Chính sách Thương mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 40)

7. Kết cấu đề tài

1.3 Chính sách Thương mại

Hiện nay, đã có 12/17 nước Đông Phi là thành viên của WTO, 3 nước Ethiopia, Comoros, Seychelles hiện đang đàm phán gia nhập WTO, 2 nước Somalia và Eritrea chưa triển khai đàm phán. Do vậy, đối với các nước thành viên của WTO tại khu vực này đều áp dụng chính sách thương mại phù hợp với các quy định của WTO.

Bên cạnh đó, một số tổ chức kinh tế của khu vực như EAC, COMESA và Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi(SADC) mà nhiều nước khu vực đã tham gia đã có chính sách thương mại chung cho các nước thành viên. Vì vây, về cơ bản chính sách thương mại của các nước Đông Phi tuân theo các quy định của các tổ chức kinh tế khu vực mà mình là thành viên.

Chính sách thương mi khi Cng đồng Đông Phi (EAC)

Cộng đồng Đông Phi được thành lập vào năm 1967 và hiện nay bao gồm 5 quốc gia Kenya, Uganda, Tanzania, Rwanda và Burundi. Hội nhập thương mại khu vực là nền tảng của chính sách thương mại của các thành viên khối EAC. Theo đó, các nước thành viên đều đang tích cực tăng cường hoạt động của các tổ chức công cộng và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân liên quan đến việc thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, các thành viên EAC cũng là thành viên của các tổ chức, liên minh khác trong khu vực, thể hiện qua hình vẽ sau:

Ngoài là thành viên của EAC, các nước Rwanda, Kenya, Uganda, Burundi còn là thành viên của khối Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA); COMESA là liên minh gồm 20 nước thành viên với dân số hơn 400 triệu người. Tanzania cũng là thành viên của Cộng đồng Phát triển miền Nam Châu Phi (SADC); SADC được thành lập năm 1992, hiện nay gồm 13 nước thành viên trong đó Tanzania là nước EAC duy nhất cũng thuộc khối Nam Phi. Burundi là thành viên của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS), tổ chức có mục tiêu là thiết lập Thị trường chung Trung Phi.

Ngoài ra, thành viên của EAC còn được hưởng lợi từ các thỏa thuận kinh tế quốc tế sau:

- Sáng kiến Tất cả trừ vũ khí (EBA) của EU: áp dụng đối với Burundi, Rwanda, Tanzania và Uganda. Theo đó tất cả các sản phẩm từ các nước kém phát triển, ngoại trừ vũ khí và đạn dược được tiếp cận ưu đãi vào thị trường EU;

- Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA): Cùng với các nước châu

Phi thuộc khu vực Cận Sahara khác, các nước đối tác EAC cũng hội đủ điều kiện được xuất khẩu hàng hóa với mức thuế ưu đãi vào thị trường Mỹ;

- Hệ thống Tổng quát Ưu đãi Phổ cập (GSP): Sản phẩm từ các quốc gia thành

viên EAC có thể được nhập vào các thị trường các nước phát triển khác nhau do được hưởng chế độ ưu đãi cho một loạt các sản phẩm có nguồn gốc ở các nước đang phát triển;

- Cộng đồng Châu Phi, Caribê và Nam Thái Bình Dương (ACP) và Hệ thống Tổng quát Ưu đãi Phổ cập (GSP): cho phép các sản phẩm từ các quốc gia EAC

được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu tới các nước thành viên.

Hiện nay, một số biện pháp đã được thực hiện ở cấp Cộng đồng để tăng cường thương mại, bao gồm:

- Nghị định thư Liên minh Hải quan: ký kết tháng 3 năm 2004 đến khi được

các nước thành viên phê chuẩn và sau đó có hiệu lực từ ngày 01 Tháng 01 năm 2005. Mục tiêu của Liên minh Hải quan bao gồm thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại hàng hóa trong khu vực, thúc đẩy hiệu quả sản xuất trong Cộng đồng,

tăng cường đầu tư trong nước, qua biên giới và ngoài nước, và thúc đẩy phát triển kinh tế và đa dạng hóa công nghiệp;

- Tạo thuận lợi thương mại: Các nước thành viên đã đồng ý hợp tác trong việc

đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa thông tin thương mại và tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hoá;

- Các biện pháp chống bán phá giá: Cộng đồng đã phát triển các quy định chống bán phá giá, được nhấn mạnh trong Nghị định thư của Liên minh Hải quan EAC;

- Chính sách và Luật Cạnh tranh: EAC đang tiến hành chính sách cạnh tranh

với mục tiêu ngăn chặn bất kỳ hành động nào ảnh hưởng xấu đến thương mại tự do trong Cộng đồng;

- Tái xuất khẩu hàng hoá: Tái xuất được miễn nộp thuế nhập khẩu hoặc xuất

khẩu;

- Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại: Theo quy định tại Điều 13

của Nghị định thư Liên minh Thuế quan, các nước đối tác EAC đã đồng ý loại bỏ tất cả các hàng rào phi thuế quan hiện có đối với thương mại và không áp đặt bất kỳ hàng rào phi thuế quan mới nào nữa;

- Các biện pháp và tiêu chuẩn: Theo quy định tại Điều 81 của Hiệp ước thành

lập Cộng đồng, các nước đối tác EAC công nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn hoá, đo lường, đảm bảo chất lượng và thử nghiệm cho việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng.

- Về Thuế nhập khẩu: Từ sau khi thành lập Liên minh Hải quan, các thành viên

trong khối đã cùng nhau thống nhất áp dụng một biểu thuế xuất nhập khẩu chung theo đó:

- Mức 0%: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, đầu vào phục vụ nông nghiệp, tài sản cố định, một số loại trang thiết bị và thuốc men y tế.

- Mức 10%: Hàng bán thành phẩm - Mức 25%: Hàng thành phẩm

Tuy nhiên các quốc gia thành viên được phép áp dụng mức thuế cao hơn đối với các nhóm hàng hóa được coi là “nhạy cảm”. Các nhóm hàng có ký hiệu * được coi là những mặt hàng nhạy cảm theo phân loại của EAC và sẽ phải chịu mức thuế rất cao từ 45-50% - Các nhóm hàng có mã HS là *5208.51.10, 5208.52.10, 5209.51.10, 5211.51.10, 5212.15.10, 5212.25.10 có mức thuế 50% - Các nhóm hàng có mã HS**5513.41.10, 5514.41.10 có mức thuế 50% - Các nhóm hàng ***6211.43.10, 6211.49.10 có mức thuế 50% - Các nhóm hàng ****6302.21.00, 6302.31.00, 6302.51.00, 6302.91.00 có mức thuế 50%; 6305.10.00 có mức thuế 45% hay USD cts 45/bao (tùy theo giá trị nào cao hơn); Đối với nhóm 63.09 có mức thuế 45% hay USD 0,30/kg (tùy theo giá trị nào cao hơn).

Tại Tanzania, một số mặt hàng nhập khẩu không khuyến khích tiêu dùng hoặc có hại cho sức khỏe sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tanzania áp dụng 03 mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%, 15% và 30%.

Tại Uganda, một số mặt hàng nhập khẩu về dệt may như bông, vải dệt từ sợi nhân tạo, nhóm hàng may mặc…chịu mức thuế từ 25-50%.

Quy tắc xuất xứ

Hiện nay tất cả các nước thành viên đều áp dụng Quy tắc xuất xứ chung của khối theo đó Hàng hóa được mang xuất xứ EAC phải được chấp nhận là có nguồn gốc trong một nước thành viên, nơi chúng được vận chuyển trực tiếp từ nước thành viên này đến nước thành viên kia hoặc:

(a) Đã được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên, cụ thể như sau: (i) Các sản phẩm khoáng sản khai thác từ mặt đất hoặc đáy biển của nước thành viên;

(ii) Các sản phẩm rau quả thu hoạch trong nước thành viên; (iii) Động vật sống được sinh ra và lớn lên trong nước thành viên; (iv) Các sản phẩm thu được từ động vật sống trong nước thành viên;

(v) Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt cá được tiến hành trong phạm vi nước thành viên;

(vi) Các sản phẩm thu được từ biển, sông, hồ trong nước bởi một tàu mà nước đó là thành viên;

(vii) Các sản phẩm sản xuất tại một nhà máy độc quyền của nước thành viên, sản xuất từ các sản phẩm nêu ở tiểu mục (vi);

(viii) Các vật liệu được sử dụng để tái chế, các vật liệu này phải có xuất xứ từ các nước đối tác;

(ix) Phế liệu và chất thải từ hoạt động sản xuất trong nước Đối tác;

(x) Hàng hoá sản xuất trong Nhà nước đối tác độc quyền hoặc chủ yếu sau đó; (xi) Sản phẩm được đề cập trong tiểu mục (i) (ix);

(xii) Vật liệu không chứa các yếu tố nhập khẩu từ bên ngoài Nhà nước đối tác hoặc có nguồn gốc không xác định.

(b) Đã được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên hoặc một phần từ vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài hoặc có nguồn gốc chưa được xác định trong đó:

(i) Giá trị CIF của vật liệu không quá 60% tổng chi phí của các vật liệu được sử dụng trong sản xuất hàng hoá;

(ii) Giá trị gia tăng kết quả từ quá trình sản xuất sử dụng các vật liệu chiếm đạt ít nhất 35% chi phí xuất xưởng của hàng hoá.

Chính sách thương mi khi th trường chung Đông và Nam Phi(COMESA)

Năm 1994, Thị trường chung Đông và Nam Phi(COMESA) được thành lập thành viên gồm 19 nước. Các nước khu vực Đông Phi chỉ có 3 nước không tham gia là Mozambique, Tanzania, Somalia. Chiến lược hiện tại của COMESA là “sự thịnh

vượng kinh tế thông qua hội nhập khu vực”. Với 19 quốc gia thành viên với diện tích trên 12 triệu km2 cùng dân số hơn 389 triệu người, kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đạt khoảng 49,6 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 92,8 tỷ USD, COMESA đã và đang là một thị trường lớn đối với giao dịch thương mại nội và ngoại khối. COMESA cũng là một liên minh lớn tại châu Phi.

Năm 2004, các nước thành viên COMESA đã chính thức áp dụng một biểu thuế quan ngoại khối khi cùng nhau ký kết một hiệp định về thuế: 0% đối với máy móc, trang thiết bị, 5% đối với nguyên liệu, 15% đối với hàng hoá trung gian và 30% đối với hàng thành phẩm. Năm 2000, 13 trong số 19 nước thành viên của COMESA đã thành lập một khu vực thương mại tự do đầy đủ chức năng, giúp tăng cường trao đổi thương mại nội khối lên 17,4 tỷ USD trong năm 2010, từ mức chỉ 2,6 tỷ USD năm 1999 – tăng gần gấp 7 lần trong vòng 1 thập kỷ. Tới nay khu vực thương mại tự do của COMESA gồm 15 quốc gia (trong đó Uganda là thành viên mới nhất gia nhập tháng 11/2012). Các nước này đã cam kết loại bỏ mọi hàng rào thuế quan trong phạm vi trao đổi nội khối. Ngay cả các nước thành viên COMESA chưa tham gia khu vực tự do này cũng bắt đầu áp dụng các điều kiện thương mại ưu đãi khi giảm từ 60 đến 80% thuế đối với hàng hoá sản xuất bên trong COMESA (các loại thuế đối với những sản phẩm này tương đương 20 đến 40% tổng số thuế áp dụng đối với quốc gia được hưởng tối huệ quốc).

Bên cạnh đó, sự ra đời của Liên minh Hải quan của COMESA trong năm 2009 được kì vọng sẽ tiếp tục tăng cường thương mại và đầu tư nội khối. COMESA hiện đang trong quá trình thành lập một Thị trường chung vào năm 2014 và Liên minh Tiền tệ vào năm 2018.

Sự thành công của COMESA được thể hiện bằng mức độ tăng trưởng GDP nhanh chóng ở hầu hết các nước thành viên COMESA, bình quân trên 5% trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng trung bình cao nhất của khối là 7% năm 2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu bắt đầu. Ngoài ra, các quốc gia thành viên COMESA đã duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, với tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong tầm kiểm soát. Các nước thành viên cũng đã hoàn toàn tự do hóa thị trường ngoại hối của họ, đồng thời tự do hóa đáng kể tài khoản vốn, giúp thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Năm 2008, COMESA quyết định cùng Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) thành lập một khu vực mậu dịch tự do (FTZ) bao gồm tất cả các nước thành viên của ba khối. Tổng số thành viên khi đó sẽ gồm 26 quốc gia với dân số gần 600 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 1 nghìn tỷ USD, chiếm hơn nửa dân số và GDP toàn châu lục.

Việc thành lập FTA ba bên sẽ thúc đẩy thương mại trong khu vực thông qua nỗ lực tạo ra một thị trường rộng lớn hơn, gia tăng dòng vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển cơ sở hạ tầng liên khu vực. Trên tiến trình thực hiện việc này, COMESA, EAC và SADC đang triển khai cơ chế theo dõi, giám sát để tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế.

Chính sách thương mi Cng đồng phát trin Nam Châu Phi (SADC)

Cộng đồng phát triển Nam Châu Phi(SADC) được thành lập năm 1980 bao gồm 15 nước là: Angola, Botswana, CH Dân chủ Côngô, Lesotho, Swazilan, South Africa và các nước thuộc Đông Phi là: Madagascar, Malawi, Mauritius,

Mozambique, Namibia, Seychelles, Cộng hoà Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Tầm nhìn của SADC là một tương lai chung cho các nước trong khu vực đảm bảo kinh tế, cải thiện phúc lợi, mức sống và chất lượng cuộc sống, tự do và công bằng xã hội, hòa bình và an ninh cho người dân khu vực Nam Phi. Các nước thành viên sẽ chia sẻ các giá trị chung và các nguyên tắc và các mối quan hệ thân lịch sử và văn hóa tồn tại giữa những người dân Nam Châu Phi.

Sứ mệnh SADC là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và công bằng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội thông qua hệ thống hiệu quả sản xuất, hợp tác sâu hơn, và hội nhập, quản trị tốt, và hòa bình lâu bền, an ninh, do đó, khu vực nổi lên như một đối thủ cạnh tranh và hiệu quả trong quan hệ quốc tế và nền kinh tế thế giới.

SADC gồm có tám (8) thể chế, cụ thể là, Hội nghị thượng đỉnh đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, SADC Toà án, Hội đồng Bộ trưởng, Tổ chức Chính trị, Quốc phòng và An ninh Hợp tác, ngành / Bộ trưởng Ủy ban, Ban Thư ký SADC, Ủy ban Thường vụ quan chức cao cấp, và Uỷ ban Quốc gia SADC.

Đối với SADC, cho đến nay chưa có biểu thuế quan chung đối với hàng hóa đến từ nước thứ ba do chưa thành lập được liên minh thuế quan. Việc cắt giảm thuế quan đối với các nước trong nội khối được thực hiện theo cam kết của từng nước.

Chính sách thương mi ca mt s quc gia khu vc Chính sách thương mi ca Ethiopia

Thuế quan của Ethiopia, Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của Chính phủ

Ethiopia trong giai đoạn hiện nay và do chưa phải là thành viên của WTO, quốc gia Đông Phi này hiện áp dụng khá nhiều loại thuế đối với hàng nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu, Thuế nhập khẩu hiện chiếm khoảng 33% tổng nguồn thu thuế

của Ethiopia đánh vào hàng nhập khẩu. Ethiopia áp dụng 06 mức thuế suất đối với hàng nhập khẩu đó là 0%, 5%, 10%, 20%, 30% và 35%. Hàng hóa nhập khẩu vào Ethiopia thông thường được phân thành 02 nhóm hàng dựa vào mục đích sử dụng chính của từng loại hàng hóa. Nhóm hàng thứ 01 bao gồm các loại hàng hóa nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, hàng bán thành phẩm, hàng tạm nhập tái suất, hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích công. Phần lớn các loại hàng hóa nhập khẩu thuộc loại này có mức thuế suất 0% hoặc gần 0%. Mức thuế cao nhất áp dụng cho nhóm hàng này là 20% và chủ yếu đánh vào hàng bán thành phẩm. Nhóm hàng thứ 02 là hàng hóa tiêu dùng, hàng nhập khẩu không phục vụ mục đích sản xuất. Mức thuế cao nhất nhất 35% thường thấy ở những mặt hàng thuộc nhóm này.

Là thành viên của Khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Ethiopia có chính sách ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên của khối, cụ thể là.

Số TT Mức thuế nhập đối với hàng hóa không thuộc COMESA

Mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc COMESA

1 5% 4,5%

2 10% 9%

3 20% 18%

5 35% 31,5%

Nguồn: COMESA

Thuế tiêu thụ đặc biệt, loại thuế này được Chính phủ Ethiopia sử dụng như

một công cụ tạo ra nguồn thu ngân sách và hiện chiếm khoảng 12% nguồn thu thuế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)