7. Kết cấu đề tài
2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Đông Phi,
Phi, giai đoạn 2007-2011
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Trong giai đoạn 2007-2011, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực Đông Phi đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 36,7%/năm. Trao đổi thương mại hai chiều đạt được những kết quả khích lệ trên có phần đóng góp quan trọng của kim ngạch xuất khẩu. Năm 2007, giá trị kim ngạch thương mại hai chiều là 107,544 triệu USD thì tới năm 2011, con số này cũng đã là 359,576 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị trao đổi thương mại hai chiều vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước khu vực giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu USD
STT Nước/Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1 Kenya 11,560 42,470 45,650 44,430 66,900 2 Tanzania 22,250 48,090 67,930 105,700 60,050 3 Uganda 8,130 10,270 7,550 14,130 23,530 4 Rwanda 2,440 0,140 7,800 11,257 0,240 5 Burundi 0,710 0,460 4,060 6,470 1,090 6 Ethiopia 11,068 6,779 7,212 34,912 11,281 7 Somalia 0,554 0,289 0,277 0,000 0,000 8 Eritrea 1,593 0,647 1,613 0,000 0,000 9 Djibouti 0,576 2,720 1,408 3,479 4,756 10 Mozambique 17,336 36,098 47,062 45,362 88,019 11 Madagascar 10,050 9,857 6,300 5,238 4,858 12 Malawi 3,433 1,472 2,077 3,600 4,504 13 Zambia 4,819 4,063 16,140 33,773 63,760 14 Zimbabwe 1,883 4,710 3,753 12,699 12,410 15 Comoros 0,072 0,000 0,385 0,000 0,000 16 Mauritius 10,561 5,825 9,294 9,265 16,641 17 Seychelles 0,509 1,290 2,917 1,952 1,537 Tổng 107,544 175,180 231,428 332,267 359,576
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực Đông Phi trong giai đoạn 2007-2011 tăng trưởng bình quân 27,2%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang châu Phi trong kỳ là 56%/năm. Năm 2011 là
năm có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang khu vực từ trước tới nay nhưng cũng chỉ đạt 197,98 triệu USD. Điều này cho thấy quy mô xuất khẩu sang khu vực thị trường này vẫn còn rất nhỏ.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Phi (2007-2011)
Đơn vị: triệu USD
Kim ngạch 2007 2008 2009 2010 2011
Xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Phi
80,27 129,38 160,15 196,61 197,98
Xuất khẩu sang Châu Phi
683,50 1.333,9 1.559,9 1.790 3.526 Tỉ trọng xuất khẩu
sang khu vực Đông Phi/ Châu Phi (%)
11,7 9,7 10,3 11 5,6
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực đã góp phần duy trì vị thế xuất siêu trong trao đổi thương mại với các nước khu vực Đông Phi. Tuy nhiên có thể thấy, mức thặng dư này thường không ổn định và đang có xu hướng thu hẹp. Năm 2007, thặng dư thương mại đạt 57,9 triệu USD thì tới năm 2011, mức thặng dư chỉ còn 35,8 triệu USD.
Trong giai đoạn 2007-2011, đã có một số yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường khu vực. Trước hết phải kể tới Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu của ta sang các nước khu vực được hưởng mức thuế MNF do phần lớn các nước khu vực đều là thành viên của tổ chức này, điều này cũng giúp cho gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khu vực Đông Phi cũng như tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Số liệu thống kê của Hải quan cho thấy rõ sự biến động của mức kim ngạch xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chỉ sau một năm gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu đã tăng 61% và đạt 129,38 triệu USD trong năm 2008 so với mức 80,27 triệu USD của năm 2007. Tuy nhiên mức tăng này chưa thực sự ấn tượng nếu đem so sánh với một số khu vực khác của châu lục như khu vực Tây Phi, xuất khẩu sang khu vực này năm 2008 tăng 2,4 lần và đạt 450,58 triệu USD so với mức 199,58 triệu USD của năm 2007. Tuy nhiên, việc 03 quốc gia trong 17 quốc gia khu vực chưa phải là thành viên của WTO trong đó có thị trường Ethiopia là thị trường có quy mô dân số lớn nhất khu vực cũng khiến cho tốc độ tăng trưởng sang khu vực Đông Phi chưa thực sự tăng trưởng mạnh so với các khu vực khác trong cùng kỳ.
Cũng trong giai đoạn này, mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 khiến cho nhu cầu nhập khẩu của các nước khu vực đều giảm sút. Tuy nhiên, xuất khẩu của ta sang khu vực trong thời kỳ này ít chịu ảnh hưởng thể hiện qua việc giá trị kim ngạch vẫn tăng trưởng. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 23% so với năm 2008, điều này chứng tỏ hàng hóa Việt Nam bước đầu đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường khu vực, tạo cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu những có thể dễ thấy hiện nay tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các nước Đông Phi mới chỉ chiếm một vị trí khiếm
tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang toàn bộ thị trường Châu Phi (5,6 % trong năm 2011 trong khi tỉ trọng xuất khẩu sang các nước khu vực Tây Phi đạt 30% trong kỳ) vì vậy khu vực thị trường này rất cần được quan tâm thúc đẩy trong thời gian tới.
2.2.2. Thị trường xuất khẩu
Trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường khu vực. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007-2011, sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào từng nước khu vực Đông Phi có xu hướng không ổn định. Kim ngạch xuất khẩu vào từng thị trường nhìn chung vẫn còn rất thấp và phân bố không đồng đều theo từng thị trường với mức giá trị kim ngạch thường chênh lệch rất lớn. Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất tại thị trường Mozambique với mức kim nghạch đạt 71,66 triệu USD trong khi đó mức kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Somali và Rwanda chỉ đạt tương ứng là 186.599 USD và 248.737 USD. Sự biến động về giá trị kim ngạch xuất khẩu cho thấy hàng hóa Việt Nam chưa thực sự có chỗ đứng vững chắc tại thị trường các nước khu vực.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu USD
STT Nước/Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1 Kenya 9,73 39,04 42,25 42,53 62,3 2 Tanzania 18,33 26,59 30,08 35,67 24,12 3 Uganda 2,1 4,54 4,83 9,23 2,75 4 Rwanda 2,4 0,1 7,71 11,25 0,24 5 Burundi 0,7 0,41 2,21 5,05 1,09 6 Ethiopia 11,068 6,179 6,212 34,212 11,265 7 Somalia 0,554 0,289 0,277 - - 8 Eritrea 1,593 0,647 1,613 - - 9 Djibouti 0,555 2,656 1,395 3,478 4,612 10 Mozambique 11,018 25,783 41,527 32,827 71,661 11 Madagascar 9,718 9,336 5,623 4,533 3,828 12 Malawi 3,357 1,421 1,887 0,560 0,814 13 Zambia 4,667 3,402 2,997 3,428 3,205 14 Zimbabwe 0,723 1,453 1,862 4,421 0,976 15 Comoros 0,072 0,385 16 Mauritius 6,185 3,688 7,349 7,591 9,564 17 Seychelles 0,435 0,949 2,735 1,849 1,338 Tổng 83,20 126,48 160,94 196,63 197,76
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đã có quan hệ thương mại với toàn bộ các nước trong khu vực, tuy nhiên, xuất khẩu của ta chỉ tập trung tại một số thị trường chính đó là Mozambique, Tanzania, Kenya và Ethiopia. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang 04 thị
trường này thường chiếm trên 70% tổng giá trị xuất khẩu sang cả khu vực. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang 04 thị trường này đạt 169,3 triệu chiếm 85% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Do đó, sự biến động về kim ngạch sang những thị trường này có tác động rất lớn tới tổng mức kim ngạch sang toàn bộ khu vực. Chính thực trạng này, đòi hỏi cần phải gia tăng kim ngạch tại các thị trường khác tại khu vực Đông Phi, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường trọng điểm của khu vực.
Thị trường các nước Cộng đồng Đông Phi (EAC)
Trong thời gian gần đây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối EAC tăng trưởng tương đối đều đặn. Tuy nhiên, giá trị trao đổi thương mại hai chiều vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với cả 05 nước EAC mới chỉ đạt khoảng 151 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 3,16% tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam – Châu Phi trong năm này. Nguyên nhân là do đây là những nước có mức thu nhập thấp (chỉ có Kenya vừa vượt ngưỡng nghèo), chủ yếu làm nông nghiệp, trong đó Burundi là một nước rất nhỏ, hầu như không có trao đổi thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên, tiềm năng của thị trường EAC vẫn còn rất lớn do nhóm các nước Kenya, Tanzania, Uganda là nhóm những nước có diện tích và dân số lớn nhất khu vực Đông Phi (chỉ sau Ethiopia). Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu vực cũng đem lại những tiềm năng khai thác và xuất khẩu nông sản cho các nước EAC.
Biểu đồ 2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-EAC giai đoạn 2007 -2011
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Từ năm 2007 tới năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng hơn 106 triệu USD, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 59%/năm. Năm 2010, trao đổi thương mại hai chiều có mức tăng đột biến, đạt hơn 181 triệu USD do vào năm này, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn bông (hơn 11,5 nghìn tấn, giá trị 44,7 triệu USD) từ Uganda.
Biểu đồ 2.2. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam – EAC giai đoạn 2007-2011
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Nhìn chung, trong trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Cộng đồng Đông Phi, Việt Nam luôn là nước xuất siêu. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2011. Riêng năm 2011, tổng giá trị trao đổi thương mại Việt Nam – EAC đạt 151,81 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 90,5 triệu USD, nhập khẩu đạt 61,3 triệu USD.
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường khối EAC
Đơn vị: triệu USD
Các nước 2007 2008 2009 2010 2011 Tanzania 18,333 26,589 30,086 35,522 24,123 Kenya 9,736 39,043 42,251 42,535 62,340 Uganda 2,104 4,543 4,831 9,231 2,751 Rwanda 2,408 0,108 7,718 11,256 0,248 Burundi 0,702 0,417 2,210 5,057 1,093 Tổng 33,284 70,701 87,097 103,601 90,557
Nguồn: Tổng cục Hải quan Kenya và Tanzania là 02 thị trường xuất khẩu trong khối EAC chủ chốt của Việt Nam khi chiếm tỉ trọng 69% và 27% trong năm 2011. Sự tăng giảm xuất khẩu sang 02 thị trường này có tác động rất mạnh tới giá trị xuất khẩu sang toàn bộ khối EAC cũng như toàn bộ khu vực Đông Phi.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam tại EAC năm 2011
Xuất khẩu Nhập khẩu
Thị trường các nước khu vực sừng Châu Phi (Ethiopia, Djibouti, Eriterea và Somali)
Trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của nước ta đã có mặt tại thị trường các nước khu vực. Tuy nhiên có thể thấy, trong giai đoạn 2007-2011, sự tăng trưởng kim ngạch có xu hướng không ổn định ở cả 04 thị trường này, thậm chí có thị trường không phát sinh quan hệ xuất khẩu. Điều này cho thấy tính kém bền vững của hàng hóa xuất khẩu nước ta.
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực sừng Châu Phi giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu USD
Nước/Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Ethiopia 11,069 6,179 6,213 34,212 11,266 Djibouti 0,555 2,656 1,395 3,478 4,612 Eritrea 1,593 0,647 1,613 * * Somali 0,554 0,289 0,277 * * Tổng 13,771 9,771 9,498 37,69 15,878
(*): Không phát sinh quan hệ xuất khẩu Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung vẫn còn rất thấp và phân bố không đồng đều theo từng thị trường với mức giá trị kim ngạch thường rất lớn.
Trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất tại thị trường Ethiopia với mức kim ngạch đạt 11,26 triệu USD trong khi đó tại các thị trường Eriterea và Somalia không có bất cứ lô hàng xuất khẩu nào trong kỳ.
Xuất khẩu của ta chỉ tập trung chủ yếu tại 02 thị trường đó là Ethiopia và Djibouti. Tổng kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường này chiếm bình quân hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu vào cả 04 thị trường (năm 2008) trong đó Ethiopia chiếm tới 63% tổng kim ngạch. Do đó bất kỳ về sự biến động nào kim ngạch tại hai thị trường này có tác động tới tổng kim ngạch sang toàn bộ khu vực thị trường.
Chính thực trạng này đòi hỏi phải đa dạng hóa thị trường cũng như cơ cấu hàng xuất khẩu.
Thị trường Ethiopia
Ethiopia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Sừng Châu Phi. Mặc dù vậy, quan hệ thương mại giữa hai nước mang tính đặc trưng là luôn không ổn định, giá trị trao đổi thương mại thấp.
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ethiopia, 2007 – 2011
Đơn vị Triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu
2007 11,1 11,1 * 2008 6,8 6,2 0,6 2009 7,2 6,2 1,0 2010 34,9 34,2 0,7 2011 11,22 11,2 0,016 (*): Không phát sinh quan hệ nhập khẩu Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trong năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu của ta sang các nước khu vực nếu là thành viên của tổ chức này sẽ gặp nhiều thuận lợi do được hưởng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên có thể thấy, mặc dù Ethiopia là thị trường xuất khẩu chính của ta tại khu vực, nhưng nước này chưa phải là thành viên của WTO do đó đã có tác động nhất định tới xuất khẩu sang các nước này, giá trị kim ngạch xuất khẩu cho thấy chưa có sự đột biến nào.
Thị trường Djibouti
Djibouti là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ta tại khu vực. Trong giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 130%/năm. Tuy nhiên do qui mô thị trường nhỏ, nhu cầu nhập khẩu không nhiều đã ảnh hưởng nhất định tới kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Djibouti, 2007 – 2011
Đơn vị: triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu
2007 0, 575- 0.554 0,020
2008 2,720 2,655 0,064 2009 1,408 1,395 0,013 2010 3,479 3,478 0,001 2011 4,756 4,612 0,144
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Thị trường các nước Eritrea và Somali
Quan hệ thương mại với hai thị trường này hầu như chưa phát triển xuất phát từ tình hình xung đột chính trị tại Somali cũng như quy mô thị trường quá nhỏ đối với Eriterea. Năm 2009, năm phát sinh quan hệ thương mại gần nhất được thống kê, giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,61 triệu USD đối với Eriterea và 0,27 triệu USD đối với Somali.
Thị trường các nước Malawi, Zambia, Ziambabwe và Mozambique
Zimbabwe và Zambia giai đoạn từ năm 2007 đến nay mặc dù có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây tuy nhiên không ổn định qua các năm. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang 04 thị trường này đạt giá trị 76,65 triệu USD so với mức 19,76 triệu USD trong năm 2007. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước mới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi. Trong số 4 nước này, thị trường Mozambique có kim ngạch lớn nhất khi đạt 76,65 triệu USD vào năm 2011 và đây cũng là thị trường có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn ở Châu Phi nhờ vào quan hệ truyền thống hữu nghị lâu dài giữa hai nước và cộng đồng người Việt khá đông ở nước này.
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malawi, Zambia, Zimbabwe và Mozambique (2007 – 2011)
Đơn vị: triệu USD
Các nước 2007 2008 2009 2010 2011 Malawi 3,357 1,420 1,887 0,560 0,814 Zambia 4,667 3,401 2,996 3,427 3,205 Zimbabwe 0,723 1,453 1,862 4,420 0,976. Mozambique 11,017 25,783 41,527 32,827 71,661