7. Kết cấu đề tài
3.4.2 Các giải pháp vi mô
Chức năng của Hiệp hội ngành hàng là hỗ trợ hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường khả năng xuất nhập khẩu của các thành viên trong hiệp hội, Các doanh nghiệp tham gia hiệp hội ngoài trách nhiệm đối với các hoạt động chung hoặc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau còn được hưởng nhiều lợi ích khác do hoạt động của Hiệp hội đem lại. Bên cạnh đó, hiệp hội còn tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho từng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu.
Để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường khu vực thị trường Đông Phi, một khu vực thị trường rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp thì vai trò Hiệp hội càng trở nên có ý nghĩa. Trong thời gian tới các Hiệp hội cần:
- Tăng cường vai trò đại diện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại thị trường: Các Hiệp hội ngành hàng cần thể hiện vai trò tích cực trong việc phối hợp nỗ lực của các doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường công tác tìm hiểu thị trường, khách hàng; xây dựng và thỏa thuận các chương trình hợp tác, giao thương với các hiệp hội ngành nghề tại mỗi nước. Thể hiện vai trò trung gian đại diện trong bảo vệ lợi ích của ngành hàng, của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh xuất khẩu tại thị trường, đặc biệt khi xuất hiện các rào cản thương mại như đã từng xảy ra tại một số thị trường Châu Phi thời gian gần đây.
- Công tác thông tin thị trường: Nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin về thị trường của cộng đồng doanh nghiệp hai bên, Hiệp hội cần tăng cường tổ chức các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp 4 nước theo các hình thức như tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang các thị trường này hoặc mời các đoàn Bạn vào Việt Nam tham dự hội thảo doanh nghiệp, tổ chức các hội thảo trực tuyến từ xa.
- Tăng cường hoạt động cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên: Giới thiệu và tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành có uy tín tổ chức tại mỗi nước. Tích cực mời các đoàn doanh nghiệp Bạn vào Việt Nam gặp gỡ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành có uy tín thường niên tại Việt Nam.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn thông tin thị trường, mặt hàng, phương thức giao dịch, kinh doanh. Chủ động cập nhật thông tin thị trường để kịp thời đưa ra những dự báo chính xác về tình hình, cảnh báo cho doanh nghiệp về những diễn biến xấu có thể xảy ra. Tích cực phối hợp với các Hiệp hội đối tác cũng như Phòng Thương mại và Công nghiệp tại các nước để hỗ trợ doanh nghiệp thẩm tra đối tác, cảnh báo các trường hợp lừa đảo, gian lận.
- Nâng cao vai trò điều phối và điều tiết: Trong bối cảnh thị trường chịu sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác, vì vậy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước sẽ tốt hơn là tranh đấu vì quyền lợi riêng hoặc cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau. Hiệp hội cũng cần phát huy năng lực, hành động mang lại lợi ích cụ thể, liên kết các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh. Nêu lên những vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường hoặc kiến nghị để Chính phủ xem xét giải quyết những vấn
đề khó khăn, tồn tại trong hoạt động xuất khẩu vào các thị trường.
- Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một số khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường:
Xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Phi vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên những khó khăn này có thể giảm bớt nếu có sự tham gia tích cực của các Hiệp hội. Ví dụ khó khăn trong khâu thanh toán có thể tháo gỡ được thông qua việc Hiệp hội làm việc với các ngân hàng thương mại Việt Nam để hợp tác với một số ngân hàng có uy tín tại khu vực này như ECO Bank, Citibank... Đối với khó khăn về chi phí vận chuyển cao, Hiệp hội cần tìm kiếm nguồn hàng xuất khẩu thế mạnh tại các nước này như bông, điều, nguyên liệu thuốc lá, sắt thép phế liệu, gỗ để xuất khẩu trao đổi hai chiều, hàng đổi hàng giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả xuất khẩu.
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hội viên để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng thông qua sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên. Cụ thể, hiệp hội cần tổ chức nhiều diễn đàn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hội viên trong việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý; đồng thời thành lập các website của hiệp hội nhằm truyền tải thông tin khoa học-kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các hội viên.
- Tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo giao lưu với các hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, kêu gọi các hội viên tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của ngành và tổ chức các chuyến thăm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
- Hiệp hội cũng tổ chức đi thăm hỏi, động viên khảo sát nắm bắt tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất để tìm hiểu khó khăn, trở ngại của từng doanh nghiệp, từ đó tìm hướng giúp đỡ và kiến nghị lên các cấp lãnh đạo những vấn đề quan trọng.
3.4.2.2. Đối với doanh nghiệp
- Cần lựa chọn thị trường mục tiêu và cung ứng mặt hàng xuất khẩu phù hợp
Các doanh nghiệp nước ta rất thiếu thông tin về thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó khăn, xa xôi như thị trường khu vực Đông Phi. Cho nên cách doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thị trường qua nhiều kênh thông tin như internet, Phòng Thương mại, Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ tại nước sở tại (nếu có) để có các thông tin cập nhật từ đó đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá, lựa chọn thị trường mục tiêu của mình.
Việc nghiên cứu thị trường như vậy là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoạch định chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp trong việc xác định khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, thời điểm và phương thích hợp để xuất khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Thị trường các nước khu vực Đông Phi có dân số khá đông, sản xuất công nghiệp trong nước nhìn chung không phát triển và phải nhập khẩu hầu hết hàng hóa tiêu dùng trong nước. Vì vậy nếu chọn được thị trường, chiến lược kinh doanh đúng đắn, phương thức kinh doanh cũng như mặt hàng xuất khẩu phù hợp thì hầu hết hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam đều có thể thâm nhập thị các trường này.
Ví dụ, đối với hàng dệt may, để có thể cạnh tranh được với hàng hóa từ Trung Quốc, cần tìm hiểu và đáp ứng chính xác về nhu cầu, thị hiếu về mầu sắc, mẫu mã, giá bán và phương thức giao dịch phù họp tại thị trường. Thời gian qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường chủ yếu theo hình thức đơn hàng nhỏ lẻ, do các doanh nhân trực tiếp sang Việt Nam đặt hàng theo mẫu mã yêu cầu, một phần qua các trung gian từ Nam Phi, chưa hình thành hệ thống kinh doanh dạng hợp đồng lớn, thường xuyên giữa hai bên. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định phát triển kinh doanh lâu dài và bền vững tại thị trường, tiến tới thành lập chi nhánh và đầu mối liên lạc để thường xuyên nắm tình hình thị trường, kịp thời cập nhật xu hướng, thị hiếu thị trường.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư về mặt hàng, thị trường trọng điểm để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, đối với thị trường Mozambique, cần tăng cường xuất khẩu các mặt hàng phục vụ dự án đầu tư viễn thông của Viettel, hoặc các mặt hàng phục vụ các dự án hợp tác nông nghiệp, y tế, giáo dục, đây cũng là những lĩnh vực mà ta có hàng xuất khẩu có thế mạnh. Đồng thời phát triển những hình thức giao dịch mới, linh hoạt hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh, gắn xuất khẩu với nhập khẩu. Chẳng hạn phương thức đổi gạo Việt Nam lấy điều, bông hoặc đổi hàng hóa xuất khẩu nhằm giảm chi phí vận tải, hạn chế việc xuất khẩu qua trung gian.
Đa số người dân tại thị trường thuộc diện thu nhập thấp, muốn mua hàng giá rẻ. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu cung cấp hàng hóa giá cả phải chăng, mẫu mã phong phú, tuy nhiên cũng cần chất lượng tương đối để tránh tâm lý hàng chất lượng thấp từ Việt Nam. Dần định hình tâm lý coi hàng hóa Việt Nam có chất lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng tại thị trường, tạo nên thương hiệu hàng hóa “made in Việt Nam” uy tín tại thị trường. Điều này sẽ giúp hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập các thị trường này cũng như thị trường các nước lân cận.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
Trên cơ sở, thị trường mục tiêu của mình đã được xác định, doanh nghiệp cần tập trung thúc đẩy những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn hàng đối tác về nhu cầu, thói quen, tập quán tiêu dùng của thị trường. Để làm được việc này, doanh nghiệp có thể tìm hiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trực tiếp đi khảo sát và nghiên cứu thị trường, có thể xem xét liên kết tổ chức đoàn quy mô nhỏ, từ 5 - 6 doanh nghiệp hoặc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại do các đơn vị tổ chức… Từ những thông tin thu thập được, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn chiến lược kinh doanh, phương thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh một cách phù hợp với từng thị trường.
Việc tìm kiếm thông tin qua internet tại khu vực Châu Phi ẩn chứa nhiều rủi ro do doanh nghiệp ở đây vẫn chưa quen với hình thức giao dịch này và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được. Vì vậy doanh nghiệp nên tìm hiều thông tin thị trường từ các trang tin có uy tín, trang tin của Bộ Công Thương (thitruongnuocngoai.vn, báo Công thương…), khai thác từ cơ quan đại diện Việt Nam tại Mozambique, Nam Phi, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang làm ăn tại các nước, cộng đồng Việt kiều…Doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh trên các trang web chính thức như trang www.ttnn.com.vn, trang www.moit.gov.vn của Bộ Công Thương Việt Nam, trang www.vinafrica.com của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cũng như các Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania, Mozambique kiêm nhiệm Madagascar, Mauritius, Seychelles.
Việc lựa chọn được phân đoạn thị trường đúng đắn có ý nghĩa quan trọng cho thành công của doanh nghiệp tại thị trường. Bước đầu, doanh nghiệp cần tránh việc phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực ASEAN đã có chỗ đứng tại thị trường bằng việc lựa chọn mặt hàng, chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường. Tuy vậy, cũng cần đánh giá đúng mức về khả năng cạnh tranh của hàng hóa các nước khác vì thực tế hiện nay nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta có sức cạnh tranh khá cao, chất lượng tốt, giá cả phù hợp, cùng với tâm lý tẩy chay hàng hóa giá rẻ chất lượng thấp từ Trung Quốc là cơ hội tốt cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường.
Việc xác định chiến lược và phương thức kinh doanh cũng cần căn cứ vào thực tế thị trường. Ví dụ doanh nghiệp có thể xem xét đầu tư sản xuất tại chỗ ở thị trường Ethiopia, Mozambique để giảm chi phí, đáp ứng nhanh và chính xác yêu cầu của người tiêu dùng như một số doanh nghiệp của Việt Nam đã từng thành công ở đây. Tuy nhiên đối với thị trường này thì việc đầu tư sản xuất tại chỗ cần phải giải quyết được một số khó khăn như thiếu điện, thiếu nước, cơ sở hạ tầng kém phát triển và tình trạng quan liêu tham nhũng tại nước này.
- Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào thị trường khu vực và có cách tiếp cận, phân phối hàng hóa tại thị trường phù hợp
Để ổn định, gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, trong thời gian tới cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Đây cần phải được xác định là con đường chính để thâm nhập thị trường khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục xuất khẩu qua trung gian như hiện nay (chủ yếu dành cho các doanh nghiệp mới xuất khẩu sang thị trường Châu Phi). Một con đường khác là trong tương lai, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ mạnh có thể lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì Việt Nam cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường khu vực này đó là: Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng; Hạ giá thành sản phẩm; Đảm bảo thời gian giao hàng; Duy trì chất lượng sản phẩm.
- Công tác tiếp cận, phân phối hàng hóa tại thị trường:
Để có thể đứng vững tại thị trường lâu dài và thành công, doanh nghiệp cần tích cực và kiên trì hơn trong việc tìm kiếm thông tin và thực hiện kinh doanh tại thị trường này. Nên nghiên cứu và xúc tiến đặt đại diện tại thị trường với vai trò là cửa ngõ tại khu vực và châu Phi; xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường châu Phi thích hợp trên cơ sở lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện Việt Nam tại Mozambique, Tanzania, Bộ Công thương và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Tăng dần việc xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải nỗ lực nhiều hơn, tuy nhiên khi đã xuất khẩu được trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn ở thị trường, chủ động trong các giao dịch và hiệu quả kinh doanh cao hơn.
tải, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu, xem xét, và lựa chọn việc mở hoặc thuê kho ngoại quan và các trung tâm thương mại, cửa hàng tại thị trường này. Đây là hình thức hiệu quả mà các doanh nghiệp Trung Quốc và Ấn Độ đã áp dụng thành công thời gian qua tại Mozambique và Zimbabwe. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể nghiên cứu phương án liên kết một số doanh nghiệp cùng đứng ra thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm, kho ngoại quan để giảm chi phí.
Đầu tư nhà máy sản xuất tại chỗ theo hình thức liên doanh liên kết hoặc đầu tư
trực tiếp để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công giá rẻ tại thị trường, giảm chi phí vận chuyển và được hưởng ưu đãi về thuế.
Để giải quyết khó khăn đối với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường châu Phi nói chung ở khâu thanh toán, trong điều kiện khả năng tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, lãi suất tín dụng cao, doanh nghiệp Việt Nam cần hạn chế dành cho bên mua hàng thanh toán bằng hình thức trả chậm và càng không thể thực hiện thanh toán bằng đồng tiền bản tệ của họ. Nếu không thể sử dụng thanh toán bằng L/C, cần yêu cầu đối tác đặt cọc tỷ lệ lớn (từ 70%) để đảm bảo an