Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
3. Cuộc cách mạng thời đá
mới.
-1 vạn năm trước đây thời kì đá mới bắt đầu.
-Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết :
+Sử dụng công cụ đá mài.
Những công cụ bằng đá thời kì nầy được làm bằng cách mài, có hình dáng nhẵn bóng, tương đối chuẩn xác, như bộ dao nhọn. Lúc nầy, công cụ bằng đá có hiệu quả cao. Ở cuối thời đại đồ đá mới, con người còn phát minh ra kĩ thuật đục lỗ trên đá.
Phát minh ra đồ gốm trong thời đại đồ đá mới là một sáng tạo lớn của loài người. Đồ gốm được dùng rộng rãi như : đồ nấu bếp bằng gốm dùng để nấu chín thức ăn; đồ đựng bằng gốm có thể đựng thực phẩm; bếp bằng gốm có thể di chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn bếp bằng đất.
Phương pháp làm đồ gốm sớm nhất là ép một cái lỗ sâu trên tầng đất ướt, sau đó dùng tay vẽ thành các dụng cụ có hình tròn, hoặc lấy đất gốm đắp bên trong hoặc bên ngoài của khuôn, sau đó cho vào lò nung. Đồ gốm thời kì đầu rất sơ sài và thô. Sau nầy loài người phát minh ra bàn xoay đồ gốm. Trong chuyển động bàn xoay sẽ cho ra các loại dụng cụ làm bằng gốm khác nhau.
Trong quá trình lao động, người nguyên thủy dần dần nắm vững quy luật sản xuất của mùa màng, họ biết cách vun trồng, chăm bón. Sản xuất nông nghiệp nguyên thủy manh nha. Do điều kiện khác nhau mà thời gian nền nông nghiệp nguyên thủy ra đời ở các nơi cũng khác nhau.
Cách chăm sóc mùa màng sớm nhất ra đời cách nay khoảng 1 vạn năm. Tây Á, Đông Nam Á và Châu Mĩ là ba vùng khởi nguồn nông nghiệp chủ yếu.
Nông nghiệp nguyên thủy thời kì đầu theo hình thức quảng canh. Theo hình thức nầy, người ta chặt cây rừng, đốt thành tro làm phân bón, sau đó dùng cày bằng đá rất thô sơ hoặc lấy gỗ nhọn đầu để đào đất, tỉa hạt và đợi đến
+Làm đồ gốm.
+Trồng trọt, chăn nuôi.
mùa thu hoạch. Loại hình sản xuất nông nghiệp nầy được gọi là nông nghiệp đất rừng, hay nông nghiệp dùng cày cuốc.
Nông nghiệp nguyên thủy cung cấp cho loài người nguồn lương thực phong phú, khiến loài người có thể tích trữ lại. Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi con người phải ở một nơi để lao động, sản xuất nông nghiệp dần dần chuyển sang sinh hoạt định cư và bắt đầu thuần dưỡng động vật hoang dã thành động vật chăn nuôi trong nhà.
Động vật thuần dưỡng sớm nhất là các loài động vật nhỏ như lợn, chó, cừu, dê … về sau mới nuôi dưỡng gia súc lớn như trâu, bò, ngựa …. Có gia súc nuôi trong nhà, người ta có thể ăn thịt, uống sữa; dùng lông, mỡ, xương của động vật để chế ra các vật dụng cần thiết trong gia đình. Có loại gia súc được sử dụng làm phương tiện vận tải.
Cùng với việc sống định cư và nghề chăn nuôi, nghề nông phát triển, dân số tăng nhanh. Sau khi nhân khẩu tăng lên, thị tộc trước đây có quan hệ huyết thống liên hợp lại thành một bộ lạc.” (Theo Bộ thông sử thế giới vạn năm, NXB Văn hóa thông tin, 2000).
+Từ chỗ hái lượm, săn bắt => trồng trọt và chăn nuôi (người ta trồng một số cây lương thực và thực phẩm như lúa, bầu, bí … Đi săn bắt được thú nhỏ người ta giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc nhỏ như chó, cừu, lợn, bò …)
-Thế nào là cuộc sống có văn hóa ? Những biểu hiện nào chứng tỏ cuộc sống của Người tinh khôn tốt đẹp hơn cuộc sống của Người tối cổ ?
-GV cho HS xem hình về cách che thân, trang sức, nhạc cụ, tranh vẽ trong hang động và chốt ý.
+Người ta biết làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và “cho có văn hóa” (tìm thấy cúc áo, kim bằng xương).
+Người ta biết làm đồ trang sức (vòng bằng vỏ ốc và hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tay bằng đá màu).
+Con người biết đến âm nhạc (cây sáo xương, đàn đá …).
+Trên các vách núi, hang động, mái đá người ta còn vẽ những cảnh sinh hoạt thường ngày của họ.
*Hoạt động 3 : GV kết luận :
Tại sao lại gọi là “Cuộc cách mạng đá mới” ?
-“Cách mạng” là một thuật ngữ chỉ sự thay đổi căn bản trong đời sống xã hội nói chung. Gọi thời đại đá mới là vì đến giai đoạn nầy đã có những thay đổi căn bản trong kỹ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới và dẫn tới sự thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế, tổ chức xã hội và đời sống của người nguyên thủy.
-Về kĩ thuật chế tác công cụ lao động : xuất hiện kĩ thuật mài, khoan và cưa đá. Với sự xuất hiện kĩ thuật mài đá, kĩ thuật ghè đẽo đã tồn tại hàng triệu năm, giờ đây chỉ có tác dụng là để tạo nên phác vật. Nhờ kĩ thuật mài, công cụ lao động đã được chế tạo hoàn thiện, đúng theo hình dáng mong muốn và loại hình ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó quan trọng nhất là chiếc rìu mài và cuốc đá.
-Nhờ có công cụ lao động mới, các ngành kinh tế mới được hình thành : đó là trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy, nghề làm đồ gốm và đan lưới đánh cá, dệt vải bằng sợi vỏ cây … Con người đã chuyển sang nền kinh tế sản
+Làm sạch tấm da thú che thân.
+Làm trang sức, nhạc cụ, hội họa.
xuất, thay thế dần cho nền kinh tế thu lượm trong giai đoạn trước.
-Về tổ chức xã hội : Từ thời trung kì đá mới, chế độ công xã thị tộc phụ quyền dần thay thế cho công xã thị tộc mẫu quyền và cùng với nó là xuất hiện sự đối kháng và bất bình đẵng. Ở một số nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, loài người đã bước vào xã hội văn minh mà không cần chờ tới sự xuất hiện của kim loại.
-Như thế, từng bước, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Cuộc sống bớt dần sự lệ thuộc vào thiên nhiên.
Cuộc sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới.
-GV cho HS xem một đoạn phim ngắn minh họa cuộc sống của bầy người nguyên thủy.
=> Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.