quá trình quản lý

- Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN, tránh thất thoát, lãng phí

1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý vốn đâu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và lãnh thổ Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải theo các quy định về địnhmức do Bộ Xây dựng và các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành.Quản lý theo vùng và lãnh thổ là quản lý bằng cách xây dựng các đơn giánguyên nhiên vật liệu, nhân công ca máy do từng địa phương ban hành Đểhình thành nên một sự án đầu tư phải kết hợp việc xây dựng định mức dự toán

và đơn giá nguyên vật liệu, do đó một dự án đầu tư phải kết hợp quản lý theongành và theo vùng, lãnh thổ

Trang 19

- Nguyên tắc công khai minh bạch

Các dự án đầu tư XDCB từ NSNN thực hiện công khai tài chính theocác nội dung sau: Công khai việc phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho dự án,tổng mức đầu tư, tổng dự toán được duyệt, công khai việc lựa chọn các nhàthầu, công khai số liệu quyết toán theo niên độ ngân sách nhà nước hàngnăm, công khai số liệu quyết toán dự án hoàn thành khi dự án đầu tư đã đượcphê duyệt quyết toán

Các đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm công khai các thông tin về dự ánđầu tư kịp thời chính xác theo đúng thời gian quy định

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cao

Để đánh giá một dự án đầu tư XDCB mang lại hiệu quả kinh tế xã hội

và mục tiêu tăng trưởng của địa phương thì vấn đề đặt ra là dự án đầu tư đóphải sử dụng có hiệu quả đồng vốn bỏ ra đồng thời thu về được lợi ích lớnnhất Do đó dự án đầu tư phải trong quá trình triển khai phải thực hiện tiếtkiệm để tránh thất thoát lãng phí đồng vốn đầu tư nhưng mang lại hiệu quảcao nhất cho các lĩnh vực kinh tế xã hội và chính trị của địa phương

1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

1.2.3.1 Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của chính quyền cấp huyện.

Ở cấp thành phố thuộc tỉnh quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tưXDCB từ NSNN gồm gồm có các cơ quan đơn vi: HĐND, UBND quận;phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Đô thị, Kho bạc nhà nước và các đơn vịchủ đầu tư các công trình XDCB (Ban quản lý các dự án, các phòng ban vàUBND các phường, xã )

Hội đồng nhân dân thành phố là cơ quan quyết định phân bổ dự toánthu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố, dự toán thu chi ngân sách

Trang 20

địa phương và phân bổ dự toán ngân sách trên cơ sở dự toán ngân sách đượcHĐND tỉnh giao.

Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan xây dựng kế hoạch phát triển

KT-XH hàng năm trình HĐND thành phố thông qua; lập dự toán thu chi ngân sáchnhà nước của thành phố Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản UBND thànhphố xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trình HĐND quyết định,sau khi đã được HĐND thành phố quyết định, UBND tổ chức chỉ đạo và điềuhành kế hoạch (đôn đốc giải ngân kế hoạch vốn được giao, điều chỉnh kế hoạchvốn, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành ) lập báo cáo quyết toán vốn đầu tưtheo niên dộ ngân sách hàng năm trình HĐND và Sở Tài chính

Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố là cơ quan chủ trì tham mưu choUBND thành phố cân đối các nguồn vốn thuộc ngân sách thành phố để đầu tưxây dựng các dự án của thành phố, trong công tác quản lý vốn đầu tư hàngnăm chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu điều hành kế hoạch, điều chỉnh

kế hoạch, thực hiện thẩm định dự án đầu tư trình UBND thành phố phê duyệt

dự án đầu tư; thẩm tra trình UBND thành phố phê duyệt quyết toán vốn đầu

tư các dự án hoàn thành sử dụng ngân sách thành phố; lập báo cáo quyết toánvốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm

Phòng Quản lý đô thị là cơ quan tham mưu UBND thành phố trong côngtác quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng; thực hiện công tác thẩm định thiết

kế - dự toán các công trình XDCB thuộc ngân sách thành phố

Vì là đầu tư các công trình công cộng nên chủ đầu tư (Ban quản lý các

dự án, các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND các xãphường) là đơn vị sở hữu vốn được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tưxâydựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố và phápluật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các quy định kháccủa pháp luật

Trang 21

Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN của

chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

(Nguồn: do tác giả tự tổng hợp) 1.2.3.2 Lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh

Lập kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lývốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố, nó định hướng pháttriển trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH của địa phương, cân đối

và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất và con người, tránh được hiện

đô thị

Trang 22

tượng đầu tư dàn trải, lãng phí, không đồng bộ.

Lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm căn cứ vào khả năng cân đốicủa ngân sách của địa phương nhằm tránh phát sinh nợ đọng trong đầu tưxây dựng cơ bản đồng thời kế hoạch vốn phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữacác ngành, lĩnh vực

Quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN thực hiện thôngqua các bước sau:

Bước 1, hướng dẫn xây dựng kế hoạch: Căn cứ văn bản hướng

dẫn của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và

dự toán thu chi ngân sách năm sau, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với Sở Tài chính thông báo và hướng dẫn xây dựng kếhoạch vốn đầu tư gửi cho các đơn vị để chuẩn bị xây dựng kế hoạchvốn đầu tư hàng năm

Bước 2, xây dựng kế hoạch: Căn cứ tiến độ thực hiện của các dự án

và thứ tự ưu tiên đã được hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư phối hợp vớicác cơ quan liên quan xác định danh mục cụ thể và nhu cầu vốn đầu tưcho các dự án trình UBND thành phố xin ý kiến của thường trực HĐNDthành phố

Bước 3, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư: Căn cứ mục tiêu phát triển

KT-XH của thành phố, nguồn vốn được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh khả năng

thu ngân sách của thành phố và nhu cầu vốn của các dự án Phòng Tài

chính Kế hoạch thành phố chủ trì tham mưu cho UBND thành phố cân đối cácnguồn vốn thuộc ngân sách thành phố để lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xâydựng hàng năm cho các dự án của thành phố

Các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư khi có đầy đủcác điều kiện sau:

Trang 23

Dự án chuẩn bị đầu tư: Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành vàlãnh thổ được phê duyệt theo thẩm quyền.

Dự án thực hiện đầu tư: Phải có quyết định đầu tư phê duyệt trướcngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch

Thời hạn bố trí vốn để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5năm, nhóm C không quá 3 năm Việc lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư chocác dự án phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kếhoạch

UBND thành phố xây dựng xây dựng phương án phân bổ vốn đầu tưhàng năm trình HĐND thành phố thông qua Sau khi được HĐND thôngqua UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch chi tiết cho từng dự ánthuộc phạm vi quản lý và phù hợp với các điều kiện quy định về phân bổvốn đầu tư

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án có nhiều nguyên nhân chủquan cũng như khách quan dẫn đến tình trạng một số dự án gặp khó khănvướng mắc không thể tiếp tục triển khai thực hiện được hoặc vẫn thựchiện được nhưng không phù hợp với tiến độ kế hoạch đề ra, không sửdụng hết số vốn được giao đầu năm Bên cạnh đó sẽ có một số các dự ánthuận lợi hơn và một số dự án cần đấy nhanh tiến độ thực hiện để phục vụcho các nhu cầu cần thiết cấp bạch có thể hoàn thành sớm hơn so dự kiếntuy nhiên số vốn bố trí lại không đủ và cần một lượng vốn lớn hơn so với

số vốn bố trí kế hoạch vốn đầu năm mới tiếp tục triển khai thực hiệnđược Chính vì vậy trong công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN sẽ cần cóhoạt động điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư

Bước 4, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Là chuyển vốn từ các dự án

thừa vốn các dự án không có khả năng sử dụng vốn hoặc dử dụng không hết

số vốn được phân bổ sang các dự án thiếu vốn cần vốn để đây nhanh tiến độ

Trang 24

thực hiện Trong năm kế hoạch định kỳ Phòng Tài chính Kế hoạch với hợpvới các đơn vị có liên quan và các chủ đầu tư rà soát tiến độ thực hiện của các

dự án để tham mưu cho UBND thành phố điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tưtheo thẩm quyền từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án cókhả năng thực hiện Thời hạn điều chỉnh vốn đầu tư hàng năm chậm nhất là

25 tháng 12 của năm kế hoạch

1.2.3.3 Tổ chức thực hiện cấp phát thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB

từ NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh

a) Quy trình cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB

a.1) Mở tài khoản:

Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án được mở tài khoản thanh toán vốnđầu tư thuộc ngân sách cấp thành phố tại Kho bạc Nhà nước thành phố đểthuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư và việc kiểm soát thanh toán củaKho bạc nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụngtài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Trong qua trình này Kho bạc nhà nước phải hướng dẫn cho chủ đầu tư

mở tài khoản để thực hiện công tác thanh toán vốn

a.2) Chuẩn bị hồ sơ tài liệu cơ sở ban đầu của dự án: Để phục vụ cho côngtác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhànước nơi mở tài khoản thanh toán các tài liệu cơ sở của dự án gồm

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đốivới dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp cóthẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có)

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của LuậtĐấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh

Trang 25

tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọnnhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng).

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợpđồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật)

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đốivới từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉđịnh thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợpđồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật)

a.3) Thanh toán vốn đầu tư

Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầutheo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện khôngthông qua hợp đồng, bao gồm: thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượnghoàn thành

* Thanh toán tạm ứng:

Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư chỉ cho các công việc cần thiết phảitạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụthể trong hợp đồng; việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng cóhiệu lực, trường hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảolãnh tiền tạm ứng thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng

Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải thựchiện theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng: hợp đồng thicông xây dựng, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợpđồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng khác…

Căn cứ hồ sơ tài liệu và mức vốn tạm ứng được Nhà nước quy định;Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi tới Kho bạc Nhà nước

Trang 26

Vốn tạm ứng được thu hồi qua từng lần thanh toán khối lượng hoànthành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồihết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng Mứcthu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thểtrong hợp đồng

Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứnghợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, cóhiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định

Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quáthời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhàthầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khiứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích, thì Chủ đầu tư có trách nhiệmcùng Kho bạc Nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhànước Việc tạm ứng vốn mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mụcđích bị nghiêm cấm

Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết

do hợp đồng chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thuhồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu

tư năm sau

Chủ đầu tư thanh toán tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đếnngày 31 tháng 12 (trừ trường hợp thanh toán tạm ứng để thực hiện giải phóngmặt bằng thì được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau) Chủ đầu tư

có thể thanh toán tạm ứng một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng căn cứvào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhưng không vượt mức vốn tạm ứngtheo quy định của Nhà nước; trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mứcvốn tạm ứng thì Chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau

Trang 27

* Thanh toán khối lượng hoàn thành:

Đối với công việc được thực hiện thông qua hợp đồng: việc thanh toánhợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiệntrong hợp đồng Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán,thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quyđịnh rõ trong hợp đồng

Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượngcông việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa cóđơn giá trong hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở các bên thống nhấtxác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giácho khối lượng phát sinh

Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượngcông việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng,

kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) đểthanh toán

Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng: việc thanhtoán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợpđồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thốngnhất trước trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật

có liên quan Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhàthầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng

Hồ sơ thanh toán khối lượng: khi có khối lượng hoàn thành đượcnghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng(hoặc hợp đồng bổ sung, phụ lục hợp đồng), Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghịthanh toán gửi Kho bạc nhà nước theo quy định của Nhà nước

Trang 28

Kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thànhđược nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toánkhối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (bao gồm thanhtoán để thu hồi vốn đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm quyền chophép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán.

Số vốn thanh toán cho dự án đầu tư trong năm (bao gồm cả thanh toántạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cảnăm đã bố trí cho dự án đầu tư

Số vốn thanh toán cho từng nội dung công việc, hạng mục công trìnhkhông được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanhtoán cho dự án đầu tư không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt

b) Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cấp thành phốthuộc tỉnh

Trong một chu trình ngân sách thì khâu quyết toán là khâu cuối cùngnhằm tổng kết đánh giá việc sử dụng ngân sách và việc chấp hành các chínhsách ngân sách trong năm ngân sách Trong lĩnh vực đầu tư XDCB thì quyếttoán vốn đầu tư của một dự án đầu tư là quá trình tổng kết các khoản thu chiđối với một dự án để thực hiện hoàn thành một dự án đầu tư Thông qua côngtác quyết toán vốn đầu tư để đánh giá được quá trình đầu tư, rút kinh nghiệmtrong những hạn chế và thiếu sót để nhằm tăng cường công tác quản lý chốngthất thoát và lãng phí vốn đầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được quyếttoán dưới 2 hình thức là quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách vàquyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

b.1) Quyết toán theo niên độ ngân sách:

Hàng năm, khi kết thúc niên độ ngân sách, các chủ đầu tư, KBNNthành phố và cơ quan tài chính thực hiện việc lập, gửi, thẩm định quyết toán

Trang 29

và thông báo kết quả thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB đảm bảo nộidung, nguyên tắc và thời hạn theo quy định.

Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách là việc tổng hợp, đốichiếu, xác nhận số liệu thực tế về sử dụng vốn đầu tư XDCB trong năm kếhoạch; xác định rõ số vốn đã tạm ứng, đã thanh toán khối lượng hoàn thành,

số vốn còn lại bị hủy bỏ hoặc được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng

Chủ đầu tư tổng hợp, báo cáo quyết toán năm nêu rõ tình hình thựchiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB được giao trong nămgửi cơ quan tài chính; thuyết minh các tồn tại, vướng mắc, các yếu tố ảnhhưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn; đề xuấtcác biện pháp tháo gỡ có liên quan đến quản lý vốn đầu tư

KBNN các cấp tổng hợp, báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộcnguồn vốn NSNN được giao kiểm soát, thanh toán gửi cơ quan tài chính cùngcấp; kèm theo đánh giá tổng quát đặc điểm, tình hình thanh toán, quyết toán

sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN; đề xuất và kiến nghị tháo

gỡ những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến công tác quyết toán vốn đầu tưXDCB hàng năm cũng như công tác quản lý vốn đầu tư, trong đó nêu rõnhững dự án có tồn tại, vướng mắc

Cơ quan tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toánvốn đầu tư XDCB hàng năm gửi các đơn vị chủ đầu tư và KBNN cùng cấp;tổng hợp số quyết toán chi đầu tư XDCB vào quyết toán NSĐP hàng năm,báo cáo UBND để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn Trong quá trình thẩmđịnh, cơ quan tài chính phải kiểm tra, xác định sự phù hợp về tổng nguồn vốn,

cơ cấu vốn trong báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư và báo cáo tổng hợpquyết toán của KBNN; kiểm tra, so sánh kế hoạch vốn và số vốn thanh toáncủa từng dự án giữa báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư và KBNN cùng

Trang 30

cấp; xác định số vốn được đưa vào quyết toán năm (vốn thanh toán cho khốilượng XDCB hoàn thành), số vốn đã chi tạm ứng, số vốn còn lại được chuyểnsang năm sau tiếp tục thực hiện và thanh toán; số kế hoạch vốn huỷ bỏ.

b.2) Quyết toán dự án hoàn thành:

Là việc xác định toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trìnhđầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí đượcthực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh,

bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của phápluật, nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh)theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kếtquả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăngthêm do đầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, cácnhà thầu, cơ quan cấp vốn, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lýnhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm khôngngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước, nâng cao hiệu quảcông tác quản lý vốn đầu tư

Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lậpbáo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra,phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chínhxác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; xác định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phíđầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; giá trịtài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phảiđảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định

Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình, tùy theo quy mô, tínhchất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán,

Trang 31

thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mụccông trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục công trình, góithầu độc lập hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của ngườiquyết định đầu tư.

Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B sử dụng vốnNhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp cóthẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểmtoán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền Chủ đầu tư tổ chức lựachọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ký kết hợpđồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của pháp luật vềhợp đồng và nghiệm thu kết quả kiểm toán

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình,hạng mục công trình hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phêduyệt chậm nhất là 12 tháng đối với dự án quan trọng Quốc gia và dự ánnhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B, 6 tháng đối với dự án nhóm C và 3tháng đối với dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng kể từ khi công trìnhhoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng

Về thẩm quyền thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:

Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toángiao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý của mình tổ chức thẩm tratrước khi trình phê duyệt quyết toán

Ở cấp thành phố thuộc tỉnh Phòng Tài chính Kế hoạch là cơ quan thẩmtra quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyếtđịnh thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệtquyết toán; thành phần của tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm thành viên

Trang 32

của các đơn vị có liên quan (Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Đô thị, PhòngNông nghiệp và phát triển nông thôn…).

Về thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành:

Đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủtướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệtquyết toán; đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người cóthẩm quyền phê duyệt quyết toán Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW của các đoàn thể, Chủ tịch UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc TW được uỷ quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyếttoán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp

Ở cấp thành phố thuộc tỉnh chủ tịch UBND thành phố phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư các dự án hoàn thành

Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoànthành, chủ đầu tư phải hoàn thành việc giải quyết công nợ và làm thủ tục tấttoán tài khoản

1.2.3.4 Kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh

Trong quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN công tác kiểmsoát là một nội dung quan trọng Hoạt động này nhằm đánh giá quá trình đầu

tư tìm ra những mặt ưu điểm để phát huy đồng thời phát hiện những thiếu sótnhững sai phạm để điều chỉnh xử lý kịp thời

a Khái niệm:

Kiểm soát vốn đầu tư của chính quyền thành phố thuộc tỉnh là hoạtđộng của chính quyền trong việc kiểm tra phát hiện những sai sót nhằm mụcđích quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhất và phải được thực hiện thườngxuyên liên tục ở các khâu trong quá trình đầu tư từ khi phân bổ kế hoạch vốn

Trang 33

đến khâu quyết toán vốn đầu tư, từ khi triển khai dự án đến khi kết thúc dự ánbàn giao đưa vào sử dụng.

b Các chủ thể tham gia quá trình kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở cấp thành phố gồm:

- Cơ quan quản lý tài chính, kế hoạch cấp trên: Sở Tài chính, Sở Kếhoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành: Sở Giao thông Vận tải, SởXây dựng

- Chính quyền thành phố: HĐND, UBND thành phố, Phòng Tài chính

- Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị

c Nội dung kiểm soát, gồm:

- Kiểm tra, giám sát việc lập, giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB: Cơ sở

để lập kế hoạch vốn, bố trí vốn theo đúng nguyên tắc và mục đích không, cóđảm bảo thời gian theo quy định không

- Kiểm tra, giám sát việc cấp phát thanh toán vốn của dự án đầu

tư XDCB theo qui định của Nhà nước, nhằm đảm bảo thanh toán kếhoạch vốn đầu tư đúng kế hoạch vốn được giao, thanh toán đúng nộidung không

- Kiểm tra, giám sát việc quyết toán vốn đầu tư của các dự án: Kiểm traviệc chấp hành của các chủ đầu tư trong công tác lập báo cáo quyết toán vốnđầu tư có chấp hành đúng quy định không, đơn vị thực hiện quyết toán (phòngTài chính kế hoạch) thực hiện thẩm tra thẩm định quyết toán đúng quy trìnhquy định không

d Hình thức kiểm soát:

Cơ quan tài chính cấp trên định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra cơ quan tàichính cấp dưới về quy trình lập phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

Trang 34

Cơ quan tài chính các cấp định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra Kho bạc Nhànước về việc thực hiện các chế dộ, các quy định về thanh toán vốn đầu tư.

Cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành các cấp định kỳ hoặc độtxuất kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án của các chủ đầu tư

Hội đồng nhân dân thành phố định kỳ ban hành kế hoạch và thực hiện giámsát các hoạt động KT-XH trên địa bàn bao gồm cả hoạt động đầu tư XDCB

1.3 Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn nguồn ngân sách nhà nước

1.3.1 Nhóm yếu tố thuộc về chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

a) Chủ trương, chiến lược quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội củathành phố

Chủ trương, chiến lược phát triển KT-XH của thành phố có vai trò địnhhướng đầu tư tác động đến đầu tư XDCB cũng như hạ tầng kỹ thuật của từngngành, lĩnh vực cũng như của từng dự án đầu tư Do đó đây là yếu tố quantrọng hàng đầu tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNcủa chính quyền thành phố Vì vậy để nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tưXDCB chính quyền thành phố cần phải làm tốt công tác lập và phê duyệt quyhoạch đồng thời quản lý XDCB theo đúng quy hoạch được duyệt

b) Trình độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khảnăng thu ngân sách của địa phương

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ảnh sự phát triển kinh tế xã hội của địaphương Khi kinh tế xã hội phát triển thì khả năng thu ngân của địa phươngcũng sẽ gia tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi thu ngân sách càng caothi càng có nhiều vốn để chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB Khi triển khai thựchiện đầu tư xây dựng các dự án công trình thì hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ đồng

Trang 35

bộ tạo điều kiên để giao thương do đó sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự pháttriển kinh tế của địa phương.

c) Chất lượng công tác đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầy đáp ứng được các yêu cầu củachủ đầu tư đề ra đảm bảo theo quy định của pháp luật Việc lựa chọn nhà thầu

có ý nghĩa quyết định trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nếu lựa chọnnhà thầu có năng lực, có tiềm lực kinh tế thì trong quá trình thực hiện thi công

dự án đầu tư sẽ thuận lợi trường hợp lựa chọn nhà thầu năng lực cung nhưtiền lực kinh tế hạn chế thì trong quá trình triển khai thi công dự án sẽ gặpkhó khăn Vì vậy để nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư XDCB chínhquyền thành phố cần phải làm tốt công tác đấu thầu

1.3.2 Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh

a) Luật pháp, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN

Cơ chế chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế, ổn địnhđồng bộ thống nhất đầy đủ và rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt độngquản lý vốn đầu tư từ NSNN được chặt chẽ đem lại hiệu quả KT-XH cao,ngược lại nếu chính sách quản lý vốn đầu tư chồng chéo không phù hợp sẽgây khó khăn cản trở cho hoạt với hoạt động quản lý vốn đầu tư từ NSNN làmgiảm hiệu quả KT-XH

b) Năng lực quản lý và sự quan tâm của chính quyền tỉnh đến quản lývốn đầu tư XDCB từ NSNN

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của chính quyền cấp thành phốphụ thuộc trực tiếp vào năng lực và sự quan tâm của chính quyền cấp tỉnh.Khi thực hiện lập kế hoạch vốn, thực hiện thanh quyết toán, kiểm soát sửdụng vốn đầu tư XDCB hàng năm chính quyền thành phố dựa trên những

Trang 36

hướng dẫn của chính quyền cấp tỉnh Nếu như chính quyền cấp tỉnh hướngdẫn không chặt chẽ các quy định của nhà nước, không bám sát với điều kiệnthực tế của thành phố như giao chỉ tiêu thu ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế

xã hội của thành phố cao không sát thực tế so với khả năng và nguồn lực củathành phố, dẫn đến địa phương khi thực hiện các chỉ tiêu này không khả thi,không đạt được kế hoạch do tỉnh đề ra do đó sẽ gây khó khăn trong quá trìnhquản lý vốn đầu tư XDCB của thành phố

c) Biến động kinh tế vĩ mô

Nguồn thu NSNN hàng năm phụ thuộc sự phát triển kinh tế của địaphương kinh tế càng phát triển thì thu ngân sách càng tăng nếu kinh tế khôngphát triển thì thu ngân sách không đạt do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tưXDCB Do đó môi trường kinh tế vĩ mô cụ thể là các chỉ số lạm phát và tăngtrưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư XDCB

Lạm phát cao dẫn đến sự mất giá đồng tiền đồng thời làm cho giánguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến suất đầu tư cho các công trìnhXDCB, tăng giá trị các ông trình XDCB làm tăng vốn từ NSNN cho chi đầu

tư XDCB cuối cùng là hiệu quả sử dụng vốn thấp

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng càng cao sẽ tạo điềukiện thuận lợi để thu ngân sách khi đó sẽ tạo điều kiện cho chi đầu tư XDCB

và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương

d) Yếu tố tự nhiên

Các dự án đầu tư XDCB thường được triển khai ngoài trời do đó chịuảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ỞViệt Nam có nhiều vùng, miền có điều kiện tự nhiên khác nhau mỗi vùngmiền có những đặc trưng riêng do đó trong quá trình triển khai các dự án đầu

tư XDCB phải lập thiết kế phù hợp và xây dựng những công năng phù hợpvới điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng

Trang 37

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH

QUYỀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

2.1 Khái quát chung thành phố Buôn Ma Thuột

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tây Nguyên là một vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước Với vịtrí trung tâm của vùng Tây Nguyên, đất đai màu mỡ có tiềm năng để phát triểnkinh tế, có nhiều dân tộc sinh sống, có điều kiện thông thương với các nước lánggiềng, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung chiếmmột vị trí đặc biệt và quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước

Trong quá trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá đấtnước và đô thị hoá, thành phố Buôn Ma Thuột đã phát triển từ một thị xã trởthành thành phố loại III vào năm 1995, đô thị loại II năm 2005 và được Thủtướng Chỉnh phủ công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh năm 2010

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế văn hóa khoa học côngnghệ và giáo dục của tỉnh Đắk Lắk, phía Bắc giáp huyện Cư M’gar, phía Namgiáp huyện Krông Ana, huyện Cư Kuin, phía Đông giáp huyện Krông Pắc,phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (thuộc tỉnh Đăk Nông)

Thành phố Buôn Ma Thuột được xác định không chỉ là trung tâm chính trị,kinh tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh Đắk Lắk mà còn là trung tâm vùng Tây Nguyên.Trong hiện tại và tương lai, Buôn Ma Thuột là thành phố có tác dụng thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội toàn vùng và có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng

Trang 38

Thành phố Buôn Ma thuột có diện tích tự nhiên 377 km2 với 21 đơn vịhành chính trong đó có 13 phường, 8 xã Quy mô dân số 342.182 người trong

đó dân số khu vực đô thị chiếm 80% dân số khu vực nông thôn chiếm 20%.Thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều cộng đồng dân tộc chung sống trong đó,người kinh chiếm khoảng 85%; dân tộc thiểu số (Ê đê, M’nông, Gia rai, ……)chiếm khoảng 15%

Thành phố Buôn Ma Thuột là đầu mối giao thông trong vùng tạo điềukiện phát triển thương mại và dịch vụ giữa các tỉnh Tây Nguyên với các vùngtrong cả nước và quốc tế, có các Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cảnước, nhất là với TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nhưLâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, và với nước Campuchia Hệ thống đường quốc

lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâmtất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảnghàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố ĐàNẵng, tỉnh Nghệ An Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàngkhông nêu trên rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt làcho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hoá với các vùng miền trong

cả nước

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Trong giai đoạn từ 20010- 2014 nền kinh tế xã hội của thành phố Buôn

Ma Thuột đã đạt được những thành tựu đáng kể Kinh tế có sự tăng trưởngnhanh và bền vững phát huy được thế mạnh về nông nghiệp như trông câycông nghiệp dài ngày, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ

du lịch và xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoàigắn kết vấn đề phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng

Tổng giá trị sản xuất của thành phố năm 2010 đạt 10.275 tỷ đồng, đếnnăm 2014 đạt 15.881 tỷ đồng Quy mô GDP của thành phố năm 2010 đạt

Trang 39

5.370 tỷ đồng đến năm 2014 đạt 8.565 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân12,4%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột cao hơnmức bình quân chung của tỉnh Đắk Lắk cũng như vùng Tây Nguyên và caohơn mức tăng bình quân của cả nước.

Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dần ởcác ngành nông lâm nghiệp thủy sản, công nghiệp xây dựng và theo hướng tăngdần ở các ngành dịch vụ So với năm 2010 thì năm 2014 tỷ trọng nông lâm thủysản giảm từ 9,6%/năm xuống 6,3%/năm, công nghiệp xây dựng giảm từ44,8%/năm xuống 42,2%/năm, dịch vụ tăng từ 45,5%/năm lên 51,5%/năm

Bảng 2.1 Quy mô giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế thành phố Buôn Ma

Thuột giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột và tính toán của tác giả

Về đầu tư phát triển giai đoạn 2010-2014 thành phố Buôn Ma Thuột đãđạt được những thành tựu đáng kể trong trong lĩnh vực huy động vốn đầu tưtrong, ngoài nước và các thành phần kinh tế xã hội, lượng vốn đầu tư vào nền

Trang 40

kinh tế giai đoạn này tăng bình quân 14,7%/năm Tổng vốn đầu tư giai đoạn2010- 2014 khoảng 27.250 tỷ đồng Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhànước 1.651 tỷ đồng (chiếm khoảng 6,1%), vốn ngoài quốc doanh và các

nguồn vốn khác 25.599 tỷ đồng (chiếm khoảng 93,9%)

Bảng 2.2 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Buôn Ma Thuột

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Buôn Ma Thuột và tính toán của tác giả

Trong 5 năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền vànhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, đồng thời được sự quan tâm của tỉnhĐắk Lắk cũng như các Bộ, ngành trung ương vì vậy quy mô nền kinh tế củathành phố Buôn Ma Thuột không ngừng mở rộng, cơ sở hạ tầng ngày càngđược cải thiện, nhu cầu văn hóa thể thao và đời sống nhân dân thành phố

ngày càng được nâng cao.

Ngày đăng: 14/10/2018, 03:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế 5. Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình Chính sách kinh tế - xãhội, Nxb Khoa học & Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về kinh tế" 5. Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình "Chính sách kinh tế - xã"hội
Tác giả: Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế 5. Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Khoa học & Kỹ thuật
Năm: 2000
6. Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình Khoa học quản lý - tập I, II, Nxb Khoa học & Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý - tập I,II
Tác giả: Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Khoa học & Kỹ thuật
Năm: 2002
11. Nguyễn Việt Long (năm 2012), Quản lý của chính quyền quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đối với sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản, Luận văn thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý của chính quyền quận HàĐông, thành phố Hà Nội đối với sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhànước cho các công trình xây dựng cơ bản
12. Bùi Văn Yên (năm 2014), Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sỹ kinh tế Đại Học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk
13. Dương Đức Huy (năm 2014), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tại Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế kỹ thuật Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lývốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tại Trung tâm Khí tượng thủyvăn Quốc gia
7. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước Khác
8. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm Khác
9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 19/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước Khác
10.Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/02/2012 quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Khác
14. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Buôn Ma Thuột, Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư Xây dựng cơ bản và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010; 2011; 2012; 2013; 2014 Khác
15. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Buôn Ma Thuột, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thành phố Buôn Ma Thuột các năm 2010; 2011; 2012; 2013; 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w