Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
5. Vận dụng lý thuyết áp dụng vào thực tế trong 1 tiết dạy bằng giáo án điện tử
5.3. Giáo viên soạn giáo án mẫu bình thường theo đúng mẫu quy định của Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn ở lớp tập huấn thay sách hè 2006
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của hầu hết giáo viên trong trường THPT hiện nay. Nó là kết quả của sự suy nghĩ và tìm tòi lớn về phương pháp sư phạm, là kết quả tổng hợp của những nguyên lý khoa học của việc dạy học và của nghệ thuật sư phạm. Quá trình thiết kế bài học (soạn giáo án) là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học. Vì vậy việc chuẩn bị một giáo án cho tốt, nhất là giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một việc làm cần thiết của giáo viên.
Giỏo ỏn là bảng kế hoạch của một tiết lờn lớp, trong đú nờu rừ cỏc bước chủ yếu trong công việc của giáo viên và học sinh ở trên lớp, đồng thời cũng nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đớch cụ thể và rừ ràng mà giỏo viờn đó xỏc định trước ở phần
công việc nghiên cứu tìm hiểu xác định trước theo mục đích yêu cầu của chương trình học, của bài học đã nêu trên.
Như vậy, giáo án không chỉ bao gồm nội dung, phương pháp giảng dạy, mà còn có cả cách thức tổ chức họat động của giáo viên và học sinh, giống như bảng thiết kế của giáo viên về một bài giảng. Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột, nhưng phải thể hiện hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Điều nầy phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của giáo viên.
+Để soạn giáo án tốt, giáo viên cần tiến hành các công việc sau :
-Trước hết cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để có nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp.
-Thứ hai, phải xỏc định rừ mục tiờu (mục đớch yờu cầu) của bài học. Nội dung mức độ bài học bao gồm các yếu tố : kiến thức, thái độ tình cảm, tư tưởng và kĩ năng. Đây là công việc khó và phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn bài.
-Về việc xác định nội dung kiến thức, giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài viết trong sách giáo khoa, hướng dẫn của sách giáo viên, các tài liệu tham khảo cần thiết để tìm ra nội dung chính của bài học, những sự kiện cơ bản, mức độ trình bày cho đúng và đủ trong thời gian một tiết dạy.
-Để xác định nhiệm vụ giáo dục thái độ tình cảm, tư tưởng của bài học, giáo viên cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khóa trình và nội dung cụ thể của bài học. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều.
-Muốn xác định nhiệm vụ phát triển kỹ năng, giáo viên nên dựa vào mức độ cần đạt trong chương trình lịch sử lớp 10, đặc điểm trình độ học sinh, nội dung cụ thể của bài học mà xác định cụ thể.
Tổng hợp các yêu cầu trên đây, giáo viên sẽ xác định một cách toàn diện cụ thể mục đích bài học.
-Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án.
Để xây dựng nội dung và đề cương bài học, giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng. Căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác định), thời gian của tiết học, giáo viên xác định khối lượng thông tin học sinh cần nắm, mức độ lãnh hội tiếp thu các thông tin nầy (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện đi lướt và những sự kiện hướng dẫn học sinh về nhà đọc), các phương tiện học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan …).
Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ động giáo dục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể, mà phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức của giáo viên trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Muốn vậy, khi xác định cách tổ chức công việc của giáo viên và học sinh phải kết hợp việc truyền thụ kiến thức có sẵn với hoạt động của các em. Lãnh hội kiến thức và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt khắng khít với nhau của một quá trình.
+Giáo án cần thể hiện đầy đủ các yêu cầu sau đây :
-Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa và tình hình học sinh.
-Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng vùng, từng địa phương.
-Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên lên lớp đạt hiệu quả cao.
-Tạo điều kiện cho học sinh lãnh hội tiếp thu bài tốt.
+Theo quan niệm cũ về cấu trúc bài học phải đầy đủ và thực hiện theo trình tự các bước lên lớp :
-Ổn định lớp.
-Kiểm tra bài cũ.
-Dẫn dắt vào bài mới.
-Giảng bài mới.
-Củng cố, dặn dò học sinh.
+Theo quan niệm hiện nay đó là những công việc của một bài học mà giáo viên cần thực hiện không nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự và đủ cả 5 bước, mà tùy thuộc vào điều kiện cụ thể đối tượng học sinh, cơ sở vật chất, nội dung bài học mà vận dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, không cứng nhắc và máy móc.
Cấu trúc của bài học phải phụ thuộc vào loại bài, nội dung và mục tiêu bài học :
+Ổn định và tổ chức các hoạt động dạy học : kiểm tra sỉ số học sinh, ổn định trật tự và tổ chức học sinh hoạt động để tiếp thu iến thức trong suốt giờ học.
+Kiểm tra bài cũ : nhằm kiểm tra khả năng nhận thức kiến thức cũ của học sinh, đồng thời dẫn dắt học sinh vào bài mới.
+Giới thiệu bài mới : có nhiều cách giới thiệu bài mới, chẳng hạn nêu tình huống có vấn đề khái quát kiến thức cũ để dẫn dắt vào bài mới. Về cơ bản, đõy là cụng việc nờu rừ mục tiờu của bài học mà học sinh cần đạt được dưới sự hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của giáo viên.
+Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp :
-Thiết kế theo hoạt động của giáo viên và học sinh.
-Mỗi mục của bài trong sách giáo khoa có thể có một hoặc nhiều hoạt động tùy theo nội dung của bài.
-Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau :
-Thứ nhất : Xác định mức độ kiến thức cần đạt của hoạt động đó : thông qua hoạt động đó học sinh nắm được nội dung kiến thức gì, mức độ như thế nào? (nắm nội dung chính, những nét khái quát, hay hiểu được bản chất, so sánh, đối chiếu với các sự kiện khác).
-Thứ hai : Tổ chức thực hiện với hoạt động của giáo viên và học sinh bao gồm các bước sau :
-Thông báo thông tin, cho học sinh làm việc với sách giáo khoa, tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của giáo viên.
-Xử lý các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp với sự tổ chức hướng dẫn của giao viên.
-Kết quả xử lý và kết luận, với việc học sinh thông báo kết quả xử lý thông tin do giáo viên tổ chức hướng dẫn và giáo viên đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận.
Ví dụ sau đây thể hiện cụ thể theo hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững
*Hoạt động 1 : cá nhân, nhóm hay cả lớp.
-Mức độ kiến thức cần đạt …………
-Tổ chức thực hiện :
+GV thông báo thông tin, cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của GV.
+HS xử lý các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
+HS thông báo kết quả xử lý thông tin.
*Hoạt động 2 : (Thông tin phản hồi)
GV nhận xét đúng sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
*Tiếp tục các hoạt động theo từng mục nội dung của bài học.
Mục 1 …….
-Mức độ kiến thức cần đạt ………..
-Tổ chức thực hiện ………
+Sơ kết bài học : -Củng cố :
Sau khi kết thúc bài học giáo viên khái quát và tổng kết toàn bộ nội dung của bài; có thể củng cố, sơ kết sau mỗi mục nếu thấy cần thiết.
Việc củng cố còn có thể tiến hành bằng cách giáo viên nêu các câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh, hoặc bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu học sinh trả lời.
-Dặn dò, ra bài tập :
Dặn dò học sinh chuẩn bị công việc ở nhà phục vụ cho bài mới như : tìm hiểu SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu tham khảo, làm đồ dùng học tập … Giáo viên ra bài tập hướng dẫn học sinh làm bài ở lớp hoặc ở nhà.
+Ví dụ thiết kế một giáo án cụ thể :
Phần một
Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương một
Xã hội nguyên thủy Bài 1
Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học :