Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress

Một phần của tài liệu TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS (Trang 96)

- PRRS: tiêm vaccin phòng hội chứng hô hấp sinh sản ở lợn FMD: tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng

4.1.2. Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (Bảng 3.7) tương tự với kết quả công bố của Do

et al. (2013). Kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho thấy, yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt (P<0,001) đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái, đực giống ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con, trại ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/ổ (P<0,05) và khối lượng cai sữa/con (P<0,001), và mùa vụ ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/con (P<0,001). Kết quả công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) cũng chỉ ra rằng: năm, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái, trại ảnh hưởng đến số con để nuôi, khối lượng sơ

sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con và mùa vụ ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/con. Theo Šprysl et al. (2012), lứa đẻ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến số con đẻ ra (P<0,0001), năm và mùa vụ không có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái (P>0,05). Kết quả công bố của Duziński et al. (2014) cũng chỉ ra rằng, mùa vụ có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con (P<0,05) và khối lượng cai sữa/con (P<0,01). Như vậy, kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress ở nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã công bố, đặc biệt là công bố của các tác giả nước ngoài.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (Bảng 3.8) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc, ngoại trừ chỉ tiêu số con đẻ ra của nái Piétrain kháng stress (9,84 con) đạt được so với tiêu chuẩn này. Lợn Piétrain kháng stress thuộc nhóm chuyên dụng "dòng đực" có khả năng sinh sản ở mức trung bình. Bên cạnh đó, lợn Piétrain kháng stress có tỷ lệ nạc cao nên việc dự trữ năng lượng thường thấp, mà việc dự trữ năng lượng thấp có ảnh hưởng bất lợi tới khả năng sinh sản (Grandinson et al., 2005). Mặt khác, đàn lợn Piétrain kháng stress được nhập thẳng từ một nước ôn đới về nuôi trong điều kiện môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Việc ghép đôi giao phối trên đàn lợn nái Piétrain kháng stress được thực hiện theo 5 nhóm gia đình, nhưng do số lượng đàn gốc nhập ban đầu vào nước ta quá ít (6 lợn đực và 13 lợn cái ở 60 ngày tuổi) nên không tránh khỏi hiện tượng cận huyết (tính đến tháng 8/2013, hệ số cận huyết trên đàn lợn Piétrain kháng stress đã đạt tới 7,65%). Đây có thể là những nguyên nhân dẫn đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái Piétrain kháng stress đạt ở mức thấp.

Tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra còn sống, khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này (Bảng 3.8) cao hơn so với kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Thái Lan với tuổi đẻ lứa đầu (434,76 ngày), số con đẻ ra còn sống (7,47 con) và khối lượng sơ sinh/ổ (11,10 kg). Điều này chỉ ra rằng, năng suất sinh sản của lợn nái có thể

biến động ít hay nhiều khi nuôi trong cùng một điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, số con đẻ ra của lợn nái Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả công bố của Ibáñez-Escriche et al. (2009) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Tây Ban Nha với số con đẻ ra đạt 9,96 con. Số con đẻ ra sống của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này cũng thấp hơn kết quả công bố của Orzechowska and Mucha (2009) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain (10,79 con). Như vậy, năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thường thấp hơn so với nuôi tại Châu Âu với điều kiện khí hậu ôn đới. Số con cai sữa, khối lượng sơ sinh/con của lợn Piétrain kháng stress thấp hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Đông Anh – Hà Nội với các giá trị lần lượt 8,82 con và 1,48 kg, ngoại trừ số con đẻ ra trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010).

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress qua các thế hệ (Bảng 3.9) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ- BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), ngoại trừ số con đẻ ra ở 4 thế hệ và khối lượng sơ sinh/ổ ở thế hệ 2, 3, 4 của nái Piétrain kháng stress đạt được theo tiêu chuẩn này. Số con đẻ ra còn sống ở thế hệ 2, 3, và 4 cao hơn từ 0,53 đến 1,22 con so với thế hệ 1 (nhập từ Bỉ). Khối lượng sơ sinh/con của lợn nái Piétrain kháng stress qua 4 thế hệ có xu hướng tương tự với kết quả công bố của Roehe et al. (2010). Khối lượng sơ sinh/ổ của thế hệ 2, 3 và 4 cũng cao hơn so với thế hệ 1 (nhập từ Bỉ) từ 1,3 kg đến 3,49 kg. Kết quả công bố của Klimas and Klimiene (2011) cho thấy, nái Landrace tại Đan Mạch có số con còn sống từ thế hệ 1 – 6 cao hơn so với thế hệ xuất phát từ 0,2 – 0,6 con; số con lúc 21 ngày tuổi cao hơn so với thế hệ xuất phát 0,8 – 1,5 con; khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cao hơn so với thế hệ xuất phát 4,9 – 7,0 kg. Như vậy, xu hướng biến động của các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress qua các thế hệ trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trên. Việc sử dụng nái mang kiểu gen CC có thể cải thiện được chỉ tiêu về

khối lượng cai sữa/con tốt hơn so với việc sử dụng nái mang kiểu gen CT (Bảng 3.10). Theo Đỗ Đức Lực và cs. (2013b), kiểu gen halothane của nái ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ. Đỗ Đức Lực và cs. (2013b) cũng cho biết lợn nái Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC có số con đẻ ra còn sống (9,91 con) cao hơn (P>0,05) so với nái mang kiểu gen CT (8,70 con). Tuy nhiên, Stalder et al. (1998) lại cho rằng, lợn nái mang kiểu gen halothane CT đẻ nhiều con hơn lợn nái mang kiểu gen CC. Theo Phan Xuân Hảo (2001), kiểu gen halothane của lợn nái Landrace có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu số con/ổ và ảnh hưởng nhưng không rõ rệt đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire. Phan Xuân Hảo, (2001) cũng cho biết, số con cai sữa/ổ của lợn nái Landrace mang kiểu gen CC (8,65 con) cao hơn so với lợn nái mang kiểu gen CT (8,47 con) và ở lợn nái Yorkshire chỉ tiêu này đạt các giá trị tương ứng 8,86 con (CC) và 8,55 con (CT). Cần hạn chế ghép đôi giao phối giữa lợn đực và nái mang kiểu gen halothane CT để không làm gia tăng tần số kiểu gen không mong muốn TT. Kết quả công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2013b) cho thấy rằng, kiểu gen halothane của đực phối không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu số con/ổ ở thời điểm sơ sinh và cai sữa. Lợn sinh ra từ đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC có khối lượng cao hơn so với đực mang kiểu gen CT ở thời điểm sơ sinh và cai sữa (Đỗ Đức Lực và cs., 2013b). Đực phối có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng sơ sinh/con (Đặng Vũ Bình và cs., 2005; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006c; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Mccann

et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn đạt được tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ-BNN- CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi tại trại Đồng Hiệp thấp hơn so với tiêu chuẩn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái Piétrain

kháng stress nuôi tại Trung tâm Giống lợn cao hơn khi nuôi tại trại Đồng Hiệp. Điều này có thể là do đàn lợn nuôi tại Trung tâm Giống lợn là thế hệ thứ 3 được nhập từ trại Đồng Hiệp đã thích nghi tốt hơn và có thể do ảnh hưởng bởi kiểu chuồng nuôi (tại Trung tâm Giống lợn là kiểu chuồng kín còn ở trại Đồng Hiệp là kiểu chuồng hở). Như vậy, việc nuôi dưỡng nái Piétrain kháng stress trong điều kiện được kiểm soát tốt hơn về tiểu khí hậu chuồng nuôi có thể đã có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress biến động theo xu hướng chung là thấp nhất ở lứa 1, tăng dần ở lứa 2, 3, đạt giá trị cao nhất ở lứa 4 sau đó giảm mạnh từ lứa 6 (Bảng 3.12). Kết quả công bố của Aherne and Kirkwood (2011) cho thấy, số con đẻ ra sống thấp nhất ở lứa 1 (9,5 con), tăng lên 10,0 con ở lứa 2, đạt giá trị cao nhất từ lứa 3 đến lứa 5 (10,5 – 11,5 con) và giảm xuống 11 con ở lứa 6. Theo Tretinjak et al. (2009), số con đẻ ra sống đạt thấp nhất ở lứa 1, tăng lên và đạt giá trị cao nhất ở lứa 4, sau đó giảm dần từ lứa 5. Kết quả công bố của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cũng cho thấy, các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của nái Landrace, Yorkshire, F1 (Landrace x Yorkshire), F1 (Yorkshire x Landrace) thấp nhất ở lứa 1, tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa 4. Hamann et al. (2004) khi nghiên cứu trên lợn nái Piétrain cũng cho thấy, số con đẻ ra sống đạt thấp nhất ở lứa 1 (9,21 con), từ lứa 2 đến lứa 10 đạt giá trị trung bình 9,82 con. Như vậy, số con đẻ ra sống của lợn nái Piétrain kháng stress qua các lứa trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết công bố của Hamann et al.

(2004). Như vậy, sự biến động của các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress qua các lứa đẻ tuân theo quy luật chung và phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trên.

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress đạt mức trung bình thấp và thấp hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 675/QĐ-BNN-CN quy định đối với lợn Piétrain giống gốc. Thế hệ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. Việc sử dụng lợn nái mang kiểu gen halothane CC có thể cải thiện tốt hơn chỉ tiêu về khối lượng cai sữa/con. Việc

nuôi dưỡng nái Piétrain kháng stress trong điều kiện được kiểm soát tốt về tiểu khí hậu chuồng nuôi có thể tác động có lợi đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản. Sự biến động của các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress qua các lứa đẻ tuân theo quy luật chung.

Như vậy, năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress có thể được cải thiện thông qua việc (1) nuôi dưỡng lợn cái hậu bị không nên áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế để tăng dày mỡ lưng từ đó tăng tích luỹ năng lượng; (2) nuôi lợn nái Piétrain kháng stress trong điều kiện chuồng kín được kiểm soát tốt về các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi; (3) sử dụng chỉ thị phân tử để chọn lọc nhằm cải thiện năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress (xác định ảnh hưởng của một số gen tác động có lợi đến năng suất sinh sản như gen Insulin like Growth Factor 2 (IGF2), gen Retiol-Binding Protein 4 (RBP4), gen Ring Finger Protein 4 (RNF4) và gen Estrogen Receptor 1 (ESR1)...).

4.1.3. Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress

4.1.3.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi.

Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi đạt ở mức trung bình (Bảng 3.18). Kết quả công bố của Htoo and Molares (2012) tại Tây Ban Nha, lợn giai đoạn từ 15 đến 35 ngày tuổi có tăng khối lượng trung bình đạt từ 432 – 498 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,36 đến 1,60 kg. Lợn Piétrain nuôi tại Anh có khối lượng cai sữa đạt 8,2 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa đạt 289 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,18 kg (Taylor et al., 2012). Theo Rinaldo and Jacques (2001), lợn Large White nuôi tại Pháp giai đoạn từ 15 đến 35 kg có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt từ 752 – 759 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ 1,59 đến 1,70 kg.

Như vậy, lợn Piétrain kháng stress giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cao hơn so với

lợn nuôi tại Châu Âu với khí hậu ôn đới.

4.1.3.2. Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress giai đoạn hậu bị

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress (Bảng 3.13) tương tự với kết quả công bố của Do et al. (2013). Zhang et al. (1992) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Canada cho thấy, kiểu gen halothane và tính biệt có ảnh hưởng đến ngày tuổi đạt 100 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc. Kết quả công bố của Youssao

et al. (2002) cho thấy, kiểu gen halothane, tính biệt có ảnh hưởng đến tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress (P<0,05). Kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, dày mỡ lưng và dày cơ thăn của lợn Piétrain (Merour et al., 2009). Trịnh Hồng Sơn và cs. (2013a) khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của lợn đực VCN03 cho thấy, thế hệ có ảnh hưởng đến khối lượng kết thúc và tăng khối lượng trung bình hàng ngày (P<0,0001). Như vậy, kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của các tác giả trong và ngoài nước nêu trên.

Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam đạt mức trung bình thấp (Bảng 3.14). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Piétrain kháng stress trong nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (704,33 g/ngày), Zhang et al. (1992) công bố về tăng khối lượng trung bình trên lợn Piétrain nuôi tại Canada (742,3 g/ngày), Müller et al. (2000) công bố trên lợn Piétrain nuôi tại Đức (760 g/ngày) và cũng thấp hơn so với tiêu chuẩn tại quyết định số 675/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Piétrain giống gốc (≥ 600 g/ngày). Tuy nhiên, tỷ lệ nạc trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) trên lợn Piétrain thuần (58,75%). Kết quả công bố của Saintilan et al. (2013) cho thấy, lợn Piétrain nuôi tại Pháp có khối lượng bắt đầu đạt 34,8 kg, khối lượng kết thúc đạt 107,1 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 839 g/ngày, dày mỡ lưng đạt 18,1 mm và tỷ lệ nạc

đạt 65,3%. Kết quả công bố của Tomka et al. (2010) cũng chỉ ra rằng, nhóm giống lợn Yorkshire, Hampshire, Slovak meaty, Piétrain và Duroc có dày mỡ lưng đạt trung bình 14,7 mm và tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 806 g/ngày. Như vậy, khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc Việt Nam thường thấp hơn so với giống lợn này nuôi tại Châu Âu với khí hậu ôn đới.

Sử dụng lợn Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC hoặc kiểu gen CT không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khối lượng kết thúc, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc (Bảng 3.15). Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress mang kiểu gen halothane CC

Một phần của tài liệu TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)