Quan hệ kinh tế, thương mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 64)

7. Kết cấu đề tài

1.7.2 Quan hệ kinh tế, thương mại

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực chưa phát triển, mới chỉ bó hẹp trong trao đổi thương mại thuần túy trong khi giá trị kim

ngạch trao đổi thương mại lại không cao. Các hoạt động xúc tiến thương mại đối với khu vực này hầu như không được quan tâm chú ý. Gần đây nhất, mới chỉ có 01 đoàn công tác xúc tiến thương mại Tanzania do Thứ trưởng Lê Dương Quang thăm và làm việc tại Tanzania tháng 12 năm 2010, ngoài ra chưa có bất cứ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nào được tổ chức tại thị trường nước khu vực. Tuy nhiên, một số hình thức hỗ trợ xúc tiến thương mại khác ra đời như Diễn đàn Việt Nam – Châu Phi (10/2004), Cổng thương mại điện tử Việt Nam-Châu Phi (9/2005) đã thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với thị trường các nước khu vực và là cầu nối cho các doanh nghiệp nước ta và doanh nghiệp các nước Đông Phi nói riêng tìm kiếm các đối tác tin cậy, cung cấp thông tin cho cả hai phía về môi trường đầu tư và kinh doanh, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thủ tục hải quan, thủ tục mở văn phòng đại diện... giúp phần nào xóa bỏ những hạn chế về thông tin thị trường của nhau.

Nhìn chung, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực Đông Phi vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Mối quan hệ kinh tế, thương mại này cho đến nay đã có những bước tiến triển rất đáng khích lệ và mang những nét đặc trưng đó là:

- Nhiều chính sách phát triển quan hệ kinh tế, thương mại đã được ban hành

góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại

Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa thực chất là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Đồng thời, việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực của các quốc gia thực chất cũng chính là quá trình “thương lượng” để giải quyết vấn đề thị trường. Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương: Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu vực và coi chủ động hội nhập là để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, cho nên cần tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới; Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác; Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết sau khi nước ta gia nhập WTO. Chính sách phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với các nước khu vực Tây Phi nằm trong chính sách phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt châu Phi của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn lịch sử. Từ Đại hội Đảng VII tháng 7/1991, Đảng ta đã đặt ra yêu cầu phải mở rộng thị trường xuất khẩu: “Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trường”. Tháng 9/2000, Chính phủ đã thông qua “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010” trong đó có nêu ra yêu cầu phải: “Tìm kiếm các thị trường mới ở châu Mỹ La tinh, Châu Phi”.

Trên cơ sở mối quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như mong muốn tăng cường trao đổi thương mại với các nước châu Phi trong đó có các nước Đông Phi, ngay từ năm 2004, Chính phủ đã ban hành “Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2004 - 2010". Chương trình đã đề ra được mục tiêu, phương châm chỉ đạo và những định hướng lớn trong quan hệ giữa nước ta với các nước châu Phi nói chung trong đó có một số nước trọng điểm của khu vực Đông Phi, đồng thời cũng đề ra các giải pháp trong từng lĩnh vực cụ thể (chính trị - ngoại giao, kinh tế thương mại, phát triển nguồn nhân lực…) nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt trong đó chú trọng tới lĩnh vực thương mại với các nước khu vực.

Triển khai Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2004 - 2010 của Chính phủ, trong lĩnh vực kinh tế thương mại, tháng 3/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2008 - 2010. Chương trình hành động này của Bộ Công Thương đã đề ra 7 nhóm giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường Châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Phi. Các nhóm giải pháp này bao gồm: tăng cường quan hệ giữa Bộ Công Thương với các cơ quan hữu quan của các quốc gia Châu Phi; thiết lập các khuôn khổ pháp lý; kiện toàn, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thương vụ; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; tăng cường công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực dầu khí; tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có mong muốn và kế hoạch kinh doanh lâu dài với thị trường châu Phi, có đội ngũ cán bộ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thông thạo ngoại ngữ, có năng lực tài chính để có thể thực hiện được các hợp đồng xuất nhập khẩu lớn vào thị trường khu vực. Đề án đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Theo đó, có sự phân công tổ chức thực hiện giữa các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp. Các Vụ chức năng của Bộ Công Thương và các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi sẽ chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai theo lộ trình từng bước đối với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh với thị trường Châu Phi, tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thị trường khu vực cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường theo các chủ đề như nhu cầu nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, cảnh báo rủi ro kinh doanh….Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ giao nhiệm vụ cho các Thương vụ vận động và tổ chức các đoàn mua hàng của các nước Châu Phi vào Việt Nam tham dự hội chợ, triển lãm, tiến hành hội thảo giao thương, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp đầu mối.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại với các nước khu vực từng bước được

tăng cường và đa dạng hóa

Trong thời gian qua, một số hoạt động xúc tiến thương mại với các nước khu vực từng bước được triển khai, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực. Đặc biệt là một số hoạt động hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại đã được thành lập và khai trương như là:

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Châu Phi đã được thành lập tháng 10 năm 2004. Đây là kênh thông tin chính thức để cộng đồng doanh nghiệp đóng góp ý kiến cho Chính phủ Việt Nam và các nước khu vực, giúp môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận tiện hơn để thúc đẩy trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Phi.

Tháng 9 năm 2005, Cổng thương mại điện tử Việt Nam - Châu Phi được khai trương và đi vào hoạt động với hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi tiếp cận, giao dịch có hiệu quả. Thông qua

cổng thông tin này, các doanh nghiệp có thể kết nối giao dịch trực tiếp, quảng bá các sản phẩm của mình, góp phần tăng hiệu quả giao dịch thương mại.

Từ năm 2005, thông qua Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước thông qua tiền vé máy bay, chi phí hội thảo đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được các thị trường các nước khu vực. Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại và khảo sát thị trường của các Hiệp Hội, ngành hàng và của doanh nghiệp, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, Bộ Công Thương đã tổ chức các Đoàn xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường kết hợp với các chuyến thăm của Đoàn lãnh đạo Bộ tại các nước khu vực như năm 2010, đoàn công tác xúc tiến thương mại Tanzania do Thứ trưởng Lê Dương Quang dẫn đầu đã có dịp tiếp kiến Thủ tướng Pin-đa. Tại các buổi làm việc, Thủ tướng luôn nhấn mạnh việc thúc đẩy hợp tác thương mại và công nghiệp giữa hai nước và khẳng định Tanzania coi Việt Nam là “đối tác chiến lược”. Bên cạnh đó, Đoàn nghiên cứu chính sách, tìm hiểu hiểu thị trường Ethiopia của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu tháng 4/2012 vừa qua, Bộ Công Thương tham gia cũng đã gặp gỡ các bộ, ban ngành của Ethiopia để tìm kiếm cơ hội thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước ở khu vực.

- Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Đông Phi gặp nhiều thuận lợi hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Trở thành thành viên đầy đủ của WTO, thuận lợi cơ bản nhất trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực là hàng hoá được hưởng thuế suất MFN vì 12/17 nước khu vực đã là thành viên của WTO và tiến tới 3 nước trong khu vực cũng đang đàm phán gia nhập WTO. Ngoài ra, với những thị trường còn tương đối khó khăn và nhiều rủi ro như thị trường khu vực Đông Phi thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một biện pháp tương đối hữu hiệu để xử lý những vụ kiện thương mại. Cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trường Châu Phi nói chung và Đông Phi nó riêng này không ngừng gia tăng kể từ năm 2007, năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.

- Việt Nam và các nước Đông Phi đã bước đầu thiết lập được mối quan hệ đầu

Các quốc gia khu vực Đông Phi được đánh giá là khu vực có tiềm năng cho đầu tư với nguồn tài nguyên tuy rằng không phong phú, nhưng với dân số khá đông tại một số nước, nguồn lao động dồi dào và nhiều nước khu vực được hưởng các ưu đãi mà Mỹ và EU dành cho các nước châu Phi khi xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường này…Tuy nhiên, đầu tư của Việt Nam sang các quốc gia khu vực Đông Phi hiện vẫn đang ở trong giai đoạn thăm dò, tìm hiểu môi trường đầu tư, chưa có dự án cụ thể nào. Những ngành sản xuất có nhiều triển vọng và tiềm năng hợp tác là khai thác dầu mỏ, viễn thông, khai thác gỗ, chế biến nông sản, thủy hải sản…

Năm 2009, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã ký Thỏa thuận thúc đẩy việc đầu tư dầu khí tại Mozambique. Tập đoàn viễn thông quân đội của Việt Nam (Viettel) đã đầu tư vào Mozambique gần 400 triệu đô la Mỹ để xây dựng mạng viễn thông và tháng 5/2012, đã chính thức đi vào hoạt động. Tháng 8/2012 vừa qua các phương tiện truyền thông của Ethiopia cho biết Tập đoàn viễn thông quân đội của Việt Nam đã chính thức xác nhận "đang chuẩn bị đầu tư vào xây dựng mạng viễn thông tại Ethiopia và toàn bộ thị trường châu Phi nói chung". Mặc dù không

tiết lộ thời điểm và lượng vốn sẽ đầu tư để thâm nhập vào thị trường này nhưng Viettel cho biết đang có mối quan tâm đặc biệt tới đất nước Ethiopia cũng như các nước châu Phi cận Sahara.

Nhìn chung quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước Đông Phi vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên và cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới để đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng và phù hợp với lợi ích của mỗi bên.

Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Đông Phi, giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)