1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT

88 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 632 KB

Nội dung

Qua bốn năm cải cách ở bậc THCS, kể từ năm học 2006 – 2007, Bộ GD&ĐT bắt đầu triển khai chương trình thay sách lớp 10 bậcTHPT và mở chuyên đề giảng dạy bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên

Trang 1

SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT DĨ AN

TỔ SỬ-ĐỊA-GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô giảng viên Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, Phòng Trung học phổ thông Sở GD&ĐT Bình Dương đã tổ chức bồi dưỡng, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành lớp Bồi dưỡng thay sách lịch sử lớp 10 trong Hè 2006 và lớp Bồi dưỡng thường xuyên môn lịch sử Chu

kỳ III (2004-2007).

Đặc biệt, xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Dĩ An, Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến chủ đạo cho nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm nầy.

Những nội dung đã học tập và kinh nghiệm tích lũy được từ

đề tài nầy sẽ là hành trang vô cùng quý báu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử của bản thân chúng tôi trong thời gian sắp tới.

Dĩ An, ngày 19 tháng 5 năm 2007

Người thực hiện,

Nguyễn Chí Thuận

MỤC LỤC

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài……….7

2 Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu……….9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………11

3.1 Mục đích nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Tình hình nghiên cứu đề tài, mức độ nghiên cứu……… 15

4.1 Tình hình nghiên cứu đề tài

4.2 Mức độ nghiên cứu đề tài

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu……… 16

5.1 Đối tượng nghiên cứu

5.2 Khách thể nghiên cứu

5.3 Phạm vi nghiên cứu

6 Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu……….17

6.1 Cơ sở lý luận thực tiễn

6.2 Phương pháp nghiên cứu

7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài……… 20

7.1 Đối với cấp lãnh đạo quốc gia

7.2 Đối với cấp lãnh đạo cơ sở

8 Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm……… 22

NỘI DUNG

Phần I Nêu thực trạng vấn đề.

1 Thuận lợi khi thực hiện đề tài nghiên cứu………23

1.1 Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị

1.2 Tình hình trường, lớp, học sinh

1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý

1.4 Tình hình cán bộ, giáo viên, nhân viên

1.5 Ưu điểm khi dạy học bằng giáo án điện tử

2 Khó khăn khi thực hiện đề tài nghiên cứu……… 26

Trang 4

2.1 Hạn chế khi giảng dạy bằng giáo án điện tử.

2.2 Hạn chế khi áp dụng cho phần thảo luận, thuyết trình

2.3 Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trước khi học bài mới

2.4 Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu nắm vững cấu trúc, lôgic củatoàn bộ bài dạy, chương, khóa trình trong SGK khi soạn giảng phươngpháp tích cực

Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính.

1 Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử……… 29

1.1 Định hướng về phương pháp đổi mới dạy học lịch sử

1.1.1 Tính phù hợp của đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

1.1.2 Chất lượng của đổi mới dạy học lịch sử đòi hỏi

1.2 Định hướng giá trị xã hội trong việc đổi mới dạy học lịch sử đối vớigiáo dục liên môn trong trường THPT để đào tạo học sinh

1.2.1 Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao

1.2.2 Con người đậm đà bản sắc dân tộc

1.2.3 Con người có bản sắc nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ giữangười với người

1.2.4 Con người khoa học

1.2.5 Con người công nghệ

1.2.6 Con người có thể lực cường tráng

1.2.7 Con người công dân

1.2.8 Con người có cá tính và bản sắc riêng

1.3 Một số yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học lịch sử ở trườngTHPT hiện nay

1.4 Một số nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

1.5 Đổi mới dạy học lịch sử theo phương pháp giải quyết vấn đề được chiathành những bước, những giai đoạn có tính chuyên biệt

1.5.1 Theo Jonh Dewey đề nghị có 5 bước để giải quyết vấn đề

1.5.2 Theo Kudriasev chia làm 4 giai đoạn để học sinh giải quyết vấn đề

Trang 5

1.6 Đổi mới dạy học lịch sử theo phương pháp giải quyết vấn đề bao gồmnhiều hình thức tổ chức đa dạng.

1.7 Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng kết hợp kiểu truyềnthống (nghe giảng – đọc – chép ) với kiểu đưa vào vấn đề (kết quả dohọc sinh tự nghiên cứu, tổng kết nhằm giải quyết vấn đề thực tế do giáoviên đưa ra)

2 Nhận thức về quá trình dạy học lịch sử theo hướng tích cực………36

2.1 Muốn đạt được chất lượng trong giáo dục, trước hết phải giảng dạy cóhiệu quả bài học lịch sử

2.2 So sánh giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với giảng dạy mangtính hỗ trợ khuyến khích quá trình học tập và tham gia tích cực

3 Làm thế nào để hướng tới việc dạy học lịch sử có hiệu quả……… 38

3.1 Mỗi giáo viên đều có những khả năng đặc trưng khác nhau, phong cáchgiảng dạy khác nhau Học sinh cũng có những động cơ và phong cáchhọc tập khác nhau

3.2 Các phong cách học tập của học sinh

3.3 Muốn giảng dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần phải kiểm soát và thựchành để trao dồi kỹ năng của mình

4 Giáo viên sử dụng phương pháp giao tiếp thích hợp để giảng dạy có hiệu quả……… 42

4.1 Quá trình giảng dạy là hạt nhân của công cuộc giáo dục

4.2 Một số ví dụ về học tập tích cực

4.3 Phương pháp đổi những câu đơn giản thành những câu khó

4.4 Khi đặt câu hỏi giáo viên cần lưu ý

4.5 Giáo viên cần ghi nhật ký rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy

5 Vận dụng lý thuyết áp dụng vào thực tế trong 1 tiết dạy bằng giáo án điện tử………45

5.1 Giáo viên tiến hành nghiên cứu toàn chương, nội dung bài học

5.2 Giáo viên tìm hiểu các tư liệu lịch sử có liên quan đến bài học

Trang 6

5.3 Giáo viên soạn giáo án theo mẫu bình thường, theo đúng mẫu quy địnhcủa Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn ở lớp tập huấn thay sách hè 2006.

5.4 Giáo viên soạn giáo án điện tử (đính kèm giáo án điện tử in sang dĩamềm)

5.5 Giáo viên tiến hành giảng dạy trên lớp

Phần III Kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra được

từ sáng kiến kinh nghiệm.

1 Kết quả đạt được……… 71

2 Bài học kinh nghiệm rút ra được từ sáng kiến kinh nghiệm……… 72

2.1 Giáo viên lớn tuổi vẫn có thể áp dụng phương pháp soạn giảng bằnggiáo án điện tử

2.2 Tìm nguồn tư liệu từ trường đại học sư phạm và đồng nghiệp

2.3 Tìm nguồn tư liệu từ sách báo, thư viện, internet, đài truyền hình

2.4 Chuẩn bị thay thế tiết dạy trên lớp khi phòng máy cúp điện có giáokhác đăng ký sử dụng

2.5 Áp dụng phần mềm để kiểm tra học sinh môn lịch sử

2.6 Áp dụng phần mềm cộng điểm kiểm tra xếp loại học kì

2.7 Kết hợp Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt độngtìm hiểu lịch sử

2.8 Ghi nhật ký giảng dạy rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy

Phần IV Khả năng ứng dụng, triển khai sáng kiến kinh

nghiệm…….77 KẾT LUẬN………81 Danh mục tài liệu tham khảo……… 85

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài :

Đất nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới và tiến hành công cuộccông nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) CNH-HĐH không chỉ đơnthuần là công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước đang trên quá trình hộinhập quốc tế, mà còn là quá trình cách mạng làm biến đổi sâu sắc tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-

HĐH ở Việt Nam, Đảng ta đã xác định “Phải lấy việc phát huy nguồn lực

con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội (tài nguyên, thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ ) thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định”.

Hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa xãhội, đời sống của nhân dân ta tiếp tục được cải thiện, giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) cũng đang phát triển về quy mô và cơ sở vật chất trình độ dântrí và chất lượng nguồn nhân lực được nhân lên

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ CNH-HĐH ở nước tahiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển trước tác độngngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta cũng đang gặp nhiềukhó khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêucầu

Những năm gần đây kết quả thi đại học môn lịch sử không chỉ gây buồnphiền cho nhiều người mà còn gây cảm giác bất an cho văn hóa xã hội Hơnbao giờ hết, chúng ta hiểu rõ rằng, cái nền móng quốc hồn, quốc túy; cáiphần cốt lõi tạo nên lòng yêu nước, bản lĩnh dân tộc đang bị lung lay trongtrái tim và nhận thức của nhiều thế hệ Đã đến lúc phải coi đó là mối nguyhiểm thực sự đe dọa đến tương lai của giống nòi

GD&ĐT có vị trí quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn CNH-

Trang 8

HĐH hiện nay Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa VIII nêu rõ : “Thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu.

Nhận thức GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định

sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển”.

Ngay khi giành được độc lập, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác

định tầm quan trọng của việc học môn lịch sử : “Dân ta phải biết sử ta, cho

tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Trước những thay đổi to lớn của nền khoa học thế giới, nền giáo dụcthế giới đã có bước tiến dài và chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp(cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba, giáo dục được song hành tại cácnước xem là nguồn tri thức bổ trợ chủ lực công cuộc phát triển quốc gia).Hòa chung vào dòng biến đổi của thế giới, nền giáo dục nước ta cũng đã có

những biến đổi qua quá trình “đổi mới” từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VI khi nền kinh tế thị trường bắt đầu được áp dụng vào Việt Nam Tuynhiên căn bệnh thành tích tại các bậc học phổ thông đã làm suy giảm chấtlượng của việc dạy và học bộ môn lịch sử, qua kết quả thi tốt nghiệp THPT

và nhất là thi đại học, những thí sinh chọn môn sử là ngành thi đại học củamình mà có cả đến chục ngàn thí sinh có điểm 0, điểm 1

Lịch sử là môn học tái hiện lại cho học sinh biết về quá khứ dân tộc quacác thời kì để các thế hệ nối tiếp theo vận dụng những bài học kinh nghiệmcủa người xưa vào công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Mônlịch sử còn giáo dục những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc,giáo dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, hoài bão và ý chí xây dựng đấtnước cho các thế hệ tiếp theo Mặt khác, trong giai đoạn mở cửa hiện nay,môn lịch sử còn là một trong những môn học quan trọng trong việc bảo tồn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 9

Môn lịch sử ở trường THPT được coi là môn trụ cột của ngành khoahọc xã hội, vì nó liên quan đến nhiều môn học khác từ văn học, địa lý chođến các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật … đều gắn liền với lịch sử.

Những năm gần đây Bộ GD&ĐT liên tiếp cho thi môn lịch sử trong kìthi tốt nghiệp THPT cùng với hai môn thi bắt buộc là văn, toán Đó là chủtrương đúng đắn để học sinh không còn tâm lý xem thường môn lịch sử làmôn học phụ trong trường THPT

Việc dạy và học môn lịch sử hiện nay đang thu hút sự quan tâm chú ýcủa toàn xã hội Qua bốn năm cải cách ở bậc THCS, kể từ năm học 2006 –

2007, Bộ GD&ĐT bắt đầu triển khai chương trình thay sách lớp 10 bậcTHPT và mở chuyên đề giảng dạy bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên môn

lịch sử về “Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch

sử ở trường THPT”.

Việc cải cách, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viênphải có một trình độ hiểu biết liên quan đến nhiều bộ môn thì mới có thểđáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc dạy học lịch sử

Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt racho toàn xã hội, cho ngành giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên dạy lịch sửnhiều nhiệm vụ phải bổ sung, nâng cao kỹ năng giảng dạy nhằm nâng caochất lượng dạy học lịch sử, làm thế nào cho môn lịch sử ở trường THPTxứng đáng với vị trí vốn có của nó

2 Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu :

Hiện nay nền kinh tế tri thức đang đóng vai trò quyết định trong sảnxuất vật chất Nhờ những phương tiện thông tin hiện đại mà khoảng cách

về không gian được rút ngắn hơn Xu thế toàn cầu hóa yêu cầu con ngườiphải thay đổi nhịp sống của mình thì mới nắm bắt kịp những thay đổi nhanhchóng của nhân loại, mới thích ứng và phát triển theo nhịp sống đương đại

Trang 10

Khối lượng kiến thức của nhân loại ngày càng nhiều, thời gian và điềukiện tiếp thu lại có hạn mà yêu cầu của ngành giáo dục về chất lượng đàotạo phải ngày càng cao Chính vì thế việc đổi mới nội dung và phương phápdạy học lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt Làm thế nào để học sinh không

bị nhồi nhét kiến thức, lo học tủ, học vẹt để thi cử?

Với chủ trương vận động của Bộ GD&ĐT “Nói không với tiêu cực

trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục” càng đòi hỏi người

giáo viên dạy học môn lịch sử phải cải tiến phương pháp soạn giảng, làmthế nào để học sinh có hứng thú, phát huy tư duy, óc phán đoán trong cácvấn đề về các sự kiện lịch sử để các em hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa vàbài học kinh nghiệm lịch sử trong quá trình dạy học lịch sử

Qua một năm giảng dạy sách giáo khoa mới, về hình thức trình bày,cách thể hiện nguồn kiến thức trong mối quan hệ giữa kênh hình và kênhchữ đã tạo điều kiện cho giáo viên có thể tiến hành đổi mới phương phápdạy học lịch sử

Luật Giáo dục của nước ta được thông qua năm 1998, trong chương I

“Những quy định chung”, đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng là : “Phải phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Từ công tác bồi dưỡng thay sách trong hè năm 2006, việc đổi mới dạyhọc lịch sử ở trường THPT đã trở thành một yêu cầu cấp bách của giáo viênmôn lịch sử, vì không chỉ để đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ của bộ mônlịch sử ở trường THPT mà còn góp phần làm thế nào để thay đổi nhận thứccủa xã hội về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với việc giáodục thế hệ trẻ

Đảng ta vạch ra mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm

(2001-2010) là : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao

rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến

Trang 11

năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”

Nhiệm vụ GD&ĐT cũng được xác định rõ là : “Tiếp tục nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện, đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học,

hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện bằng giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Việt Nam đang bước vào hội nhập quốc tế và khu vực cho nên càng đòihỏi cấp bách việc giáo dục phải đổi mới và nâng cao chất lượng để đáp ứngyêu cầu trên Trước tiên và quan trọng hơn cả là việc dạy học lịch sử phảiphấn đấu vươn tới chuẩn chung về chương trình đào tạo, về mô hình quản

lý, đặc biệt là phải đạt chuẩn về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chấtlượng đào tạo Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tìm được lời giải chovấn đề nầy cũng có nghĩa là tìm được hướng cải cách chương trình, thaysách giáo khoa, cũng chính là mục dích tìm ra một hướng di cho phù hợptình hình hiện nay của đơn vị

Đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT qua một

tiết dạy bằng giáo án điện tử” nhằm giải quyết vấn đề cấp bách của giáo

viên bộ môn lịch sử và của công tác dạy học lịch sử mà xã hội đang quantâm hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của việc nghiên cứu việc đổi mới dạy học lịch sử ở trườngTHPT là nhằm nâng cao hiệu quả của một bài, một chương hay cả khóa

Trang 12

trình trong việc dạy học lịch sử Vì thế mục đích áp dụng việc đổi mới nộidung và phương pháp dạy học lịch sử chính là tìm ra lời giải về hiệu quảhay chất lượng của việc dạy học lịch sử.

Hiện nay việc dạy và học lịch sử còn nhiều bất cập, nhiều học sinh saukhi học xong vẫn không thể nhớ và hiểu biết đúng lịch sử Các em thường

có quan niệm sai lầm là học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng, ghi nhớ các sựkiện, không cần phải suy luận tư duy hiểu biết sâu sắc về các sự kiện lịchsử

Tuy nhiên, từ thực tế đã cho thấy rằng việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử

sẽ không bền vững nếu như không hiểu được các sự kiện vì sao lại diễn ra.Nếu chỉ ghi nhớ các sự kiện lịch sử chưa phải là hoàn thành yêu cầu củaviệc học tập môn lịch sử Biết để hiểu và có hiểu thì mới biết một cách sâusắc và vững chắc

Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển, đều phải tiếnhành đổi mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một trong những chiến lược

để phát triển đất nước của mình Hội đồng về “ Giáo dục thế kỉ XXI ” của

UNESCO, Liên Hiệp quốc đã đưa ra khuyến cáo về 4 trụ cột của giáo dụclà:

Trang 13

Học sinh sau khi rời khỏi trường THPT không thể là những con ngườithụ động mà phải có tư duy nhạy bén, vừa là con người dân tộc Việt Nam,vừa là con người quốc tế, hoàn thành nhiệm vụ của mình trong gia đình,cộng đồng xã hội và lao động hợp tác quốc tế.

Trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là đổi mớiphương pháp dạy học môn lịch sử là môn học có liên quan đến quá trìnhdựng nước và giữ nước của dân tộc ta, liên quan đến tất cả các môn khoahọc xã hội - nhân văn nhằm hình thành phẩm chất đạo đức và tính cách củacon người Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những mục đích nghiên cứu nêu trên, muốn chất lượng dạy học mônlịch sử được nâng lên, giáo viên cần phải chú ý các nhiệm vụ sau đây :-Nắm chính xác các sự kiện lịch sử cơ bản, có biểu tượng về quá khứ.-Hiểu đúng các sự kiện để rút ra những kết luận khoa học (nắm đượccác khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử)

-Vận dụng vào cuộc sống (trong học tập và trong hoạt động thực tiễn) Nhiệm vụ nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sửcủa người giáo viên đó là :

+Xem xét hiệu quả giáo dục : Xem kết quả thu được so với mục tiêu và

công sức bỏ ra gồm hiệu quả bên trong và hiệu quả bên ngoài

-Hiệu quả bên trong : xem xét kết quả giảng dạy của giáo viên qua việc

tiếp nhận của học sinh, mức độ hiểu biết kiến thức và xử lý những kiếnthức đã thu nhận được để củng cố nhận thức

-Hiệu quả bên ngoài : xem biểu hiện của việc nhận thức, vận dụng kiến

thức vào học tập và đời sống

+Về mặt kiến thức : Việc giảng dạy của giáo viên có hiệu quả trước hết

phải làm cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, của

Trang 14

từng chương và của cả khóa trình lịch sử Hiệu quả của việc nắm vững kiếnthức là học sinh phải trả lời được các câu hỏi như thế nào, vì sao và để làm

gì ?

Để trả lời câu hỏi như thế nào tức là yêu cầu học sinh phải biết miêu tả

và khôi phục lại quá khứ, có khả năng sử dụng các tài liệu tham khảo và đồdùng trực quan

Học sinh biết trả lời câu hỏi vì sao tức là biết xem xét các sự kiện, nhânvật lịch sử trong bối cảnh nó xuất hiện và tồn tại Biết phân tích, giải thích,đánh giá, nhận xét để từ đó rút ra những quy luật và bài học lịch sử để ápdụng trong đời sống xã hội

+Về mặt giáo dục : Bộ môn lịch sử cũng “thông qua dạy chữ để dạy

người”, những hình ảnh sinh động, tấm gương quá khứ, bài học lịch sử phải

tạo được sự cảm xúc trong lòng học sinh, rung động trước hiện thực lịch sử,

từ đó giúp học sinh hình thành những tình cảm, thái độ yêu ghét rõ ràng,phân biệt cái thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa Từ đó sẽ hướng dẫnhành động của học sinh trong hiện tại và tương lai

+Về mặt kỹ năng : Giáo dục học sinh phát triển toàn diện : làm việc có

phương pháp, có tư duy độc lập sáng tạo, khả năng tri giác, tưởng tượng,phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, kỹ năng thựchành bộ môn Từ đó học sinh có khả năng tự tìm tòi kiến thức mới để hoànthiện kiến thức của mình

Khi nghiên cứu giáo viên cần phải chú ý :

-Thứ nhất phải thục hiện 3 mục tiêu : kiến thức mới cần thu thập, giáo dục

thái độ tình cảm và kỹ năng cho học sinh

-Thứ hai phải hiện đại hóa nội dung cho phù hợp với yêu cầu mới của thời

đại, đảm bảo tính dân tộc và tính quốc tế; giữa tính dân tộc và tính khu vực;giữa truyền thống và hiện đại, đồng thời phải tùy thuộc vào đặc điểm vàđiều kiện của học sinh

Trang 15

-Thứ ba là không cần phải có phương tiện dạy học hiện đại, có cơ sở vật

chất thật đầy đủ, mà phải tùy theo điều kiện cho phép, bằng những phươngpháp dạy học phù hợp, giáo viên phải phát huy tính tích cực của học sinh,làm cho học sinh hứng thú trong học tập, từ chỗ thụ động thành chủ độngtrong quá trình học tập

4 Tình hình nghiên cứu đề tài, mức độ nghiên cứu.

4.1 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Trong tình hình hiện nay môn lịch sử với chất lượng giảm sút, học sinhcòn có thành kiến xem là môn học phụ thì giáo viên phải tìm biện pháp làmthế nào để tạo sự hứng thú học tập ở học sinh Những phương pháp vậndụng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng trường, tùy lớp học và họcsinh Điều nầy đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ về giáo án,dụng cụ trực quan, câu hỏi và bài tập

Theo phương pháp dạy truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiếnthức cho học sinh Kiến thức đã được thầy chuẩn bị sẵn và cung cấp chohọc sinh ở trên lớp theo kiểu giáo viên giảng (đọc), học sinh chép Giáoviên là trung tâm của lớp học, còn học sinh đóng vai trò thụ động

Nếu đề tài cần tìm hiểu do quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của

học sinh và do học sinh “tự đào tạo” thì việc nắm vững kiến thức của học

sinh mới lâu dài và bền vững

Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinhtrong dạy học lịch sử là dạy học nêu vấn đề, học liên môn, sử dụng kiếnthức lịch sử thế giới để dạy lịch sử Việt Nam

Ngoài ra giáo viên còn phải nghiên cứu việc đổi mới kiểm tra đánh giákết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn lịch sử để làm thước đotrình độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, tình cảm, tư tưởng của học sinh Từviệc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh để giáo viên điềuchỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp

Trang 16

4.2 Mức độ nghiên cứu đề tài :

Năm học 2006-2007 là năm học đầu tiên trường THPT áp dụng chươngtrình sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 10 trong lộ trình cải cách giáo

dục Vì thế đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT

qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử” là vấn đề thời sự Bộ GD&ĐT chưa

tổng kết đánh giá việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ mônlịch sử vì nước ta đang trong quá trình tiếp tục thực hiện đổi mới

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài nầy, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạntrong 3 vấn đề lớn :

-Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực qua một tiết dạy cụ thể của

môn lịch sử lớp 10 ban cơ bản.

-Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh -Sử dụng giáo án điện tử trong quá trình soạn giảng bài dạy.

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu :

5.1 Đối tượng nghiên cứu : “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong

trường THPT qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử”.

5.2 Khách thể nghiên cứu : Bậc THPT và môn lịch sử cơ bản lớp 10.

5.3 Phạm vi nghiên cứu :

-Phần một : Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại.

-Chương một : Xã hội nguyên thủy.

-Bài một ( tiết 1) : Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy.

Trang 17

6 Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cơ sở lý luận thực tiễn :

Thực tiễn hiện nay, học sinh tốt nghiệp THPT là sản phẩm của nền giáodục Việt Nam Qua kết quả khảo sát của Sở GD&ĐT Bình Dương, kết quảthi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 môn lịch sử đã đánh giá tình hình

chất lượng dạy học môn lịch sử (nguồn tài liệu do đồng chí Nguyễn Nhung

chuyên viên Phòng Trung học phổ thông cung cấp) :

-Một bộ phận học sinh không hứng thú học tập môn lịch sử Qua khảosát có 259 học sinh (17,9%) trả lời thẳng vào phiếu là không hứng thú họctập do nhiều nguyên nhân như sau :

+Về vai trò, tầm quan trọng của môn học :

-Không ứng dụng nhiều trong cuộc sống

-Không cần thiết lắm cho hướng đi tương lai

-Chưa thấy lợi ích cho mình sau nầy nên thật sự em không hứng thú

-Không thiết thực trong hiện tại

-Không có tính khoa học lắm

-Học sử chỉ mang tính lý thuyết

-Là môn phụ không quan trọng

-Chỉ thích học môn tự nhiên, không thích học môn xã hội

-Em chọn thi khối A, không thích học bài

-Thầy cô và học sinh trong trường không xem trọng, phân biệt đối xử vớicác lớp xã hội …

+Về nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK) :

-Chương trình và SGK lịch sử chưa thu hút học sinh

-SGK quá dài, không sát thực tế lắm, nhiều ý kiến lăng nhăng, khó hiểu.-SGK khô khan, nếu không có lời giảng của cô giáo chắc em cũng chán nó.-SGK chưa đúng với tiến trình hiện đại hóa

-SGK viết khó hiểu

-Lịch sử thế giới quá nhiều, khó nhớ

Trang 18

-Chưa học hết lịch sử của dân tộc phải học lịch sử của nước khác.

+Về phương pháp học tập, sự quá tải :

-Quá nhiều ngày tháng, sự kiện khó nhớ

-Nội dung quá nhiều, bài dài 6, 7 trang không thể nào nhớ hết

-Học hoài mà không thuộc, nhức cả đầu

-Làm cho đầu óc em muốn nổ tung

-Học sử đòi hỏi trí nhớ tốt, mà trí nhớ em thì không tốt

-Món ăn nhàm chán, khó nuốt

-Nhiều chỗ khó hiểu, khó học, em rất ghét

-Em ngại học bài, môn lịch sử quá dài

-Chưa nắm rõ cách học nên em chưa hứng thú học môn sử lắm

+Về phương pháp và phương tiện dạy học :

-Mong nhà trường tạo điều kiện cho tiết học môn lịch sử thêm sinh động,

dễ tiếp thu hơn

-Có giáo viên giỏi, am hiểu thực tế học sinh, áp dụng phương pháp đổi mớithì lịch sử là môn học hứng thú

-Đề nghị có phương pháp tích cực trong giảng dạy để chúng em hứng thúhọc, nhớ lâu

-Nếu phương pháp dạy và SGK hay hơn thì em thích học

-Có những chỗ chưa rõ mà giáo viên không giải thích

-Bắt học thuộc lòng, không hiểu gì cả

-Có khi không hiểu mà cũng phải chép

-Nên có phương pháp dạy ngắn gọn, giúp học sinh thuộc bài ngay trên lớp.-Thích lúc nghe giảng, không thích lúc học bài

-Ít tư liệu tranh ảnh, thiếu tài liệu tham khảo

-Nên cho xem phim tài liệu lịch sử nhiều hơn

-Nên sản xuất những bộ phim lịch sử

-Toàn dạy chay không khiến chúng em không hứng thú

+Về thầy cô :

Trang 19

-Thầy cô giảng sinh động, cung cấp nhiều kiến thức cuốn hút học sinh.-Thầy dạy hay đi sâu vào tâm hồn học sinh.

-Cô giảng rất hay, tiết học thú vị

-Quan trọng là giáo viên, có thầy cô dạy rất hứng thú, có thầy cô dạy rấtbuồn ngủ

-Khi thầy cô giảng sinh động thì thích, còn nếu thầy cô chỉ vào lớp đọc bàicho chép thì rất buồn ngủ và chán

-Giáo viên chưa tạo cho em sự say mê, niềm hứng thú

-Thầy cô giảng bài không hiểu gì hết

-Có thể là giáo viên dạy khô khan, lý thuyết sau một buổi là em quên ngay

Từ thực tế những câu trả lời của học sinh nêu trên trong quá trình dạyhọc lịch sử qua kết quả khảo sát, giáo viên cần phải quan tâm suy nghĩ tìmbiện pháp để giảng dạy tốt hơn Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học2005-2006, môn lịch sử của 25 trường THPT tỉnh Bình Dương còn 24,9%

xếp loại yếu đã phản ảnh phù hợp với kết quả khảo sát của Phòng THPT,

Sở GD&ĐT Bình Dương

6.2 Phương pháp nghiên cứu :

Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa so sánh,nghiên cứu kết quả điều tra xã hội học … kết hợp lý luận với thực tiễn Đặcbiệt là nghiên cứu qua các bài giảng, các đề tài nghiên cứu về đổi mới nộidung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT của các trường Đạihọc sư phạm, Viện nghiên cứu xã hội, khảo sát chất lượng dạy học mônlịch sử ở các trường THPT của Sở GD&ĐT Bình Dương để định hướnglàm sáng tỏ hơn các luận điểm khoa học mà đề tài quan tâm đang giảiquyết Kết hợp với thực tế qua quá trình giảng dạy chương trình thay sáchlịch sử lớp 10 năm học 2006-2007 và những vấn đề có thể đề xuất nhữngbiện pháp khả thi vận dụng vào nội dung đề tài đang nghiên cứu giải quyết

Trang 20

7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

7.1 Đối với cấp lãnh đạo quốc gia :

Lãnh đạo đảng và nhà nước trung ương : nhận thấy việc đổi mới nội

dung và phương pháp giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT có ý nghĩaquan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực con người mới trong thế kỷXXI là phải tính đến những nhân tố mới, trong đó cần xét đến tính quốc tế

và dân tộc của các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa theo nghĩa rộng, sự giaolưu quốc tế ngày nay phát triển khác với trước đây rất xa, đặt ra nhiều vấn

đề mới cho công tác giáo dục lịch sử về mặt tiếp thu, truyền bá, bảo vệ vàphát huy những cái hay, cái tốt của các giá trị văn hóa, trong đó bộ mônlịch sử ở trường THPT có vai trò to lớn chuẩn bị cho đội ngũ lao động cóniềm tin vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam để xây dựng và bảo

vệ tổ quốc theo định hướng XHCN, hòa nhập nhưng không hòa tan trongquá trình hội nhập quốc tế, sẽ là người kế thừa sự nghiệp cách mạng maisau

Đó là những nhân tố tác động đến cách tổ chức dạy, học và thi cử phải

có đổi mới thay đổi, không giống trước đây thì mới phù hợp với sự cải cách

và phát triển của xã hội

Lãnh đạo cần nghiên cứu, hợp tác với tập đoàn viễn thông quốc tế, tăngcường sự giúp đỡ của tập đoàn máy tính Microsoft và đầu tư cơ bản vào cơ

sở hạ tầng các trường THPT nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, từng bướcgiảm sỉ số học sinh mổi lớp cho phù hợp với quá trình cải cách giáo dục thìmới có thể thay đổi kiến trúc thượng tầng phù hợp và tương ứng

Từ đó nhà nước sẽ có chính sách vĩ mô về đổi mới dạy học và thi mônlịch sử cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay của nước ta trong quá trìnhhội nhập khu vực và quốc tế; chú trọng đầu tư trang thiêt bị vật chất kỹthuật giảng dạy và công nghệ thông tin, theo kịp trình độ dạy học thế giới;

có chính sách đào tạo, bồi dưỡng người tài, thu hút chất xám trong và ngoàinước để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH ở nước ta hiện nay

Trang 21

7.2 Đối với cấp lãnh đạo cơ sở :

Lãnh đạo đảng và nhà nước cấp cơ sở (Sở GD&ĐT Bình Dương, Trường THPT Dĩ An ) : nhận thức được chất lượng giáo dục của bộ môn

lịch sử ở trường THPT muốn được nâng cao cần phải có sự đổi mới phươngpháp dạy học môn lịch sử, đổi mới nội dung chương trình và đánh giá kếtquả học tập nhằm thực sự phát triển những năng lực trí tuệ của học sinhbằng cách sử dụng những phương pháp dạy học đạt trình độ cao nhất vànhững tiến bộ nhanh chóng của các công nghệ thông tin và viễn thông Xét cho cùng chất lượng giáo dục phù thuộc vào chất lượng của đội ngũcán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, nhưng đồng thời cũng phụ thuộc vàokết cấu hạ tầng và môi trường giáo dục của nhà trường Vì vậy quá trìnhđánh giá và kiểm tra chất lượng phải áp dụng trước hết đối với đội ngũgiảng dạy

Từ đó sẽ vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương, của đơn vị để

đề ra các chủ trương cụ thể thiết thực, xây dựng trường THPT có cơ sở vậtchất và trang thiết bị hiện đại đưa vào giảng dạy, thí nghiệm thực hànhnhằm mục đích đào tạo đội ngũ học sinh tốt nghiệp có đủ kiến thức văn hóaphổ thông, am hiểu tình hình lịch sử trong nước và thế giới, có đạo đứcchính trị vững vàng để thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp dạy nghề để học tiếp chuyên ngành và sẵn sàng vào làmviệc trong các thành phần kinh tế hiện nay Nâng cao uy tín nhà trường vềchất lượng đào tạo học sinh tốt nghiệp, bằng cấp tốt nghiệp THPT đượckhu vực và thế giới công nhận

Trang 22

8 Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm :

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 4 phần :

-Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề.

-Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính.

-Phần III : Kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra từ sáng kiến kinh

nghiệm

-Phần IV : Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 23

NỘI DUNG

Phần I Nêu thực trạng của vấn đề.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT đòi hỏihọc sinh phải hiểu bài, biết tư duy phân tích, nhận xét, phán đoán, tổng hợp,

sử dụng kiến thức của ba bài học để trả lời cho một câu hỏi như : “Những

công lao của Nguyễn Ái Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ” Qua

khảo sát của Sở GD&ĐT Bình Dương toàn tỉnh có 24,9% học sinh xếp loạiyếu Lý do học sinh không biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

mà chủ yếu chỉ chép nội dung phần giáo viên đã cung cấp trên lớp nên rất íthọc sinh đạt điểm tối đa

1 Thuận lợi khi thực hiện đề tài nghiên cứu

1.1 Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị :

Trong hè 2005-2006, giáo viên bộ môn lịch sử được bồi dưỡng chuyên

đề thay sách cải cách môn lịch sử lớp 10 Trong tổ có 10 người, trong đó có

4 giáo viên dạy sử, 1 giáo viên được Sở GD&ĐT cử tập huấn về triển khailại (Châu Thúy Loan), trường có 10 lớp 10 dạy lịch sử theo chương trình cơbản và đầu năm học kì 1 Ban giám hiệu đã phân công tôi dạy sử cho 10 lớp

10 (1 tiết/tuần) và 6 lớp 11 (1 tiết/tuần), học kì 2 còn dạy 6 lớp 10 (2tiết/tuần) và 6 lớp 11 (1 tiết/tuần)

Trong tổ có 2 giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử làNguyễn Thị Ánh đã đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Châu Thúy Loan là giáoviên giỏi bồi dưỡng học sinh giỏi vòng toàn quốc nhiều năm, vì thế quacông tác dự giờ thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân nhiềukinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp Giáo viên môn lịch sử sinhhoạt chung với giáo viên môn địa lý và giáo dục công dân nên cũng đã hỗtrợ lẫn nhau về công tác chuyên môn của ngành xã hội và nhân văn

Trang 24

1.2 Tình hình trường, lớp, học sinh :

Trường THPT Dĩ An được tặng danh hiệu lá cờ đầu của các trườngTHPT năm học 2005-2006, chất lượng học tập của học sinh khá đồng đều ởcác bộ môn, kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỉ lệkhá cao

Năm học 2006-2007 điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao hơn cao hơn 2trường THPT trong huyện nên tinh thần học tập và đạo đức của học sinhlớp 10 có nhiều tiến bộ hơn so với năm học trước Học sinh lớp 10 đã qua 4năm học chương trình cải cách ở bậc THCS nên đa số các em thích ứng vớiphương pháp giảng dạy tích cực, gần 100% học sinh chăm ngoan, lễ phép,vâng lời thầy cô, không có học sinh cá biệt

Huyện Dĩ An đang chuyển dần thành đô thị hóa, mức sống của ngườidân đã tăng cao nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của học sinh.Trong năm học, công tác giáo viên chủ nhiệm, công tác giám thị được Bangiám hiệu có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynhkhi có vấn đề liên quan đến học sinh Trong năm học có 4 lần họp phụhuynh học sinh từng lớp học để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mônthông báo kết quả học tập của học sinh vào giữa học kì và cuối học kì, nhàtrường có biện pháp phối kết hợp việc dạy - học giữa nhà trường và giađình rất tốt

1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý :

Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn vững vàng, tạo môi trường sưphạm kỷ luật nghiêm túc, đoàn kết thân ái, giúp đỡ giáo viên tiến bộ Tậpthể Hội đồng sư phạm cùng có quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụđược giao và cố gắng giữ vững thành tích đã đạt được Bộ máy nhà trườnghoạt động nhịp nhàng, từ tổ văn phòng, nhân viên phục vụ đến tổ chuyênmôn đều có sự phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, hỗ trợ lẫn nhautrong công tác dạy và học

Trang 25

1.4 Tình hình cán bộ, giáo viên, nhân viên :

Tính kỷ luật tự giác ở mỗi người trong tập thể được thể hiện rất cao,biểu hiện qua giờ giấc, tác phong lên lớp, thực hiện quy chế chuyên môn,tuy nhiên cũng thể hiện tính dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệmqua sự phối kết hợp thi đua giữa các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thểtrong nhà trường

Ban giám hiệu tổ chức các kỳ thi kiểm tra chất lượng học kì rất nghiêmtúc, chặc chẽ giống như một kỳ thi tốt nghiệp THPT nên đã tạo cho họcsinh có nề nếp trong học tập và kiểm tra đánh giá thi cử Nhà trườngnghiêm khắc xử lý kỹ luật, hạ hạnh kiểm đạo đức đối với những học sinh viphạm như vắng mặt không phép, quay cóp trong kiểm tra, đánh nhau … dùchỉ một lần cũng bị hạ hạnh kiểm đạo đức Vì thế mỗi giáo viên phải phấnđấu làm tấm gương cho học sinh noi theo và mỗi học sinh đều tự giác thựchiện tốt nội quy của Ban giám hiệu đề ra

Hàng tuần và cuối đợt thi đua đều có sơ kết đánh giá khen thưởng, kịpthời động viên nêu gương tốt hoặc nhắc nhở kịp thời những học sinh viphạm nội quy nhà trường

Đơn vị được Sở GD&ĐT Bình Dương trang bị đầy đủ các trang thiết bịdạy học và phương tiện nghe nhìn như phòng bộ môn, phòng lab, phòng vitính, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện … có đầy đủ cán bộchuyên trách sẵn sàng giúp đỡ giáo viên trong các tiết giảng dạy khi cần sửdụng dụng cụ trực quan dạy học

1.5 Ưu điểm khi dạy học bằng giáo án điện tử :

Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện lịch sử từ cácnguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sáchbáo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp Các tư liệu lịch sử được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài họcđược các đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộngrãi trên phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể tìm mua ở các

Trang 26

trung tâm dịch vụ truyền hình để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh độnghơn.

Giáo viên có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắcnghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để học sinhtiện theo dõi, vận dụng làm bài thi kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp theo chủtrương đổi mới công tác đánh giá chất lượng học tập của học sinh và thực

hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành

tích trong giáo dục” mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay.

Việc sơ đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từngchương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng các bảng phụ giảngdạy

Khi soạn một giáo án điện tử, giáo viên có thể lưu lại để giảng dạy ởnhiều lớp khác nhau Giáo viên có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sauphần rút kinh nghiệm ở các tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau

2 Khó khăn khi thực hiện đề tài

2.1 Hạn chế khi giảng dạy bằng giáo án điện tử :

Trình độ tin học và sử dụng máy vi tính của giáo viên còn nhiều hạnchế, đòi hỏi giáo viên ở nhà phải có máy vi tính để soạn bài, có dĩa mềmUSB để sao chép nhập vào máy tính của trường, có máy chụp ảnh kỷ thuật

số để chụp các hình ảnh minh họa đưa vào máy tính, máy scane để coppyhình ảnh vào USB (ở dịch vụ là 2.000đ/ảnh), truy cập hình ảnh qua internet(3.000đ/giờ), các phim ảnh tư liệu minh họa do công ty thiết bị trường họchoặc đài truyền hình bán còn khá đắt (40.000đ/đĩa VCD), phóng to sơ đồhoặc in ra giấy A3 để sử dụng giảng dạy trên lớp khi cúp điện hoặc phòngnghe nhìn đang có giáo viên khác sử dụng (6.000đ/tờ)

Giáo viên phải thực sự yêu thích công việc soạn giảng giáo án điện tử,cần có thời gian và kinh phí để thực hiện Vì thế dù biết rằng giáo án điện

Trang 27

tử phục vụ đắc lực cho công tác dạy học lịch sử nhưng trên thực tế chưađược áp dụng đồng bộ ở tất cả các giáo viên.

Nhà trường chỉ có một phòng nghe nhìn sử dụng chung cho tất cả các

bộ môn nên đầu tuần giáo viên phải đăng ký trước với cán bộ phụ trách đểsắp xếp giờ dạy Bộ môn Anh văn có 1 phòng lab và tin học có 3 phòng vitính mới nối mạng internet nên phòng nghe nhìn chỉ dùng cho bộ mônkhác

Việc hướng dẫn học sinh lên lớp mất thời gian, tuy nhiên nhờ có 5 phútchuyển tiết đủ cho học sinh đi đến phòng máy ổn định chỗ ngồi trước khichuông báo vào tiết mới Âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, chỗ ngồi của họcsinh cũng cần được chú ý đảm bảo phục vụ cho giảng dạy

Giáo viên cần chuẩn bị phương án thay thế phương pháp giảng dạy khicúp điện, phòng nghe nhìn có giáo viên khác sử dụng Một số trườngchuyên, dân lập, tư thục ở các thành phố lớn có điều kiện kinh phí đã trang

bị mỗi lớp một máy chiếu projector, máy tính xách tay cho giáo viên sửdụng khi lên lớp, nên giáo viên thuận lợi hơn khi cần sử dụng nhiều phươngpháp giảng dạy trên lớp mà không cần phải di chuyển học sinh đến phòngnghe nhìn

Nếu giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin, tiết học sẽ biến thànhmột giờ biểu diễn trình chiếu mà không có hiệu quả giảng dạy Nếu giáoviên sử dụng quá nhiều tranh ảnh, bản đồ minh họa cho tiết dạy, đôi khilàm mất mục đích chính của tiết dạy hoặc phần trọng tâm cần ghi nhớ củahọc sinh

2.2 Hạn chế khi áp dụng cho phần thảo luận, thuyết trình :

Giáo viên cần rèn luyện thói quen cho học sinh thảo luận nhóm, lêntrình bày trước lớp có trật tự nề nếp, nếu không tiết học sẽ nhàm chán, họcsinh thụ động ngồi im không phát biểu, hoặc quá ồn ào làm ảnh hưởng đến

các tổ khác, lớp khác bên cạnh

2.3 Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trước khi học bài mới :

Trang 28

Để giúp học sinh có thể tự nghiên cứu bài học trước khi lên lớp dòi hỏigiáo viên phải soạn bài trước một tuần để từ nội dung giáo án giáo án bàigiảng mà đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tự nghiên cứu trước ởnhà theo tiến trình tổ chức một tiết học của mình

Việc vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học lịch sử cần có sự phốikết hợp giữa giáo viên và học sinh Sự chuẩn bị trước lúc đầu sẽ gặp nhiềukhó khăn vì cần có sự đầu tư nhiều công sức của giáo viên, nhưng bù lạitiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn với

sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều học sinh vàhọc sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học, giáo viên có thể hoàn thànhvai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững hơn

2.4 Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu nắm vững cấu trúc, lôgic của toàn bộ bài dạy, chương, khóa trình trong sách giáo khoa khi soạn giảng phương pháp tích cực :

Nếu bản thân giáo viên không chịu khó nghiên cứu, học tập nắm vữngtoàn bộ hệ thống kiến trúc bài giảng, toàn chương và cả khóa trình lịch sửtheo đặc trưng bộ môn, không nắm được cấu trúc lôgic của chương trìnhmôn học lịch sử và hiểu được vị trí của từng bài, từng chương thì không thểdạy theo phương pháp tích cực được và học sinh cũng không thể học theophương pháp mới với đầy đủ yêu cầu, đặc trưng của môn học, bài học Nếu cả giáo viên và học sinh đều tiếp cận tài liệu học ở trạng thái tĩnh

và công nhận những cái sẵn có trong sách giáo khoa, sùng bái nó nhưkhuôn vàng thước ngọc thì đó là phương pháp dạy học theo truyền thống

cũ Giáo viên phải cố gắng vận dụng sách hướng dẫn giảng dạy, nghiên cứu

kỹ sách giáo khoa để giúp học sinh tiếp cận tài liệu dạy học ở trạng thái vậnđộng theo hệ thống và phê phán thì phương pháp mới nầy mới đào sâu tìmtòi khám phá, khắc sâu kiến thức cho học sinh sau mỗi tiết dạy lịch sử

Trang 29

Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính

“Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT

qua áp dụng một tiết dạy bằng giáo án điện tử”.

1 Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.

1.1 Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

1.1.1 Tính phù hợp của đổi mới phương pháp dạy học lịch sử :

Dạy học lịch sử có sứ mạng về mặt giáo dục, nghiên cứu và phục vụ vớinhững mối liên hệ của giáo dục lịch sử với thế giới lao động; với những tácđộng qua lại giữa giáo dục lịch sử với các môn học khác; với những chờđợi của nền kinh tế hiện đại ở học sinh tốt nghiệp THPT : đó là nhữngngười có khả năng thường xuyên cập nhật được kiến thức của mình, chiếmlĩnh được những kiến thức cơ bản của trường THPT cung cấp có thể tiếptục học chuyên ngành ở bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,dạy nghề để có khả năng tạo ra được việc làm trong nền kinh tế thị trườngđầy biến động

1.1.2 Chất lượng của đổi mới dạy học lịch sử đòi hỏi :

+Đổi mới việc dạy và học lịch sử : đổi mới chương trình nhằm thực sự

phát triển những năng lực trí tuệ của học sinh, tăng cường nội dung giáodục liên môn của việc học tập và sử dụng những phương pháp học tập,phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm đạt trình độ cao nhất và những tiến bộnhanh chóng của công nghệ thông tin và lưu thông hiện nay trên toàn cầu

+Công tác nghiên cứu là chức năng chủ yếu của đổi mới dạy học lịch sử :

đây là điều kiện không thể thiếu được của giáo viên và học sinh để làm chonhà trường phù hợp với xã hội và đảm bảo chất lượng

+Chất lượng của đổi mới dạy học lịch sử phụ thuộc vào : chất lượng của

đội ngũ cán bộ quản lý, chương trình, giáo viên, học sinh và cũng phụthuộc vào kết cấu hạ tầng, môi trường sư phạm Vì vậy quá trình đánh giá

Trang 30

và kiểm tra chất lượng dạy học lịch sử phải áp dụng trước hết với đội ngũgiảng dạy, nghiên cứu Những đầu tư cơ bản vào cơ sở hạ tầng của nhàtrường như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính có kết nối internet

… cho đến xa lộ thông tin phải được xem như những công trình công cộng,tạo nên bộ phận không thể tách rời được của sự nổ lực tổng thể nhằm hiệnđại cơ sở hạ tầng của trường THPT hiện nay Tuy nhiên phải tạo không khíhọc tập, nghiên cứu và đưa vào sử dụng có hiệu quả để đáp ứng việc đổimới dạy học lịch sử hiện nay

+Sự quốc tế hóa của việc đổi mới dạy học lịch sử : trước hết đó là nội dung

chương trình lịch sử phải phản chiếu tính chất toàn cầu của những thànhtựu về hiểu biết và nghiên cứu của dạy học lịch sử Khuynh hướng đó đượctăng cường bởi những quá trình liên kết kinh tế - chính trị và sự cần thiếthiểu nhau ngày một tăng về văn hóa giữa các nước trong khu vực và cácvùng miền của các châu lục Tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin

và lưu thông tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho sự mở rộng mạnh mẽnhững hình thức đa dạng của sự giao lưu giữa giáo viên và học sinh, của sựgắn kết những mạng lưới trường học và sự hợp tác quốc tế

1.2 Định hướng giá trị xã hội trong việc đổi mới dạy học lịch sử với giáo dục liên môn trong trường THPT để đào tạo học sinh.

1.2.1 Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao : thực hiện nhiệm

vụ lịch sử trọng đại là người kế thừa sự nghiệp cách mạng của đảng và nhànước XHCN, thực hiện thành công CNH-HĐH đất nước, đưa đất nước rakhỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trítuệ của con người Việt Nam, bằng khoa học và công nghệ, con người có ýchí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ XHCN của đất nước

1.2.2 Con người đậm đà bản sắc dân tộc : có tinh thần yêu nước, yêu độc

lập tư do, tự hào dân tộc, tự lực tự cường, có tinh thần hòa hợp, hòa bình vàhữu nghị

Trang 31

1.2.3 Con người có bản sắc nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ giữa người với người : con người có ý thức cộng đồng; có ý thức trách

nhiệm đối với đất nước, với gia đình, với bản thân; có quan hệ đầy tìnhnghĩa, coi trọng chữ tín, có tinh thần làm chủ

1.2.4 Con người khoa học : phát triển cao về trí tuệ, ham học hỏi, tiếp thu

tinh hoa nhân loại, có ý thức nghiên cứu, khai thác các di sản văn hóa dântộc và phương Đông, có tư duy tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo

1.2.5 Con người công nghệ : có tính năng động, tự chủ, làm việc có tính

toán hiệu quả, có đầu óc quản lý, kinh doanh; có ý thức tiết kiệm, làm giàuchính đáng cho mình, cho nhà, cho nước; có tác phong công nghiệp; có khảnăng thích ứng cao

1.2.6 Con người có thể lực cường tráng : có kiến thức và kỹ năng rèn

luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe, biết kết hợp làm việc có năng suất cao vớinghỉ ngơi, giải trí, biết tổ chức cuộc sống có văn hóa, phong phú, lànhmạnh để có thể lao động bền bỉ, dẻo dai

1.2.7 Con người công dân : có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân;

hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nướcpháp quyền; có ý thức sâu sắc về công bằng xã hội, về dân chủ, tự do, vềquyền con người, về bảo vệ môi trường

1.2.8 Con người có cá tính và bản sắc riêng : có hoài bão, có bản lĩnh tự

chủ, năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên, cạnh tranh lành mạnh, đồngthời có tinh thần tôn trọng và hợp tác với người khác, với tập thể vì sựnghiệp chung

1.3 Một số yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay :

Từ những yêu cầu đổi mới về dạy học lịch sử, chương trình, nội dung

và phương pháp cần phải có một sự chuyển đổi mạnh về quan niệm Đó làchuẩn bị cho học sinh thái độ, khả năng đặt và giải quyết vấn đề ngay trongquá trình học tập ở tại lớp, trên cơ sở lựa chọn những vấn đề, chủ đề cụ thể

Trang 32

trong một khoảng thời gian nhất định Cách giảng dạy theo hướng tích hợp,liên môn, dựa trên chủ đề, vấn đề là việc cần thiết hiện nay.

Trước tình hình kiến thức gia tăng, bùng nổ cả về khối lượng và chấtlượng, cả về tốc độ và phạm vi lãnh vực, cách nâng cao chất lượng chủ yếudựa vào kiến thức là ở thế bị động, khó đạt mục tiêu đào tạo con người cóbản lĩnh giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra (đặc biệt trong thời đạingày nay, đặc trưng bởi sự thay đổi hết sức nhanh chóng với quy mô rộnglớn) mà phải chú trọng đúng mức hơn, thậm chí phải đặt lên hàng đầu vấn

đề đào tạo về phương pháp, theo hướng biết đặt và giải quyết vấn đề

1.4 Một số nhận thức về đổi mới pháp dạy học lịch sử :

Để có năng lực thích nghi và sáng tạo, học sinh phải được đào tạo trêntinh thần chủ động học tập, độc lập tư duy, học theo kiểu nghiên cứu khoa

học, hướng vào năng lực “đặt và giải quyết vấn đề”, học theo kiểu “xử lý

các tình huống”, mặt khác phải có năng lực tổ chức, quản lý quá trình xử lý

thông tin, giải quyết vấn đề trong tập thể làm việc, trong môi trường học tậpcủa một tiết dạy

+Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, mộtnhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ … và do vậy, kết quảcủa việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là trí thức mới,nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với học sinh

+Tình huống có vấn đề được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý ở học sinhtrong giải quyết một câu hỏi của giáo viên đưa ra, mà việc giải quyết vấn đề

đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới mà học sinh chưa hềbiết trước đó

Có 3 yếu tố cấu thành tình huống có vấn đề :

-Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh

-Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động mà học sinhchưa biết

-Khả năng trí tuệ của học sinh, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực

Trang 33

+Đặc trưng cơ bản của việc giải quyết tình huống có vấn đề là học sinh gặplúng túng về lý thuyết và thực hành để giải quyết vấn đế; nó xuất hiện nhờtính tích cực nghiên cứu của chính học sinh Tình huống có vấn đề là mộthiện tượng chủ quan, một trạng thái tâm lý của chủ thể, trạng thái lúng túngxuất hiện trong quá trình nhận thức như một mâu thuẫn giữa chủ thể vàkhách thể trong họat động của học sinh.

+Ứng với mục tiêu xác định, những thành phần chủ yếu của một tình huốnghọc tập gồm có như sau :

-Nội dung của bài học hoặc chủ đề trong từng mục

-Tình huống khởi đầu

-Hoạt động trí lực của học sinh trong việc trả lời câu hỏi hoặc giảiquyết vấn đề

-Kết quả hoặc sản phẩm của hoạt động làm được

-Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề

-Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệmtrước đây

-Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất

1.5.2 Theo Kudriasev chia làm 4 giai đoạn để học sinh giải quyết vấn đề.

-Sự xuất hiện của chính vấn đề và những kích thích đầu tiên thúc đẩy họcsinh giải quyết vấn đề

-Học sinh nhận thức sâu sắc và chấp nhận vấn đề cần giải quyết

Trang 34

-Quá trình tìm kiếm lời giải cho vấn đề được “chấp nhận” giải quyết, lýgiải, chứng minh, kiểm tra.

-Tìm được kết quả cuối cùng và đánh giá toàn diện các kết quả tìm được Như vậy học tập theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạyhọc ở đó giáo viên tổ chức được tình huống có vấn đề, giúp học sinh nhậnthức vấn đề, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải trong quá trình

“hoạt động hợp tác” giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính độc lập của học

sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên

Đặc trưng độc đáo của phương pháp đổi mới dạy học lịch sử theophương pháp giải quyết vấn đề là việc học sinh tiếp thu tri thức trong hoạtđộng tư duy sáng tạo

1.6 Đổi mới dạy học lịch sử theo phương pháp giải quyết vấn đề bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng :

Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng lôicuốn học sinh tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt,gợi mở, cố vấn của giáo viên :

-Làm việc theo nhóm nhỏ : trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi Thực

hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận : ngồi vòng tròn, chia nhóm theonhững ý kiến cùng loại …

-Tấn công não : đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn

đề, học sinh thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý kiến hoặc giảipháp ở mức độ tối đa có thể có của mình

-Xếp hạng : một cách kích thích học sinh suy nghĩ sâu hơn về một vấn đề

gay cấn và làm rõ những ưu tiên

-Sắm vai : tập luyện cho học sinh tăng thêm khả năng nghĩ ra những hướng

khác, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột …

-Mô phỏng : có thể coi như sự mở rộng của cách sắm vai, thu hút cả lớp

đồng thời tham gia, trên cơ sở tất cả học sinh đã hiểu rõ những gay cấn gốc,

Trang 35

nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến những con người,những nhóm học sinh có những quan tâm đa dạng.

-Những chiến lược ra quyết định : nhằm đạo tạo những kỹ năng cần thiết

cho học sinh tham gia dân chủ trong tương lai

-Báo cáo và trình bày : thực hiện nhiều cách làm, từ việc học sinh viết,

trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp …

1.7 Đổi mới dạy học lịch sử theo hướng kết hợp kiểu truyền thống (nghe giảng - đọc - chép) với kiểu đưa vào vấn đề (kết quả do học sinh

tự nghiên cứu, tổng kết nhằm giải quyết vấn đề thực tế do giáo viên đưa ra) :

Một hướng rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ởtrường THPT hiện nay là bên cạnh tiếp tục dạy học các kiến thức, kỹ năng

theo kiểu truyền thống là xoay quanh trục “môn học”, coi như tế bào, đơn

vị cơ sở của việc dạy học, cần phải coi trọng một kiểu dạy học mới, bổ

sung cho kiểu truyền thống là xoay quanh trục “đặt vấn đề”, coi như kết

quả của nghiên cứu khoa học công nghệ, của tổng kết thực tiễn sáng kiếnkinh nghiệm

Học sinh đảm bảo phải có sách giáo khoa khi học lịch sử, giáo viên sửdụng công nghệ thông tin thay cho bảng đen phấn trắng, giáo viên thay việcđọc chép bằng các gợi ý các vấn đề trong nội dung bài học để học sinhtranh luận, tìm hiểu qua thư viện điện tử, qua mạng internet, tự thực hànhgiải quyết vấn đề theo yêu cầu của giáo viên ở lớp và tiếp tục ở nhà cho đếnkhi xong nội dung bài học, nội dung chương trình cần ứng dụng vào thựctiễn

Giáo viên thay thế việc kiểm tra đánh giá bằng các hình thức mới phùhợp, chủ yếu là đánh giá qua thực tế học sinh xử lý, giải quyết tình huốngvấn đề của giáo viên đã đưa ra

Trang 36

Để có năng lực thích nghi và sáng tạo, không những giáo viên cần cókinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dạy học, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn,học sinh phải được đào tạo để có nền kiến thức cơ bản đủ vững, nền kiếnthức đại cương đủ rộng và có kỹ năng vận dụng những cái cơ bản, đạicương ấy một cách thích hợp, mà trọng tâm là học sinh được giáo viênhướng dẫn về phương pháp tự đi tìm kiếm những kiến thức, tự rèn luyệnnhững kỹ năng để có biện pháp tự học, tự cập nhật thường xuyên sau khi đãtốt nghiệp THPT

Đó chính là giáo viên đã dạy cho học sinh biết cách “học cách học” từ

việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay

2 Nhận thức về quá trình dạy học lịch sử theo hướng tích cực.

2.1 Muốn đạt được chất lượng trong giáo dục, bài học lịch sử trước hết phải giảng dạy có hiệu quả :

Giảng dạy là mục tiêu chính của trường học, được ví như là trái tim vàtâm hồn của một trường học Đó là cốt lõi của hoạt động giáo dục Học sinhđến trường không chỉ để tiếp thu kiến thức, chúng cần phải được chỉ bảolàm gì với các kiến thức đó và làm thế nào để áp dụng nó vào trong cuộcsống hàng ngày

Mỗi giáo viên đều có các phương pháp giảng dạy khác nhau, bởi vì họ

có triết lý giảng dạy khác nhau bao gồm những quan điểm mà giáo viênđánh giá cao và sử dụng nó trong hoạt động giảng dạy Nó bao gồm quanđiểm của giáo viên về học sinh, việc học, việc giảng dạy và vai trò với tưcách là một nhà giáo dục Quan điểm và thái độ của giáo viên khác nhau vì

cá nhân mỗi người có những kinh nghiệm và suy nghĩ riêng

Thành tích của nhà trường phụ thuộc vào những triết lý giảng dạy củagiáo viên có đóng góp như thế nào đối với mục tiêu giảng dạy

Trang 37

2.2 So sánh giữa phong cách giảng dạy truyền thống với giảng dạy mang tính hỗ trợ khuyến khích quá trình học tập và tham gia tích cực :

Trong đó giáo viên chỉ có vai trò là người hướng dẫn và không phải lànguồn kiến thức duy nhất mà học sinh có được Đây là đặc điểm phongcách giảng dạy mới Phong cách nầy cho phép tính độc lập, sự tự do, linhhoạt, làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn cho cả giáo viên và học sinh

Giáo viên : dân chủ, lấy học sinh làm trung tâm, gián tiếp, có tương tác

giữa giáo viên và học sinh, giao tiếp thân thiện, tìm tòi biện pháp giảng dạy

dụng những giáo cụ hỗ trợ giảng dạy và đối thoại với học sinh

Truyền đạt kiến thức : giao tiếp hai chiều giữa giáo viên và học sinh.

Giáo viên cần nắm một số lý thuyết, quan điểm nền tảng về các phong cách giảng dạy bao gồm :

-Trí óc của người học chuyển dần từ thụ động sang tích cực

-Mỗi người học là một cá thể có mục tiêu và có tính tương tác, cùnglúc tương tác với môi trường xung quanh về nhiều mặt (thể chất và sinhhọc)

-Mỗi học sinh tự xây dựng kiến thức cho bản thân mình

-Giáo viên có thể điều chỉnh phuơng pháp giảng dạy của mình cho phùhợp với nhu cầu của học sinh Giáo viên muốn giảng dạy đạt hiệu quả phảibiết đáp ứng nhu cầu riêng biệt của học sinh và có những hoạt động giảngdạy phù hợp với nhu cầu đó Việc kết hợp các phong cách giảng dạy là cầnthiết để giáo viên có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của từngngười học

Trang 38

-Giáo viên có thể kết hợp hai phong cách giảng dạy vừa truyền thống

và hỗ trợ trong lớp Ví dụ để giới thiệu một chủ đề mới, giáo viên có thể sửdụng phương pháp truyền thống khoảng nửa tiết đầu Sau đó giáo viên cóthể hướng dẫn để học sinh khám phá, áp dụng và độc lập nghiên cứu saukhi đã làm quen với chủ đề

3 Làm thế nào để hướng tới việc dạy học lịch sử có hiệu quả ?

3.1 Mỗi giáo viên đều có những khả năng đặc trưng khác nhau, phong cách giảng dạy khác nhau Học sinh cũng có những động cơ và phong cách học tập khác nhau :

Muốn giảng dạy có hiệu quả giáo viên phải trân trọng tính đặc trưngcủa mỗi học sinh, truyền đạt kiến thức, phát triển kỹ năng đáp ứng đượcnhu cầu học tập của học sinh và có thể phát huy tối đa khả năng của họcsinh

Phong cách học tập của một học sinh là những tính cách cá nhân tùythuộc vào mặt sinh học và phát triển Cùng một phương pháp giảng dạy cóthể đạt hiệu quả với người nầy nhưng lại không đạt hiệu quả với ngườikhác Mỗi học sinh có kiểu học tập cá nhân khác nhau, nếu giáo viên ápdụng phương pháp giảng dạy khác nhau sẽ giúp học sinh phát triển các kỹnăng của mình, bởi vì mỗi học sinh có những điểm mạnh riêng

3.2 Các phong cách học tập của học sinh :

Được phân chia dựa trên sự phân loại các ưu thế về cảm nhận giác quan

và mức độ ảnh hưởng của học sinh đến việc học bao gồm : thấy được, nghe

được, vận động được, tiếp xúc được.

+Học sinh học tập bằng thị giác sẽ tiếp thu kiến thức nhanh nhất bằng hình

ảnh

+Học sinh học tập bằng thính giác cần được lắng nghe giải thích các phần

nội dung bằng các câu chuyện, bài hát

Trang 39

+Học sinh học tập theo kiểu vận động sẽ luôn hiếu động trong lớp, vì thế

trò chơi đóng kịch và các họat động giao tiếp sẽ giúp học sinh học tập tốt

+Học sinh học tập theo kiểu tiếp xúc được các em thích tham gia vào các

hoạt động thực hành tại chỗ để được tiếp xúc, cảm thấy và trải nghiệmnhững gì vừa học

+Học sinh còn có thể học tập dựa trên những ưa thích cá nhân khác nhau như : mức độ âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, chỗ ngồi, tính cơ động, kích cỡ

mỗi nhóm học tập, các loại hoạt động học tập, ăn uống trong khi vẫn tậptrung học tập, thời gian ưa thích

+Học sinh thuộc nhóm “não trái” : sẽ thiên về phân tích và suy luận, học

theo cách dần dần từng bước cho tới khi hiểu hết toàn bộ chủ đề

+Ngược lại học sinh thuộc nhóm “não phải” : thiên về tổng quát và quy

nạp nên có thể học nhanh hơn bằng cách nắm được ý tổng quát trước khi đi

sâu vào chi tiết ( Theo Geothals – 1985 )

+Học sinh tiếp nhận tình huống thông tin mới : một số khảo sát, một số suy

nghĩ và phân tích Học sinh xử lý thông tin thông qua quan sát nhưng một

số học sinh thì không quan sát ( Theo David Kolb – 1994 )

Học sinh có bốn phong cách học tập dựa trên cách tiếp nhận tình huống

và xử lý thông tin như sau :

+Học sinh giàu tưởng tượng : tiếp nhận thông tin một cách cụ thể và xử lý

có tư duy Học sinh nầy học rất tốt bằng cách nghe và chia xẻ ý kiến vớingười khác, đồng thời kết hợp ý tưởng của người khác vào kinh nghiệmthực tiễn cá nhân Học sinh nầy thường gặp khó khăn với cách dạy truyềnthống

+Học sinh thích phân tích : tiếp nhận thông tin một cách trừu tượng và xử

lý có xem xét, đối chiếu Học sinh nầy thường thích tư duy kết nối, đòi hỏicác chi tiết và trân trọng những gì mà giáo viên mang đến cho học sinh.Học sinh nầy làm việc khá tốt trong lớp học truyền thống

Trang 40

+Học sinh thích những quan điểm phổ biến : xử lý thông tin một cách trừu

tượng và chủ động Học sinh nầy thích những bài học thực tiễn và các hoạtđộng thực hành tại chỗ Học sinh nầy thường có quan điểm trường học lànơi đáng chán vì không tìm thấy được lợi ích ngay lập tức của việc học

+Học sinh năng động : cung cấp thông tin một cách cụ thể và xử lý chúng

một cách chủ động Học sinh nầy thích bài học thực hành tại chỗ và cảmthấy hứng thú với những khái niệm, ý tưởng mới Những hoạt động tẻ nhạt

và đều đặn sẽ làm cho học sinh nầy cảm thấy bực bội, khó chịu

3.3 Muốn giảng dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần phải kiểm soát và thực hành để trao dồi kỹ năng của mình gồm có :

-Sắp xếp quá trình giảng dạy theo những bài học với các chủ đề kết hợp

-Khuyến khích học sinh đánh giá cao việc học

-Nhận rõ tầm quan trọng của giảng dạy tích cực, thời gian và thời lượnghọc tập cụ thể

-Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và đưa ra các sáng kiến

+Công việc quan trọng nhất của giáo viên là hỗ trợ, dạy học sinh làm thế

nào để học và trở thành một người có suy nghĩ độc lập

+Giáo viên cần biết cách tạo động lực học tập cho học sinh bằng những

câu khuyến khích, động viên hơn là là khen ngợi và giáo viên cũng cần biết

Ngày đăng: 29/03/2015, 06:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Môđun “Hỗ trợ tiến trình dạy và học”, UNESCO, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ tiến trình dạy và học
1. Học tập : Một kho báu tiềm ẩn, Vũ Văn Tảo dịch, NXBGD, Hà Nội, 1997 Khác
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng CSVN, NXB Chính trị quốc gia, 1997 Khác
3. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII, Đảng CSVN, NXBCTQG, 1997 Khác
4. Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa VIII, Đảng CSVN, NXBCTQG. 1998 Khác
5. Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà, Dạy học giải quyết vấn đề - một hướng đổi mới trong giáo dục – đào tạo huấn luyện, Trường CBQLGDĐT xuất bản, Hà Nội, 1996 Khác
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng CSVN, NXBCTQG, Hà Nội, 2001 Khác
7. Đào Huy Ngọc, ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, NXBCTQG, 1997 Khác
8. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001-2010, Bộ GD&ĐT Khác
9. Chiến lược phát triển ngành công nghệ thông tin 2001-2010, Bộ KH&CN Khác
10. Đề án phát triển đào tạo nguồn nhân lực 10 năm thời kì 2001-2010. Bộ KH&ĐT, 2001 Khác
11. Đặng Mộng Lân,Kinh tế trí thức, NXB Thanh niên, 2001 Khác
12. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hội Khoa học lịch sử - Sở GD&ĐT Bình Dương, 2006 Khác
13. Trần Phú Tài, Trình diễn PowerPont 2003, NXB Thống kê, 2006 Khác
14. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPont trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, PGS-TS Nguyễn Thị Côi Khác
15. M.L.Lin và E.Xêgan, Loài người đã xuất hiện như thế nào, NXB VHTT,2001 Khác
16. Bộ thông sử thế giới vạn năm, Tập I, NXB VHTT, 2000 Khác
17. Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, NXB Sự thật,1983 Khác
18. Lương Ninh, Đinh Ngọc Bảo, Lịch sử thế giới cổ đại, NXB GD, 2003 Khác
19. Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu, Đại cương lịch sử thế giới cổ đại, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1990 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w