Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
II. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Sự xuất hiện loài người và đời
sống bầy người nguyên thủy .
*Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
-GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là Người tối cổ hay Người thái cổ. Nhiệm vụ của từng nhóm phải tìm hiểu là : +Nhóm 1 : Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ ? Địa điểm tìm thấy di tích Người tối cổ ? Hãy nêu sự tiến hóa trong cấu tạo của cơ thể của Người tối cổ ?
+Nhóm 2 : Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ?
-HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến trỡnh bày trờn giấy ẵ tờ A0 .
-Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.
-GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung.
+Nhóm 1 :
-Thời gian tìm được dấu tích của Người tối cổ bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây.
+Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêsia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam)…
+Người tối cổ hoàn toàn di bằng hai chân, đôi tay được tự do cầm nắm, kiếm thức ăn. Cơ thể có nhiều biến đổi : trán, hộp sọ, hàm răng, bàn tay …
-GV cho học sinh xem hình nhà bác học Đắc-uyn và hình loài Vượn giống Người chuyển biến thành Người tối cổ.
-GV đặt câu hỏi : Nhà bác học nào đầu tiên đã nêu lên thuyết tiến hóa của loài người ?
GV chốt ý nhóm 1 : +Ngày nay, khoa học đã phát triển, đặc biệt là khảo cổ học và cổ sinh học, nhà bác học Đácuyn đầu tiên đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển
-Cách nay khoảng 6 triệu năm, loài người do một loài Vượn giống Người chuyển biến thành, nhờ quá trình lao động.
-Bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây tìm thấy dấu vết của Người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Inđônêsia, Trung Quốc, Việt Nam…
lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá trình nầy là sự chuyển biến từ một loài Vượn giống Người (Hominid) chuyển biến thành, nhờ quá trình lao động và trải qua một chặng đường quá độ dài.
“Trước đây khoảng 6 triệu năm, trong các khu rừng rậm có những đàn khỉ đông đúc sinh sống. Đó là tổ tiên chung của con người, của loài khỉ và loài vượn hiện đại.
Do điều kiện thay đổi khí hậu có tính toàn cầu mà diện tích rừng bị thu hẹp lại, buộc một bộ phận vượn cổ phải xuống mặt đất kiếm ăn sinh sống. Để săn bắt động vật nhỏ, chúng đã sử dụng hai chi trên, còn hai chi dưới dùng vào việc di chuyển trên mặt đất. Sự phân công giữa tay và chân khiến cơ năng của tay chân được tăng cường, dần dần đôi chân của chúng có thể đứng thẳng. Việc đi thẳng người đã đặt cơ sở cho sự phát triển thành người, hoàn thành một bước có ý nghĩa quyết định để chuyển từ vượn sang người.
Trong quá trình phát triển lâu dài, đặc biệt là việc sử dụng các công cụ có sẵn trong tự nhiên đã khiến cho cơ thể của vượn cổ dần dần chuyển hóa theo phương hướng phát triển thành người. Bàn tay của chúng ngày càng linh hoạt, khéo léo hơn, ngón tay cái dài ra, có thể nắm chắc với bốn ngón khác. Để có thể đi vững chắc, kết cấu xương chi dưới của vượn người đang ngày càng hoàn thiện và phát triển, ngón chân cái chuyển về phía trước, ngang bằng với bốn ngón khác. Cuối cùng, ngón chân cái dài và to ra, bốn ngón còn lại thì thu nhỏ lại, đồng thời tạo thành vòng cung.
Chân, tay ngày càng hoàn thiện ảnh hưởng đến hàng loạt thay đổi về kết cấu thân thể của vượn cổ. Do dáng đi thẳng, đầu vượn cổ từ chỗ lao về phía trước, nay chuyển sang thế thẳng đứng, cột xương sống đỡ lấy đầu, tạo điều kiện để não phát triển hình tròn, tầm nhìn được mở rộng, các giác quan, tức những công cụ trực tiếp của bộ óc cũng phát triển theo. Trong quá trình lao động cùng đồng loại, để phát triển tư duy và để trao đổi các kinh nghiệm, có những điều không thể không nói với nhau và vì thế ngôn ngữ ra đời, ý thức đồng thời được hình thành. Não và các cơ quan cảm giác cũng phát triển”. (Theo Bộ thông sử thế giới, NXB Văn hóa thông tin, 2000)
Biết chế tạo ra công cụ lao động là bước phát triển nhảy vọt trong quá trình chuyển từ vượn thành người, là mốc đánh dấu sự ra đời của loài người. Khác với loài vật, con người biết lao động sản xuất cải tạo thiên nhiên. “Lao động bắt đầu với việc chế tạo ra công cụ”. Đó là lao động sáng tạo của con người : nó khác hoàn toàn với lao động bản năng của động vật. Bất cứ một con vượn nào cũng không thể làm ra được một công cụ sản xuất, dù chỉ là công cụ đá thô sơ nhất. Chính trong lao động sáng tạo, cơ thể và tư duy con người ngày càng hoàn thiện và phát triển. Từ đó Ăng-ghen khẳng định : “Lao động đã sáng tạo ra xã hội loài người”.
-GV cho HS xem hình chụp công cụ đá cũ của Người tối cổ và hình Người tối cổ làm ra lửa.
-GV đặt câu hỏi: Việc sử dụng công cụ lao động đồ đá cũ và việc tìm ra lửa của Người tối cổ có ý nghĩa như thế nào ?
+Nhóm 2 : Đời sống vật chất của bầy người nguyên thủy.
+Biết chế tạo công cụ lao động : Họ lấy mảnh đá hay cuội lớn đem ghè vỡ tạo nên một mặt cho sắc và vừa tay cầm -
>rìu đá (đồ đá cũ-sơ kỳ).
+Biết làm ra lửa (phát minh lớn) -> điều quan trọng cải thiện căn bản cuộc sống từ ăn sống -> ăn chín.
GV chốt ý nhóm 2 : “Vào cuối thời kì bầy người nguyên thủy, loài người đã có một buớc tiến lớn lao, một phát minh quan trọng, đó là việc biết dùng lửa và lấy lửa.
Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, con người sống không khác động vật là mấy, họ chỉ biết ăn sống nuốt tươi. Dần dần họ biết giữ lửa tự nhiên và dùng lửa để sưởi ấm, để đuổi thú dữ và nướng chín thức ăn. Về sau, con người biết tự làm ra lửa bằng cách cọ xát mạnh hai cành cây khô hay hai hòn đá. Việc tìm ra lửa bằng cách cọ xát đã đánh dấu một bước nhảy vọt trong lịch sử loài người. Ăng-ghen viết : “Mặc dù máy hơi nước đã thực hiện trong thế giới xã hội một cuộc giải phóng vĩ đại, cuộc cách mạng nầy chưa hoàn thành một nửa, nhưng chắc chắn là tác dụng giải phóng loài người (trên ý nghĩa lịch sử thế giới) của việc lấy lửa bằng cọ xát còn vượt xa máy hơi nước. Vì lửa do cọ xát làm ra khiến con người lần đầu tiên chi phối được tự nhiên, và do đó đã tách con người ra khỏi giới động vật.”. (Theo Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, 2003).
-GV cho HS xem hình Người tối cổ tìm thức ăn băng hái lượm và săn bắt và đặt câu hỏi :
-Vì sao lúc đầu loài người không đi tìm thức ăn riêng lẻ ? Giải thích sự khác nhau giữa săn bắt và săn bắn ?
-Đời sống vật chất của bầy người nguyên thủy :
+Chế tạo công cụ đá cũ .
+Từ chỗ biết giữ lửa tự nhiên để dùng, tiến tới biết tạo ra lửa.
+Cùng nhau lao động tìm kiếm thức ăn. Chủ yếu là hái lượm và săn bắt thú (hay săn đuổi) phải cần đông người.
+Quan hệ hợp quần xã hội, có người đướng đầu, có phân công lao động giữa nam-nữ, cùng chăm sóc con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5-7 gia đình. Sống trong hang động, mái đá, lều dựng bằng cành cây … Hợp quần đầu tiên => bầy người nguyên thủy.
-Tại sao lại gọi là bầy người ?
-GV chốt ý : Tuy “bấy giờ chưa có những quy định xã hội”… nhưng không nên hiểu bầy người nguyên thủy như một đàn thú vật, Những đàn vượn tự nhiên hay nuôi thí nghiệm cho thấy chúng sống hợp quần khá quy củ.
Trên một số hang cổ, mỗi góc là dấu vết ngồi lâu của vài ba người tối cổ. Từ ngày 1-5-2003, kênh Khám phá của đài HTV-7 phát một chương trình ngắn, gọi là “Gia đình Flint”. Đó là mấy mẹ con con vượn được đặt tên Flint, khá gắn bó,thương xót nhau. Bầy người nguyên thủy còn có cuộc sống hơn bầy vượn nhiều lắm.
*Hoạt động 4 : Cả lớp
GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn : ảnh về Người tối cổ, ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của Người tối cổ.
-Về hình dáng : tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ không còn là vượn.
-Người tối cổ là Người vì đã chế tác và sử dụng công cụ (mặc dù chiếc rìu đa còn thô kệch đơn giản)
Thời gian :
4 tr. Năm -> 1 tr. Năm -> 4 vạn năm -> 1 vạn năm
>Người tối cổ :
-Kiếm sống bằng lao động tập thể, bằng phương thức hái lượm và săn bắt (hay săn đuổi).
-Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy
-Đi đứng thẳng
-Hòn đá ghè đẽo sơ qua.
-Hái lượm, săn bắt thú.
-Bầy người.
*Hoạt động 1 : Làm theo nhóm
GV trình bày : Qua quá trình lao động, cuộc sống của con người ngày càng phát triển hơn. Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình -> tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ. Ta cùng tìm hiểu bước nhảy vọt thứ hai của quá trình nầy.
GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm:
+Nhóm 1 : Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
+Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?
+Nhóm 3 : Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất của Người tinh khôn?
-HS đọc SGK thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm.
-HS nhóm khác bổ sung
-GV cho HS xem hình Người tối cổ và Người tinh khôn, cho HS quan sát, so sánh sự khác nhau về bộ xương và hộp sọ của Người tối cổ với Người tinh khôn. Giải thích lý do sự thay đổi về hình dáng đó ?
*Hoạt động 2: Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý
Nhóm 1 : Đến cuối thời đồ đá cũ, khoảng 4 vạn năm