7. Kết cấu đề tài
1.5.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thâm nhập thị trường của các
tăng cường các hoạt động giao lưu, gặp gỡ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế- thương mại, viện trợ, đầu tư, mở các trường học, trung tâm tiếng Pháp, cấp học bổng, tạo điều kiện cho người các nước này nhập cư vào Pháp… Cho đến nay, khoảng 40 Hiệp định các loại trong đó có Hiệp định thương mại và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được Pháp ký kết với các nước khư vực.
- Xây dựng nhiều chương trình viện trợ, cho vay đối với nhiều quốc gia
Châu Phi bao gồm cả các quốc gia thuộc Đông Phi, trong đó luôn gắn quyền ưu đãi thương mại, đầu tư cho các công ty, tập đoàn Pháp.
Pháp thường cấp tín dụng cho các nước này để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua trang thiết bị của Pháp. Thông thường chính những công ty của Pháp lại trúng thầu những dự án này.
- Các doanh nghiệp Pháp tích cực, chủ động thâm nhập thị trường
Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi về quan hệ lịch sử, địa lý, văn hoá…cũng như sự trợ giúp của chính phủ, các tập đoàn, công ty của Pháp vẫn luôn tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại Châu Phi nói chung và tại Đông Phi nói riêng, đặc biệt việc tham gia với qui mô lớn các triển lãm chuyên ngành công nghiệp tại các nước khu vực. Các công ty Pháp luôn nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng thị trường (khí hậu, địa hình, văn hoá, tôn giáo, sức mua, tập quán tiêu dùng, diễn biến thị hiếu, sự tiện ích khi sử dụng sản phẩm…) để sản xuất và cung ứng sản phẩm phù hợp nhu cầu của từng nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, các tập đoàn, công ty Pháp đều thành lập nhiều công ty con, chi nhánh hoặc nhiều đại lý tại các nước khu vực, một mặt tăng cường khả năng bán hàng tại chỗ, mặt khác tăng cường công tác hậu mãi, bảo hành, sửa chữa sản phẩm.
Tuy nhiên, do những khó khăn trong phát triển kinh tế cùng với thay đổi trong chính sách đối ngoại, Pháp không còn dành nhiều ưu tiên cho phát triển thương mại với các nước Châu Phi, kể cả các nước Châu Phi tiếng Pháp tại khu vực Đông Phi. Do vậy, vị thế và ảnh hưởng của Pháp tại Đông Phi ngày cảng giảm, trong bối cảnh các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực này.
Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Pháp tại khu vực cũng bị suy giảm do giá thành cao, khó cạnh tranh được với hàng hóa giá rẻ hơn của các nước Châu Á.
1.5.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thâm nhập thị trường của các nước nước
Có thể thấy, các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp bằng tiềm lực tài chính, cách thức tiến hành khéo léo phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị các nước khu vực đã thâm nhập thành công vào thị trường khu vực đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, với những hạn chế trong quá trình thâm nhập của các nước này
nếu rút ra được kinh nghiệm sẽ là bài học quý giá cho những nước đến sau trong đó có nước ta khi thâm nhập thị trường này.
Xuất phát từ những nghiên cứu về thực tế quá trình thâm nhập thị trường và hoạt động hợp tác thương mại, công nghiệp giữa các nước với thị trường Đông Phi, trong đó có cả những bài học thành công và những thất bại, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từ đó có thể đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm cho mình để tăng cường hợp tác và đẩy mạnh hạot động thương mại với các nước Đông Phi. Do hoàn cảnh chiến tranh giành độc lập kéo dài, xuất phát điểm của nền kinh tế và công nghiệp Việt Nam thấp, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Châu Phi chỉ mới phát triển trong một thời gian ngắn, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Châu Phi nói chung và khu vực Đông Phi nói riêng đến nay vẫn còn chưa tương xứng với khả năng và nhu cầu của các bên. Để tạo ra những bước phát triển nhanh, đột phá, Việt Nam có thể đúc rút và áp dụng một số kinh nghiệm thực tiễn sau đây của các nước nói trên (Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc):
1. Phát huy lợi thế hình ảnh của Việt Nam trong lòng người dân Châu Phi với tình cảm đặc biệt và thế mạnh truyền thống hợp tác lâu dài sẵn có của Việt Nam trong một số lĩnh vực với một số nước trong khu vực (như nông nghiệp, giáo dục, y tế, đào tạo nhân lực…) để tạo sự gắn kết chặt chẽ với các nước và từ đó xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao đến văn hoá, khoa học kỹ thuật, quân sự…, tạo thành một sức mạnh tổng hợp phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam với các nước Đông Phi, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang các nước Đông Phi.
2. Phát triển và dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu thị trường để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp thị trường các nước khu vực và có chính sách bán hàng hợp lý. Tranh thủ tâm lý tẩy chay hàng hoá giá rẻ nhưng chất lượng thấp của Trung Quốc nhằm xuất khẩu các mặt hàng tương tự có chất lượng tốt hơn, có giá bán hợp lý phù hợp với thu nhập người dân các nước này. Tuy nhiên cũng cần tránh cạnh tranh trực tiếp với những mặt hàng công nghệ và chất lượng cao từ châu Âu, Mỹ, đồng thời khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta để có khả năng cạnh tranh cao tại thị trường.
3. Do khả năng về tài chính của Việt Nam còn hạn chế so với các nước khác, vì vậy cần nghiên cứu thực hiện các hoạt động hỗ trợ tài chính, viện trợ ở quy mô phù hợp, ví dụ như giúp Bạn xây dựng các công trình nhà ở, phúc lợi xã hội ở địa phương, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ… Nghiên cứu chính sách tín dụng vay ưu đãi hoặc hoàn thuế xuất khẩu đối với các doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Phi nói riêng và Châu Phi nói chung.
4. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường thông qua các dự án FDI tại các nước như tham gia đấu thầu các dự án, công trình kinh tế, xây dựng hạ tầng, dầu khí… tại các nước khu vực để tạo ra những lĩnh vực đột phá thâm nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu hàng hoá và nhân công lao động của Việt Nam sang các nước khu vực. Phát huy vai trò của các dự án đầu tư hiện có tại các nước như dự án viễn thông tại Mozambique, các dự án hợp tác 3 bên về nông nghiệp, y tế, giáo dục tại Mozambique và cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều tại các nước… tạo đà cho việc đẩy mạnh hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan giữa Việt Nam với các nước.