1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

113 442 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 637 KB

Nội dung

Hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động nói riêng và nhân dân nói chung và thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống BHXH bảo vệ lợi ích cho mọi người lao động khi bị ốm đau thai sản, tai nạn lao động, khi về già hoặc khi gặp phải những rủi ro biến cố trong cuộc sống thông qua việc hình thành một quỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp và sự hỗ trợ của nhà nước. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Trước năm 1995, nguồn thu BHXH rất hạn chế, mọi nhu cầu chi BHXH đều do ngân sách Nhà nước cấp, không có Quỹ BHXH độc lập. Từ năm 1995 đến nay, cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ, Quỹ BHXH được hình thành, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý các nguồn thu BHXH để hình thành Quỹ BHXH làm cơ sở chi trả cho các chế độ BHXH, cũng như chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của dân chúng chưa thực sự được quan tâm sâu sát trong thời gian qua. Quản lý nguồn thu BHXH như thế nào để tránh vỡ quỹ BHXH, duy trì và phát huy hết tiềm năng của các nguồn hình thành quỹ BHXH hiện nay là vấn đề rất cấp thiết. Là một nhân viên đang công tác trong ngành BHXH tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá, nhận định thực trạng quản lý nguồn thu BHXH trong thời gian qua để tìm ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc và những nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước nguồn thu BHXH ở nước ta giai đoạn hiện nay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ THỊ HUYỀN CHI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Đình Đào HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn:"Tăng cường quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam"là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn đều chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Lê Thị Huyền Chi LỜI CẢM ƠN Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài: "Tăng cường quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam”. Để hoàn thành được luận văn, ngoài những nỗ lực của bản thân còn có sự đóng góp giúp đỡ tích cực của thầy giáo GS. TS. Đặng Đình Đào và các cán bộ trong Ban Tài chính – Kế toán thuộc BHXH Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn những những người đã nhiệt tình giúp đỡ để hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ASXH : An sinh xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KCB : Khám chữa bệnh NSNN : Ngân sách nhà nước NSDLĐ : Người sử dụng lao động NLĐ : Người lao động DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ THỊ HUYỀN CHI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI, 2014 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động nói riêng và nhân dân nói chung và thúc đẩy phát triển kinh tế. Hệ thống BHXH bảo vệ lợi ích cho mọi người lao động khi bị ốm đau thai sản, tai nạn lao động, khi về già hoặc khi gặp phải những rủi ro biến cố trong cuộc sống thông qua việc hình thành một quỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp và sự hỗ trợ của nhà nước. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động. Trước năm 1995, nguồn thu BHXH rất hạn chế, mọi nhu cầu chi BHXH đều do ngân sách Nhà nước cấp, không có Quỹ BHXH độc lập. Từ năm 1995 đến nay, cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ, Quỹ BHXH được hình thành, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý các nguồn thu BHXH để hình thành Quỹ BHXH làm cơ sở chi trả cho các chế độ BHXH, cũng như chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của dân chúng chưa thực sự được quan tâm sâu sát trong thời gian qua. Quản lý nguồn thu BHXH như thế nào để tránh vỡ quỹ BHXH, duy trì và phát huy hết tiềm năng của các nguồn hình thành quỹ BHXH hiện nay là vấn đề rất cấp thiết. Là một nhân viên đang công tác trong ngành BHXH tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá, nhận định thực trạng quản lý nguồn thu BHXH trong thời gian qua để tìm ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc và những nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước nguồn thu BHXH ở nước ta giai đoạn hiện nay. i CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA CƠ QUAN BHXH VIỆT NAM 1.1. Khái quát về nguồn thu BHXH và vai trò của nó trong hệ thống BHXH Việt Nam Nguồn thu BHXH là nguồn hình thành Quỹ BHXH, tập hợp những đóng góp bằng tiền của bên tham gia BHXH (bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp) và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả các trợ cấp BHXH và các chi phí nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Những nguồn thu quỹ BHXH và phương pháp xác định 1.2.1. Nguồn hình thành Ở Việt Nam hiện nay, nguồn hình thành nên quỹ BHXH (bao gồm cả quỹ BHXH, BHTN, BHYT mà gọi chung là quỹ BHXH) đã được quy định trong điều lệ BHXH hiện hành. Nhìn chung, quỹ BHXH thường được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và của Nhà nước. Sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động (gọi chung là các bên tham gia BHXH) là nguồn chủ yếu để hình thành quỹ BHXH. 1.2.2. Phương pháp xác định a) BHXH bắt buộc từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%. b) BHXH tự nguyện Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau: Mức đóng hằng tháng = Tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn Trong đó: ii 1. Tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện: - Từ tháng 01/2014 trở đi: bằng 22%. 2. Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn = Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng) * L min : mức lương tối thiểu chung; * m = 0, 1, 2 … n; c) Đối với quỹ BHTN. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần. d) Đối với quỹ BHYT. Tối đa 6 % mức tiền công, tiền lương của người lao động, trong đó người lao động đóng 1/3 và người sử dụng lao động đóng 2/3. Hiện nay đang áp dụng bằng 4,5 % tiền công, tiền lương người lao động nhận được, ở một số đối tượng được tính bằng 4,5 % mức lương tối thiểu chung và do các tổ chức bảo hiểm xã hội, hoặc do NSNN đóng góp. 1.3. Những nội dung cơ bản, phương pháp và tổ chức quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam 1.3.1. Nội dung Quản lý nguồn thu BHXH (gồm BHXH và BHYT) theo góc độ nguồn hình thành gồm 02 nội dung: Quản lý đối tượng thu BHXH và Quản lý công tác thu BHXH. 1.3.2. Phương pháp quản lý nguồn thu iii [...]... nay của quỹ BHXH Việt Nam Chương 3 Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn thu ở BHXH Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA CƠ QUAN BHXH VIỆT NAM 1.1 Khái quát về nguồn thu BHXH và vai trò của nó trong hệ thống BHXH Việt Nam Bảo hiểm xã hội là công cụ quan trọng nhất trong chính sách an sinh xã hội của một quốc gia bởi nó ảnh hưởng đến phần lớn dân số Đối với Việt Nam, ... hiểu, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội 2.2.2.2 Quản lý nguồn thu bằng phương pháp hành chính - Quản lý trong khâu đăng ký lao động tham gia BHXH - Quản lý trong khâu tổ chức, thực hiện thu BHXH - Quản lý hệ thống sổ sách biểu mẫu quản lý thu - Quản lý nguồn thu bằng công nghệ tin học 2.2.2.3 Quản lý nguồn thu bằng phương pháp kinh tế BHXH Việt Nam là cơ quan hành chính Nhà nước, do đó các... dung của hoạt động quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam trong các giai đoạn nhất định Tuy nhiên từ khi có Luật BHXH ra đời đến nay chưa có đề tài nào đề cập một cách chuyên sâu, toàn diện về hoạt động quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam 3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là khuyến nghị các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam Để thực hiện được... các biện pháp để tăng cường, quản lý và đầu tư quỹ BHXH, giải quyết tính cấp thiết đề ra của đề tài 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: nghiên cứu quá trình quản lý nguồn thu BHXH - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình quản lý nguồn thu BHXH từ năm 2007-2013: các nội dung quản lý nguồn thu, công cụ quản lý nguồn thu BHXH và các phương pháp quản lý nguồn thu BHXH Từ đó đề xuất một... thể của đề tài là: 3 - Hệ thống hóa những lý luận về BHXH, nguồn thu BHXH, về quản lý nguồn thu BHXH - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn thu BHXH hiện nay của BHXH Việt Nam, những mặt được và chưa được Phân tích những nhân tối ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH và đưa ra các dự báo về sự phát triển về đối tượng và nguồn thu BHXH trong thời gian tới - Đề xuất các biện pháp để tăng cường, ... tiêu nhiệm vụ thu BHXH, BHYT được Chính phủ giao hàng năm, thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các chế độ 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam Thứ nhất, hoàn thiện nội dung quản lý Thứ hai, hoàn thiện phương pháp quản lý thu BHXH Thứ ba, hoàn thiện tổ chức quản lý thu BHXH trong đó chú trọng ở các lĩnh vực: Đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về BHXH, tăng cường xii công... giả mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nguồn thu BHXH, tạo tiền đề vững chắc để BHXH Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao./ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LÊ THỊ HUYỀN CHI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Đình Đào... các nguồn hình thành quỹ BHXH hiện nay là vấn đề rất cấp thiết Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: Tăng cường quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam cho luận văn tốt nghiệp của tôi nhằm phân tích, đánh giá, nhận định thực trạng quản lý nguồn thu BHXH trong thời gian qua để tìm ra những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc và những nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý. .. đời sống xã hội rất đa dạng và phức tạp, nên bảo hiểm cũng đa dạng khác nhau và BHXH là một trong những loại hình bảo hiểm mà đối tượng của nó là thu nhập của người lao động Ngoài ra, Bảo hiểm y tế (loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân) cũng là một loại hình bảo hiểm quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, đóng góp phần lớn vào nguồn thu BHXH ở nước ta 6 Để có nguồn chi... 2.2.3 Về tổ chức quản lý thu BHXH Công tác thu tại cơ quan BHXH Việt Nam được thực hiện theo quy trình như sau: Lập kế hoạch thu và giao kế hoạch thu Phát hiện thêm đối tượng phải tgia BHXH trên địa bàn Tiếp xúc với các đơn vị bànbàn quận Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH Việt Nam Chuyển tiền thu về cơ quan BHXH Việt Nam Thu và ghi số BHXH Quản lý nguồn thu thông qua các . LÊ THỊ HUYỀN CHI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI, 2014 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong. BHXH tôi chọn đề tài Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam& quot; làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá, nhận định thực trạng quản lý nguồn thu BHXH trong thời gian. thu c vào công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU HIỆN NAY CỦA BHXH VIỆT NAM 2.1 Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam BHXH Việt Nam

Ngày đăng: 04/07/2015, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w