7. Kết cấu đề tài
3.3.3 Định hướng thị trường
Các quốc gia khu vực thị trường Đông Phi có trình độ phát triển không đồng đều, có sự khác biệt về khả năng thanh toán hàng hóa nhập khẩu, thông tin về từng thị trường các nước khu vực còn thiếu trong khi việc thâm nhập thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu công phu tỉ mỉ và mất nhiều công sức, chi phí của doanh nghiệp. Do đó để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang khu vực Đông Phi, cần phải chọn một số thị trường trọng điểm để từ đó làm bàn đạp thâm nhập vào các thị trường khác trong khu vực. Căn cứ xu hướng tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường trong thời gian gần đây, dự báo, đến năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước khu vực sẽ đạt được kết quả như sau:
Đối với các nước thuộc khối EAC, tổng kim ngạch sẽ đạt khoảng 430 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm giai đoạn 2013-2017;
Đối với thị trường các nước khu vực Sừng Châu Phi, trong giai đoạn 2013- 2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm với các mức giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2017 đạt mức trên 130 triệu USD.
Đối với các thị trường Madagascar, Mauritius, Seychelles và Comoros, trong giai đoạn 2013-2017 xuất khẩu sang thị trường Madagascar, Mauritius, Seychelles
và Comoros cần phấn đấu đạt tốc độ trên 40%/năm và đến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 110 triệu USD. Mặc dù con số này còn khiêm tốn song cũng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Đông Phi nói chung.
Đối với thị trường các nước Malawi, Zambia, Zimbabwe, Mozambique, nhu cầu thị trường tại 4 nước tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 5% đến 10% mỗi năm. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bước đầu đã tạo dựng được vị thế tại các thị trường, đã xuất hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu mới. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khá gay gắt từ các nước có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tương tự như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…