7. Kết cấu đề tài
1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Đông Phi liên tục tăng trưởng, ngay cả trong giai đoạn 2008-2009 khi nền kinh tế
thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng. Riêng năm 2011, Trung Quốc xuất khẩu sang các nước khu vực đạt khoảng 8 tỷ USD trong đó xuất khẩu sang khối EAC gần 4,5 tỷ USD hàng hóa; xuất khẩu sang các nước khu vực sừng châu Phi đạt 1,8 tỷ USD.
Sở dĩ trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các đạt được mức tăng trưởng trong thời gian vừa qua là nhờ Chính phủ Trung Quốc thực thi nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nước này, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh thâm nhập thị trường, cụ thể là:
-Thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi, đầu tư FDI, Trung Quốc đã ký kết nhiều hiệp định với các điều khoản thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng hóa, máy móc, lao động sang thị trường khu vực
Thông qua các khoản viện trợ, khoản vay ưu đãi của mình (Hội nghị Thượng đỉnh Trung-Phi lần thứ 4 đã diễn ra tại Ai Cập năm 2009 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc cam kết viện trợ 10 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ các nước Châu Phi trong đó có các nước khu vực vùng sừng Châu Phi, tăng gấp đôi so với cam kết viện trợ của nước này tại hội nghị trước đó), Trung Quốc đã khéo léo lồng ghép các lợi ích kinh tế có lợi cho mình như phải mua hàng hóa của Trung Quốc để đổi lấy viện trợ, đưa lao động của nước mình sang các nước khu vực. Chẳng hạn như để nhận được các khoản vay ưu đãi từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thì phải mua ít nhất 50% hàng hóa từ Trung Quốc.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nước đầu tư FDI chủ yếu vào các nước khu vực, đặc biệt là Ethiopia. Hiện Trung quốc đang có 1230 dự án với tổng số vốn đạt đăng ký 2,5 tỉ USD tại Ethiopia. Để tăng cường hiệu quả FDI vào các nước khu vực, Trung Quốc đã đưa ra cách thức tiếp cận và chiến lược khá hiệu quả. Trung Quốc nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế, hợp tác phát triển và hợp tác đầu tư thay vì chính sách viện trợ như của Mỹ và phương Tây ở khu vực. Trung Quốc luôn nhấn mạnh nguyên tắc không can thiệp vào tình hình nội bộ các nước nhận FDI. Trung Quốc yêu cầu các công ty và giới đầu tư Trung Quốc phải thích nghi và tuân thủ luật pháp các nước sở tại, song Chính phủ Trung Quốc cam kết chịu trách nhiệm các rủi ro cho họ. Trung Quốc không phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân khi đầu tư vào các nước khu vực. Thông qua các dự án đầu tư, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa hàng hóa, thiết bị máy móc của mình vào các nước khu vực, gia tăng xuất khẩu hàng hóa của mình.
- Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường khu vực, gián tiếp hỗ trợ về vốn cho các công ty Trung Quốc thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng tại Châu Phi để từ đó mở rộng hoạt động của mình.
Nhằm tăng cường hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp của mình trên cơ sở tận dụng mạng lưới chi nhánh ngân hàng tại các nước tại khu vực châu Phi trong đó có các nước khu vực sừng châu Phi của ngân hàng Standard Bank Nam Phi, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đã mua 20% cổ phần của ngân hàng này. Trong tháng 7/2010, ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã ký Biên bản hợp tác chiến lược với ngân hàng First Bank của Nam Phi trong đó cảm kết đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào các dự án trên toàn khu vực châu Phi.
Việc tham gia cổ phần vào các ngân hàng Nam Phi giúp cho Trung Quốc cũng như có tiếng nói nhất định trong việc cấp vốn tài trợ cho các dự án của Trung Quốc tại Châu Phi trong đó có các nước khu vực sừng châu Phi, sử dụng ngay nguồn tiền huy động được tại các nước khu vực để tài trợ cho các dự án của Trung Quốc tại những nước này.
- Trung Quốc thực thi chính sách thuế quan theo hướng khuyến khích xuất khẩu đồng thời cũng giành nhiều ưu đãi thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ khu vực
Trung Quốc đã điều chỉnh thuế quan theo hướng đánh thuế nhập khẩu thật thấp hoặc miễn đối với các nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, cao hơn đối với thành phẩm hay bán thành phẩm và rất cao đối với những sản phẩm nhập khẩu ảnh hưởng đến năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Mức thuế quan nhập khẩu trung bình của Trung Quốc theo cam kết WTO giảm từ 23% năm 1996 xuống 15,3% năm 2001, 12% năm 2002, 9,3% năm 2005 và 7,2% năm 2010. Thông qua thuế Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng cách:
- Áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc đối với những sản phẩm trung gian cho các ngành ưu tiên phát triển và hoàn thuế cho những sản phẩm dùng để chế biến hàng xuất khẩu có sử dụng đầu vào từ nước ngoài và gia tăng thu hút FDI;
- Hạ thấp hoặc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu. Biện pháp này không trái với quy định của WTO.
Bên cạnh đó, để góp phần hạn chế thâm hụt thương mại, Chính phủ Trung Quốc cũng đã có các chính sách ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ các nước khu vực. Vừa qua Trung Quốc và Ethiopia đã ký kết một thỏa thuận thương mại theo đó nước này sẽ miễn thuế 95% lượng hàng hóa nhập khẩu hàng hóa từ nước này. Tuy nhiên, có thể thấy, chỉ có rất ít các mặt hàng được hưởng lợi từ chính sách này của Trung Quốc do hầy hết các nước vẫn chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị thấp. Các mặt hàng chế tạo hầu như không có.
- Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn quan tâm đầu tư và đa dạng hoá ngành hàng xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng nghiên cứu thị trường để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường các nước khu vực và có chính sách bán hàng hợp lý đồng thời chuyển dịch, đa dạng hóa cơ cấu hàng xuất khẩu
Các doanh nghiệp Trung Quốc thường tổ chức các đoàn cán bộ sang các nước
khu vực tìm hiểu nghiên cứu thị trường hoặc thông qua cơ quan Thương vụ của nước này để thường xuyên cập nhật các thông tin thị trường. Nhờ có các thông tin thị trường nhanh nhạy các doanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị hiếu thị trường để đưa ra những sản phẩm phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Để có được điều này phải kể đến vai trò rất lớn của Cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại các nước khu vực đặc biệt là Cơ quan thương vụ. Cơ quan này được coi như là tai mắt của Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc.
linh hoạt và mềm dẻo. Họ sẵn sàng giảm giá, bán chịu cho các nhà nhập khẩu khu vực để thâm nhập thị trường, chấp nhận mức lợi nhuận thấp để giữ chân khách hàng. Nhờ vậy, hàng hoá Trung Quốc đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường khu vực.
Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công đó còn có những mặt cần rút kinh nghiệm đặc biệt là từ những kinh nghiệm của Trung Quốc. Các dự án đầu tư do Trung Quốc cung cấp tài chính và vận hành thường sử dụng lao động phổ thông người Trung Quốc, tạo thêm việc làm cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể là phản tác dụng do các nước nhận các khoản vay và đầu tư của Trung Quốc tại khu vực cũng thường có tỷ lệ thất nghiệp cao và công nhân người Trung Quốc không được vui vẻ đón nhận. Dòng lao động nhập cư đông đảo người Trung Quốc, mà nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp, đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc với tư cách là cường quốc trong con mắt của người dân khu vực. Người ta khó có thể hy vọng các công ty khai khoáng Trung Quốc ở khu vực tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động, khi mà các hầm mỏ ở Trung Quốc vẫn được coi là nguy hiểm nhất thế giới và Trung Quốc đang phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại chính quốc.
Người Trung Quốc thường không coi trọng luật pháp bản địa. Một số công ty Trung Quốc phớt lờ luật pháp ở các nước khu vực: Không ký các hợp đồng lao động, không trả tiền bảo hiểm, trả tiền công thấp hơn mức lương tối thiểu, buộc người lao động làm thêm trong ngày nghỉ. Do vậy, họ thường xuyên xích mích với người lao động hoặc vi phạm luật pháp bản địa.
Ngoài ra, hàng hóa của Trung Quốc, chủ yếu là giá rẻ, mặc dù tràn ngập tại nhiều thị trường khu vực, phù hợp với thu nhập của người dân các nước nhưng chất lượng hàng hóa đang là trở thành một vấn đề gây quan ngại. Hình ảnh hàng hóa Trung Quốc đang xấu đi trong con mắt người dân bản địa thậm chí nhiều người còn đồng nhất quan niệm hàng Trung Quốc là hàng kém chất lượng.
Để có thể thâm nhập và chỗ đứng vững chắc tại thị trường khu vực thì việc tôn trọng người tiêu dùng, cho dù họ có mức thu nhập thấp và ở các nước kém phát triển nhất cũng như pháp luật nước sở tại cần phải được đề cao. Cách thức thâm nhập thị trường khu vực của Trung Quốc tuy đã thu được những thành công trước mắt nhưng nếu những mặt hạn chế trên không được khắc phục thì sự thâm nhập đó chắc chắn sẽ không bền vững.