Phần I Nêu thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài nghiên cứu
1.1. Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị :
Trong hè 2005-2006, giáo viên bộ môn lịch sử được bồi dưỡng chuyên đề thay sách cải cách môn lịch sử lớp 10. Trong tổ có 10 người, trong đó có 4 giáo viên dạy sử, 1 giáo viên được Sở GD&ĐT cử tập huấn về triển khai lại (Châu Thúy Loan), trường có 10 lớp 10 dạy lịch sử theo chương trình cơ bản và đầu năm học kì 1 Ban giám hiệu đã phân công tôi dạy sử cho 10 lớp 10 (1 tiết/tuần) và 6 lớp 11 (1 tiết/tuần), học kì 2 còn dạy 6 lớp 10 (2 tiết/tuần) và 6 lớp 11 (1 tiết/tuần).
Trong tổ có 2 giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử là Nguyễn Thị Ánh đã đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Châu Thúy Loan là giáo viên giỏi bồi dưỡng học sinh giỏi vòng toàn quốc nhiều năm, vì thế qua công tác dự giờ thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp. Giáo viên môn lịch sử sinh hoạt chung với giáo viên môn địa lý và giáo dục công dân nên cũng đã hỗ trợ lẫn nhau về công tác chuyên môn của ngành xã hội và nhân văn.
1.2. Tình hình trường, lớp, học sinh :
Trường THPT Dĩ An được tặng danh hiệu lá cờ đầu của các trường THPT năm học 2005-2006, chất lượng học tập của học sinh khá đồng đều ở các bộ môn, kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỉ lệ khá cao.
Năm học 2006-2007 điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao hơn cao hơn 2 trường THPT trong huyện nên tinh thần học tập và đạo đức của học sinh lớp 10 có nhiều tiến bộ hơn so với năm học trước. Học sinh lớp 10 đã qua 4 năm học chương trình cải cách ở bậc THCS nên đa số các em thích ứng với phương pháp giảng dạy tích cực, gần 100% học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô, không có học sinh cá biệt.
Huyện Dĩ An đang chuyển dần thành đô thị hóa, mức sống của người dân đã tăng cao nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của học sinh.
Trong năm học, công tác giáo viên chủ nhiệm, công tác giám thị được Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh khi có vấn đề liên quan đến học sinh. Trong năm học có 4 lần họp phụ huynh học sinh từng lớp học để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thông báo kết quả học tập của học sinh vào giữa học kì và cuối học kì, nhà trường có biện pháp phối kết hợp việc dạy - học giữa nhà trường và gia đình rất tốt.
1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý :
Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn vững vàng, tạo môi trường sư phạm kỷ luật nghiêm túc, đoàn kết thân ái, giúp đỡ giáo viên tiến bộ. Tập thể Hội đồng sư phạm cùng có quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và cố gắng giữ vững thành tích đã đạt được. Bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, từ tổ văn phòng, nhân viên phục vụ đến tổ chuyên môn đều có sự phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác dạy và học.
1.4. Tình hình cán bộ, giáo viên, nhân viên :
Tính kỷ luật tự giác ở mỗi người trong tập thể được thể hiện rất cao, biểu hiện qua giờ giấc, tác phong lên lớp, thực hiện quy chế chuyên môn, tuy nhiên cũng thể hiện tính dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm qua sự phối kết hợp thi đua giữa các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong nhà trường.
Ban giám hiệu tổ chức các kỳ thi kiểm tra chất lượng học kì rất nghiêm túc, chặc chẽ giống như một kỳ thi tốt nghiệp THPT nên đã tạo cho học sinh có nề nếp trong học tập và kiểm tra đánh giá thi cử. Nhà trường nghiêm khắc xử lý kỹ luật, hạ hạnh kiểm đạo đức đối với những học sinh vi phạm như vắng mặt không phép, quay cóp trong kiểm tra, đánh nhau … dù chỉ một lần cũng bị hạ hạnh kiểm đạo đức. Vì thế mỗi giáo viên phải phấn đấu làm tấm gương cho học sinh noi theo và mỗi học sinh đều tự giác thực hiện tốt nội quy của Ban giám hiệu đề ra.
Hàng tuần và cuối đợt thi đua đều có sơ kết đánh giá khen thưởng, kịp thời động viên nêu gương tốt hoặc nhắc nhở kịp thời những học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
Đơn vị được Sở GD&ĐT Bình Dương trang bị đầy đủ các trang thiết bị dạy học và phương tiện nghe nhìn như phòng bộ môn, phòng lab, phòng vi tính, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện … có đầy đủ cán bộ chuyên trách sẵn sàng giúp đỡ giáo viên trong các tiết giảng dạy khi cần sử dụng dụng cụ trực quan dạy học.
1.5. Ưu điểm khi dạy học bằng giáo án điện tử :
Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện lịch sử từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp.
Các tư liệu lịch sử được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể tìm mua ở các
trung tâm dịch vụ truyền hình để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh động hơn.
Giáo viên có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để học sinh tiện theo dừi, vận dụng làm bài thi kiểm tra học kỡ, thi tốt nghiệp theo chủ trương đổi mới công tác đánh giá chất lượng học tập của học sinh và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục” mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay.
Việc sơ đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng các bảng phụ giảng dạy.
Khi soạn một giáo án điện tử, giáo viên có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau. Giáo viên có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sau phần rút kinh nghiệm ở các tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau.