7. Kết cấu đề tài
2.2.5 Phương thức thanh toán
Cũng giống như phần lớn các nước Châu Phi khác, trong giao dịch buôn bán với các nước khu vực thì vấn đề thanh toán luôn là một trở ngại đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Khả năng tài chính yếu kém cộng với khuôn khổ pháp lý nhiều khiếm khuyết, các giao dịch buôn bán diễn ra trong tình trạng mập mờ, tuỳ tiện, đã gây rất nhiều nhiều khó khăn cho đối tác nước ngoài.
Trái với các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay đối với hàng xuất khẩu tại các thị trường trên thế giới là L/C thì phương thức thanh toán chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải áp dụng trong giao dịch buôn bán với thị trường khu vực là phương thức thanh toán chủ yếu vẫn là D/P đặt cọc trước. Các doanh nghiệp các nước khu vực ít sử dụng L/C trong khi phương thức thanh toán L/C đảm bảo an toàn nhất về tiền hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu có mở L/C cũng mất nhiều thời gian và thông qua các ngân hàng không có uy tín. Chính phương thức thanh toán này đã hạn chế rất nhiều khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp ta sang thị trường khu vực vì vậy đòi hỏi đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là Ngân hàng nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện các ngân hàng thương mại Việt Nam xác lập quan hệ đại lý, mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc có cơ chế thanh toán phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ kinh tế với các nước khu vực. Phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ giúp các hoạt động thanh toán giữa các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam và khu vực trở nên dễ dàng mà còn rút ngắn thời gian và chi phí phát sinh khi hoạt động thanh toán phải trả qua các tổ chức tài chính trung gian.