Thông qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong một tiết dạy
Trang 1MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, chúng ta đã và đang tập trung nhiều về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đã có bước đi thích hợp và vững chắc Nhưng vấn đề tìm ra các phương pháp, các hình thức tổ chức học tập với phương pháp sư phạm của người giáo viên lên lớp, phù hợp với nội dung, phương pháp theo hướng tích cực hóa người học là rất cần thiết
Trong chương trình lịch sử lớp 11 khối THPT, sách giáo khoa biên soạn chủ yếu đưa ra các sự kiện lịch sử mà ít có phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận xét các sự kiện hoặc giai đoạn lich sử, trong lúc đó lượng kiến thức quá nhiều Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nhận xét, đánh giá để hiểu được bản chất các sự kiện nên các em gặp rất nhiều khó khăn khi học bộ môn Vì thế, không ít học sinh cảm thấy nhàm chán, không thích học lịch sử, thậm chí có em còn quay lưng với môn lịch sử hoặc chỉ học để đối phó, lấy điểm chứ chưa thực sự yêu thích lịch sử
Vì vậy, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để các em nắm được các sự kiện lịch sử, biết phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử hoặc các nhân vật lịch sử một cách đúng đắn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống?
Nhằm góp phần giải đáp câu hỏi trên, tôi quyết định chọn vấn đề “
Vận dụng phương pháp mới trong dạy học lịch sử ở trường THPT” làm đề
tài nghiên cứu khoa học
II Mục đích nghiên cứu
Trang 21 Làm sáng tỏ thêm tính đúng đắn, khoa học trong chủ trương đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở các cấp học nói chung và ở các trường THPT nói riêng của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Thông qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong một tiết dạy cụ thể, từ đó có thể nhân rộng việc soạn giảng theo hướng đổi mới trong toàn bộ khóa trình lịch sử ở trường THPT hiện nay
3 Ngoài ra, chúng tôi hy vọng nội dung nghiên cứu sẽ góp thêm một tia lửa nhỏ để hâm nóng bầu nhiệt huyết của giới trẻ hiện nay đối với việc học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học lịch sử theo hướng đổi
mới ở trường THPT
2 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 11 Trường THPT Buôn Ma
Thuột - thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
IV Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Vận dụng phương pháp dạy học mới vào dạy bài 21, chương trình lịch sử 11, khối THPT
2 Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu để tiếp thu kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
3 Những chuyển biến sau khi áp dụng
4 Rút ra bài học kinh nghiệm
V Phương pháp nghiên cứu
Trang 3Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã áp dụng các phương pháp cơ bản sau:
1/ Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu
2/ Phương pháp quan sát sư phạm
3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4/ Phương pháp đối thoại, vấn đáp
5/ Thống kê kết quả học tập
Trang 4NỘI DUNG
I Thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay ở trường THPT
Với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện công nghệ thông tin,
sự phát triển không ngừng của xã hội
Những năm gần đây, kết quả thấp kém và những bài làm kém chất lượng “do không nắm được kiến thức lịch sử, không hiểu được bản chất của
sự kiện lịch sử” trong các Kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tuyển sinh Cao Đẳng, Đại học của bộ môn lịch sử gây nhiều lo lắng cho gia đình, xã hội
và ngành giáo dục Nhiều câu hỏi được đặt ra, chất lượng các bài thi môn lịch
sử kém là do chương trình biên soạn sách giáo khoa ? do trình độ của giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử kém ? do học sinh không học môn lịch sử
? vvv Vì vậy, lí giải cho thực trạng trên, đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Nguyên nhân được quy kết ở sự suy giảm chung của giáo dục Việt Nam, thế
hệ trẻ quay lưng lại với quá khứ dân tộc, chương trình sách giáo khoa còn hạn chế, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, gia đình hướng cho con,
em mình vào việc chọn ngành, nghề thi vào các trường Đại hoc- Cao đẳng, nên chỉ chú trọng vào các môn học tự nhiên, không chú trọng hoặc học lệch, học để đối phó đối với các bộ môn xã hội Học các bộ môn xã hội chọn được
ít nghành khi thi vào các trường Đại học, học ra trường cơ hội để tìm được việc làm rất ít… Về biện pháp có những đề xuất về xây dựng chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, sự quan tâm của xã hội, gia đình và chủ yếu là nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên giảng dạy môn lịch sử Mỗi biện pháp riêng rẽ không thể giải quyết được vấn đề, nhưng tìm nguyên nhân riêng để khắc phục sẽ đáp ứng được một phần của mục tiêu dạy học Trong đó có phương pháp dạy học Quá trình dạy học gồm Mục tiêu- Nội dung- Phương pháp dạy học- Kiểm tra đánh giá Phương pháp
Trang 5dạy học là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy học Dạy học có nhiều phương pháp: Phương pháp dạy học cổ truyền thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò chép, với phương pháp này học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động qua sự truyền đạt kiến thức của người thầy, học trò phải học thuộc lòng những nội dung kiến thức thầy đã truyền thụ, với phương pháp dạy học này, người thầy áp đặt kiến thức cho học sinh Nhiệm vụ của học sinh là phải chăm chú nghe giảng, ghi chép đầy đủ và phải học thuộc lòng nội dung kiến thức, khi kiểm tra, người thầy chỉ kiểm tra việc học thuộc của các em mà không chú ý đến sự phát triển tư duy sáng tạo của người học Với phương pháp này người học dễ bị nhàm chán, không kích thích được tư duy sáng tạo,
sự hiểu biết về bản chất sự kiện lịch sử, không có được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, vì vậy mà dẫn đến hiện tượng học sinh quay lưng lại với lịch sử Ngoài ra, vấn đề gia đình và xã hội cũng có tác động rất lớn đến việc dạy- học môn lịch sử, thực tế hiện tại, học các môn xã hội như môn văn, sử… thì việc chọn nghành thi ít, không những thế, sinh viên tốt nghiệp các nghành khoa học xã hội ra trường, cơ hội tìm được việc làm rất ít, có việc làm thì tiền lương thấp không đủ trang trải trong cuộc sống, nên đa số các bậc phụ huynh đều hướng cho con, em mình học các môn tự nhiên vì mục đích mưu cầu cuộc sống, thậm chí có một số phụ huynh coi các môn xã hội là môn phụ, nên bắt con, em mình phải học lệch, giành thời gian nhiều cho học các môn tự nhiên, đặt mục tiêu cho con em là học để thi vào Đại học, tìm việc làm…nên học sinh không quan tâm đến học môn lịch sử, chỉ học để đối phó chứ chưa
có nhu cầu học để tìm hiểu lịch sử dân tộc, tìm hiểu về bản chất của sự kiện…
Từ những thực tế trên Biện pháp để nâng cao chất lượng dạy- học môn lịch sử nói riêng, các môn xã hội nói chung thì cần có sự quan tâm thực
sự của gia đình, xã hội và nghành giáo dục nói chung Một trong những biện pháp tích cực để cải thiện tình hình dạy- học môn lịch sử là phải đổi mới phương pháp dạy học
Trang 6II Lý luận chung về phương pháp dạy học mới
Phương pháp dạy học mới là gì? Phương pháp dạy học mới là quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò Đây là hoạt động luôn luôn thay đổi và phát triển, thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển lớp học, lấy học trò làm trung tâm Thông qua nội dung bài học, người dạy đưa ra một hệ thống câu hỏi sát nội dung bài học, có đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh, ảnh, hoặc dùng máy chiếu để chiếu những đoạn phim tài liệu phù hợp với nội dung bài học để hướng dẫn học sinh chủ động tìm hiểu, lĩnh hội tri thức trong sách giáo khoa Phương pháp dạy học mới là một hệ thống các phương pháp dạy học như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp phát vấn, sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, bản đồ, lược
đồ, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học… Với phương pháp này học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, hiểu được sự kiện lịch sử, qua đó người học biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, biết phân tích so sánh, tổng hợp đánh giá, phán đoán, suy luận và nhận định bản chất các sự kiện, các nhân vật lịch sử giúp người học có thái độ yêu, ghét đối với các nhân vật lịch sử, để tự hình thành các khái niệm lịch sử, như vậy người học sẽ nhớ được lâu các kiến thức, tái hiện lại các sự kiện lịch sử, giúp người học có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử ở mức độ nhận thức cao hơn, thấy được mối liên hệ bên trong, bên ngoài giữa các sự kiện, và tự điều chỉnh việc học, nâng cao trách nhiệm học
để đạt kết quả tốt hơn, củng cổ lòng tự tin vào chính khả năng của bản thân mình, nhằm phát huy tối đa tính năng động sáng tạo của người học
Hiện nay, nhiều giáo viên trong quá trình dạy học môn lịch sử xem nhẹ việc đổi mới phương pháp, không chú ý đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh, xem việc học của học sinh là phải học thuộc những kiến thưc mà thầy đã truyền thụ, chủ quan cho rằng người học không đủ khả năng để chủ động tiếp thu kiến thức mới, nên dạy theo phương pháp dạy học truyền thống , cố gắng cung cấp kiến thức cho học sinh, rồi yêu cầu học sinh học thuộc bài một cách
Trang 7máy móc gây nên sự nhàm chán, dẫn đến tâm lí sợ học môn lịch sử, nên chỉ học đối phó, chứ không hứng thú với môn học này Những suy nghĩ chủ quan của người dạy không những gây sự nhàm chán cho người học, mà cò làm thui chột tư duy sáng tạo của người học, tạo cho người học tâm lí thụ động tiếp thu kiến thức, dần trở thành tính ỷ lại, tự ti, không tin tưởng vào chính năng lực của bản thân mình Nếu như hiện tượng này không được khắc phục, hoặc chậm được khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn lịch sử nói riêng
Đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững về lí luận phương pháp dạy học, để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình hiện tại, kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh, đánh giá việc học của học sinh một cách toàn diện về mức độ nắm được kiến thức, hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử để vận dụng vào cuộc sống hiện tại “Lịch sử là bó đuốc của tương lai” Muốn vậy, người giáo viên phải có quan niệm đúng về phương pháp dạy học mới, đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách tích cực hơn Bởi có hiểu đúng vấn đề đặt ra mới có việc làm đúng, tránh được những sai phạm đáng tiếc xẩy ra, làm được như vậy mới có hy vọng cải thiện được chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT trong thời gian tới
III Vận dụng phương pháp mới vào một bài dạy lịch sử cụ thể
Trước những đòi hỏi của môn học và thực tế của việc dạy- học môn lịch sử ở bậc THPT, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học môn lịch sử
có hiệu quả hơn, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Tôi đã tiến hành dạy thí điểm hai phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới phương pháp dạy học ở 2 lớp 11A6 và 11A7
1 Vận dụng phương pháp dạy học mới để dạy bài 21, lịch sử 11
Trang 8Bài 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (tiết 1)
I PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ:
1 Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương
Ở lớp 11A7, tôi dùng phương pháp dạy học truyền thống, cung cấp kiến thức cho học sinh theo một chiều, thầy đọc trò chép, thầy giảng, trò nghe
và yêu cầu các em ghi chép đầy đủ, học thuộc bài Kết quả có nhiều em học thuộc bài, song đó chỉ là sự học thuộc những kiến thức, sự kiện lịch sử một cách máy móc, không hiểu được bản chất của sự kiện hoặc hiểu một cách mơ
hồ, không rút ra được kết luận, khái niệm lịch sử
Ở lớp 11A6, tôi sử dụng phương pháp dạy học mới, chuẩn bị chu đáo
đồ dùng dạy học như: Lược đồ Kinh thành Huế; Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tranh ảnh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết…dạy theo phương pháp mới
Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1858- 1884?
Học sinh trả lời: Mặc dù nhân dân ta anh dũng kháng chiến song phong trào còn mang tính tự phát Triều đình bảo thủ, nhu nhược, ảo tưởng trước thực dân Pháp, đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, nghị hòa, không đoàn kết được nhân dân, cuối cùng Pháp đã tấn công vào Thuận An, buộc triều đình kí văn kiện đầu hàng Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và bắt tay thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì
Giáo viên chốt ý: Mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế ( bộ phận chủ hòa) song chúng không thể khuất phục được nhân dân ta và phái chủ chiến trong triều đình, phong trào đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển
Trang 9Nêu nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế?
HS dựa vào kiến thức SGK trả lời
Giáo viên chốt ý: Sau hai Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt
1884, nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc kì và Trung kì Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động
GV: Từ khi Pháp chiếm Nam Kì, nội bộ triều đình đã có sự phân hóa làm 2 phe: chủ chiến và chủ hòa trong đó phe chủ hòa được vua Tự Đức ủng
hộ, còn phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng đầu
GV: Dùng máy chiếu hình ảnh Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi cho
HS xem, rồi nêu tiểu sử của Tôn Thất Thuyết cho học sinh nghe Tôn Thất Thuyết ( 1835- 1913) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883 ông được xung vào viện cơ mật Sau khi Tự Đức mất, ông
là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội Năm 1883-1884 triều đình kí các Hiệp ước Hác măng 1883
và Hiệp ước Patơnốt 1884 thừa nhận nền bảo hộ của Pháp Ông ra sức chuẩn
bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền của dân tộc
GV: Yêu cầu HS theo dõi phần chữ nhỏ sách giáo khoa về những hành động của phái chủ chiến và hỏi: Những hành động ấy nhằm mục đích gì ?
HS : Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi, liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu
Trang 10GV chốt ý: Chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền
GV: Trước những việc làm của phái chủ chiến, thái độ của Pháp như thế nào ?
HS: Pháp âm mưu tiêu diệt phái chủ chiến trong triều để dễ dàng điều khiển bọn tay sai phong kiến thiết lập nền bảo hộ ở nước ta Tháng 5/1885 toàn quyền Trung, Bắc Kì đưa quân vào Huế và mời các quan viên viện cơ mật của triều đình sang tòa Khâm sứ để mưu bắt Tôn Thất Thuyết tại đó Đoán biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã cáo ốm không sang, song thực dân Pháp cố tình bắt ép, yêu cầu cho người khiêng sang Pháp tăng thêm lực lượng quân sự, tìm mọi cách loại phái chủ chiến
GV: Biết được âm mưu của Pháp, đêm 4 rạng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến đã ra tay trước
GV: Nêu diễn biến cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Dùng máy chiếu, chiếu lược đồ Kinh thành Huế 1885 yêu cầu học sinh dùng lược đồ trình bày diễn biến, kết quả cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế
GV chốt ý: Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân đội triều đình tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá
Sáng 5/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân
Sở ( Quảng Trị)
HS quan sát lược đồ, ghe giảng để nắm bắt kiến thức