7. Kết cấu đề tài
2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, các nước khu vực là những nước đang và kém phát triển do đó cơ
sở hạ tầng và môi trường pháp lý yếu kém, còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện đồng thời tình trạng tham nhũng tràn lan cũng như tình hình chính trị (đặc biệt là tại Somali) chưa được ổn định vì vậy chưa tạo ra được môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển.
Thứ hai, do cách trở về mặt địa lý, tuyến đường hàng hải vận chuyển hàng hóa
xa chưa thật sự thuận lợi khiến cho chi phí vận tải cao, làm tăng giá cả, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Thủ tục xuất nhập khẩu vẫn còn rườm rà, gây nhiều khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu.
Thứ ba, Việt Nam không phải là đối tác ưu tiên trong chính sách phát triển
quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới của các nước khu vực.
Thứ tư, nông nghiệp chiếm một tỉ trọng rất cao trong cơ cấu kinh tế của các nước khu vực và là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng như là nguồn sinh kế của đại bộ phận các người dân các quốc gia khu vực. Chính vì vậy, các nước sẽ có nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước đối với hàng xuất khẩu từ nước ngoài trong khi nông sản cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Bên cạnh đó, một số quốc gia trong khu vực, chưa phải là thành viên của WTO do đó việc thâm nhập thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn do các hàng rào bảo hộ vẫn còn rất nhiều.
Thứ năm, nhiều thị trường khu vực có quy mô rất số nhỏ do đó việc gia tăng
Thứ sáu, các nước khu vực nhìn chung vẫn là những nước thu nhập thấp, nên
mặc dù nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng khả năng chi trả có hạn.
Ngoài ra, hiện nay một số hiện tượng lừa đảo, doanh nghiệp ma tại khu vực đã xuất hiện, cùng với việc thiếu các ngân hàng bảo lãnh uy tín phía bạn hàng đã khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam e dè khi tiếp cận thị trường này.
Nguyên nhân chủ quan
- Việt Nam thực sự chưa chú trọng phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế thương mại với các quốc gia khu vực. Với chức năng quan trọng là chắp nối các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực, trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu nắm thông tin thị trường địa bàn vì vậy vai trò của các cơ quan đại diện thương mại là hết sức quan trọng và cần phải có tại các quốc gia mà nước ta có giao dịch thương mại, đặc biệt tại các thị trường địa bàn xa xôi, khó khăn. Tuy nhiên, tại khu vực, chưa có nhiều cơ quan đại diện ngoại giao hay thương mại thường trú tại thị trường các nước khu vực. Việc bố trí cơ quan đại diện ngoại giao mỏng, đại diện thương mại chưa có khiến cho giao dịch thương mại với các nước khu vực đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn vì thiếu thông tin thị trường.
- Thông tin thị trường có vai trò cực kỳ quan trong kinh doanh, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong việc thâm nhập thị trường mục tiêu. Trong khi đó thông tin về thị trường khu vực lại rất thiếu, ít được cập nhật. Sự thiếu thông tin thị trường một phần cũng xuất phát từ việc các doanh nghiệp ít đầu tư nguồn lực cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới thị trường khu vực, còn ngại mạo hiểm và rủi ro khi đầu tư khai thác vào các thị trường xa và ít được biết đến.
- Hiện nay, các ngân hàng của Việt Nam chưa có quan hệ trực tiếp với các ngân hàng ở khu vực Đông Phi vì vậy sẽ làm phát sinh thêm các chi phí cho doanh nghiệp do vẫn phải thực hiện thanh toán giao dịch qua các ngân hàng quốc tế.
- Trong thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường các quốc gia khu vực Đông Phi chưa được quan tâm chú ý. Hoạt động xúc tiến thương mại thường chỉ giới hạn ở các chuyến tìm hiểu khảo sát thị trường diễn ra trong thời gian ngắn, không thường xuyên và chủ yếu tập trung tại thị trường có cơ quan đại diện ngoại giao thường trú là Tanzania và Mozambique nhưng cũng chỉ rất hạn chế về số lượng đoàn khảo sát. Chưa có nhiều các ưu tiên hỗ trợ trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với các thị trường khó khăn, xa xôi như thị trường các nước Đông Phi.
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường các nước Đông Phi
3.1. Dự báo khả năng sản xuất, cung ứng và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước khu vực Đông Phi
Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống như hầu hết các quốc gia châu Phi khác, nông nghiệp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các quốc gia khu vực. Cụ thể như tại các quốc gia khối EAC, khoảng 80% dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp đồng thời là nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu chính của các nước khu vực. Trong 17 nước khu vực Đông Phi thì Ethiopia và các nước khối EAC được xem là các quốc gia có ngành nông nghiệp tương đối phát triển và theo thống kê, nông sản xuất khẩu mỗi năm mang lại hơn 50% doanh thu xuất khẩu tại Kenya, con số này thậm chí lên tới hơn 80% tại Tanzania. Tuy vậy, mặc dù có ngành nông nghiệp phát triển hơn so với các nước khu vực thì ở Ethiopia cứ 6 người lại có 1 người cần sự trợ giúp về lương thực, sản xuất vẫn chưa thể cung ứng đầy đủ cho nhu cầu trong nước. Tại Somali thì hầu như đều phải dựa hoàn toàn vào viện trợ từ nước ngoài, nạn đói xảy ra triền miên. Trong khi đó tại Djibouti, hầu như không tồn tại ngành nông nghiệp và nước này hoàn toàn phải nhập khẩu lương thực.
Trong khu vực, chỉ mỗi khu vực các nước thuộc khối EAC là có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi nhất cho việc phát triển nông nghiệp Tuy nhiên có thể thấy, sản xuất nông nghiệp tại khu vực Đông Phi có hiệu quả không cao, cơ cấu mặt hàng nông nghiệp chưa phong phú nông sản chỉ có ngô, gạo, khoai tây, chuối, sắn, đậu, rau, đường, lúa mì, lúa miến và cây công nghiệp như chè, cà phê, bông, cây kim cúc, mía, dầu cây đinh hương, thuốc lá, dừa, hạt điều, sisal và sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu.
Chính phủ một số quốc gia trong khu vực như Ethiopia, và các nước khối EAC đều nhận thức được sự phát triển của ngành nông nghiệp sẽ là một cơ hội lớn giúp các nước này xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tăng thu ngoại tệ xuất khẩu…vì vậy đều dành một sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng tới phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp của các quốc gia này đều đã đạt được những thành tựu nhất định, xu hướng nhập khẩu lương thực đang giảm dần và một số nước đã có thể đảm bảo tự cung cấp được hầu hết lương thực cho người dân nước mình. Tuy nhiên, vấn đề an ninh lương thực của các quốc gia vẫn còn thiếu tính bền vững do xuất phất phát từ những khó khăn nội tại của ngành nông nghiệp các quốc gia này.
Trong sản xuất nông nghiệp của các quốc gia này dễ có thể nhận thấy đó là hệ thống tưới tiêu thủy lợi chậm được nâng cấp cải tạo hoặc mở rộng do thiếu vốn, khiến cho sản xuất nông nghiệp bị thụ động do phải phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên mặc dù một số nước khu vực EAC có nguồn nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp rất phong phú. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng nông sản đặc biệt trong bối cảnh hạn hạn tại khu vực xảy ra với tần suất nhiều hơn trong thời gian gần đây do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi... sẽ làm chi phí sản xuất cao khiến cho giá cả nông sản cao hơn so với nông sản nhập khẩu. Thiếu máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp do hầu như không thể sản xuất trong nước và phải nhập khẩu; Đất đai canh tác ngày càng kém màu mỡ do một lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất đã bị khai thác cạn kiệt và không được bổ sung trở lại sau các vụ thu hoạch như phốt-pho, ni-tơ, ka-li
do hoạt động canh tác của các hộ nông dân sản xuất nhỏ đã khiến hầu hết diện tích đất trồng trọt ở khu vực Đông Phi trở nên cằn cỗi và không thể sản xuất nông nghiệp được. Sự thiếu hụt phân bón khiến cho năng suất nông sản bị giảm sút; Thiếu giống cây trồng có năng suất cao; kỹ thuật canh tác lạc hậu càng khiến cho năng suất cây trồng thấp; Nông phẩm có giá trị gia tăng thấp…Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp tại các quốc gia chủ yếu dưới dạng các nông hộ, qui mô gia đình với diện tích canh tác mỗi hộ khá nhỏ trong khi tốc độ tăng dân số khu vực lại khá cao đã và đang tạo ra sức ép về đất sản xuất nông nghiệp cũng như đảm bảo an ninh lương thực tại các quốc gia.
Một vấn đề khác đang thách thức các nước Đông Phi đó là tỉ lệ tăng dân số bình quân của khu vực luôn tăng cao hơn tốc độ tăng của nông nghiệp cũng như dân số đô thị đang gia tăng mạnh mẽ đã khiến cho việc tự đảm bảo an ninh lương thực ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng bán và cho thuê đất nông nghiệp cho nước ngoài với giá rẻ cũng đang diễn ra mạnh mẽ khiến cho diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp cũng đã làm gia tăng quan ngại vấn đề an ninh lương thực. Tại Ethiopia, các hợp đồng cho thuê đất rất lớn được thực hiện nhanh chóng, trong khi người dân ít hoặc không được tham vấn, đôi khi bị di dời mà không có khả năng tự bảo vệ trong trường hợp xung đột. Những mảnh đất canh tác còn lại không đủ nuôi sống họ trong khi một lượng lớn diện tích đất được mang cho thuê lại bị triển khai chậm hoặc bỏ hoang.
Mặc dù nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhưng đầu tư của nhà nước vào lĩnh vực này hầu như không đáng kể. Chi ngân sách cho nông nghiệp tại các nước khu vực nhìn chung là rất thấp. Bên cạnh đó, nguồn vốn tính dụng cấp trong lĩnh vực này tại các nước khu vực này cũng không nhiều so với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Chính những điều này đã khiến cho nông nghiệp của các nước Tây Phi rất khó phát triển.
Từ những thách thức trên có thể khẳng định trong thời gian tới các nước vẫn tiếp tục nỗ lực để cung cấp đủ lương thực cho người dân nước mình trong đó nhập khẩu nông sản là một phương án, đặc biệt là những mặt hàng nông sản không có lợi thế so sánh như lúa gạo để đảm bảo cung ứng đủ lượng lương thực cho quốc gia của mình.
Trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất công nghiệp hiện nay của hầu hết các nước khu vực vẫn ở trong tình trạng kém phát triển và chỉ có thể đáp ứng được một phần rất nhỏ về hàng công nghiệp tiêu dùng trong nước. Tỉ trọng bình quân của ngành trong cơ cấu GDP của khu vực chỉ là 12,34% trong đó nước có tỉ trọng công nghiệp trong GDP cao nhất khu vực đó là Zambia 35,2% và tỉ trọng thấp nhất chỉ là 7,4% tại Somalia. Ngành công nghiệp của các nước Đông Phi nhìn chung vẫn còn rất nhỏ bé, lạc hậu, thiếu tính cạnh tranh. Tăng trưởng công nghiệp của các nước khu vực khá thấp. Tại các nước khu vực EAC nơi có nền công nghiệp tương đối phát triển của các nước khu vực, tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình của khối này cũng chỉ đạt 4%/năm và chỉ có Tanzania và Rwanda đạt mức tăng trưởng trên 7%. Các doanh nghiệp ngành chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, yếu về tài chính, lạc hậu về công nghệ, sản phẩm sản xuất ra thiếu tính cạnh tranh. Sản xuất công nghiệp chỉ tập trung vào hóa hàng tiêu dùng đơn giản có giá trị gia tăng thấp như hàng nhựa, hàng dệt bông, xà phòng, thuốc đánh răng, đường, nước giải khát khát, dệt may, chế biến thực phẩm đó là những ngành công nghiệp trên cơ sở nông nghiệp… và hầu như không có sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm
lượng công nghệ cao hơn như sản xuất máy móc công cụ, linh kiện, hàng điện tử, máy móc nông nghiệp…Trong các nước khu vực, Zambia là nước có nền công nghiệp lớn nhất do nước này có nền công nghiệp khai khoáng khá phát triển với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là đồng (trữ lượng 1 tỷ tấn), ngoài ra còn có kẽm, coban, vàng, uranium, chì…
Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp, một số nước khu vực Đông Phi đã đưa ra Kế hoạch phát triển công nghiệp tương đối rõ ràng, nhất quán, theo đó trong thời gian tới các nước sẽ khuyến khích ưu tiên đầu tư vào sản xuất phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, dược phẩm, hóa dầu, quặng sắt, khai khoáng cũng như năng lượng và nhiên liệu sinh học. Chính phủ Ethiopia định hướng chiến lược phát triển công nghiệp của nước này cũng xác định cần phát triển công nghiệp trên cơ sở nông nghiệp, tức nông nghiệp không bị co lại khi công nghiệp phát triển, mà hai ngành cùng phát triển. Nông nghiệp phát triển để tăng đầu vào cho công nghiệp, đồng thời là nơi tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp, đóng vai trò là động lực cho công nghiệp phát triển. Còn Chính phủ Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ,… còn các nước EAC đã đưa ra Kế hoạch phát triển công nghiệp khu vực theo đó trong thời gian tới các nước sẽ khuyến khích ưu tiên đầu tư vào sản xuất phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, dược phẩm, hóa dầu, quặng sắt, khai khoáng cũng như năng lượng và nhiên liệu sinh học. Kế hoạch phát triển công nghiệp này có mục tiêu đưa các nước khu vực đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình với mức thu nhập trung bình 1300 USD/người so với mức trung bình 558 USD/người hiện nay, gia tăng sự đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP lên 25% và đạt tốc độ tăng trưởng bền vững là 12%/năm so với mức 4%/năm hiện nay. Tuy nhiên, nhìn chung các nước khu vực chưa đề ra được các giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn thách thức đối với sản xuất công nghiệp của của các nước khu vực hiện nay đó là năng lực công nghệ và kỹ năng công nghiệp hạn chế, hỗ trợ thể chế yếu, đầu tư không đúng chỗ, thiếu điện, cơ sở hạ tầng….
Với tình hình sản xuất công nghiệp như hiện nay tại các quốc gia khu vực Đông Phi, sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước đã tạo ra những cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của các nước đặc biệt những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như máy móc nông nghiệp, phân bón, dược phẩm, các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, các sản phẩm công nghệ cao đến hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân như mặt hàng dệt may, thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng…
Về tăng trưởng kinh tế, ngoại trừ Somali đang trong tình trạng nội chiến, nhờ những biện pháp cải cách kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, kinh tế hầu hết các nước khu vực đến năm 2015 được các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF đều được dự báo tăng trưởng tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng