Phần III. Kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra được từ sáng kiến kinh nghiệm
2. Bài học kinh nghiệm rút ra được từ sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Giáo viên lớn tuổi vẫn có thể áp dụng phương pháp soạn giảng bằng giáo án điện tử.
Trong năm học 2005-2006, khi dự giờ tiết thao giảng giáo án điện tử môn địa lý của giáo viên Đặng Kim Anh trong tổ, là giáo viên mới tốt nghiệp trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh về công tác tại trường.
Tôi vô cùng ngạc nhiên và thích thú vì tính hiệu quả của bài dạy, qua tìm hiểu tôi được biết từ năm học 2004-2005 trường Đại học sư phạm mới đưa
vào giảng dạy chính thức phương pháp soạn giáo án điện tử cho sinh viên.
Những giáo viên tốt nghiệp trước năm 2005 không được đào tạo về phương pháp nầy.
Tôi tâm sự với đồng nghiệp Ung Hiếu Lễ là giáo viên dạy tin học của trường và được sự hướng dẫn, tôi làm quen dần với phương pháp soạn giáo án điện tử, trình chiếu thành thạo trong các tiết lên lớp. Ngoài ra trong các giờ lên lớp, nếu gặp trục trặc kỹ thuật tôi đã nhờ các giáo viên trực phòng máy là những sinh viên mới tốt nghiệp các em nầy rất thành thạo việc sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn giáo án, truy cập internet, thư viện điện tử … như Ngô Văn Xây, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Kim Thanh là những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong bước đầu làm quen với phương pháp soạn giảng bằng giáo án điện tử. Tôi cũng tranh thủ học hỏi về cách soạn giáo án điện tử từ con trai hiện là giảng viên trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh là nơi có 100% giảng viên lên lớp bằng giáo án điện tử.
Nhờ cố gắng học hỏi từ người thân trong gia đình, đồng nghiệp và cán bộ chuyên trách của trường nên tôi đã áp dụng thành công việc dạy học bằng giáo án điện tử kể từ năm học 2006-2007.
Do đó tôi thiết nghĩ, nếu có điều kiện về thời gian, kinh phí, sự giúp đỡ của đồng nghiệp cùng với sự yêu nghề thì mỗi giáo viên dù lớn tuổi như tôi vẫn có thể tiếp thu và áp dụng thành công việc soạn giảng bằng giáo án điện tử.
2.2. Tìm nguồn tư liệu từ trường đại học sư phạm và đồng nghiệp : -Khi tham dự lớp tập huấn thay sách cải cách lớp 10 môn lịch sử trong hè 2006 do Sở GD&ĐT Bình Dương tổ chức, tôi đã xin địa chỉ, số điện thoại, email, website của các giảng viên hướng dẫn và qua mỗi bài dạy của từng người tôi đã xin chép lại giáo trình, tất cả các phim ảnh tư liệu liên quan đến bài học lịch sử mà thầy cô cung cấp vào USB về lưu lại trong máy tính của gia đình để vận dụng những gì có thể đưa vào bài học.
-Nhờ sự giúp đỡ học tập kinh nghiệm của giáo viên Vũ Văn Quyết công tác tại trường THPT An Mỹ, Nguyễn Thị Kim Ánh giáo viên trường THPT Bình Phú và một số bạn đồng nghiệp giáo viên lịch sử của các trường chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai, trường chuyên Trần Đại Nghĩa, trường chuyên Lê Hồng Phong, các trường dân lập ở TP Hồ Chí Minh đã trang bị cho giáo viên dạy bằng giáo án điện tử trong những năm qua, để học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy mới, áp dụng trong năm học nầy và rút kinh nghiệm cho năm học sau.
-Nhờ các giáo viên Nguyễn Thị Ánh, Châu Thúy Loan trong tổ sử, Văn Văn Phê Hiệu trưởng, Lê Thị Hiền Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Bùi Văn Sàng Tổ trưởng là những Nhà giáo ưu tú, giáo viên giỏi lâu năm của trường và các giáo viên trong tổ cùng dự giờ các tiết dạy thao giảng để đóng góp ý kiến giúp tôi đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ngày càng hoàn chỉnh hơn.
2.3. Tìm nguồn tư liệu từ sách báo, thư viện, internet, đài truyền hình:
-Thường xuyên đến thư viện của trường tìm đọc các sách báo có liên quan đến bài học, đến Công ty Sách và Thiết bị trường học đường Trần Bình Trọng TP Hồ Chí Minh tìm mua bản đồ tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học để bổ sung kiến thức giảng dạy.
-Hướng dẫn học sinh xem chương trình chiếu phim tư liệu lịch sử trên đài HTV7 và liên hệ số điện thoại 09.104.746 của người phụ trách chương trình phim tư liệu lịch sử, sẵn sàng cung cấp cho giáo viên khi hỏi mua những phim có liên quan đến bài dạy lịch sử.
-Tìm đọc bộ Từ điễn Bách khoa toàn thư phiên bản năm 2007, phần mềm của Microsoft cung cấp bằng 10 đĩa VCD đem về chép vào máy tính ở nhà và truy cập dữ liệu thông tin liên quan đến bài dạy lịch sử, hoặc truy cập chương trình internet để chép các hình ảnh, các phim về tư liệu lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới rất phong phú đầy đủ. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tự thiết kế bài thuyết trình bằng phương pháp trình diễn
PowerPoint có kèm hình ảnh minh họa càng hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia tiết học hơn, vì thực tế hiện nay đa số học sinh đều có máy tính cá nhân ở nhà và các em đã học qua chương trình sử dụng internet thành thạo qua chương trình của bộ môn tin học. Đây cũng là dịp hướng dẫn học sinh biết cách tự học, truy cập những thông tin lành mạnh có liên quan đến kiến thức bài học ở nhà trường.
-Truy cập giáo trình điện tử môn lịch sử của trường đại học sư phạm do Bộ GD&ĐT cung cấp trên mạng internet địa chỉ : (http:/gtdt.edu.net.vn) để bổ sung kiến thức bài giảng và tìm những hình ảnh, phim tư liệu để tải về giới thiệu cho học sinh trong những phần có liên quan đến bài học.
-Truy cập thư viện đề thi kiểm tra học kì của Bộ GD&ĐT đưa lên mạng internet tại địa chỉ : ( http://ts.edu.net.vn/?page=2.1.). Các đề thi của thư viện đã được Bộ GD&ĐT tổ chức tuyển chọn, biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa và biên tập từ đề thi trong cả nước gởi về. Giáo viên giới thiệu cho học sinh có thể truy cập vào địa chỉ trên để tải về các đề thi (tập tin PDF) và giáo viên cũng có thể tham khảo vận dụng.
-Lưu trữ vào máy tính các nội dung tư liệu có liên quan đến từng bài học để tải về sử dụng khi soạn giáo án.
-Trước khi dạy bài mới, qua hướng dẫn của giáo viên, tổ chức cho học sinh thi sưu tầm tìm tư liệu lịch sử, phân công học sinh khá giỏi nghiên cứu sâu một đề tài có liên quan đến bài học để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời giáo viên bổ sung vào nguồn tư liệu giảng dạy nếu có.
2.4. Chuẩn bị thay thế tiết dạy trên lớp khi phòng máy cúp điện hoặc có giáo viên khác đăng ký dạy :
Trường hợp phòng máy cúp điện, hoặc trong tuần có giáo viên khác đăng ký dạy, giáo viên chuẩn vị trước bằng phương pháp dạy trên lớp theo giáo án bình thường đã chuẩn bị sẵn, khi giảng bài giáo viên có kèm hình ảnh minh họa do Bộ GD&ĐT cung cấp mượn từ phòng thiết bị, hoặc sao in từ USB ra giấy A3 cho học sinh xem trên lớp.
2.5. Áp dụng phần mềm soạn đề kiểm tra cho học sinh môn lịch sử : Trong năm học Sở GD&ĐT Bình Dương đã mở lớp tập huấn sử dụng phần mềm thiết kế soạn đề kiểm tra và được Ban giám hiệu hướng dẫn, tôi đã áp dụng để kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ đã thuận tiện hơn trước đây rất nhiều.
Nhà trường đã có máy chấm điểm kiểm tra trắc nghiệm và có dụng cụ dục lỗ bảng trả lời câu hỏi chấm điểm nên đã giúp giáo viên thuận lợi rất nhiều trong việc chấm điểm học sinh (đính kèm đề thi kiểm tra môn lịch sử bằng phần mềm của Bộ GD&ĐT).
2.6. Áp dụng phần mềm cộng điểm kiểm tra xếp loại học kỳ :
Trước đây Ban giám hiệu đã phân công bộ phận văn phòng kiểm tra đối chiếu việc cộng điểm kiểm tra xếp loại học kì và cả năm bằng phần mềm trên máy vi tính cho lớp 12 thi tốt nghiệp và năm nay đã tiến hành kiểm tra cho cả 3 khối lớp của trường nền đã phát hiện kịp thời những sai sót của giáo viên bộ môn khi vào điểm trong sổ điểm lớp và vào học bạ cho học sinh được chính xác.
Riêng bản thân tôi cũng đã áp dụng phần mềm cộng điểm kiểm tra xếp loại của Bộ GD&ĐT, vì thế việc cộng điểm nhanh chóng không còn bị sai sót, nhất là trong danh sách học sinh việc tính tỉ lệ xếp loại học sinh nữ rất chính xác, không còn mất rất nhiều thời gian công sức cộng điểm bằng tay như trước đây, việc đối chiếu kiểm tra vào cột điểm trong sổ điểm lớn và học bạ cũng nhanh chóng dễ dàng hơn (đính kèm sổ điểm cá nhân cộng điểm kiểm tra và xếp loại học kì bằng phần mềm của Bộ GD&ĐT).
2.7. Kết hợp Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử :
Ban giám hiệu đã cho phép tổ chức thi cắm trại, trình diễn thời trang, trả lời câu hỏi về kiến thức lịch sử do Đoàn thanh niên tổ chức đã lôi cuốn học sinh tham gia tích cực, tạo không khí vui chơi học tập cho học sinh.
Trong chương trình sinh hoạt hè, tổ chức cho các em tham quan bảo tàng lịch sử Việt Nam, bảo tàng Chứng tích tội ác chiến tranh ở TP Hồ Chí Minh, học sinh sẽ có dịp tận mắt chứng kiến các hiện vật lịch sử Việt Nam qua chương trình học từ thời nguyên thủy cho đến hiện đại. Qua tìm hiểu.
quan tham sẽ càng củng cố kiến thức bài học lịch sử mà các em đã học ở nhà trường và hình thành lòng biết ơn tổ tiên, ý chí tự hào dân tộc, sẵn sàng kế tục sự nghiệp của đảng và nước sau nầy. Khi tham quan cần được tổ chức phân công chặt chẽ để tránh những rũi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
2.8. Ghi nhật ký giảng dạy rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy :
Sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần rút kinh nghiệm ghi lại những ưu, khuyết điểm gặp phải trong giờ lên lớp để cải thiện, sửa đổi những kỹ năng của mình khi dạy những lớp tiếp theo. Thực tế đối với lớp chọn, các lớp cơ bản, hoặc các lớp bổ túc văn hóa, các lớp dạy nghề giáo viên cần có cách dạy tương ứng thích hợp với trình độ học sinh thì mới đạt yêu cầu của việc đổi mới dạy học lịch sử.
Phần IV. Khả năng ứng dụng,