7. Kết cấu đề tài
1.2.2 Hoạt động ngoại thương
Mặc dù cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khối không đồng đều trong đó nhiều quốc gia vẫn là những quốc gia kém phát triển và đang phát triển, nông nghiệp vẫn là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu nhưng trong thời gian gần đây trao đổi thương mại của các nước Đông Phi với các nước trên thế giới đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ. Theo số liệu thống kê được tổng hợp từ các nước khu vực, trong giai đoạn 2007-2011, kim ngạch thương mại hai chiều của toàn bộ các nước khu vực tăng trưởng bình quân khoảng 11%/năm và đạt mức 60,4 tỷ USD vào năm 2011 trong đó xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 36,9 tỷ USD.
Bảng 1.10. Kim ngạch xuất nhập khẩu các nước Đông Phi 2011
Đơn vị: tỷ USD
STT Nước Xuất khẩu
(tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) 1 Kenya 5,440 11,870 2 Tanzania 5,650 8,650 3 Uganda 2,580 4,770 4 Rwanda 0,290 1,300 5 Burundi 0,100 0,540
6 Ethiopia 2,750 8,250 7 Somalia 0,516 1,263 8 Eritrea 0,383 0,875 9 Djibouti 0,081 0,460 10 Mozambique 2,600 3,850 11 Madagascar 1,400 3,600 12 Malawi 0.922 1,69 13 Zambia 9,000 6,400 14 Zimbabwe 2,730 4,2 15 Comoros 0,013 0,215 16 Mauritius 2,700 5,200 17 Seychelles 0,495 0,877 Tổng 23,590 36,990
Nguồn: CIA factbook và African economic outlook
Tuy nhiên, kim ngạch xuất, nhập khẩu khu vực này thường xuyên biến động, trong đó kim ngạch xuất khẩu biến động mạnh hơn kim ngạch nhập khẩu và nhìn chung giá trị vẫn còn đạt thấp phản ánh đúng thực trạng cơ cấu hàng xuất khẩu của khu vực đó là nhóm hàng nông sản và khoáng sản chiếm tỉ trọng cao, trong khi giá cả các nhóm mặt hàng này thường xuyên chịu sự biến động của giá cả thị trường thế giới.
Với 17 quốc gia thành viên với kim ngạch xuất nhập khẩu không phân bố đều trong đó tập trung chủ yếu vào một số quốc gia như Zambia, Kenya, Tanzania. Chỉ riêng tính Zambia, kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này đã chiếm tới gần 25% kim ngạch của toàn bộ các nước Đông Phi, xuất khẩu của Zambia chiếm gần 40% xuất khẩu của toàn bộ các nước khu vực Đông Phi, chủ yếu là do xuất khẩu khoáng sản. Hàng hóa xuất khẩu thường là các mặt hàng nông nghiệp thế mạnh của quốc gia như chè, cà phê, hạt tiêu, bông, đường, hạt điều, hương liệu, vani,…hoặc một số loại tài nguyên thiên nhiên như đồng, vàng, thiếc…rất ít mặt hàng công nghiệp được xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của các quốc gia trong khu vực Đông Phi là Ả rập-Xê út, UAE, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ…
Về nhập khẩu, nhờ sự tăng trưởng kinh tế và nguồn đầu tư FDI đã giúp cho nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia khu vực Đông Phi tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm trong giai đoạn 2007-2011 và đạt gần 37 tỷ USD trong năm 2011. Đa số các nước khu vực vẫn là những nước có trình độ phát triển thấp nên phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng từ máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất, các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí, vật liệu xây dựng... tới các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, dệt may, dược phẩm...Nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, sản phẩm chế tạo thường chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng giá trị nhập khẩu của cả khu vực. Tiếp đến là nhóm hàng nông sản, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, chiếm tỷ trọng khoảng 14%. Đáng lưu ý, nhập khẩu nhóm hàng nông sản chủ yếu là gạo. Hàng hóa nhập khẩu được các nước Đông Phi nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu (45%), châu Á (40%). Do có sự khác biệt về trình độ phát triển và thu nhập nên nhu cầu nhập khẩu của các nước khu vực cũng rất khác nhau. Kenya là nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực năm 2011 với kim ngạch nhập khẩu là 11,8 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu của Comoros chỉ là gần 0,3 triệu USD. Ngoài ra, sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc cũng dẫn tới sự đa dạng về trong nhu cầu,
thị hiếu các nước khu vực. Nhóm hàng rẻ tiền dành cho phần lớn dân số thuộc tầng lớp người nghèo không đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao và nhóm hàng cao cấp chiếm số ít dành cho những người có thu nhập cao.
Hoạt động ngoại thương của các nước khối EAC
Hiện nay, cán cân thương mại của tất cả các thành viên trong khu vực EAC đều nghiêng về chiều âm, giá trị hàng nhập khẩu luôn lớn hơn nhiều kim ngạch xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu thường là các mặt hàng nông nghiệp thế mạnh của một số quốc gia như chè, cà phê, hạt tiêu, bông, đường, hạt điều…hoặc một số loại tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, vàng, thiếc…rất ít mặt hàng công nghiệp được xuất khẩu. Về nhập khẩu, EAC còn phải nhập rất nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng… . Ngoài ra các nước này còn phải nhập khẩu máy móc thiết bị để sản xuất, các phương tiện giao thông vận tải, xăng dầu, vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa chất...
Bảng 1.11. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước thuộc EAC năm 2011
Đơn vị tính : Tỷ USD
Tên quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu
Kenya 5,44 11,87 Tanzania 5,65 8,65 Uganda 2,58 4,77 Rwanda 0,29 1,30 Burundi 0,10 0,54 Cả khối EAC 14,06 27,13
(Nguồn: CIA Factbook)
Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của EAC là 41,19 tỷ USD. Các nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất khu vực là Kenya (17,31 tỷ USD), Tanzania (14,3 tỷ USD) và Uganda (7,35 tỷ USD).
Thị trường xuất khẩu chính của các quốc gia thuộc khối là EU, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khối EAC. Thị trường nhập khẩu chính của các nước thuộc khối EAC hiện là Trung Quốc (chiếm 13,6% kim ngạch nhập khẩu của Kenya, 8,3% của Uganda…), Ấn Độ (chiếm 8,2% kim ngạch nhập khẩu của Uganda, 15,4% của Tanzania…).
Trung Quốc hiện đang trở thành đối tác thương mại quan trọng của các nước trong khối EAC. Riêng trong năm 2011, EAC nhập gần 4,5 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc – chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực, trong đó nước nhập nhiều nhất là Kenya với hơn 2,3 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu, Tanzania 1,6 tỷ USD, Uganda 350 triệu USD. Hai nước nhỏ còn lại là Rwanda và Burundi nhập một lượng hầu như không đáng kể.
Bảng 1.12. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2011 Tên nước Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu từ Trung Quốc (tỷ USD) Tỉ trọng Kenya 13,49 2,36 17% Tanzania 8,65 1,68 19% Uganda 5,09 0,35 7% Rwanda 1,37 0,04 3%
Burundi 0,54 0,06 11%
EAC 29,13 4,49 15%
(Nguồn: WITS, Worldbank)
Các mặt hàng các nước EAC nhập khẩu từ Trung Quốc rất đa dạng phong phú từ những hàng máy móc, thiết bị vận tải đến những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Bảng 1.13. 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc của các nước EAC năm 2011
Đơn vị: nghìn USD
Thứ hạng Mặt hàng Kim ngạch
1 Máy móc và thiết bị vận tải 1.619.316
2 Hàng chế biến 1.552.238
3 Hàng công nghiệp hỗn hợp 888.949
4 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 370.516
5 Thực phẩm và động vật sống 33.906
6 Vật liệu thô 10.191
7 Nhiên liệu khoáng, dầu nhờn 4.943
8 Hàng hóa khác 4.457
9 Dầu động vật và thực vật 3.398
10 Bia rượu và thuốc lá 520
(Nguồn: WITS, World bank)
Ấn Độ là một trong những nước có quan hệ thương mại mật thiết với khu vực EAC trên nền tảng quan hệ giao thương, hợp tác từ lâu đời. Nếu như năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang EAC đạt 2,5 tỷ USD thì tới 2011, giá trị xuất khẩu đã đạt gần 4,3 tỷ USD – tăng 70% sau 2 năm, giúp Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 2 sang khu vực chỉ sau Trung Quốc. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ tại khu vực là Kenya với 2,04 tỷ USD trong năm 2011, tiếp theo là Tanzania với 1,76 tỷ USD, Uganda là 0,42 tỷ USD.
Bảng 1.14. 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Ấn Độ của các nước EAC năm 2011
Đơn vị: nghìn USD
Thứ hạng Mặt hàng Kim ngạch
1 Máy móc và thiết bị vận tải 188.798
2 Hàng chế biến 5.160
3 Hàng công nghiệp hỗn hợp 33.111
4 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 1.642.265
5 Thực phẩm và động vật sống 635
6 Vật liệu thô 696.931
7 Nhiên liệu khoáng, dầu nhờn 789.800
8 Hàng hóa khác 767.487
9 Dầu động vật và thực vật 171.523
10 Bia rượu và thuốc lá 3.660
(Nguồn: WITS, World bank)
Hoạt động ngoại thương các nước khu vực Sừng Châu Phi (Ethiopia, Djibouti, Eritrea, Somali)
Quy mô xuất khẩu của các nước khu vực nhìn chung vẫn còn rất nhỏ bé. Có thể thấy trong 03 nước khu vực có số liệu thống kê thì Ethiopia là quốc gia có các
hoạt động kinh tế ngoại thương phát triển nhất trong khu vực nhưng quy mô xuất khẩu của nước này cũng chỉ vào khoảng 2,75 tỉ USD trong năm 2011. Djibouti là nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhất với giá trị kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 80 triệu USD. Do nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP vì vậy, các sản phẩm xuất khẩu của nhiều nước vẫn chủ yếu là các nông sản. Trong khi giá cả của các mặt hàng này thường xuyên bị biến động đã khiến cho xuất khẩu của các nước thường xuyên gặp nhiều bất lợi.
Cơ cấu nhập khẩu tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm nguyên liệu xăng dầu, chế tạo như máy móc thiết bị, sản phẩm điện, điện tử, cơ khí… Nhóm hàng này chiếm đến 64% giá trị kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là các mặt hàng tiêu dùng đến các mặt hàng phục vụ sinh hoạt như dược phẩm, thực phẩm chế biến. Nhóm hàng này chiếm khoảng 30% giá trị hàng nhập khẩu.
Ngoại thương Ethiopia
Ethiopia hiện là quốc gia có nền ngoại thương lớn nhất khu vực, đang được thế giới quan tâm với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước này là cà phê, hạt có dầu, da động vật, sản phẩm thịt, rau quả, hoa tươi… và các sản phẩm nhập khẩu chính là máy móc và thiết bị, xăng dầu, hàng tiêu dùng, sản phẩm trung gian. So với các nước khu vực, Ethiopia có nền ngoại thương tương đối phát triển. Trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của nước này đạt bình quân khoảng 15%/năm trong khi nhập khẩu tăng trưởng khoảng 18%/năm.
Bảng 1.15. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ethiopia, giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu USD
Kim ngạch xuất nhập khẩu
2007 2008 2009 2010 2011
Kim ngạch xuất khẩu 1.790 1.808 2079 2.391 2.750 Kim ngạch nhập khẩu 4.366 5.021 5.925 6.991 8.250
Tổng kim ngạch 6.156 6.829 8.004 9.382 11.000
Nguồn: CIA factbook Cơ cấu xuất khẩu của Ethiopia khá đơn điệu trong đó nhóm hàng nông sản chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với cơ cấu như hiện nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Ethiopia thiếu tính bền vững, thường xuyên biến động do giá cả các mặt hàng nông sản của nước này luôn phải chịu tác động giá cả thế giới. Bên cạnh đó việc gia tăng kim ngạch cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chỉ dựa vào cơ cấu xuất khẩu này.
Bảng 1.16. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Ethiopia giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: % Mặt hàng xuất khẩu 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2007-2011 1. Cà phê 37.2 39.6 35.4 35.8 35.9 36.8 2. Hạt có dầu 13.8 14.7 21.1 15.8 14.9 16.1 3. Da nguyên liệu 7.3 8.0 7.5 7.5 6.7 7.4 4. Sản phẩm thịt 1.3 1.7 1.9 1.3 1.4 1.5 5. Rau quả 2.1 1.9 1.3 1.4 0.9 1.5 6. Sáp ong 0.2 0.1 0.1 0.2 0.1 0.1 7. Vàng 8.1 7.0 6.5 8.3 5.4 7.1 8. Mặt hàng khác 30 27 26.2 29.7 34.7 29.5
Nguồn: National Bank of Ethiopia
Ethiopia luôn chịu thâm hụt thương mại trong các sản phẩm nông nghiệp, khai khoáng và sản phẩm chế tạo. Xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp chủ yếu là cà phê, hạt có dầu, rau quả, trong khi đất nước này phải nhập khẩu một lượng lớn lúa mì, cùng đường, sữa, thuốc lá… Mặc dù hàng năm, Ethiopia đều có xuất khẩu một khối lượng vàng khai thác nhưng doanh thu xuất khẩu vàng không đủ để bù cho nhập khẩu dầu mỏ và các loại quặng khác. Trong ngành chế tạo, Ethiopia xuất khẩu chủ yếu sản phẩm dệt may, thuộc da…và nhập khẩu tập trung vào các loại máy móc thiết bị, hóa chất, dược phẩm, hàng điện tử, vải…Thêm nữa, xuất khẩu hàng nông nghiệp của Ethiopia thường xuyên bị tác động của thời tiết, hạn hạn trong khi lượng ngoại tệ thu được từ nhóm hàng này luôn chiếm tới 60-70% doanh thu xuất khẩu đã khiến cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Ethiopia thiếu tính bền vững.
Bảng 1.17. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ethiopia giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: % Mặt hàng nhập khẩu 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân 2007-2011 1. Nguyên phụ liệu 1 1 2 3 4 2 2. Hàng bán thành phẩm 17 18 19 15 20 17.3 3. Nguyên liệu xăng
dầu
12 18 15 17 18 15.8 4. Hàng công nghiệp 34 33 33 36 28 32.3
5. Hàng tiêu dùng 35 27 29 26 24 29.3
6. Nhóm hàng khác 2 2 2 3 6 3.2
Nguồn: National Bank of Ethiopia
Các thị trường nhập khẩu chính của Ethiopia là Ả rập-Xê út, Trung Quốc, Ý, Mỹ, UAE... tương ứng với các tỷ trọng 11,8% ;11,5% ; 7,14% ; 7,06% và 5,8%.
Ngoại thương Eritrea
Ngoại thương của quốc gia bên bờ Biển Đỏ này hầu như chưa phát triển bắt nguồn từ những khó khăn của nền kinh tế nước này.
Kể từ khi giành được độc lập từ Ethiopia năm 1993, Eritrea luôn phải đương đầu với nhiều khó khăn về kinh tế đặt ra đối với một nước nghèo, nhỏ bé và kém phát triển. Cũng giống như các nền kinh tế khác của châu lục, nền kinh tế Eritrea chủ yếu dựa vào nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, với 80% dân số làm nghề nông và chăn nuôi gia súc. Cuộc xung đột giữa Ethiopian và Eritrea trong giai đoạn 1998–2000 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế Eritrea. Mức tăng trưởng GDP giảm xuống 0 năm 1999 và -12,1% năm 2000. Cuộc xung đột này cũng đã làm giảm 62% sản lượng lương thực của quốc gia.
Kể từ khi xung đột chấm dứt, chính phủ Eriteria đã cố gắng duy trì tính tự chủ trong nền kinh tế, tăng cường việc sử dụng quân đội và các doanh nghiệp nhà nước để hoàn thành chương trình phát triển mà Eritrea đã đề ra. Trong bốn năm gần đây kinh tế Eriteria đã đạt được mức tăng trưởng đáng khích lệ với mức 2% năm 2008, 3,6% năm 2009, 4% năm 2010 và 8,2% năm 2011. Năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội của nước này đạt 2,6 tỉ USD. Hiện nay, nông nghiệp thu hút tới 80% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp vào khoảng 11,8% GDP của nước này. Các nông sản chính của Eritrea là lúa miến, đậu lăng, rau, ngô, bông, sợi bông, thuốc lá, cà phê,
dê… Công nghiệp của Eritrea khá nhỏ bé, đóng góp khoảng 20,4%GDP. Trong đó, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, bia, dệt may, sản xuất xi măng, muối, sửa chữa tàu thương mại là những ngành công nghiệp quan trọng của nuớc này.
Về ngoại thương, năm 2010, Eritrea xuất khẩu 250 triệu USD hàng hoá các loại, tăng 25% so với năm 2009. Năm 2011, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 383 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước này là lúa miến, hàng dệt may, thực phẩm, và các sản phẩm sơ chế khác với thị trường xuất khẩu chính là Ai Len, Mỹ, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu của Eritrea đạt 738 triệu USD (2010) và 875 triệu USD trong năm 2011. Mặt hàng mà nước này thường nhập là máy móc thiết bị, sản phẩm dầu lửa, thực phẩm và đồ tiêu dùng.. .
Ngoại thương Djibouti
Djibouti là quốc gia có nền ngoại thương nhỏ nhất khu vực với tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2011 của nước này chỉ vào khoảng 560 triệu USD trong đó xuất khẩu khoảng 81 triệu USD và nhập khẩu 460 triệu USD.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước này rất đơn điệu với sản phẩm chính là rau quả, da động vật. Các đối tác thương mại chính của nước này là Ethiopia, EU, Brazil,