7. Kết cấu đề tài
3.3.2 Mục tiêu cụ thể
thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu vì vậy trong giai đoạn 2013-2017 xuất khẩu sang thị trường các nước cần phấn đấu đạt tốc độ bình quân khoảng 20%/năm và đến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 800 triệu USD. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng, một số mục tiêu khác cũng cần triển khai thực hiện để góp phẫn hỗ trợ tăng trưởng bền vững hàng xuất khẩu đó là:
- Trong giai đoạn 2013-2017, tiếp tục tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và thị trường khu vực có nhu cầu lớn như gạo, dệt may, máy móc thiết bị, dược phẩm, hàng hóa tiêu dùng và thực phẩm chế biến, ....
- Cần đa dạng hóa hơn nữa hàng xuất khẩu trong đó cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Phấn đấu tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu khẩu hàng hóa sang thị trường các nước đến năm 2017.
- Thu hẹp khoảng cách về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giữa các thị trường trong khu vực nhằm đảm bảo tránh các biến động rủi ro khi chỉ quá chú trọng tập trung vào một số thị trường trọng điểm.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu, kết hợp xuất nhập khẩu hàng hóa hai chiều để giảm chí phí vận chuyển, hạn chế tối đa giao dịch qua trung gian góp phần đưa thương hiệu hàng hóa Việt Nam tới tay người tiêu dùng các nước khu vực.
- Xác lập vị thế cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường khu vực như là nguồn hàng khác thay thế cho hàng hoá Trung Quốc và một số nước Châu Á khác với chất lượng tốt hơn, giá cả phù hợp người tiêu dùng tại các nước này bên cạnh một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tìm được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường như gạo, dệt may… Tranh thủ cộng đồng Việt kiều tại các nước khu vực có Việt kiều sinh sống, đặc biệt là Mozambique cũng như tranh thủ các dự án đầu tư như của Tập đoàn Vietel tại Mozambique làm bàn đạp đưa hàng hoá vào thị trường khu vực.