7. Kết cấu đề tài
2.3.2 Một số thuận lợi
Thứ nhất, các nước trong khối là thành viên của một số tổ chức, liên minh kinh tế khác tại châu lục như EAC, SADC, COMESA, ECCAS, đây là điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu. Các chính sách thương mại nội khối của của các liên minh tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc trao đổi thương mại giữa các nước trong khối. Việc thâm nhập vào một thị trường cũng là cánh cửa dẫn tới thị trường các nước thành viên khác.
Thứ hai, Tình hình chính trị, xã hội ở một số nước và khu vực tương đối ổn
định, kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, một số nước tăng trưởng khá cao. Trong hai năm qua, khu vực Đông Phi được đánh giá là có tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư nhanh nhất trên thế giới. Nhiều nước đã tích cực cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, có khả năng kiểm soát lạm phát, thu hút đầu tư và hạn chế rủi ro trong kinh doanh, thành công trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, theo đuổi các chiến lược cải cách kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách tài chính hấp dẫn. Chính phủ các nước này đã áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng, thực hiện chính sách đầu tư dài hạn để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các nguyên tắc tài chính công. Nhiều nước khác đã tiến hành nới lỏng kiểm soát ngoại hối, hạ thấp chi phí cho thuê nhà xưởng, cắt giảm thuế, ban hành nhiều hình thức hợp tác kinh doanh mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, nhờ các chính sách cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu, chuyển sang
kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, kinh tế các nước này tăng trưởng tương đối nhanh trong thời gian vừa qua, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện, môi trường kinh doanh đã từng bước được minh bạch hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Thứ tư, các nước này có nhu cầu về các loại hàng hoá, đa dạng về chủng loại
và đòi hỏi chất lượng không cao, trước hết là nhu cầu về các loại máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ phát triển kinh tế. Tiếp đó là nhu cầu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt trong bối cảnh dân số các nước này đang tăng với tốc độ rất nhanh. Mặt khác, giống như nhiều nước Châu Phi khác, đây là thị trường không khắt khe và có nhu cầu lớn về những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo, hàng dệt may, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng... Ngược lại, các nước này có nhiều mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu mà Việt Nam cần để phục vụ sản xuất trong nước như quặng kim loại, khoáng sản, điều thô, bông, nguyên phụ liệu thuốc lá…
Thứ năm, do điều kiện tự nhiên, địa lý và khí hậu đặc thù của các quốc gia và
một số quốc đảo trong khu vực, nên sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của những nước này nhìn chung lạc hậu và kém phát triển, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Mặt khác, chính phủ các nước đang chủ trương đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, do vậy, nhu cầu các mặt hàng nông sản thực phẩm, công nghiệp, vật liệu xây dựng sẽ còn tăng trong những năm tới, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường này.
Thứ sáu, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ chính trị tốt đẹp truyền thống lâu
dài với các nước trong khu vực. Các nước này dành tình cảm hữu nghị đặc biệt với Việt Nam, điều kiện tốt để Việt nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.