7. Kết cấu đề tài
3.3.4 Định hướng mặt hàng
Mặt hàng xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu cần phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thị trường khu vực.
Trong quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2012 đã xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao, thuộc các nhóm hàng: vật liệu xây
dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, điện tử, điện thoại di động. Căn cứ vào định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào đặc điểm
tình hình thị trường khu vực thì Việt Nam một mặt cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng số lượng cũng như giá trị các mặt hàng đã có chỗ đứng tại khu vực như gạo, dệt may, giày dép, các sản phẩm điện-điện tử, linh kiện, …Bên cạnh đó, tới đây, ta cần tăng cường khai thác các mặt hàng mới mà thị trường khu vực có nhu cầu cao như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, sản phẩm cơ khí, máy nông nghiệp, sản phẩm nhựa, dược phẩm, máy vi tính và linh kiện điện tử, phân bón, sản phẩm hóa chất v.v…
Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào khu vực hiện nay vẫn là gạo, giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2011 đạt 79,88 triệu USD, chiếm tới 40% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực. Tại nhiều nước khu vực mặt hàng gạo có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu do nguồn cung lương thực trong nước không đáp ứng đủ. Tại Djibouti, nước này hầu như phải nhập toàn bộ lương thực. Tại Ethiopia, gạo mới chỉ được vào trồng cấy tại Ethiopia từ những năm 1970 và đang trở thành loại lương thực ngày càng được ưa chuộng tại đất nước có trên 80 triệu dân này. Diện tích canh tác trồng lúa của nước này mới chỉ khoảng 400.000 ha, kỹ thuật canh tác lạc hậu, nông dân chưa có nhiều kỹ năng trong việc canh tác lúa dẫn tới năng suất, sản lượng thấp. Ethiopia hiện vẫn thường xuyên phải nhập khẩu lương thực để cung cấp cho người dân. Điều này hứa hẹn nhiều cơ hội cho mặt hàng gạo của nước ta nếu tăng cường xúc tiến thương mại mặt hàng này tại thị trường khu vực.
Trong thời gian tới, gạo dự kiến tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường các nước Đông Phi, tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn do các nước khu vực đang có những chính sách đầu tư nâng cao năng suất giống cây trồng để giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu, vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng sản xuất các loại gạo phù hợp với thị hiếu và nhu cầu người dân, tăng cường xuất khẩu gạo trực tiếp, hạn chế qua trung gian để giảm giá thành cho
sản phẩm khi đến được với người tiêu dùng.
Tiếp sau gạo là sản phẩm dệt may. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam đang dần tìm được chỗ đứng trên thị trường đặc biệt là các mặt hàng vải, sợi phục vụ cho ngành may tại các nước khu vực.
Có thể thấy, với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Đông Phi hiện nay chủ yếu là nông sản, dệt may thì việc tăng trưởng khối luợng kim ngạch nhanh là rất khó. Trong thực tế mấy năm gần đây đã chứng tỏ điều đó, các mặt hàng nông sản trên thế giới đều có xu hướng “cung lớn hơn cầu”, giá giảm và hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung trong nước của các nước nhập khẩu. Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự biến động về giá cả và kim ngạch xuất khẩu thì không còn cách nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế tăng cường sản phẩm chế tạo. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thì Việt Nam vẫn cần phải đa dạng các mặt hàng xuất khẩu của mình vì thị trường các nước khu vực Đông Phi có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa với nhiều loại Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng. Những nhóm hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường khu vực Đông Phi trong thời gian tới là:
Thứ nhất, là nhóm hàng vật liệu xây dựng: Mặt hàng này hiện được đánh giá
rất tiềm năng tại khu vực do cơ sở hạ tầng còn thiếu và đang có nhiều dự án cơ sở hạ tầng được triển khai. Nhiều nước khu vực phải nhập khẩu nhóm hàng này với số lượng lớn, mở ra nhiều triển vọng cho ngành vật liệu xây dựng của nước ta tại khu vực thị trường này.
Thứ hai, là nhóm hàng máy móc nông nghiệp: Phần lớn các quốc gia khu vực
Đông Phi là những nước nông nghiệp, diện tích trồng các cây nông sản, cây công nghiệp nhiệt đới như lúa nước, bông… không ngừng gia tăng kéo theo nhu cầu đối với các mặt hàng như máy gặt liên hợp, máy xay xát, máy làm đất… tại các quốc gia khu vực tăng cao. Việt Nam hiện đã xuất khẩu các loại máy móc này sang các thị trường khu vực Châu Á nơi có ngành nông nghiệp tương đối phát triển và đã được thị trường chấp nhận vì vậy các mặt hàng này không có lý do không xuất khẩu được sang các nước Đông Phi nếu như có các cách tiếp cận, thâm nhập thị trường hợp lý.
Thứ ba, nhóm hàng dây, cáp điện, quạt điện: Sản phẩm dây và cáp điện được
đánh giá là một trong những nhóm ngành hàng đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Việt Nam có trên 100 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây, cáp điện, trong đó có nhiều công ty đã đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này với quy mô lớn và có dây chuyền công nghệ hiện đại như Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú, công ty dây và cáp điện Trần Phú, .. Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này để có thể đem lại nguồn thu ngoại tệ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay, tại khu vực Đông Phi, để phục vụ phát triển kinh tế, chính phủ các nước Đông Phi nhận thức được tầm quan trọng của nguồn điện năng, vì vậy, đã tăng cường đầu tư vào các dự án cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện, đưa điện tới nhiều vùng miền của đất nước. Nhiều khu vực đang dần được điện hóa vì vậy đã khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm dây, cáp điện gia tăng. Với đặc thù là những sản phẩm dây, cáp điện phải có chất lượng tốt để đảm bảo an toàn khi sử dụng thì chắc chắn các sản phẩm nhóm hàng này hiện nay các doanh nghiệp của
nước ta hoàn toàn có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, vượt lên trên các sản phẩm cùng loại có chất lượng kém hơn của Trung Quốc đang tràn ngập tại thị