Tập quán tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 53)

7. Kết cấu đề tài

1.4 Tập quán tiêu dùng

Sự đa dạng về sắc tộc cũng như mỗi sắc tộc đều có các bản sắc văn hóa dân tộc riêng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tập quán tiêu dùng của người dân khu vực.

Nền văn hóa của các nước khu vực vẫn còn nhiều bí ẩn, chứa chất những di sản văn hóa vừa vật thể, vừa phi vặt thể hầu như còn ở dạng nguyên sơ, thể hiện qua những cuộc biểu diễn văn hóa ngoài trời, ứng khẩu, những cử chỉ biểu cảm, những ngôn ngữ độc đáo. Tính chất bí ẩn đó thực ra biều hiện một tính cách khá phổ biến của người dân khu vực, đó là sự gần gũi với tự nhiên. Người dân khu vực nói chung được đánh giá cả tin nhưng cũng rất trọng đức tin.

Gắn liền với tính cách gần gũi tự nhiên, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn người dân khu vực được xem là khá đơn giản với trình độ sinh hoạt thấp nếu xét trên phương diện kinh tế học và văn hóa học.

Mặc dù thu nhập đầu người vẫn còn thấp, dân số của các nước khu vực được xem là dân số trẻ với tỷ lệ tăng dân số cao, số người tạo có khả năng tạo ra thu nhập ngày càng cao, góp phần gia tăng nhu cầu về tiêu thụ hàng hóa. Theo ước tính, tại Ethiopia nước dân số đông nhất khu vực Đông Phi này thường chi tới 60-65% tổng thu nhập vào đồ ăn uống, quần áo và giày dép chiếm tương ứng 10-15%. Ngày càng có nhiều người quân tâm hơn đến chất lượng và chủng loại sản phẩm, nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn ngày càng lớn.

Các nước còn lại tại khu vực có dân số trẻ và tốc độ tăng dân số cao, vì vậy sức tiêu thụ hàng hóa tương đối lớn. Tuy nhiên, thu nhập bình quân tại khu vực vẫn còn rất thấp, đa số dưới ngưỡng nghèo, vì vậy người dân chủ yếu tiêu thụ những hàng hóa thiết yếu như lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng may mặc, giày dép… Mặc dù vậy, với nền văn hóa lâu đời cùng nhiều tôn giáo khác nhau, nhân dân tại khu vực vẫn có bản sắc riêng, từ đó ảnh hưởng tới tập quán tiêu dùng. Người dân tại khu vực ưa chuộng các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, hoa văn họa tiết phù hợp với văn hóa của mình. Ngoài ra lương thực chủ yếu của người dân là ngô và gạo, vì vậy tuy khả năng chi trả cho không cao nhưng họ vẫn yêu cầu ngô và gạo có chất lượng tốt.

1.5. Kinh nghim xut khu ca mt s nước trong vic đẩy mnh xut khu hàng hóa sang th trường Đông Phi

Kinh tế thế giới hiện đang trải qua thời kỳ biến động đầy khó khăn với một loạt thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), sức phục hồi yếu ớt của kinh tế Mỹ, đà tăng chậm lại của các nền kinh tế phát triển mới nổi, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát cao, tình hình bất ổn chính trị và thiên tai...Các định chế toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giới chuyên gia, cũng như nhiều hãng phân tích có uy tín đều đưa ra đánh giá bi quan về triển vọng kinh tế, đặc biệt nếu khủng hoảng nợ công châu Âu nếu không được giải uyết thành công, sẽ đe dọa đẩy thế giới vào vòng xoáy của một cuộc suy thoái mới tồi tệ hơn và phải mất ít nhất 5-10 năm mới có thể phục hồi. Trong bối cảnh đó nhiều nước đã đề ra các biện pháp chống suy giảm kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm những thị trường mới, trong đó có thị trường các nước khu vực châu Phi nói chung và khu vực Đông Phi nói riêng.

Mỗi quốc gia đều có các phương thức thâm nhập thị trường riêng của mình và đã đạt được những thành công nhất định. Trong số các nước thâm nhập thị trường khu vực thành công nhất phải kể tới Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.

1.5.1. Kinh nghim ca Trung Quc

Trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Đông Phi liên tục tăng trưởng, ngay cả trong giai đoạn 2008-2009 khi nền kinh tế

thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng. Riêng năm 2011, Trung Quốc xuất khẩu sang các nước khu vực đạt khoảng 8 tỷ USD trong đó xuất khẩu sang khối EAC gần 4,5 tỷ USD hàng hóa; xuất khẩu sang các nước khu vực sừng châu Phi đạt 1,8 tỷ USD.

Sở dĩ trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các đạt được mức tăng trưởng trong thời gian vừa qua là nhờ Chính phủ Trung Quốc thực thi nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nước này, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh thâm nhập thị trường, cụ thể là:

-Thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi, đầu tư FDI, Trung Quốc đã ký kết nhiều hiệp định với các điều khoản thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng hóa, máy móc, lao động sang thị trường khu vực

Thông qua các khoản viện trợ, khoản vay ưu đãi của mình (Hội nghị Thượng đỉnh Trung-Phi lần thứ 4 đã diễn ra tại Ai Cập năm 2009 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc cam kết viện trợ 10 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ các nước Châu Phi trong đó có các nước khu vực vùng sừng Châu Phi, tăng gấp đôi so với cam kết viện trợ của nước này tại hội nghị trước đó), Trung Quốc đã khéo léo lồng ghép các lợi ích kinh tế có lợi cho mình như phải mua hàng hóa của Trung Quốc để đổi lấy viện trợ, đưa lao động của nước mình sang các nước khu vực. Chẳng hạn như để nhận được các khoản vay ưu đãi từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thì phải mua ít nhất 50% hàng hóa từ Trung Quốc.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nước đầu tư FDI chủ yếu vào các nước khu vực, đặc biệt là Ethiopia. Hiện Trung quốc đang có 1230 dự án với tổng số vốn đạt đăng ký 2,5 tỉ USD tại Ethiopia. Để tăng cường hiệu quả FDI vào các nước khu vực, Trung Quốc đã đưa ra cách thức tiếp cận và chiến lược khá hiệu quả. Trung Quốc nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế, hợp tác phát triển và hợp tác đầu tư thay vì chính sách viện trợ như của Mỹ và phương Tây ở khu vực. Trung Quốc luôn nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp vào tình hình nội bộ các nước nhận FDI. Trung Quốc yêu cầu các công ty và giới đầu tư Trung Quốc phải thích nghi và tuân thủ luật pháp các nước sở tại, song Chính phủ Trung Quốc cam kết chịu trách nhiệm các rủi ro cho họ. Trung Quốc không phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân khi đầu tư vào các nước khu vực. Thông qua các dự án đầu tư, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa hàng hóa, thiết bị máy móc của mình vào các nước khu vực, gia tăng xuất khẩu hàng hóa của mình.

- Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường khu vực, gián tiếp hỗ trợ về vốn cho các công ty Trung Quốc thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng tại Châu Phi để từ đó mở rộng hoạt động của mình.

Nhằm tăng cường hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp của mình trên cơ sở tận dụng mạng lưới chi nhánh ngân hàng tại các nước tại khu vực châu Phi trong đó có các nước khu vực sừng châu Phi của ngân hàng Standard Bank Nam Phi, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đã mua 20% cổ phần của ngân hàng này. Trong tháng 7/2010, ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã ký Biên bản hợp tác chiến lược với ngân hàng First Bank của Nam Phi trong đó cảm kết đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào các dự án trên toàn khu vực châu Phi.

Việc tham gia cổ phần vào các ngân hàng Nam Phi giúp cho Trung Quốc cũng như có tiếng nói nhất định trong việc cấp vốn tài trợ cho các dự án của Trung Quốc tại Châu Phi trong đó có các nước khu vực sừng châu Phi, sử dụng ngay nguồn tiền huy động được tại các nước khu vực để tài trợ cho các dự án của Trung Quốc tại những nước này.

- Trung Quốc thực thi chính sách thuế quan theo hướng khuyến khích xuất khẩu đồng thời cũng giành nhiều ưu đãi thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ khu vực

Trung Quốc đã điều chỉnh thuế quan theo hướng đánh thuế nhập khẩu thật thấp hoặc miễn đối với các nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, cao hơn đối với thành phẩm hay bán thành phẩm và rất cao đối với những sản phẩm nhập khẩu ảnh hưởng đến năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Mức thuế quan nhập khẩu trung bình của Trung Quốc theo cam kết WTO giảm từ 23% năm 1996 xuống 15,3% năm 2001, 12% năm 2002, 9,3% năm 2005 và 7,2% năm 2010. Thông qua thuế Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng cách:

- Áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc đối với những sản phẩm trung gian cho các ngành ưu tiên phát triển và hoàn thuế cho những sản phẩm dùng để chế biến hàng xuất khẩu có sử dụng đầu vào từ nước ngoài và gia tăng thu hút FDI;

- Hạ thấp hoặc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu. Biện pháp này không trái với quy định của WTO.

Bên cạnh đó, để góp phần hạn chế thâm hụt thương mại, Chính phủ Trung Quốc cũng đã có các chính sách ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ các nước khu vực. Vừa qua Trung Quốc và Ethiopia đã ký kết một thỏa thuận thương mại theo đó nước này sẽ miễn thuế 95% lượng hàng hóa nhập khẩu hàng hóa từ nước này. Tuy nhiên, có thể thấy, chỉ có rất ít các mặt hàng được hưởng lợi từ chính sách này của Trung Quốc do hầy hết các nước vẫn chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị thấp. Các mặt hàng chế tạo hầu như không có.

- Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn quan tâm đầu tư và đa dạng hoá ngành hàng xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng nghiên cứu thị trường để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường các nước khu vực và có chính sách bán hàng hợp lý đồng thời chuyển dịch, đa dạng hóa cơ cấu hàng xuất khẩu

Các doanh nghiệp Trung Quốc thường tổ chức các đoàn cán bộ sang các nước

khu vực tìm hiểu nghiên cứu thị trường hoặc thông qua cơ quan Thương vụ của nước này để thường xuyên cập nhật các thông tin thị trường. Nhờ có các thông tin thị trường nhanh nhạy các doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị hiếu thị trường để đưa ra những sản phẩm phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Để có được điều này phải kể đến vai trò rất lớn của Cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại các nước khu vực đặc biệt là Cơ quan thương vụ. Cơ quan này được coi như là tai mắt của Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc.

linh hoạt và mềm dẻo. Họ sẵn sàng giảm giá, bán chịu cho các nhà nhập khẩu khu vực để thâm nhập thị trường, chấp nhận mức lợi nhuận thấp để giữ chân khách hàng. Nhờ vậy, hàng hoá Trung Quốc đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường khu vực.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công đó còn có những mặt cần rút kinh nghiệm đặc biệt là từ những kinh nghiệm của Trung Quốc. Các dự án đầu tư do Trung Quốc cung cấp tài chính và vận hành thường sử dụng lao động phổ thông người Trung Quốc, tạo thêm việc làm cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể là phản tác dụng do các nước nhận các khoản vay và đầu tư của Trung Quốc tại khu vực cũng thường có tỷ lệ thất nghiệp cao và công nhân người Trung Quốc không được vui vẻ đón nhận. Dòng lao động nhập cư đông đảo người Trung Quốc, mà nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp, đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc với tư cách là cường quốc trong con mắt của người dân khu vực. Người ta khó có thể hy vọng các công ty khai khoáng Trung Quốc ở khu vực tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động, khi mà các hầm mỏ ở Trung Quốc vẫn được coi là nguy hiểm nhất thế giới và Trung Quốc đang phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại chính quốc.

Người Trung Quốc thường không coi trọng luật pháp bản địa. Một số công ty Trung Quốc phớt lờ luật pháp ở các nước khu vực: Không ký các hợp đồng lao động, không trả tiền bảo hiểm, trả tiền công thấp hơn mức lương tối thiểu, buộc người lao động làm thêm trong ngày nghỉ. Do vậy, họ thường xuyên xích mích với người lao động hoặc vi phạm luật pháp bản địa.

Ngoài ra, hàng hóa của Trung Quốc, chủ yếu là giá rẻ, mặc dù tràn ngập tại nhiều thị trường khu vực, phù hợp với thu nhập của người dân các nước nhưng chất lượng hàng hóa đang là trở thành một vấn đề gây quan ngại. Hình ảnh hàng hóa Trung Quốc đang xấu đi trong con mắt người dân bản địa thậm chí nhiều người còn đồng nhất quan niệm hàng Trung Quốc là hàng kém chất lượng.

Để có thể thâm nhập và chỗ đứng vững chắc tại thị trường khu vực thì việc tôn trọng người tiêu dùng, cho dù họ có mức thu nhập thấp và ở các nước kém phát triển nhất cũng như pháp luật nước sở tại cần phải được đề cao. Cách thức thâm nhập thị trường khu vực của Trung Quốc tuy đã thu được những thành công trước mắt nhưng nếu những mặt hạn chế trên không được khắc phục thì sự thâm nhập đó chắc chắn sẽ không bền vững.

1.5.2. Kinh nghim ca n Độ

Ấn Độ là một trong những nước có quan hệ thương mại mật thiết với khu vực Châu Phi nói chung và Đông Phi nói riêng trên nền tảng quan hệ giao thương, hợp tác từ lâu đời. Trong thời gian qua trao đổi thương mại giữa Ấn Độ với các quốc gia khu vực Đông Phi không ngừng phát triển. Năm 2011, giá trị xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước khu vực đạt khoảng 6 tỷ USD trong đó các nước thuộc khối EAC đã đạt gần 4,3 tỷ USD, với các nước khu vực sừng Châu Phi năm 2011, mức kim ngạch đã đạt 300 triệu USD.

Để đạt đươc kết quả trên, Ấn Độ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước khu vực, trong đó chú trọng và tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường khu vực, cụ thể là:

- Thông qua các ngân hàng của mình, Chính phủ Ấn Độ cấp tín dụng cho các nước khu vực gắn liền với điều kiện mua hàng hóa của Ấn Độ

Diễn đàn thượng đỉnh Ấn Độ-châu Phi lần thứ nhất được tổ chức năm 2008 tại New Delhi, Ấn Độ, nhằm thúc đẩy các quan hệ, đặc biệt về thương mại, giữa Ấn Độ và châu Phi trong đó có các nước khu vực Đông Phi, Ấn Độ đã cam kết cung cấp khoản tín dụng lên tới 5,4 tỷ USD trong 5 năm cho châu Phi, bãi bỏ hàng rào thuế quan nhiều mặt hàng nhập khẩu từ châu lục này (chủ yếu là nguyên, nhiên liệu).

Gần đây nhất, tại Hội nghị thượng đỉnh Ấn-Phi lần thứ 2 được tổ chức trong tháng 5/2011 tại Ethiopia, Chính phủ Ấn Độ tiếp tục cam kết khoản tín dụng trị giá 5 tỷ USD cho các nước Châu Phi trong vòng 03 năm tới. Ấn Độ sẽ tiếp tục ủng hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)