Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
1. Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
1.1. Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử .
1.1.1. Tính phù hợp của đổi mới phương pháp dạy học lịch sử :
Dạy học lịch sử có sứ mạng về mặt giáo dục, nghiên cứu và phục vụ với những mối liên hệ của giáo dục lịch sử với thế giới lao động; với những tác động qua lại giữa giáo dục lịch sử với các môn học khác; với những chờ đợi của nền kinh tế hiện đại ở học sinh tốt nghiệp THPT : đó là những người có khả năng thường xuyên cập nhật được kiến thức của mình, chiếm lĩnh được những kiến thức cơ bản của trường THPT cung cấp có thể tiếp tục học chuyên ngành ở bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề để có khả năng tạo ra được việc làm trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.
1.1.2. Chất lượng của đổi mới dạy học lịch sử đòi hỏi :
+Đổi mới việc dạy và học lịch sử : đổi mới chương trình nhằm thực sự phát triển những năng lực trí tuệ của học sinh, tăng cường nội dung giáo dục liên môn của việc học tập và sử dụng những phương pháp học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm đạt trình độ cao nhất và những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và lưu thông hiện nay trên toàn cầu.
+Công tác nghiên cứu là chức năng chủ yếu của đổi mới dạy học lịch sử : đây là điều kiện không thể thiếu được của giáo viên và học sinh để làm cho nhà trường phù hợp với xã hội và đảm bảo chất lượng.
+Chất lượng của đổi mới dạy học lịch sử phụ thuộc vào : chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, chương trình, giáo viên, học sinh và cũng phụ thuộc vào kết cấu hạ tầng, môi trường sư phạm. Vì vậy quá trình đánh giá
và kiểm tra chất lượng dạy học lịch sử phải áp dụng trước hết với đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu. Những đầu tư cơ bản vào cơ sở hạ tầng của nhà trường như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính có kết nối internet
… cho đến xa lộ thông tin phải được xem như những công trình công cộng, tạo nên bộ phận không thể tách rời được của sự nổ lực tổng thể nhằm hiện đại cơ sở hạ tầng của trường THPT hiện nay. Tuy nhiên phải tạo không khí học tập, nghiên cứu và đưa vào sử dụng có hiệu quả để đáp ứng việc đổi mới dạy học lịch sử hiện nay.
+Sự quốc tế hóa của việc đổi mới dạy học lịch sử : trước hết đó là nội dung chương trình lịch sử phải phản chiếu tính chất toàn cầu của những thành tựu về hiểu biết và nghiên cứu của dạy học lịch sử. Khuynh hướng đó được tăng cường bởi những quá trình liên kết kinh tế - chính trị và sự cần thiết hiểu nhau ngày một tăng về văn hóa giữa các nước trong khu vực và các vùng miền của các châu lục. Tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin và lưu thông tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho sự mở rộng mạnh mẽ những hình thức đa dạng của sự giao lưu giữa giáo viên và học sinh, của sự gắn kết những mạng lưới trường học và sự hợp tác quốc tế.
1.2. Định hướng giá trị xã hội trong việc đổi mới dạy học lịch sử với giáo dục liên môn trong trường THPT để đào tạo học sinh.
1.2.1. Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao : thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là người kế thừa sự nghiệp cách mạng của đảng và nhà nước XHCN, thực hiện thành công CNH-HĐH đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam, bằng khoa học và công nghệ, con người có ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ XHCN của đất nước.
1.2.2. Con người đậm đà bản sắc dân tộc : có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tư do, tự hào dân tộc, tự lực tự cường, có tinh thần hòa hợp, hòa bình và hữu nghị.
1.2.3. Con người có bản sắc nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ giữa người với người : con người có ý thức cộng đồng; có ý thức trách nhiệm đối với đất nước, với gia đình, với bản thân; có quan hệ đầy tình nghĩa, coi trọng chữ tín, có tinh thần làm chủ.
1.2.4. Con người khoa học : phát triển cao về trí tuệ, ham học hỏi, tiếp thu tinh hoa nhân loại, có ý thức nghiên cứu, khai thác các di sản văn hóa dân tộc và phương Đông, có tư duy tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo.
1.2.5. Con người công nghệ : có tính năng động, tự chủ, làm việc có tính toán hiệu quả, có đầu óc quản lý, kinh doanh; có ý thức tiết kiệm, làm giàu chính đáng cho mình, cho nhà, cho nước; có tác phong công nghiệp; có khả năng thích ứng cao.
1.2.6. Con người có thể lực cường tráng : có kiến thức và kỹ năng rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe, biết kết hợp làm việc có năng suất cao với nghỉ ngơi, giải trí, biết tổ chức cuộc sống có văn hóa, phong phú, lành mạnh để có thể lao động bền bỉ, dẻo dai.
1.2.7. Con người công dân : có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân;
hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền; có ý thức sâu sắc về công bằng xã hội, về dân chủ, tự do, về quyền con người, về bảo vệ môi trường.
1.2.8. Con người có cá tính và bản sắc riêng : có hoài bão, có bản lĩnh tự chủ, năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên, cạnh tranh lành mạnh, đồng thời có tinh thần tôn trọng và hợp tác với người khác, với tập thể vì sự nghiệp chung.
1.3. Một số yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay :
Từ những yêu cầu đổi mới về dạy học lịch sử, chương trình, nội dung và phương pháp cần phải có một sự chuyển đổi mạnh về quan niệm. Đó là chuẩn bị cho học sinh thái độ, khả năng đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở tại lớp, trên cơ sở lựa chọn những vấn đề, chủ đề cụ thể
trong một khoảng thời gian nhất định. Cách giảng dạy theo hướng tích hợp, liên môn, dựa trên chủ đề, vấn đề là việc cần thiết hiện nay.
Trước tình hình kiến thức gia tăng, bùng nổ cả về khối lượng và chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi lãnh vực, cách nâng cao chất lượng chủ yếu dựa vào kiến thức là ở thế bị động, khó đạt mục tiêu đào tạo con người có bản lĩnh giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra (đặc biệt trong thời đại ngày nay, đặc trưng bởi sự thay đổi hết sức nhanh chóng với quy mô rộng lớn) mà phải chú trọng đúng mức hơn, thậm chí phải đặt lên hàng đầu vấn đề đào tạo về phương pháp, theo hướng biết đặt và giải quyết vấn đề.
1.4. Một số nhận thức về đổi mới pháp dạy học lịch sử :
Để có năng lực thích nghi và sáng tạo, học sinh phải được đào tạo trên tinh thần chủ động học tập, độc lập tư duy, học theo kiểu nghiên cứu khoa học, hướng vào năng lực “đặt và giải quyết vấn đề”, học theo kiểu “xử lý các tình huống”, mặt khác phải có năng lực tổ chức, quản lý quá trình xử lý thông tin, giải quyết vấn đề trong tập thể làm việc, trong môi trường học tập của một tiết dạy.
+Tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ … và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là trí thức mới, nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với học sinh.
+Tình huống có vấn đề được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý ở học sinh trong giải quyết một câu hỏi của giáo viên đưa ra, mà việc giải quyết vấn đề đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới mà học sinh chưa hề biết trước đó.
Có 3 yếu tố cấu thành tình huống có vấn đề :
-Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh.
-Sự tìm kiếm những tri thức và phương thức hành động mà học sinh chưa biết.
-Khả năng trí tuệ của học sinh, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.
+Đặc trưng cơ bản của việc giải quyết tình huống có vấn đề là học sinh gặp lúng túng về lý thuyết và thực hành để giải quyết vấn đế; nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính học sinh. Tình huống có vấn đề là một hiện tượng chủ quan, một trạng thái tâm lý của chủ thể, trạng thái lúng túng xuất hiện trong quá trình nhận thức như một mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể trong họat động của học sinh.
+Ứng với mục tiêu xác định, những thành phần chủ yếu của một tình huống học tập gồm có như sau :
-Nội dung của bài học hoặc chủ đề trong từng mục.
-Tình huống khởi đầu.
-Hoạt động trí lực của học sinh trong việc trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề.
-Kết quả hoặc sản phẩm của hoạt động làm được.
-Đánh giá kết quả.
1.5. Đổi mới dạy học lịch sử theo phương pháp giải quyết vấn đề được chia thành những bước, những giai đoạn có tính chuyên biệt :
1.5.1. Theo Jonh Dewey đề nghị có 5 bước để học sinh giải quyết vấn đề : -Tìm hiểu vấn đề.
-Xác định vấn đề.
-Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề.
-Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm trước đây.
-Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất.
1.5.2. Theo Kudriasev chia làm 4 giai đoạn để học sinh giải quyết vấn đề.
-Sự xuất hiện của chính vấn đề và những kích thích đầu tiên thúc đẩy học sinh giải quyết vấn đề.
-Học sinh nhận thức sâu sắc và chấp nhận vấn đề cần giải quyết.
-Quá trình tìm kiếm lời giải cho vấn đề được “chấp nhận” giải quyết, lý giải, chứng minh, kiểm tra.
-Tìm được kết quả cuối cùng và đánh giá toàn diện các kết quả tìm được.
Như vậy học tập theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học ở đó giáo viên tổ chức được tình huống có vấn đề, giúp học sinh nhận thức vấn đề, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải trong quá trình
“hoạt động hợp tác” giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính độc lập của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
Đặc trưng độc đáo của phương pháp đổi mới dạy học lịch sử theo phương pháp giải quyết vấn đề là việc học sinh tiếp thu tri thức trong hoạt động tư duy sáng tạo.
1.6. Đổi mới dạy học lịch sử theo phương pháp giải quyết vấn đề bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng :
Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng lôi cuốn học sinh tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giáo viên :
-Làm việc theo nhóm nhỏ : trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi ... Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận : ngồi vòng tròn, chia nhóm theo những ý kiến cùng loại …
-Tấn công não : đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề, học sinh thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý kiến hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình.
-Xếp hạng : một cách kích thích học sinh suy nghĩ sâu hơn về một vấn đề gay cấn và làm rừ những ưu tiờn.
-Sắm vai : tập luyện cho học sinh tăng thêm khả năng nghĩ ra những hướng khác, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột …
-Mô phỏng : có thể coi như sự mở rộng của cách sắm vai, thu hút cả lớp đồng thời tham gia, trờn cơ sở tất cả học sinh đó hiểu rừ những gay cấn gốc,
nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến những con người, những nhóm học sinh có những quan tâm đa dạng.
-Những chiến lược ra quyết định : nhằm đạo tạo những kỹ năng cần thiết cho học sinh tham gia dân chủ trong tương lai.
-Báo cáo và trình bày : thực hiện nhiều cách làm, từ việc học sinh viết, trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp …
1.7. Đổi mới dạy học lịch sử theo hướng kết hợp kiểu truyền thống (nghe giảng - đọc - chép) với kiểu đưa vào vấn đề (kết quả do học sinh tự nghiên cứu, tổng kết nhằm giải quyết vấn đề thực tế do giáo viên đưa ra) :
Một hướng rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay là bên cạnh tiếp tục dạy học các kiến thức, kỹ năng theo kiểu truyền thống là xoay quanh trục “môn học”, coi như tế bào, đơn vị cơ sở của việc dạy học, cần phải coi trọng một kiểu dạy học mới, bổ sung cho kiểu truyền thống là xoay quanh trục “đặt vấn đề”, coi như kết quả của nghiên cứu khoa học công nghệ, của tổng kết thực tiễn sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh đảm bảo phải có sách giáo khoa khi học lịch sử, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin thay cho bảng đen phấn trắng, giáo viên thay việc đọc chép bằng các gợi ý các vấn đề trong nội dung bài học để học sinh tranh luận, tìm hiểu qua thư viện điện tử, qua mạng internet, tự thực hành giải quyết vấn đề theo yêu cầu của giáo viên ở lớp và tiếp tục ở nhà cho đến khi xong nội dung bài học, nội dung chương trình cần ứng dụng vào thực tiễn.
Giáo viên thay thế việc kiểm tra đánh giá bằng các hình thức mới phù hợp, chủ yếu là đánh giá qua thực tế học sinh xử lý, giải quyết tình huống vấn đề của giáo viên đã đưa ra.
Để có năng lực thích nghi và sáng tạo, không những giáo viên cần có kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dạy học, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn, học sinh phải được đào tạo để có nền kiến thức cơ bản đủ vững, nền kiến thức đại cương đủ rộng và có kỹ năng vận dụng những cái cơ bản, đại cương ấy một cách thích hợp, mà trọng tâm là học sinh được giáo viên hướng dẫn về phương pháp tự đi tìm kiếm những kiến thức, tự rèn luyện những kỹ năng để có biện pháp tự học, tự cập nhật thường xuyên sau khi đã tốt nghiệp THPT.
Đó chính là giáo viên đã dạy cho học sinh biết cách “học cách học” từ việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.