Thực trạng về chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 69)

7. Kết cấu đề tài

2.1Thực trạng về chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường các nước khu vực

Chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường các nước khu vực luôn nằm trong chính sách chung của Việt Nam đối với toàn bộ Châu Phi và không thể tách rời Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta. Ngay từ tháng 7/1991, tại Đại hội Đảng VII, Đảng ta đã đặt yêu cầu phải mở rộng thị trường xuất khẩu: “Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá trung quá mức vào một vài thị trường”. Tháng 9/2000, Chính phủ đã thông qua “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010” trong đó có nêu ra yêu cầu phải “Tìm kiếm các thị trường mới ở Châu Mỹ La tinh, Châu Phi”.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới thường xuyên biến động, nhiều quốc gia tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước, hàng hóa xuất khẩu nước ta phải cạnh tranh gay gắt tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... thì việc tìm kiếm các thị trường mới trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong đó thị trường Châu Phi được xem là một trong những thị trường cần phải tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh khai thác.

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Phi cũng như thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa nước ta với lục địa châu Phi, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2006-2010. Trên cơ sở Chương trình này, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động của Bộ nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu chính là thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường Châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao.... Phấn đấu nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với Châu Phi đạt 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010, trong đó xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD và mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 20% mỗi năm trong những năm tiếp theo. Để cụ thể hoá Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Châu Phi giai đoạn 2004-2010, Bộ Công Thương đã ban hành đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có mong muốn và kế hoạch kinh doanh lâu dài với thị trường châu Phi, có đội ngũ cán bộ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thông thạo ngoại ngữ, có năng lực tài chính để có thể thực hiện được các hợp đồng xuất nhập khẩu lớn.

Đề án đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Theo đó, có sự phân công tổ chức thực hiện giữa các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp. Cùng với Vụ Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á và các Thương vụ Việt Nam tại Châu Phi chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai theo lộ trình từng bước đối với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh với thị trường Châu Phi, tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thị trường Châu Phi cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường theo các chủ đề như nhu cầu nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, cảnh báo rủi ro kinh

doanh….Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ giao nhiệm vụ cho các Thương vụ vận động và tổ chức các đoàn mua hàng của Châu Phi vào Việt Nam tham dự hội chợ, triển lãm, tiến hành hội thảo giao thương, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp đầu mối. Một giải pháp mới đáng chú ý được nêu trong đề án đó là sẽ vận động các tổ chức quốc tế như Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), một số tổ chức tài chính, tín dụng Châu Âu cung cấp các thông tin về các đối tác Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu; Bảo lãnh thực hiện các hợp đồng có giá trị xuất khẩu lớn; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham dự các cuộc đấu thầu cung cấp hàng hoá vào Châu Phi.

Ngày 28/12/2011,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đã đề ra mục tiêu tổng quát, phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng và ba nhóm mục tiêu cụ thể, gồm: (i) phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021-2030; (ii) phấn đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm; (iii) phấn đấu giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021- 2030.

Chiến lược cũng nêu định hướng xuất khẩu chung gồm: Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

Về định hướng phát triển thị trường, chiến lược cũng chỉ rõ cần: (i) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng, phấn đấu đến năm 2020, thị trường Châu Phi chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; (ii) Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới; (iii) Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA; (iv) Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

Việc ban hành các chính sách phát triển quan hệ thương mại với châu Phi nói chung bước đầu đã có tác dụng nhất định thể hiện qua việc giá trị xuất khẩu sang

toàn bộ Châu lục gia tăng khá mạnh. Tuy nhiên sự tăng trưởng đó lại không đồng đều tại nhiều thị trường khu vực trong đó có các nước khu vực Đông Phi đòi hỏi quá trình thực thi các giải pháp chính sách này cần phải quyết liệt và triệt để hơn cũng như có các chính sách riêng cho từng thị trường trọng điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước khu vực Đông Phi (Trang 69)