Làm thế nào để hướng tới việc dạy học lịch sử có hiệu quả ?

Một phần của tài liệu SKKN Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 38 - 41)

Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính

3. Làm thế nào để hướng tới việc dạy học lịch sử có hiệu quả ?

3.1. Mỗi giáo viên đều có những khả năng đặc trưng khác nhau, phong cách giảng dạy khác nhau. Học sinh cũng có những động cơ và phong cách học tập khác nhau :

Muốn giảng dạy có hiệu quả giáo viên phải trân trọng tính đặc trưng của mỗi học sinh, truyền đạt kiến thức, phát triển kỹ năng đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và có thể phát huy tối đa khả năng của học sinh.

Phong cách học tập của một học sinh là những tính cách cá nhân tùy thuộc vào mặt sinh học và phát triển. Cùng một phương pháp giảng dạy có thể đạt hiệu quả với người nầy nhưng lại không đạt hiệu quả với người khác. Mỗi học sinh có kiểu học tập cá nhân khác nhau, nếu giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy khác nhau sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng của mình, bởi vì mỗi học sinh có những điểm mạnh riêng.

3.2. Các phong cách học tập của học sinh :

Được phân chia dựa trên sự phân loại các ưu thế về cảm nhận giác quan và mức độ ảnh hưởng của học sinh đến việc học bao gồm : thấy được, nghe được, vận động được, tiếp xúc được.

+Học sinh học tập bằng thị giác sẽ tiếp thu kiến thức nhanh nhất bằng hình ảnh.

+Học sinh học tập bằng thính giác cần được lắng nghe giải thích các phần nội dung bằng các câu chuyện, bài hát.

+Học sinh học tập theo kiểu vận động sẽ luôn hiếu động trong lớp, vì thế trò chơi đóng kịch và các họat động giao tiếp sẽ giúp học sinh học tập tốt.

+Học sinh học tập theo kiểu tiếp xúc được các em thích tham gia vào các hoạt động thực hành tại chỗ để được tiếp xúc, cảm thấy và trải nghiệm những gì vừa học.

+Học sinh còn có thể học tập dựa trên những ưa thích cá nhân khác nhau như : mức độ âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, chỗ ngồi, tính cơ động, kích cỡ mỗi nhóm học tập, các loại hoạt động học tập, ăn uống trong khi vẫn tập trung học tập, thời gian ưa thích.

+Học sinh thuộc nhómnão trái” : sẽ thiên về phân tích và suy luận, học theo cách dần dần từng bước cho tới khi hiểu hết toàn bộ chủ đề.

+Ngược lại học sinh thuộc nhómnão phải” : thiên về tổng quát và quy nạp nên có thể học nhanh hơn bằng cách nắm được ý tổng quát trước khi đi sâu vào chi tiết ( Theo Geothals – 1985 ) .

+Học sinh tiếp nhận tình huống thông tin mới : một số khảo sát, một số suy nghĩ và phân tích. Học sinh xử lý thông tin thông qua quan sát nhưng một số học sinh thì không quan sát ( Theo David Kolb – 1994 ) .

Học sinh có bốn phong cách học tập dựa trên cách tiếp nhận tình huống và xử lý thông tin như sau :

+Học sinh giàu tưởng tượng : tiếp nhận thông tin một cách cụ thể và xử lý có tư duy. Học sinh nầy học rất tốt bằng cách nghe và chia xẻ ý kiến với người khác, đồng thời kết hợp ý tưởng của người khác vào kinh nghiệm thực tiễn cá nhân. Học sinh nầy thường gặp khó khăn với cách dạy truyền thống.

+Học sinh thích phân tích : tiếp nhận thông tin một cách trừu tượng và xử lý có xem xét, đối chiếu. Học sinh nầy thường thích tư duy kết nối, đòi hỏi các chi tiết và trân trọng những gì mà giáo viên mang đến cho học sinh.

Học sinh nầy làm việc khá tốt trong lớp học truyền thống.

+Học sinh thích những quan điểm phổ biến : xử lý thông tin một cách trừu tượng và chủ động. Học sinh nầy thích những bài học thực tiễn và các hoạt động thực hành tại chỗ. Học sinh nầy thường có quan điểm trường học là nơi đáng chán vì không tìm thấy được lợi ích ngay lập tức của việc học.

+Học sinh năng động : cung cấp thông tin một cách cụ thể và xử lý chúng một cách chủ động. Học sinh nầy thích bài học thực hành tại chỗ và cảm thấy hứng thú với những khái niệm, ý tưởng mới. Những hoạt động tẻ nhạt và đều đặn sẽ làm cho học sinh nầy cảm thấy bực bội, khó chịu.

3.3. Muốn giảng dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần phải kiểm soát và thực hành để trao dồi kỹ năng của mình gồm có :

-Sắp xếp quá trình giảng dạy theo những bài học với các chủ đề kết hợp có liên quan.

-Sử dụng phương pháp học tập hợp tác và học theo nhóm.

-Nhận biết và giảng dạy theo nhiều mức độ khả năng và năng lực trí tuệ.

-Hỗ trợ các phong cách học tập của từng cá nhân học sinh.

-Nhấn mạnh kỹ năng tư duy thay vì học thuộc lòng một cách đơn thuần.

-Tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin.

-Đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách chính xác thông qua các phương pháp đánh giá hiệu quả.

-Khuyến khích học sinh đánh giá cao việc học.

-Nhận rừ tầm quan trọng của giảng dạy tớch cực, thời gian và thời lượng học tập cụ thể.

-Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và đưa ra các sáng kiến.

+Công việc quan trọng nhất của giáo viên là hỗ trợ, dạy học sinh làm thế nào để học và trở thành một người có suy nghĩ độc lập.

+Giáo viên cần biết cách tạo động lực học tập cho học sinh bằng những câu khuyến khích, động viên hơn là là khen ngợi và giáo viên cũng cần biết

rừ những kỳ vọng trong học tập của học sinh để thiết kế bài giảng và cỏc hoạt động gắn liền với hứng thú học tập của học sinh như :

-Kiểm tra xem mình có công bằng không.

-Yêu cầu từng học sinh, có phân công cụ thể trong mỗi phần bài học.

-Cho học sinh có thời gian để trả lời.

-Núi rừ những cõu hỏi.

-Đưa ra những gợi ý.

-Phản ứng tích cực đối với những câu trả lời của học sinh.

-Nhìn và lắng nghe học sinh.

-Quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh.

-Không chia nhóm học sinh theo khả năng.

-Đưa ra những lời khen cụ thể và thân ái.

-Làm gương.

-Quan tâm đến lối sống và kinh nghiệm của học sinh.

-Khuyến khích học sinh đặt ra những mục tiêu học tập.

-Đưa ra các bài tập thu hoạch và đề tài nghiên cứu.

4. Giáo viên sử dụng phương pháp giao tiếp thích hợp để

Một phần của tài liệu SKKN Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w