Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS (Trang 35)

a. Tần số kiểu gen halothane và phẩm chất tinh dịch

Hanset et al. (1983) đã tìm thấy tỷ lệ lợn đực và lợn cái mang kiểu gen TT tương ứng là 88,47% và 93,30%. Tổng số 1557 lợn Piétrain từ 3 Trung tâm kiểm định của Pháp có 128 CC, 334 CT và 1095 TT tương ứng 8,22; 21,45 và 70,33% (Merour et al., 2009).

Kết quả công bố của tác giả Ciereszko et al. (2000) cho thấy, lợn đực Piétrain thuần có thể tích tinh dịch (158,1 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (84,6 tỷ/lần) thấp hơn so với đực Large White (266,1 ml và 95,1 tỷ/lần) và đực lai PiDu (201,3 ml và 92,7 tỷ/lần). Tác giả cũng khẳng định, mùa vụ có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain thuần, Large White và đực lai PiDu. Thể tích tinh dịch tăng dần từ tháng 3 và đạt cao nhất ở tháng 11. Nồng độ tinh trùng đạt cao nhất ở tháng 3, 5 và thấp nhất ở tháng 9, 1, 2. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt cao nhất ở tháng 11 và thấp nhất ở tháng 4.

Kết quả nghiên cứu trong 8 năm (từ 1990 đến 1997) của Smital et al.

(2004) cho thấy lợn đực Piétrain thuần có thể tích tinh dịch (240,8 ml), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (88,95 tỷ/lần) thấp hơn so với đực Large White (349,25 ml và 119,32 tỷ/lần), nhưng lại cao hơn so với đực Duroc (161,28 ml và 81,14 tỷ/lần) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt giá trị cao ở vụ thu đông, thấp ở vụ xuân hè.

Theo Smital et al. (2005), khả năng di truyền (h2) ở mức cao đối với các tính trạng thể tích tinh dịch (0,58), nồng độ tinh trùng (0,49), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (0,42) và ở mức trung bình đối với các tính trạng hoạt lực tinh trùng (0,38), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (0,34).

Duroc, Piétrain, đực lai PiDu và DuPi có các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch tăng dần từ 230, 250, 270 ngày tuổi. Đực Piétrain thuần có các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch thấp hơn so với đực Duroc thuần, đực lai PiDu và DuPi.

Wysokinska et al. (2009) đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng (A) thể tích tinh dịch (V) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) ở tất cả các tháng trong năm của lợn đực Duroc tại Ba Lan thấp hơn so với lợn đực Piétrain và PiDu (Piétrain x Duroc). Tuy nhiên, chỉ tiêu nồng độ tinh trùng (C) của lợn Duroc cao hơn so với lợn đực Piétrain, PiDu (Piétrain x Duroc).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch được Wolf and Smital (2009) tiến hành nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007 trên đực thuần Duroc, Yorkshire, Piétrain và đực lai Duroc x Yorkshire, Duroc x Piétrain và Yorkshire x Duroc. Tác giả khẳng định rằng thể tích tinh dịch đạt giá trị cao nhất từ tháng 10 đến tháng 12 và thấp nhất ở tháng 3 và tháng 4. Nồng độ tinh trùng đạt giá trị cao nhất vào mùa đông và đầu xuân và đạt giá trị thấp nhất từ giữa hè đến đầu thu. Smital (2009) cho biết tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác đạt cao nhất ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2 và thấp nhất ở các tháng 6, 7, 8, 9. Theo Wolf (2009b) lợn đực thuộc “dòng mẹ” và “dòng bố” có hệ số di truyền ở mức thấp đối với các tính trạng thể tích tinh dịch (0,21 và 0,25), nồng độ tinh trùng (0,17 và 0,23), hoạt lực tinh trùng (0,14 và 0,08), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (0,06 và 0,17).

Wierzbicki et al. (2010) khẳng định các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn không những bị ảnh hưởng bởi yếu tố giống và tuổi mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như năm, mùa vụ.

b. Năng suất sinh sản

Mccann et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.

Kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) cho thấy, lợn Piétrain nuôi tại Thái Lan có tuổi đẻ lứa đầu 434,76 ngày, số con sơ sinh sống đạt 7,47 con và khối lượng sơ sinh/ổ đạt 11,10 kg thấp hơn so với lợn nái Large White nuôi trong cùng điều kiện (428,34 ngày, 8,58 con và 11,80 kg). Tác giả khẳng định hệ số di truyền ước tính ở mức thấp cho các tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,06), số con sơ

sinh sống (0,11) và khối lượng sơ sinh/ổ (0,08). Tomiyama et al. (2010) nghiên cứu trên lợn Berkshire nuôi tại Nhật Bản cho biết: hệ số di truyền của khối lượng sơ sinh là 0,07, khối lượng cai sữa là 0,14 và khối lượng 60 ngày tuổi là 0,18. Roehe et al. (2009) cho biết, hệ số di truyền ước tính ở mức thấp đối với tính trạng khối lượng sơ sinh (0,20).

Ibáñez-Escriche et al. (2009) cho biết, lợn nái Piétrain nuôi tại Tây Ban Nha có số con đẻ ra đạt 9,96 con thấp hơn so với nái Large White (13,29 con), Landrace (11,58 con). Tuy nhiên, tỷ lệ lợn con sơ sinh chết của nái Piétrain (8,23%) thấp hơn so với nái Large White (14,30%), Landrace (9,45%).

Số con đẻ ra/lứa thường thấp ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt cao nhất từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 5 (Tretinjak et al., 2009).

c. Khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn

Bidanel et al. (1991) cho biết lợn Piétrain nuôi tại Pháp có khối lượng kết thúc đạt 97,4 kg, khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 634 g/ngày, khối lượng thức ăn thu nhận đạt 2,17 kg/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 3,62 kg/kg, khối lượng móc hàm đạt 81,4 đến 83,0 kg, tỷ lệ móc hàm từ 76,8 đến 78,3%, dài thân thịt từ 92,5 đến 93,2 cm và tỷ lệ nạc từ 60,7 đến 63,7%.

Htoo and Molares (2012) khi nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên lợn giai đoạn từ 15 đến 35 ngày tuổi có tăng khối lượng trung bình đạt từ 432 – 498 g/ngày và tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng đạt 1,36 đến 1,60 kg/kg. Lợn Piétrain nuôi tại Anh có khối lượng cai sữa đạt 8,2 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa đạt 289 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,18 kg/kg (Taylor et al., 2012). Rinaldo and Jacques (2001) khi nghiên cứu trên lợn Large White nuôi tại Pháp giai đoạn từ 15 đến 35 kg có tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt từ 752 – 759 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt từ 1,59 đến 1,70 kg/kg.

Zhang et al. (1992) khi nghiên cứu trên lợn Piétrain tại Canada cho thấy khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày đạt 742,3 g/ngày, tỷ lệ móc hàm, dài thân thịt và diện tích cơ thăn đạt các giá trị lần lượt 74,25%, 73,4 cm và 36,1

cm2. Tác giả cũng cho rằng, lợn đực có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (782,7 g/ngày) cao hơn so với lợn cái (757,4 g/ngày), nhưng tỷ lệ móc hàm (73,7%), chiều dài thân thịt (77,2 cm) của lợn cái cao hơn so với lợn đực (73,1% và 75,7 cm). Kiểu gen halothane có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, lợn mang kiểu gen CT có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (748,2 g/ngày) cao hơn so với kiểu gen TT (713,7 g/ngày) và không có sự sai khác về tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, diện tích cơ thăn giữa lợn mang kiểu gen CT và TT. Kết quả công bố của tác giả Zhang et al. (1992) cũng cho thấy vật chất khô, protein thô, lipit tổng số và khoáng tổng số của lợn Piétrain đạt các giá trị lần lượt 27,5; 75,3; 16,7 và 3,8% (tính theo vật chất khô). Peinado et al. (2008) cho rằng, tính biệt không có ảnh hưởng đến vật chất khô và protein tổng số.

Kết quả nghiên cứu của Youssao et al. (2002) trên lợn Piétrain cho thấy, lợn mang kiểu gen TT có khối lượng giết mổ (103,2 kg), dày mỡ lưng (19,3 mm), chiều dài thân thịt (79,5 cm), tỷ lệ móc hàm (85,5%) thấp hơn so với lợn mang kiểu gen CC (103,8 kg, 21,2 mm, 80,9 cm và 86,1%) và CT (103,5 kg, 20,9 mm, 80,5 cm và 85,82%), nhưng dày cơ thăn (53,74 mm), diện tích cơ thăn (55,2 cm2), tỷ lệ nạc (66,6%) của lợn mang kiểu gen TT cao hơn so với kiểu gen CC (52,4 mm, 53,4 cm2 và 64,1%) và CT (52,5 mm, 54,2 cm2 và 64,1%).

Kết quả nghiên cứu của Merour et al. (2009) trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp cho thấy, lợn mang kiểu gen CC có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (822,1 g/ngày) thấp hơn so với kiểu gen CT (843,0 g/ngày), TT (834,6 g/ngày) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn mang kiểu gen CC (2,53 kg/kg) cao hơn so với kiểu gen CT(2,52 kg/kg), TT(2,49 kg/kg). Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn mang kiểu gen CC như chiểu dài thân thịt (97,1 cm), dày mỡ lưng (11,88 mm), dày cơ thăn (64,38 mm) tốt hơn so với kiểu gen CT (96,23 cm, 11,31 mm và 65,87 mm), TT (93,96 cm, 10,44 mm và 67,76 mm). Merour et al. (2009) cũng khẳng định kiểu gen halothane ảnh hưởng đến giá trị pH, khả năng giữ nước và màu sáng của thịt.

Kết quả nghiên cứu của Pas et al. (2010) cho thấy lợn Piétrain nuôi tại Hà Lan có dày mỡ lưng từ 8,5 đến 16 mm (trung bình 13,1 mm), dày cơ thăn từ 62,5

đến 77,0 mm (trung bình 67,7 mm), tỷ lệ nạc ước tính từ 58,9 đến 65,7% (trung bình 60,2%) và giết thịt ở khối lượng từ 89,1 đến 101,1 kg (trung bình 94,6 kg). Tác giả cũng khẳng định, giá trị pH thịt lợn Piétrain giảm dần theo thời gian bảo quản 1, 3, 6 và 24 giờ sau giết mổ với các giá trị lần lượt 6,6; 5,9; 5,8; và 5,36.

Werner et al. (2010) cho biết, lợn Piétrain nuôi tại Đức có khối lượng móc hàm 83,9 kg, tỷ lệ thịt xẻ 77,9%, tỷ lệ nạc 61,1%, giá trị pH ở các thời điểm 1 phút, 45 phút và 24 giờ đạt các giá trị lần lượt 6,4; 6,2 và 5,7.

Tomka et al. (2010) cho rằng, hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong khoảng từ 0,13 đến 0,23. Szyndler-Nedza et al. (2010) cho biết hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Pulawska ở mức thấp (0,07), lợn Piétrain ở mức cao (0,578), nhưng hệ số di truyền của tính trạng tỷ lệ nạc trên lợn đực, cái Piétran đạt các giá trị lần lượt 0,124 và 0,242. Theo Kiszlinger et al. (2011) hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày và tỷ lệ nạc trên lợn Piétrain thuần nuôi tại Hungary ước tính được ở mức thấp (0,20 và 0,17). Theo Saintilan et al. (2011b), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày trên lợn Piétrain nuôi tại Pháp ở mức trung bình (0,4) và hệ số di truyền về tỷ lệ nạc ở mức cao (0,58). Theo Radović et al. (2013), hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn Landrace nuôi tại Serbia ở mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở mức cao (0,633).

Chọn lọc theo giá trị giống đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước có nền chăn nuôi công nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn phát triển. Phương pháp BLUP đã được sử dụng tại Mỹ, Úc từ những năm 1988. Các nước có nền chăn nuôi công nghiệp phát triển đã có những phần mềm chuyên dụng cho việc xác định giá trị giống như: Herdsman (Canada), Stages (Mỹ), Pest (Đức), PigBLUP (Úc). Các tác giả Long et al. (1991); Newcom et al.

(2005); Apostolov and Sabeva (2009); Tage et al. (2011) đã sử dụng phương pháp này để ước tính giá trị giống đối với các tính trạng về khả năng sản xuất của lợn. Bằng phương pháp BLUP tiến bộ di truyền của các tính trạng về khả năng sản xuất trên đàn lợn giống đã được cải thiện tăng thêm từ 0,04 – 0,5 con/ổ/năm đối với tính trạng sinh sản và tuổi đạt khối lượng 100 kg đã giảm xuống 0,4 – 9,5 ngày/năm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS (Trang 35)