Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 114)

7. Kết cấu đề tài

3.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước khu vực

Đối với mặt hàng quạt điện, hiện nay tại thị trường trong nước mặt hàng này được đánh giá đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, cạnh tranh được với các loại quạt nhập khẩu. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất quạt điện trong nước cũng đã không ngừng cải tiến mẫu mã để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm mới có 100% chi tiết bộ phận được chế tạo trong nước như quạt sạc điện của Công ty cổ phần Điện cơ thống nhất. Loại quạt được tích điện bằng điện áp 6V, chạy 5 giờ liên tục với giá bán rẻ hơn nhiều so với quạt tích điện Trung Quốc phổ biến trên thị trường. Loại quạt này rất phù hợp nhu cầu của người dân tại những khu vực hay bị cắt điện giống như tại nhiều nước khu vực Đông Phi do thiếu điện năng. Với chất lượng và đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm quạt điện của Việt Nam rất có nhiều tiếm năng tại thị trường khu vực, nơi mà đại bộ phận người dân vẫn chưa có đủ điều kiện để sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Thứ tư, nhóm hàng dược phẩm: Theo Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt

Nam, trong những năm gần đây ngành công nghiệp dược của ta có sự phát triển mạnh. Giá trị sản xuất thuốc trong nước liên tục tăng. Năm 2006, nếu giá trị thuốc sản xuất trong nước đạt 475,4 triệu USD thì tới năm 2011 đạt khoảng 01 tỷ USD. Mặc dù Việt nam vẫn đang phải nhập khẩu một khối lượng lớn dược phẩm từ bên ngoài, tuy nhiên, ngành dược của ta hiện đang không ngừng phát triển, không chỉ dần đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn đang đẩy mạnh hướng ra thị trường nước ngoài như châu Phi, Nga, ASEAN,...và đã được thị trường những nước này đánh giá khá tốt. Nhiều nước khu vực Đông Phi hiện đang có nhu cầu về dược phẩm rất lớn, thị trường dược phẩm nước này có nhiều hứa hẹn với tốc độ tăng trưởng từ 10% năm trong giai đoạn tới. Trong khi tại khu vực này, chỉ có rất ít các nhà sản xuất dược phẩm với kỹ thuật lạc hậu đang hoạt động vì vậy hàng năm các nước khu vực phải nhập khẩu tới 90% dược phẩm trong đó có nhiều loại Việt Nam có thể cung ứng như các loại thuốc kháng sinh cơ bản, thuốc chữa cảm cúm …Bên cạnh đó, dân cư khu vực có đời sống thấp, điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, các dịch bệnh luôn rình rập vì vậy nhu cầu các loại thuốc kháng sinh, vắc-xin cơ bản rất cao. Gia tăng cung ứng những chủng loại mặt hàng này có nhiều tính khả thi tại thị trường khu vực.

3.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường các nước khu vực vực

3.4.1. Các giải pháp vĩ mô

3.4.1.1. Cần sớm ban hành Chiến lược hợp tác toàn diện với các nước Châu Phi cho giai đoạn từ nay tới năm 2020 trong đó các nước khu vực Đông Phi cần được tăng cường, đẩy mạnh hợp tác.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam được xác định tại nhiều kỳ Đại hội Đảng, Châu Phi được coi là một thị trường mới để Việt Nam thực hiện mục tiêu đa dạng hóa thị trường. Trong điều kiện hiện nay, khi những mặt hàng xuất khẩu có chất lượng vừa phải của nước ta đang có thế mạnh lại có xu hướng bão hòa tại một số thị trường truyền thống thì thị trường Châu Phi lại hứa hẹn tiếp nhận dễ dàng.

Hiện nay, Việt Nam chưa có một chiến lược toàn diện, để tăng cường thúc đẩy hợp tác với các nước Châu Phi nói chung trong đó có các nước khu vực Đông Phi. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Châu Phi giai đoạn 2008-2010 trong đó đề ra nhiều biện pháp, tuy nhiên, các kết quả cho đến nay thu được vẫn chưa đạt như mong muốn. Bên cạnh đó, Chương trình hành động này cũng chỉ đề ra nhiệm vụ thực hiện tới năm 2010, chưa có cho các giai đoạn tiếp theo.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành Chương trình hành động của mình thực hiện Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi của Chính phủ. Tuy nhiên, Chương trình cũng chỉ giới hạn trong phạm vị cấp Bộ trong khi đó việc hợp tác, quan hệ với Châu Phi để đạt được được hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều Bộ, ngành. Chính vì thế các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành định hướng Chiến lược hợp tác Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2011- 2020. Định hướng chiến lược cần đề ra được tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, mục tiêu cần đạt được, xác định cơ cấu hàng hoá xuất khẩu mũi nhọn theo yêu cầu của thị trường; trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thể năng lực sản xuất, chính sách, mặt hàng với mức tăng trưởng cụ thể và thị trường xuất khẩu, để trong một thời gian ngắn, tạo được các sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh; Những biện pháp chính sách cần thực hiện; Những phương tiện cần thiết để thực hiện các biện pháp chính sách; Lộ trình hoặc tiến độ thực hiện chương trình; Đề ra được một Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành có hiệu quả; Đặc biệt cần xem xét đưa một số thị trường trọng điểm thuộc khu vực Đông Phi vào danh sách ưu tiên phát triển quan hệ thương mại.

3.4.1.2. Tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, mở rộng mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan thương vụ Việt Nam tại khu vực đồng thời tích cực vận động các nước khu vực mở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan thương vụ tại Việt Nam

Quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại. Vì vậy, phát triển và tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao với các nước khu vực Đông Phi cần được chú trọng và thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới. Có thể thấy các chuyến thăm trao đổi đoàn giữa hai bên trong thời gian qua rất hạn chế. Việc tăng cường các chuyến thăm trao đổi đoàn với các nước khu vực sẽ góp phần quảng bá hình ảnh và vị thế Việt Nam, cung cấp những thông thông tin chính thống, cập nhật cho các nước Đông Phi cũng như là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương.

Sự hiện diện của các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước trên thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài ý nghĩa về mặt chính trị, các cơ quan đại diện ngoại giao trong đó có cơ quan thương vụ có vai trò thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa nước ta với các nước tại địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập trực tiếp thị trường. Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các nước Đông Phi chưa có cơ quan ngoại giao thường trú tại nước ta. Quan hệ ngoại giao, kinh tế với nước ta hiện nay đều cử cơ quan đại diện ở Trung Quốc, Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam. Không có cơ quan đại diện tại Hà Nội đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tìm hiểu thị trường khu vực, xin visa nhập cảnh...Tại các quốc gia khu vực, Việt Nam cũng chỉ có Đại sứ quán tại Tanzania và Mozambique trong khi đó thị trường Kenya, Ethiopia lại chưa có cơ quan đại diện ngoại giao thường trú. Vì vậy, Bộ Ngoại giao cần tiếp tục tích cực vận động các nước khu vực sớm mở

cơ quan đại diện ngoại giao thường trú hoặc cử Lãnh sự danh dự tại Hà Nội cũng như xem xét mở cơ quan đại diện ngoại giao thường trú tại Kenya và Ethiopia. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng cần đề xuất đàm phán và ký kết thỏa thuận về miễn thị thực nhập cảnh đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ với các nước khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn giữa hai bên.

Hiện nay, Cơ quan thương vụ chưa có đại diện tại bất cứ quốc gia nào tại khu vực Đông Phi kể cả tại Tanzania nơi có đại sứ quán ta thường trú. Vai trò của cơ quan thương vụ rất quan trọng là cầu nối cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, vì vậy, trong thời gian tới cần xem xét mở thêm cơ quan thương vụ tại các thị trường Mozambique, Tanzania, Kenya và Ethiopia, trước mắt là tại Tanzania và Mozambique nơi đã có đại sứ quán ta thường trú.

3.4.1.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu

Hoạt động trao đổi đoàn các cấp giữa Việt Nam và các nước khu vực đến nay rất hạn chế, các thoả thuận hợp tác trong các lĩnh vực chưa nhiều trong khi phía Bạn mong muốn hợp tác với ta trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, thương mại bạn còn mong muốn hợp tác về khai thác đất nông nghiệp để phục vụ chương trình cải cách lương thực, sử dụng chuyên gia Việt Nam về nông nghiệp, y tế và đề nghị hợp tác về quân sự, trao đổi và học tập kinh nghiệm của ta về quốc phòng và an ninh…

Thông qua việc phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao với các nước để thiết lập môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường các nước này. Tăng cường hoạt động trao đổi đoàn cấp cao, quảng bá hình ảnh và vị thế của Việt Nam đối với người dân các nước này và khu vực. Thực tế cho thấy từ các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên, rất nhiều nội dung trong quan hệ song phương được thúc đẩy. Ngoài ra, qua những chuyến thăm này, chúng ta có thể ký được các hiệp định, các hợp đồng hoặc các biên bản ghi nhớ, mở đường cho sản phẩm Việt Nam vào các thị trường này nói riêng và Châu Phi nói chung.

Theo chức năng của mình, các Bộ, ngành, phải đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước này làm tiền đề tăng cường quan hệ thương mại và xuất khẩu vào thị trường. Ví dụ như ký kết các hiệp định về bảo hộ đầu tư; tránh đánh thuế song trùng; hiệp định về miễn thị thực nhập cảnh cho người mang hộ chiếu công vụ, ngoại giao; hiệp định hợp tác về lao động, khoa học công nghệ, hợp tác và giao lưu văn hóa với các nước…

Xuất phát từ thực tế hiện nay, tại khu vực Đông Phi, khối EAC là một khối liên kết kinh tế khá chặt chẽ, đã hình thành được một liên minh thuế quan thống nhất do đó để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EAC, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu đề xuất ký kết hiệp định thương mại tự do với khối EAC. Việc ký kết được Hiệp định thương mại tự do với EAC sẽ mở cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường chung của các nước trong khu vực, đây cũng là 1 xu hướng của nền kinh tế thế giới hiện nay khi mà các cam kết đa phương không còn là một công cụ hiệu quả như trước đây

Đối với thị trường Mozambique có thể nghiên cứu đàm phán và ký kế các thỏa thuận, hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại và công nghiệp, thoả thuận hợp tác

dầu khí, hợp tác về khai thác và chế biến khoáng sản, hợp tác nông nghiệp...với những nước này

Bên cạnh đó cũng cần sớm ký kết thỏa thuận hợp tác về ngân hàng. Tại khu vực, doanh nghiệp nhiều nước vẫn không có thói quen thanh toán bằng L/C mà vẫn chủ yếu thanh toán theo phương thức T/T hoặc D/P. Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa có mối quan hệ đại lý trực tiếp với các ngân hàng khu vực nên thường phải thanh toán qua ngân hàng thứ ba gây mất nhiều chi phí, thời gian. Vì vậy, việc ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nước ta có cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp với các ngân hàng thương mại tại các nước EAC để thúc đẩy các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Việc sớm kết các thỏa thuận ngân hàng cũng tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại nước ta xem xét, thăm dò khả năng mở các chi nhánh tại các nước khu vực để từ đó có thể huy động nguồn vốn bản địa và tài trợ vốn cho chính các dự án đầu tư của nước ta vào khu vực (giống như Trung Quốc hiện đang triển khai)

3.4.1.4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền về thị trường khu vực

Thông tin thị trường có vai trò to lớn trong việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, do vị trí địa lý xa, thông tin hai chiều giữa nước ta với các nước khu vực Đông Phi còn rất thiếu. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước phải quan tâm phát triển công tác thông tin nhằm đảm bảo có sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, tạo ra nguồn thông tin phong phú, đáng tin cậy về thị trường khu vực, từ đó nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan về tiềm năng to lớn của thị trường này. Khi mà doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về thị trường khu vực do thiếu thông tin thì mọi chủ trương của Nhà nước đều rất khó phát huy hiệu quả. Công tác thông tin cần chú ý tới tính hiệu quả, cung cấp các thông tin thiết thực cho doanh nghiệp đặc biệt là những thông tin về tình hình thị trường, dự báo nhu cầu, giới thiệu đối tác nhập khẩu…

3.4.1.5. Nâng cao vài trò quản lý nhà nước trong việc định hướng thị trường, sản phẩm và năng lực của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xuất khẩu

Đối với các thị trường mới, còn nhiều khó khăn, thông tin thị trường còn thiếu như khu vực thị trường Đông Phi thì vai trò của nhà nước hết sức quan trọng trong việc định hướng thị trường, sản phẩm. Do đó, nhà nước cần:

- Khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám , cụ thể các mặt hàng như máy móc, thiết bị về công nghiệp, nông nghiệp, máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, hóa chất…; các sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh tại thị trường như gạo, dược phẩm, cao su, thực phẩm chế biến...

- Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới; quy trình quản lý sản xuất được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả; từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các loại hàng hóa xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam.

3.4.1.6. Cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu

Hỗ trợ từ phía Nhà nước (phù hợp với các cam kết quốc tế) thông qua các cơ chế, chính sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước khu vực Đông Phi khi mà thị trường này còn tương đối mới với các doanh nghiệp, thông tin thị trường còn thiếu. Để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nhà nước cần xem xét ban hành, điều chỉnh một số chính sách, cụ thể là:

Về chính sách thuế và phi thuế

Chính sách này cần phải được điều chỉnh theo hướng đơn giản, minh bạch, ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý tốt hoạt động nhập khẩu và bảo hộ hợp lý thị trường nội địa, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, cũng như thu hút

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)