Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS (Trang 40)

a. Phẩm chất tinh dịch

Trong chăn nuôi lợn, đực giống có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đàn con. Nghiên cứu các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch là cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng đực giống, đồng thời chọn lọc đực giống có khả năng tăng khối lượng nhanh và phẩm chất tinh dịch tốt.

Kết quả điều tra các trang trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc của tác giả Vũ Đình Tôn và cs. (2007) cho thấy đực ngoại được sử dụng khá phổ biến (79%) trong cơ cấu đàn đực giống. Trong đó, các giống đực được sử dụng chủ yếu là Landrace (13%), Yorkshire (21%), Duroc (30%) và PiDu (15%).

Kết quả nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực đã được nhiều tác giả công bố. Phan Xuân Hảo (2006) khi đánh giá tính năng sản xuất của đực thuần (Landrace và Yorkshire) và đực lai F1(Landrace x Yorkshire) cho biết đực lai có tuổi bắt đầu khai thác (7 tháng) sớm hơn so với đực thuần (8 tháng) và các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch được cải thiện qua các năm khai thác.

Nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho thấy lợn đực L19 (tên mới hiện nay là VCN03) có thể tích tinh dịch (229,3 ml), nồng độ tinh trùng (317,2 triệu/ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (54,09 tỷ/lần) tốt hơn so với đực Duroc (220,5 ml, 271,05 triệu/ml và 46,27 tỷ/lần).

Đào Đức Thà và Phan Trung Hiếu (2009) khi nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lý hóa của môi trường trong quá trình bảo quản dạng lỏng và ảnh hưởng môi trường bảo quản đến sức sống của tinh trùng lợn đã cho biết thể tích (V), hoạt lực (A), nồng độ tinh trùng (C), tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC), tỷ lệ kỳ hình (K%) và giá trị pH tinh dịch của lợn đực thuộc dòng L19 (dòng VCN03 có nguồn gốc PIC) lần lượt đạt các giá trị: 193,14 ml, 83,05%, 298,78 triệu/ml, 47,93 tỷ/lần, 5,07% và 7,19.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh Văn Thân và cs. (2010), Do et al. (2013), Đỗ Đức Lực và cs. (2013a) cho thấy nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác ở vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ

Hè Thu. Theo tác giả Trịnh Văn Thân và cs. (2010), lợn đực được nuôi theo hình thức chăn nuôi bán công nghiệp có thể tích tinh dịch (269,19 ml), hoạt lực tinh trùng (0,83) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (48,94 tỷ/lần) cao hơn so với hình thức chăn nuôi công nghiệp (216,18 ml, 0,79 và 38,64 tỷ/lần).

Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch đã được mô tả trong các nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Lực và cs. (2013a); Do et al. (2013). Kết quả cho thấy, lợn đực Piétrain kháng stress mang kiểu gen CC các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch tốt hơn so với lợn mang kiểu gen CT. Bên cạnh việc đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch, tác giả Đỗ Đức Lực và cs. (2013a) cũng cho biết tỷ lệ máu Piétrain kháng stress có ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75.

b. Năng suất sinh sản

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước về khả năng sinh sản của lợn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này trong những năm qua hầu hết đều tập trung vào việc đánh giá về năng suất sinh sản của nái nội, nái lai, nái ngoại thuần thuộc nhóm cái giống đa sản (Landrace, Yorkshire) hoặc lợn nái thuộc các dòng tổng hợp. Các nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái thuộc giống chuyên dụng “dòng bố” như Piétrain, đặc biệt dòng Piétrain kháng stress trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới còn hạn chế.

Đặng Vũ Bình (2003) công bố về năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire nuôi tại các cơ sơ giống miền Bắc đạt ở mức độ thấp so với năng suất cùng giống nuôi tại các nước chăn nuôi tiên tiến. Lợn nái Landrace và Yorkshire có tuổi đẻ lứa đầu trên 13 tháng, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,0 và sản xuất được 16,5 lợn con cai sữa/năm. Đặng Vũ Bình và cs. (2005) khi sử dụng nái lai F1 giữa hai giống Landrace và Yorkshire cho thấy, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở các tính trạng số con đẻ ra, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/ổ, số con cai sữa và khối lượng cai sữa/ổ. Nái lai F1(Landrace x Yorkshire) có ưu thế lai cao hơn rõ rệt so với nái F1(Yorkshire x Landrace). Nguyễn Thị Viễn và cs. (2005) khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của hai nhóm nái lai F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x

Landrace) cho thấy, nhóm nái F1 (Landrace x Yorkshire) nâng cao được khối lượng cai sữa từ 0,65 – 3,29 kg/ổ, còn nhóm nái F1(Yorkshire x Landrace) nâng cao được số con sơ sinh sống/ổ từ 0,24 – 0,62 con và rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu từ 4 – 11 ngày.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005, 2006c) cho thấy, năng suất sinh sản của nái F1(Landrace x Yorkshire) được nâng cao khi phối với đực Piétran và Duroc. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a), sử dụng đực Piétrain phối với nái F1 (Yorkshire x Móng Cái) cải thiện được khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con so với sử dụng đực Landrace. Khi sử dụng đực Yorkshire và Piétrain phối với nái Móng Cái, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết mức độ cải thiện các chỉ tiêu về khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con khi sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái cũng đạt cao hơn so với sử dụng đực Yorkshire.

Theo Đặng Vũ Bình và cs. (2008b), nái F1(Yorkshire x Móng Cái) phối với đực Duroc, Landrace nâng cao được số con còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ, còn phối với đực lai PiDu nâng cao tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa.

Khi đánh giá mức độ đóng góp của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lợn nái F1(Móng Cái x Yorkshire) và Móng Cái nuôi trong nông hộ, Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung (2008); Lê Đình Phùng và Phan Hữu Tuần (2008) cho thấy, yếu tố giống, phương thức phối và vùng sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng sinh sản của lợn nái.

Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) công bố về khả năng sinh sản của nái F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực F1(Duroc x Landrace) cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 144,5 kg. Khi sử dụng đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Landrace), Lê Đình Phùng (2009) cũng cho thấy khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm đạt 134,65 kg.

Nái lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) và VCN22 (lợn nái bố mẹ có nguồn gốc PIC) có năng suất sinh sản tốt hơn so với nái Landrace, Yorkshire thuần nuôi trong điều kiện trang trại (Nguyễn Ngọc Phục và

cs., 2009). Nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) có năng suất sinh sản tương đối cao và ổn định khi phối với đực PiDu (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Xu hướng này cũng được Phan Xuân Hảo (2010) tìm thấy khi sử dụng đực Omega và PiDu phối với nái F1(Landrace x Yorkshire).

Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) công bố về năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái, Piétrain, Landrace, Yorkshire nuôi trong điều kiện nông hộ. Kết quả cho thấy lợn nái Móng Cái có số con sơ sinh sống, số con cai sữa cao nhất (11,67 và 9,44 con/lứa), thấp nhất ở nái Piétrain (9,61 và 8,82 con). Tuy nhiên, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của nái Piétrain đạt cao nhất (1,48 và 14,43 kg), thấp nhất ở nái Móng Cái (0,60 và 6,04 kg). Năng suất sinh sản của tổ hợp lai 3 và 4 giống cao hơn so với lai 2 giống (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010).

Kết quả công bố của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a) cho thấy, nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc có khối lượng cai sữa/con (6,35 kg), khối lượng lúc 60 ngày tuổi (18,66 kg) cao hơn so với khi phối với đực Landrace (6,09 và 18,34 kg).

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011), nái F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực L19 có số con đẻ ra, số con để nuôi cao hơn khi phối với đực Duroc, nhưng khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ thấp hơn.

Kết quả công bố của Do et al. (2013) cho thấy, kiểu gen halothane không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại miền Bắc.

c. Khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn

Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn ở nước ta đã được tiến hành từ nhiều năm nay và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu trong nước những năm qua phần lớn là tập trung đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai. Các nghiên cứu trên các giống lợn thuần, đặc biệt các giống thuần thuộc “dòng bố” như Piétrain và Piétrain kháng stress ở nước ta còn hạn chế.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004) cho thấy, sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái, F1(Yorkshire x Móng Cái), Yorkshire tạo ra con lai nuôi thịt có năng suất và chất lượng thịt khá tốt.

Phùng Thăng Long (2005) sử dụng đực Piétrain phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) tạo ra con lai có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 661,10 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,31 kg/kg, tỷ lệ thịt móc hàm đạt 79,85%, tỷ lệ thịt xẻ đạt 71,10%, dày mỡ lưng đạt 0,82 cm, diện tích mắt thịt đạt 50,03 cm2 và tỷ lệ nạc đạt 56,87%. Tổ hợp lai Piétrain x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ tăng khối lượng trung bình đạt 490,5 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,56 kg/kg (Hồ Trung Thông và Lê Văn An, 2006).

Theo Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006), hệ số di truyền của tính trạng tuổi đạt khối lượng 90kg ở mức trung bình (0,32 – 0,45), dày mỡ lưng đạt ở mức cao (0,47 – 0,66), số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng lúc 21 ngày tuổi đạt ở mức thấp (0,11 – 0,17) trên tất cả các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a, 2006b, 2006c) khi sử dụng đực Piétrain phối với nái Móng Cái, F1 (Yorkshire x Móng Cái), F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng cao hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn, dày mỡ lưng mỏng hơn, diện tích cơ thăn lớn hơn so với khi phối với đực Landrace, Yorkshire và Duroc.

Phan Xuân Hảo (2007) cho biết khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Landrace (710,56 g/ngày, 56,17% và 2,91 kg/kg), Yorkshire (664,87 g/ngày, 53,86% và 3,07 kg/kg), F1(Landrace x Yorkshire) (685,31 g/ngày, 55,35% và 2,83 kg/kg), các chỉ tiêu về chất lượng thịt đều tốt thể hiện thông qua tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h (3,14 – 3,61%), giá trị pH 45 phút (6,12 - 6,19), 24h (5,69 – 5,82%) sau giết thịt và màu sáng (46,01 – 48,09).

Đặng Vũ Bình và cs. (2008a) cho biết con lai giữa đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày

(656,74 g/ngày) thấp hơn, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,84 kg) lại cao hơn so với khi lai với đực Duroc (673,60 g/ngày và 2,81 kg/kg), lai với Landrace (679,48 g/ngày và 2,74 kg/kg). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giữa đực PiDu phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có xu hướng cao hơn so với con lai giữa đực Duroc và Landrace phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái). Tuy vậy, chất lượng thịt đạt yêu cầu với giá trị của các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) cho thấy, sử dụng đực Piétrain phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 580 – 628 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,78 – 3,18 kg/kg, tỷ lệ thịt xẻ 74,9 – 75,8% và tỷ lệ nạc 50,8 – 53,0%. Con lai giữa đực Landrace phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,04 kg/kg, tỷ lệ nạc đạt 49,99% và chất lượng thịt đạt mức bình thường (Vũ Đình Tôn và cs., 2008).

Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng, Đỗ Đức Lực và cs. (2008) cho biết khối lượng trung bình của toàn đàn ở 2; 4; 5,5 và 8,5 tháng tuổi đạt các giá trị tương ứng là 19,05; 51,05; 85,82 và 119,47 kg. Ở các thời điểm, ngoại trừ lần khảo sát đầu tiên, lợn đực có khối lượng cơ thể lớn hơn con cái, lợn mang kiểu gen CT cao hơn CC, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tăng khối lượng toàn đàn trong thời gian nuôi hậu bị đạt 528,56 gram/ngày. Tăng khối lượng trung bình ở lợn đực (546,48 gram) nhanh hơn lợn cái (520,29 gram), ở kiểu gen CT cao hơn CC nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 2,69 kg. Tỷ lệ nạc được đánh giá ở 8,5 tháng tuổi đạt 64,08%.

Theo Nguyễn Ngọc Phục và cs. (2009), khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc của lợn lai thương phẩm 3, 4 giống cao hơn so với lai 2 giống, nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng ngược lại.

Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009) khẳng định, các con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trưởng tương đối cao và con lai 4 giống PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) thể hiện được ưu thế lai so với con lai 3 giống PiDu x

Landrace và PiDu x Yorkshire. Kết quả công bố của Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho thấy, tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái F1 (Landrace x Yorkshire) có tỷ lệ thịt xẻ (71,60%), cao hơn so với con lai giữa nái Landrace (71,55%), Yorkshire (71,37%) phối với đực PiDu và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đều đạt chỉ tiêu chất lượng tốt.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thăng Long và Nguyễn Phú Quốc (2009) cho thấy, sử dụng đực Piétrain phối với nái F1(Yorkshire x Móng Cái) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt từ 628,47 – 636,39 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 3,36 – 3,40 kg/kg, tỷ lệ móc hàm đạt từ 79,77 – 79,99%, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 71,23 – 71,63%, tỷ lệ nạc đạt từ 53,32 – 53,42%, dày mỡ lưng đạt 13,61 – 13,71 mm và diện tích cơ thăn đạt từ 48,23 – 48,55 cm2.

Khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối với đực Duroc và L19, Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) cho biết các tổ hợp lai này có khả năng sinh trưởng tốt với tăng khối lượng trung bình đạt từ 680 – 702 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở mức thấp (2,7 – 2,8 kg/kg).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) cho thấy, lợn Piétrain thuần nuôi trong điều kiện nông hộ có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 704,33 g/ngày, tỷ lệ nạc đạt 58,75% và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,30 kg/kg.

Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) khẳng định, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc của tổ hợp lai 4 giống PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) cao hơn so với tổ hợp lai 2 và 3 giống Landrace x F1(Landrace x Yorkshire), Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đạt tiêu chuẩn bình thường.

Theo Phan Xuân Hảo (2010), tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) có ưu thế hơn về khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày so với tổ hợp lai Omega x F1(Landrace x Yorkshire). Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) khẳng định, sử dụng đực PiDu, Omega phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) có thể nâng cao được tỷ lệ nạc và đảm bảo được chất lượng thịt tốt.

Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a) cho biết, sử dụng đực Duroc phối với nái F1(Landrace x Yorkshire) tạo ra con lai có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (736,03 g/ngày), tỷ lệ nạc (55,16%), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (2,72 kg/kg) tốt hơn so với con lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Landrace (703,89 g/ngày, 53,39% và 2,75 kg/kg) và chất lượng thịt của cả hai tổ hợp lai này đều đạt yêu cầu. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010b) khẳng định, khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tiêu tốn thức ăn của tổ hợp lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng Cái) phối với đực Duroc, Landrace ở giai đoạn 60 ngày tuổi đến xuất bán tốt hơn khi phối với đực F1(Landrace x Yorkshire) và chất lượng thịt của các tổ hợp lai này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress Đỗ Đức Lực và cs. (2011) khẳng định, khối lượng lúc 2, 5,5 tháng tuổi, tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc không chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen halothane. Khi đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen H-FABP đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ở lợn, tác giả Đỗ Võ Anh Khoa và cs. (2011) cho rằng kiểu gen H-FABP không ảnh hưởng đến giá trị pH sau giết thịt, nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng giữ nước của thịt thăn ở thời điểm 72h sau giết thịt và lợn mang kiểu gen

Một phần của tài liệu TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)