Khó khăn khi thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu SKKN Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 26 - 29)

Phần I Nêu thực trạng của vấn đề

2. Khó khăn khi thực hiện đề tài

2.1. Hạn chế khi giảng dạy bằng giáo án điện tử :

Trình độ tin học và sử dụng máy vi tính của giáo viên còn nhiều hạn chế, đòi hỏi giáo viên ở nhà phải có máy vi tính để soạn bài, có dĩa mềm USB để sao chép nhập vào máy tính của trường, có máy chụp ảnh kỷ thuật số để chụp các hình ảnh minh họa đưa vào máy tính, máy scane để coppy hình ảnh vào USB (ở dịch vụ là 2.000đ/ảnh), truy cập hình ảnh qua internet (3.000đ/giờ), các phim ảnh tư liệu minh họa do công ty thiết bị trường học hoặc đài truyền hình bán còn khá đắt (40.000đ/đĩa VCD), phóng to sơ đồ hoặc in ra giấy A3 để sử dụng giảng dạy trên lớp khi cúp điện hoặc phòng nghe nhìn đang có giáo viên khác sử dụng (6.000đ/tờ) . . .

Giáo viên phải thực sự yêu thích công việc soạn giảng giáo án điện tử, cần có thời gian và kinh phí để thực hiện. Vì thế dù biết rằng giáo án điện

tử phục vụ đắc lực cho công tác dạy học lịch sử nhưng trên thực tế chưa được áp dụng đồng bộ ở tất cả các giáo viên.

Nhà trường chỉ có một phòng nghe nhìn sử dụng chung cho tất cả các bộ môn nên đầu tuần giáo viên phải đăng ký trước với cán bộ phụ trách để sắp xếp giờ dạy. Bộ môn Anh văn có 1 phòng lab và tin học có 3 phòng vi tính mới nối mạng internet nên phòng nghe nhìn chỉ dùng cho bộ môn khác.

Việc hướng dẫn học sinh lên lớp mất thời gian, tuy nhiên nhờ có 5 phút chuyển tiết đủ cho học sinh đi đến phòng máy ổn định chỗ ngồi trước khi chuông báo vào tiết mới. Âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, chỗ ngồi của học sinh cũng cần được chú ý đảm bảo phục vụ cho giảng dạy.

Giáo viên cần chuẩn bị phương án thay thế phương pháp giảng dạy khi cúp điện, phòng nghe nhìn có giáo viên khác sử dụng. Một số trường chuyên, dân lập, tư thục ở các thành phố lớn có điều kiện kinh phí đã trang bị mỗi lớp một máy chiếu projector, máy tính xách tay cho giáo viên sử dụng khi lên lớp, nên giáo viên thuận lợi hơn khi cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trên lớp mà không cần phải di chuyển học sinh đến phòng nghe nhìn.

Nếu giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin, tiết học sẽ biến thành một giờ biểu diễn trình chiếu mà không có hiệu quả giảng dạy. Nếu giáo viên sử dụng quá nhiều tranh ảnh, bản đồ minh họa cho tiết dạy, đôi khi làm mất mục đích chính của tiết dạy hoặc phần trọng tâm cần ghi nhớ của học sinh.

2.2. Hạn chế khi áp dụng cho phần thảo luận, thuyết trình :

Giáo viên cần rèn luyện thói quen cho học sinh thảo luận nhóm, lên trình bày trước lớp có trật tự nề nếp, nếu không tiết học sẽ nhàm chán, học sinh thụ động ngồi im không phát biểu, hoặc quá ồn ào làm ảnh hưởng đến các tổ khác, lớp khác bên cạnh.

2.3. Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trước khi học bài mới :

Để giúp học sinh có thể tự nghiên cứu bài học trước khi lên lớp dòi hỏi giáo viên phải soạn bài trước một tuần để từ nội dung giáo án giáo án bài giảng mà đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tự nghiên cứu trước ở nhà theo tiến trình tổ chức một tiết học của mình.

Việc vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học lịch sử cần có sự phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh. Sự chuẩn bị trước lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì cần có sự đầu tư nhiều công sức của giáo viên, nhưng bù lại tiết học sẽ thuận lợi hơn, giờ học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều học sinh và học sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học, giáo viên có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững hơn

2.4. Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu nắm vững cấu trúc, lôgic của toàn bộ bài dạy, chương, khóa trình trong sách giáo khoa khi soạn giảng phương pháp tích cực :

Nếu bản thân giáo viên không chịu khó nghiên cứu, học tập nắm vững toàn bộ hệ thống kiến trúc bài giảng, toàn chương và cả khóa trình lịch sử theo đặc trưng bộ môn, không nắm được cấu trúc lôgic của chương trình môn học lịch sử và hiểu được vị trí của từng bài, từng chương thì không thể dạy theo phương pháp tích cực được và học sinh cũng không thể học theo phương pháp mới với đầy đủ yêu cầu, đặc trưng của môn học, bài học.

Nếu cả giáo viên và học sinh đều tiếp cận tài liệu học ở trạng thái tĩnh và công nhận những cái sẵn có trong sách giáo khoa, sùng bái nó như khuôn vàng thước ngọc thì đó là phương pháp dạy học theo truyền thống cũ. Giáo viên phải cố gắng vận dụng sách hướng dẫn giảng dạy, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để giúp học sinh tiếp cận tài liệu dạy học ở trạng thái vận động theo hệ thống và phê phán thì phương pháp mới nầy mới đào sâu tìm tòi khám phá, khắc sâu kiến thức cho học sinh sau mỗi tiết dạy lịch sử.

Một phần của tài liệu SKKN Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w