7. Kết cấu đề tài
1.6.1 Thuận lợi
Thứ nhất, tình hình chính trị của hầu hết các nước khu vực về cơ bản đã đi
vào thế ổn định hơn (ngoại trừ Somalia). Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực cũng như đẩy mạnh thâm nhập thị trường các nước khu vực.
Thứ hai, nhờ các chính sách cải cách, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh hội
nhập khu vực và quốc tế, kinh tế các nước này tăng trưởng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện, môi trường kinh doanh đã từng bước được minh bạch hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Trong hai năm qua, khu vực Đông Phi được đánh giá là có tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư nhanh nhất trên thế giới. Nhiều nước đã tích cực cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, có khả năng kiểm soát lạm phát, thu hút đầu tư và hạn chế rủi ro trong kinh doanh, thành công trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, theo đuổi các chiến lược cải cách kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách tài chính hấp dẫn. Chính phủ các nước này đã áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng, thực hiện chính sách đầu tư dài hạn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các nguyên tắc tài chính công. Nhiều nước khác đã tiến hành nới lỏng kiểm soát ngoại hối, hạ thấp chi phí cho thuê nhà xưởng, cắt giảm thuế, ban hành nhiều hình thức hợp tác kinh doanh mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, các nước này có nhu cầu về các loại hàng hoá đa dạng về chủng loại
và đòi hỏi chất lượng không cao, trước hết là nhu cầu về các loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ phát triển kinh tế. Tiếp đó là nhu cầu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh dân số các nước này đang tăng với tốc độ rất nhanh và thường xuyên bị thiên tai, hạn hạn dẫn tới thiếu hụt lương thực theo mùa vụ. Mặt khác, các thị trường này chưa đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm hay về mẫu mã, vệ sinh, hàng rào kỹ thuật chưa có nhiều như ở các khu vực thị trường khác.
Thứ tư, các nước này đều tỏ rõ thiện chí đẩy mạnh tiến trình hội nhập, tăng
cường thương mại với châu Á trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia đã tham gia các liên kết kinh tế khu vực với một biểu thế hải quan chung do vậy, khi hàng Việt Nam xuất khẩu vào một trong những nước này có thể thâm nhập các thị trường khác trong khối cũng như các khối liên kết kinh tế khác mà các nước này là thành viên. Ngoài ra, nhiều quốc gia khu vực là thành viên của WTO. Để phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ WTO, các nước này đã lần lượt giảm bớt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nhờ đó, việc xuất khẩu hàng hóa vào nhiều nước khu vực được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia khu vực đều được hưởng Luật về tăng trưởng và cơ hội phát triển kinh tế tại châu Phi (AGOA) theo đó trên 98% hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được miễn thuế quan. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất, chế biến tại các quốc gia này sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Thứ năm, nền sản xuất công nghiệp của nhiều nước khu vực vẫn lạc hậu và
kém phát triển, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Mặt khác, chính phủ các nước đang chủ trương đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế, do vậy, nhu cầu các mặt hàng công nghiệp, vật liệu xây dựng sẽ còn tăng trong những năm tới, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường này.