1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi

92 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 836,82 KB

Nội dung

Phần lớn các tác phẩm của John Stuart Mill viết về lĩnh vực ñạo ñức chưa ñược dịch và xuất bản tại Việt Nam, trong ñó có tác phẩm Thuyết công lợi.. Từ ñó, việc rút ra giá trị và hạn chế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*********

NGUYỄN ÁNH HỒNG MINH

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA JOHN STUART MILL

TRONG TÁC PHẨM “THUYẾT CÔNG LỢI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Hà Nội-2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN ÁNH HỒNG MINH

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA JOHN STUART MILL

TRONG TÁC PHẨM “THUYẾT CÔNG LỢI”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo

Hà Nội-2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan công trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo Những tài liệu trích dẫn trong luận văn là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Học viên

Nguyễn Ánh Hồng Minh

Trang 4

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 12

Chương 1: Những ñiều kiện và tiền ñề hình thành tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi 12

1.1.Điều kiện kinh tế - xã hội 12

1.2 Những tiền ñề tư tưởng 15

1.2.1 Thuyết khoái lạc của Epicurus 16

1.2.2 Tư tưởng của I Kant về mệnh lệnh tuyệt ñối 19

1.2.3 Thuyết công lợi cổ ñiển của Jeremy Bentham 21

1.3 Khái quát về cuộc ñời và sự nghiệp của John Stuart Mill và tác phẩm Thuyết công lợi 24

1.3.1 Cuộc ñời, sự nghiệp của John Stuart Mill 24

1.3.2 Tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill 31

Chương 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng ñạo ñức John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi và những giá trị hạn chế của nó 40

2.1 Học thuyết công lợi – tâm ñiểm ñạo ñức của John Stuart Mill 40

2.1.1 Thuật ngữ “Thuyết công lợi” của John Stuart Mill 40

2.1.2 Quan niệm của John Stuart Mill về nguyên tắc công lợi 48

2.2 Một số quan niệm ñạo ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi 52

2.2.1 Quan niệm về khoái lạc 52

2.2.2 Quan niệm về hạnh phúc 57

2.2.3 Tiêu chuẩn thiện – ác 60

2.2.4 Quan niệm về lương tâm 63

2.3 Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill qua tác phẩm Thuyết công lợi 66

Trang 5

C KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 85

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý' do chọn ñề tài

Trọng tâm nghiên cứu của triết học xoay quanh các vấn ñề về con người Với tư cách là sản phẩm của hoạt ñộng thực tiễn và nhận thức của con người, ñạo ñức là lĩnh vực nghiên cứu mà triết học không thể bỏ qua Trong lịch sử triết học, ñạo ñức là một trong những chủ ñề ñược các nhà tư tưởng nghiên cứu, bàn luận nhiều và thu hút sự quan tâm của nhân loại trong mọi thời ñại Việc nghiên cứu các học thuyết ñạo ñức của các triết gia thời trước không chỉ giúp chúng ta phát triển và hoàn thiện năng lực tư duy

lý luận, mà còn bổ sung những tư tưởng có giá trị, góp phần xây dựng lý luận về ñạo ñức một cách nhất quán, có hệ thống, có tính kế thừa Các vấn

ñề ñạo ñức ñã ñược trình bày trong nhiều tác phẩm của các nhà triết học phương Tây từ cổ ñại cho ñến hiện ñại Trong số ñó, tác giả luận văn ñặc

biệt chú ý tới tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill vì những lý do

như sau:

Thứ nhất, John Stuart Mill (1806 – 1873) là nhà triết học Anh vĩ ñại

có ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng phương Tây thế kỷ XX và hiện nay Henry Sidgwick (1838 – 1900), nhà triết học theo thuyết công lợi ñã nhận xét rằng, trong khoảng thời gian 1860 – 1865, tư tưởng của John Stuart Mill ñã lan tỏa và thống trị toàn nước Anh – ñiều mà rất ít người có thể làm ñược Bốn thập kỷ sau ngày mất của John Stuart Mill, cựu thủ tướng Anh Arthur Balfour (1848 – 1930) ñánh giá tầm ảnh hưởng của John Stuart Mill tại các trường ñại học ở Anh có thể so sánh với Hegel ở Đức và Aristotle thời cổ ñại Nhà xã hội học người Đức, Leopold von Wiese (1876 – 1969) nhận ñịnh: “Trong lịch sử Âu Châu hiện ñại, chỉ có một số ít các học giả ñược nhiều ngành khoa học xem trọng như trường hợp của Mill” [69, tr 3]

Thứ hai, không chỉ nhận ñược những ñánh giá tích cực, các tác phẩm của John Stuart Mill ñã gây ñược tiếng vang trên toàn thế giới Năm 1859,

Trang 7

tác phẩm Bàn về tự do lần ñầu tiên xuất hiện ñã nhanh chóng giữ “vị trí

quan trọng trong tư duy lý luận và tư tưởng của phương Tây” [12, tr 3]

Năm 1868, Bàn về tự do ñã ñánh dấu tầm ảnh hưởng của Mill tại Nhật Bản

khi con số phát hành lên ñến hàng triệu bản Một trong những nền móng ñể

John Stuart Mill hoàn thành tác phẩm Bàn về tự do chính là tư tưởng về

nguyên tắc công lợi Sau ñó, John Stuart Mill ñã tập hợp những bài báo, tài liệu nghiên cứu trước ñó liên quan tới nguyên tắc công lợi ñể hoàn thiện và

cho ra mắt tác phẩm Thuyết công lợi1 Đây là một học thuyết ñạo ñức nổi tiếng có tác ñộng lớn tới ñời sống chính trị, xã hội ở Anh Tuy vậy, thuyết công lợi cũng phải ñối diện với không ít những quan ñiểm phê phán, chỉ trích gay gắt Mục ñích ban ñầu John Stuart Mill khi viết tác phẩm này là bảo vệ thuyết công lợi trước những ý kiến mà ông coi là hiểu sai lệch ñi bản chất của thuyết công lợi Bên cạnh ñó, John Stuart Mill ñã phát triển

thuyết công lợi theo một hướng mới nhân văn hơn Trong tác phẩm Thuyết

công lợi, John Stuart Mill còn ñề cập ñến rất nhiều vấn ñề ñạo ñức quan trọng mà con người luôn quan tâm như: Cách thức ñánh giá và lựa chọn giữa niềm vui cao quý và thấp kém; ñộng cơ thúc ñẩy con người hướng ñến tính hữu ích; cách thức ñể hướng tới hạnh phúc như là mục ñích tối hậu của cuộc sống; mối quan hệ giữa tính công lợi và công lý

Thứ ba, vị thế của John Stuart Mill trong lịch sử phát triển học thuyết công lợi nói riêng và lịch sử tư tưởng ñạo ñức nói chung là không thể phủ nhận Tư tưởng ñạo ñức của thuyết công lợi ñã có từ thời cổ ñại, nhưng chỉ ñến Bentham thuyết công lợi mới trở thành một học thuyết thực sự, còn John Stuart Mill ñã kế thừa và phát triển nó Thuyết công lợi ñược xem là

“một trong những cách tiếp cận ñạo ñức học quy tắc mạnh mẽ và có sức thuyết phục nhất trong lịch sử triết học” [Xem tài liệu 83] Ngoài ra, tư

tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi hiện

1 Utilitarianism có người dịch là Thuyết công lợi, có người dịch là Thuyết vị lợi Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn thạc sỹ của

Trang 8

vẫn ñược nghiên cứu, phân tích và tranh luận nhiều Điều này ñược thể hiện rõ qua số lượng các bài viết và sách ñược phát hành những năm gần ñây Ngoài ra, tại các trường ñại học danh tiếng trên thế giới như Cambridge, Harvard, các bài giảng về thuyết công lợi của John Stuart Mill rất ñược chú trọng

Thứ tư, trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu hội nhập tư tưởng Đông – Tây, chúng ta ñã và ñang phải ñối mặt với nhiều vấn ñề mới và

phức tạp thuộc mọi lĩnh vực, trong ñó có ñạo ñức Trong văn kiện Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh tình trạng ñạo ñức và lối sống của một bộ phận xã hội Việt Nam ñang xuống cấp nghiêm trọng Bởi vậy, việc nghiên cứu lý luận ñạo ñức là yêu cầu cấp thiết nhằm tìm hướng khắc phục tình trạng suy thoái ñạo ñức và giải quyết các vấn ñề ñạo ñức mới của thời ñại Đây là công việc không hề ñơn giản, ñòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu các quan niệm và học thuyết ñạo ñức khác nhau trong lịch sử tư tưởng nhân loại

Thứ năm, tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill còn ít ñược nghiên cứu ở Việt Nam Phần lớn các tác phẩm của John Stuart Mill viết về lĩnh vực ñạo ñức chưa ñược dịch và xuất bản tại Việt Nam, trong ñó có tác

phẩm Thuyết công lợi Bởi vậy, việc tiếp cận các tác phẩm kinh ñiển thuộc

trào lưu triết học phương Tây hiện ñại của các học giả Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại Trong thời kỳ hội nhập, việc nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng triết học nói riêng và tinh hoa tư tưởng nhân loại nói chung là rất cần thiết

ñể phát triển toàn diện nguồn nhân lực, xây dựng nền kinh tế tri thức, mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu về khoa học kỹ thuật và văn hóa với các nước phát triển

Với những lí do trên, việc nghiên cứu ñề tài: “Tư tưởng ñạo ñức

của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi” có ý nghĩa thiết

Trang 9

thực cả về lý luận và thực tiễn Lựa chọn Thuyết công lợi – tác phẩm tâm

huyết của John Stuart Mill, tác giả luận văn muốn làm rõ tư tưởng ñạo ñức của một triết gia có ảnh hưởng lớn ñối với chủ nghĩa công lợi nói riêng và

tư tưởng triết học phương Tây thế kỷ XX và hiện nay nói chung Từ ñó, việc rút ra giá trị và hạn chế trong tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill

qua tác phẩm Thuyết công lợi sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về một học thuyết

vừa có ảnh hưởng lớn, lại vừa gây nhiều tranh cãi này

Bên cạnh ñó, việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện ñại, ñặc biệt

là tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill qua các tác phẩm nổi tiếng của ông là mong muốn từ lâu của tác giả luận văn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

John Stuart Mill là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại Bởi vậy, các tác phẩm của ông nhận ñược sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước

Ở Việt Nam , về lĩnh vực dịch thuật, tác phẩm Bàn về tự do của John

Stuart Mill ñược dịch bởi Nguyễn Văn Trọng và xuất bản lần ñầu vào năm

2004, ñến năm 2007, dịch giả này tiếp tục giới thiệu tới ñộc giả trong nước

tác phẩm Chính thể ñại diện với sự hiệu ñính của Bùi Văn Nam Sơn

Năm 2013, tác phẩm Phải trái ñúng sai (Justice – What’s the right

thing to do?) của giáo sư Michael Sandel2 ñã ñược tái bản lần thứ 2 Cuốn sách ñược dịch bởi Hồ Đắc Phương và do nhà xuất bản Trẻ phát hành Trong tác phẩm này, nguyên tắc hạnh phúc tối ña của thuyết công lợi ñược Michael Sandel ñề cập trong phần ñầu của cuốn sách Sandel ñã phân tích, ñánh giá các giải quyết các vấn ñề ñạo ñức gây tranh cãi trong thực tiễn theo quan ñiểm của thuyết công lợi Từ ñó, Sandel chỉ ra những ưu ñiểm và nhược ñiểm riêng trong thuyết công lợi của Jeremy Bentham và John Stuart Mill

Trang 10

Tuy nhiên, tại thời ñiểm tác giả viết luận văn này, các tác phẩm khác

của John Stuart Mill, trong ñó có Thuyết công lợi chưa ñược dịch ra tiếng

Việt và xuất bản tại Việt Nam Để phục vụ việc nghiên cứu tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi, tác giả luận văn

ñã sử dụng bản dịch của chính mình Đây cũng là một trong những khó khăn khiến cho việc nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng của John Stuart Mill chưa có nhiều ở nước ta

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm thấy ở luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp ñại học, nghiên cứu khoa học của học viên, sinh viên chuyên ngành triết học cũng như ở một số bài báo những nghiên cứu về tư tưởng triết học của John Stuart Mill, trong ñó nguyên tắc công lợi cũng ñược ñề cập tới với tư cách là một trong hai nguyên tắc quan trọng nhất, bên cạnh nguyên tắc tự do ñể thiết lập nên quyền tự do của con người Trong số này,

có thể kể ñến:

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hải Hoàng viết với ñề tài Quan ñiểm

về tự do trong Bàn về tự do của John Stuart Mill, bảo vệ năm 2008 Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quan ñiểm của John Stuart Mill về tự do Tuy nhiên, khi trình bày vấn ñề về nguyên tắc tự do và nguyên tắc công lợi, tác giả ñã giới thiệu khái quát về nguyên tắc công lợi Bên cạnh ñó, tác giả ñã chỉ ra và phân tích một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng của John Stuart Mill

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh viết bằng

tiếng Anh có tên: John Stuart Mill’s socio – political philosophical thought

(Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill), bảo vệ năm

2010 Trong khóa luận của mình, tác giả cũng ñã trình bày nguyên tắc công lợi và nguyên tắc tự do từ ñó trình bày quan ñiểm về giáo dục, quan ñiểm

về nền dân chủ, ñã nêu ñược những tư tưởng cơ bản về triết học chính trị -

Trang 11

xã hội của John Stuarl Mill trong tác phẩm Bàn về tự do và chỉ ra một số

giá trị và hạn chế chính của ông trong tác phẩm

Luận án tiến sỹ của Ngô Thị Như với tên gọi Triết học chính trị của

John Stuart Mill – giá trị và bài học lịch sử bảo vệ năm 2013 Trong luận

án này, tác giả Ngô Thị Như ñã trình bày những nội dung cơ bản trong triết học chính trị của John Stuart Mill, chẳng hạn như: vấn ñề tự do cá nhân, quyền lực nhà nước, dân chủ, bầu cử, giáo dục và giải phóng phụ nữ Từ

ñó, tác giả luận án phân tích và rút ra những giá trị, bài học lịch sử của triết học chính trị John Stuart Mill, ñồng thơi chỉ rõ những hạn chế trong triết học chính trị của ông như: tính chủ quan, thiếu nhất quán, thiếu một số cơ

sở thực tiễn thể hiện trong quan ñiểm về vài trò của quần chúng nhân dân Đặc biệt, tác giả Ngô Thị Như phân tích nguyên tắc công lợi như là nền tảng cơ sở ñể ñảm bảo tự do và dân chủ Tuy nhiên, tác giả luận án ñưa ra nhận ñịnh rằng, tư tưởng của John Stuart Mill vẫn nghiêng về lợi ích cá nhân, tỏ rõ tính vị lợi nhiều hơn tính công lợi Đây là một trong những vấn

ñề còn cần ñược tranh luận nhiều xung quanh thuyết công lợi của John Stuart Mill

Bài báo Chủ nghĩa vị lợi nhìn từ góc ñộ ñạo ñức học của tác giả Đỗ Minh Hợp và Trần Thanh Giang Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà

Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 26, năm 2010 Bàn về góc ñộ ñạo ñức của chủ nghĩa công lợi qua hai triết gia chính là Jeremy Bentham và John Stuart Mill, các tác giả bài báo này có ñưa ra ý kiến phản ñối chủ nghĩa công lợi gay gắt của J Moore và ñánh giá ñó là một ý kiến phản ñối xác ñáng nhưng có phần phiến diện Từ ñó, các tác giả này chỉ ra sự cần thiết phải ñánh giá ñúng chủ nghĩa công lợi cả về hạn chế lẫn ưu ñiểm của

Bên cạnh ñó, một số nội dung tư tưởng cơ bản của John Stuart Mill cũng ñược trình bày trong một số cuốn giáo trình về triết học phương Tây

Trang 12

hiện ñại Tuy nhiên, các công trình này tập trung vào trình bày khái quát nội dung tư tưởng triết học của John Stuart Mill chứ chưa ñi sâu vào khai thác tư tưởng ñạo ñức của ông

Nhìn chung, các công trình nói trên ñều nghiên cứu về tư tưởng của John Stuart Mill dù ở nhiều khía cạnh khác nhau, có nội dung khác nhau Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tư tưởng

về nguyên tắc tự do và nguyên tắc công lợi như là nền tảng xác ñịnh quyền con người, quyền lực của nhà nước, phẩm chất ñạo ñức của con người, ñánh giá ñóng góp và hạn chế trong tư tưởng của ông

Trên thế giới , tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill thu hút

ñược cuộc tranh luận hết sức sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều Có thể kể ñến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Bộ sách Sổ tay Cambridge về triết học do nhà xuất bản Đại học Cambridge Anh quốc phát hành Loạt sách này giới thiệu chi tiết về các tác

giả, nhà tư tưởng, nghệ sĩ, chủ ñề và giai ñoạn triết học khác nhau Mỗi một tập bao gồm những bài viết của những học giả hàng ñầu nên ñó là tập hợp các quan ñiểm khác nhau chứ không phải là ý kiến của một tác giả duy nhất Bộ sách này có hai cuốn ñề cập ñến thuyết công lợi của John Stuart Mill:

Năm 1998, ấn phẩm Sổ tay Cambridge về Mill do John Skorupski3

làm chủ biên với sự cộng tác của các học giả nổi tiếng khác ñược phát hành Herny R West, biên tập viên tại tạp chí Triết học Quốc tế, ñã nhận xét cuốn sách này là “bộ sưu tập” những bài viết ñộc ñáo này về triết học của John Stuart Mill Đây là công trình toàn diện và ñáng tin cậy nhất từ trước tới nay nghiên cứu về tư tưởng triết học của John Stuart Mill

Trang 13

Năm 2014, Nhà xuất bản Cambridge phát hành cuốn Sổ tay

Cambridge về Thuyết công lợi do Ben Eggleston4 và Dale Miller5 ñồng chủ biên Các bài viết tập hợp trong cuốn sách này ñược ñánh giá là nguồn tư liệu quan trọng cho các nghiên cứu về triết học ñạo ñức, triết học chính trị,

lý luận chính trị và lịch sử tư tưởng Tập sách này gồm 4 nội dung chính như sau: Nguồn gốc và sự phát triển của chủ nghĩa công lợi thông qua các tác phẩm của Jeremy Bentham, John Stuart Mill, Henry Sidgwich và một

số người khác; Các vấn ñề trong việc xây dựng thuyết công lợi; Chủ nghĩa công lợi ñược xem xét trong mối quan hệ với triết học Kant về ñức hạnh ñạo ñức và về khả năng xung ñột giữa thuyết công lợi và thuyết công bằng; Nghiên cứu những tác ñộng của thuyết công lợi trong bối cảnh hiện ñại bằng cách xem xét những tác ñộng thực tế của nó ñối với những vấn ñề ñương ñại ñang gây tranh cãi như xung ñột quân sự và sự nóng lên toàn cầu

Một loạt những cuốn sách nghiên cứu về thuyết công lợi do nhà xuất

bản Cambridge University Press còn xuất bản như: Giới thiệu về ñạo ñức

học công lợi của Mill của tác giả Henry R West trong ñó có rất nhiều phân

tích thú vị về John Stuart Mill và thuyết công lợi của ông; Chủ nghĩa công

lợi và hơn thế nữa do Amartya Sen và Bernard Williams biên tập; Chủ

nghĩa công lợi: ủng hộ và phản ñối của hai tác giả J.J.C Smart và Bernard

Williams; tác giả D Weinstein với tác phẩm Chủ nghĩa công lợi và chủ

nghĩa tự do mới (Bối cảnh tư tưởng) trong ñó sự so sánh giữa học thuyết Kant và thuyết công lợi là ñiều mà tác giả luận văn hết sức quan tâm; có

những cuốn sách mới xuất bản ñầu năm 2014 như Chúa, ñiều thiện và

thuyết công lợi – từ viễn cảnh của Peter Singer do John Perry6 Điều ñó

Trang 14

cho thấy thuyết công lợi trong thời ñại ngày nay vẫn có những ảnh hưởng nhất ñịnh nên thu hút ñược nhiều sự quan tâm, nghiên cứu

Một số nghiên bài báo nghiên cứu về tư tưởng ñạo ñức của John

Stuart Mill như: Triết học ñạo ñức của John Stuart Mill do Mark Philop Strasser công bố năm 1991; bài báo Thảo luận về thuyết công lợi của Mill của David O Brink ñăng trên báo Triết học và công luận số 21 in năm

1992, và cũng nên kể ñến cuốn sách Giới thiệu về triết học chính trị xuất

bản năm 2003 của các tác giả Robinson, Dave và Groves, Judy Năm 2008, Daniel Jacobson của ñại học Bowling Green State, bang Ohio, Hoa Kỳ ñã

công bố một bài báo trên tạp chí Triết học với tên gọi: Chủ nghĩa công lợi

không theo thuyết hậu quả ñạo ñức: trường hợp của John Stuart Mill

Trong bài này, tác giả ñã phân tích và khẳng ñịnh John Stuart Mill là người theo thuyết công lợi, nhưng không phải là người theo chủ nghĩa hậu quả ñạo ñức (consequentialism) – học thuyết coi kết quả của hành ñộng là cơ sở cuối cùng ñể ñánh giá một hành vi là ñúng hay sai, có ñạo ñức hay không

Thuyết công lợi của John Stuart Mill xuất hiện trong hầu hết các cuốn sách nhập môn về triết học phương Tây hiện ñại, triết học ñạo ñức và ñược giảng dạy nhiều tại các trường ñại học hàng ñầu trên thế giới với các giảng viên danh tiếng như giáo sư Ian Shapiro và giáo sư Szelenyi của trung tâm nghiên cứu MacMillan, Đại học Yale; giáo sư Michael Sandel của Đại học Harvard

Trên thế giới, chủ nghĩa công lợi nói chung và thuyết công lợi của John Stuart Mill nói riêng vẫn ñược quan tâm, tranh luận, nghiên cứu nhiều

và có ảnh hưởng nhất ñịnh ñến ñời sống chính trị, xã hội Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill qua tác phẩm

Thuyết công lợi vẫn là một hướng nghiên cứu mới

3 Mục ñích và nhiệm vụ của luận văn

Trang 15

Mục ñích của luận văn là: làm rõ tư tưởng ñạo ñức của John Stuart

Mill qua tác phẩm Thuyết công lợi, từ ñó phân tích những giá trị và hạn chế

- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng ñạo ñức của John

Stuart Mill trong Thuyết công lợi

- Chỉ ra những giá trị và hạn chế chính trong tư tưởng ñạo ñức của

John Stuart Mill qua tác phẩm Thuyết công lợi

Cơ sở lý luận: Luận văn ñược thực hiện trên cơ sở quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp cụ thể như: phương pháp nghiên cứu văn bản, chú giải học, tổng hợp, phân tích tài liệu,…

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của ñề tài là tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill

Phạm vi nghiên cứu của ñề tài là tập trung vào một số tư tưởng ñạo ñức cơ bản của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Luận văn trình bày và phân tích một số tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi, qua ñó một lần nữa khẳng ñịnh những giá trị tư tưởng của John Stuart Mill

Trang 16

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể ñược sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học

và ñộc giả quan tâm ñến tư tưởng triết học của John Stuart Mill

7 Kết cấu

Ngoài phần Mở ñầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 17

B NỘI DUNG

Chương 1: Những ñiều kiện và tiền ñề hình thành tư tưởng ñạo

ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi

1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

John Stuart Mill sống ở Anh vào thế kỷ XIX, triều ñại Victoria Trước ñó, cuộc cách mạng công nghiệp lần ñầu tiên ñã diễn ra tại Anh và ñem lại cho thế giới một diện mạo hoàn toàn khác, ñưa lịch sử phát triển văn minh nhân loại sang trang mới với những thành tựu lớn như: việc John Kay phát minh ra “thoi bay” vào năm 1773, James Watt phát minh ra máy hơi nước năm 1784, chế tạo ra ñầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước năm

1814, v.v Thực ra, các ngành công nghiệp ñã phát triển mạnh ở nước Anh

từ cuối thế kỷ XVI Tuy nhiên, chỉ ñến khi có những phát minh mới về kỹ thuật, năng suất lao ñộng xã hội mới ñược nâng lên mức cao, thúc ñẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ ñã làm cho nền kinh tế giản ñơn, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên lao ñộng chân tay ñược thay thế bằng nền công nghiệp sử dụng máy móc trên quy mô lớn với sự xuất hiện của các khu công nghiệp Cuối cùng, phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa ñã ñược xác lập, thay thế phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu Lực lượng sản xuất mới xuất hiện nhanh chóng ñược phân bố, quá trình ñô thị hóa diễn ra nhanh chóng Năm 1851, nước Anh ñã

tổ chức một cuộc triển lãm thế giới với quy mô lớn nhằm thông báo với toàn thế giới rằng kinh tế của Anh ñã phát triển mạnh mẽ

Thương mại cũng ñã có những bước tiến nhảy vọt nhờ các cuộc phát kiến ñịa lí lớn thế kỷ XV – XVI mà tiêu biểu ñó là việc tìm ra châu Mỹ Những khám phá vĩ ñại về ñịa lí ñó ñã tạo ra một làn sóng di dân lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI – XVIII, ñồng thời với nó là việc mở rộng thị trường, tạo ñộng lực thúc ñẩy hoạt ñộng buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi Nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế ñược thành lập Tình hình này

Trang 18

ñòi hỏi phải phát triển giao thông vận tải ñường biển Chính vì thế, Vương quốc Anh ñã ñi tiên phong trong việc chuyển từ ñóng tàu gỗ sang ñóng tàu kim loại Những năm 60 của thế kỷ XIX, Anh ñã ñóng ñược tàu chở khách viễn dương với trọng tại 3 vạn tấn Công nghiệp ñóng tàu của họ ngày một hiện ñại hơn và còn ñóng tàu thuyền cho các nước khác Nhờ những ưu thế

về phát triển kỹ thuật, công nghiệp, thương mại mà Anh ñã thâu tóm phần lớn thuộc ñịa trên thế giới Nước Anh chính thức bước sang giai ñoạn chủ nghĩa ñế quốc thực dân

John Stuart Mill sống trong giai ñoạn kinh tế Anh ñang hưng thịnh nhất, nắm giữ vị trí số một thế giới cả về kinh tế và thuộc ñịa Trong thời

kỳ này, không một quốc gia nào trên thế giới có thể vượt qua nước Anh về kinh tế Tuy nhiên, những mặt trái của chủ nghĩa tư bản ñã dần bộc lộ ngay

ở thời kỳ hưng thịnh nhất nên kinh tế Anh cũng bị rơi vào tình trạng lũng ñoạn John Stuart Mill ñã sớm nhận thấy những mặt trái, tiêu cực, hạn chế ñằng sau vẻ hào nhoáng của chủ nghĩa tư bản ñang lên từ cuộc khủng hoảng kinh tế ñầu tiên năm 1825 với hậu quả hết sức nghiêm trọng cho tới những cuộc chiến tranh phi nghĩa giành thuộc ñịa

Cách mạng công nghiệp ñã tạo ra một nền văn minh vật chất hoàn toàn khác trước, nhưng cũng không thể che giấu ñược mâu thuẫn nội tại và những hạn chế ñã bộc lộ rõ của chủ nghĩa tư bản Một xã hội vị lợi nhuận,

vị ñồng tiền thì ñương nhiên sẽ nhiệt thành ủng hộ thuyết công lợi của Jeremy Bentham Bài toán tối ña hóa lợi ích của Jeremy Bentham có một mục tiêu cao ñẹp là giảm thiểu bất hạnh và gia tăng hạnh phúc nhiều nhất

có thể cho tất cả mọi người Tuy nhiên, giới cầm quyền chắc chắn sẽ lái nó theo hướng phù hợp với mục ñích kinh tế, chính trị của mình Chính trong bối cảnh này, John Stuart Mill muốn bảo vệ và khắc phục những hạn chế trong học thuyết công lợi cổ ñiển của Bentham, bổ sung những tư tưởng ñạo ñức mang tính nhân văn hơn

Trang 19

Cuộc cách mạng công nghiệp ñã làm thay ñổi phương thức sản xuất, gây ra những chuyển biến trong cơ cấu và ñời sống xã hội Sự gia tăng dân

số, phát triển ñô thị và quan trọng nhất ñó là việc hình thành giai cấp mới – giai cấp tư sản công thương và giai cấp vô sản công nghiệp là kết quả tất yếu của cách mạng công nghiệp Đây là hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa với những mâu thuẫn ñối kháng gay gắt về mặt lợi ích Sự phồn vinh về kinh tế dường như chỉ thấy ở tầng lớp các nhà tư bản, còn phần ñông công nhân thì vẫn sống trong cảnh thất nghiệp, bần cùng và ñói rét Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trở thành một ñặc ñiểm của xã hội tư bản Trong tình cảnh ấy, nhà tư bản lại vẫn tiếp tục bóc lột người lao ñộng thậm tệ và tàn nhẫn Để sinh tồn, người lao ñộng phải làm việc cật lực, sống khổ cực với ñồng lương ít ỏi Tuy nhiên, họ ñã bắt ñầu có ý thức phản kháng Từ ñó, những phong trào phản kháng của người công nhân như ñập phá máy móc, phá hủy nhà xưởng trở nên nổi tiếng trong lịch sử nước Anh Việc những phong trào này bị ñàn áp ñẫm máu càng làm cho những người công nhân hận thù nhà tư bản tới tận xương tủy Mâu thuẫn giai cấp ñẩy lên ñỉnh ñiểm Bối cảnh này có ảnh hưởng không nhỏ ñến tư tưởng ñạo ñức

của John Stuart Mill Trong tác phẩm Thuyết công lợi, ông ñề cập nhiều

ñến vấn ñề công lý và bất công, trong ñó ông còn ñưa ra ví dụ minh họa

liên quan ñến người cộng sản – thuộc giai cấp vô sản

Cách mạng tư sản giương cao khẩu hiệu “Tự do, bình ñẳng, bác ái”

ñã giải phóng con người hỏi sự kìm kẹp của chế ñộ phong kiến Sau khi cách mạng tư sản giành thắng lợi, hệ thống chính trị căn bản của nước Anh

là quân chủ lập hiến Vào giữa thế kỷ XIX, các ñảng phái chính trị ở Anh ra ñời và nổi bật nhất là hai ñảng Bảo thủ và Tự do thay nhau thống trị ñời sống chính trị ở Anh Cùng với việc xuất hiện nhà nước tư sản, ở phương Tây ñã hình thành các trào lưu tưởng về nhân quyền, quyền công dân, các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ Chính phủ Anh ñã

Trang 20

thực hiện “chủ nghĩa tự do”, ban hành một số quyền tự do dân chủ cho người dân và cả những người lưu vong chính trị nước ngoài ñược quyền lánh nạn ñồng thời cũng ban hành chính sách tự do kinh tế, giảm thuế mậu dịch

Có thể nói, John Stuart Mill sống trong giai ñoạn ñược coi là “thế kỷ

ñế chế” của Anh (1815 – 1914) với nhiều cuộc chiến ñể tạo lập thuộc ñịa Anh quốc ñã có một thế kỷ thống trị không ñối thủ và phạm vi thuộc ñịa

mở rộng khắp toàn cầu Trong ñó, công ty Đông Ấn chính là dấu ấn của Đế chế Anh tại châu Á Từ năm 17 tuổi, John Stuart Mill ñã bắt ñầu làm việc tại công ty này - nơi mà cha ông là một trong những viên chức kỳ cựu nhất,

và ở ñó cho tới khi công ty ngừng hoạt ñộng Với tư chất thông minh cùng nền tảng kiển thức ñồ sộ của mình, lại ñược làm việc trong một môi trường

tư bản chuyên về thương mại, John Stuart Mill có thể nắm bắt ñược bản chất của chủ nghĩa tư bản, của nền dân chủ mà ông ñang sống Bởi vậy, ta

có thể hiểu tại sao John Stuart Mill lại ñặc biệt quan tâm tới quyền tự do của con người, tới chính thể ñại diện và tư tưởng ñạo ñức của thuyết công lợi – một trong những học thuyết có ảnh hưởng lớn tới ñường lối cai trị ở Vương quốc Anh lúc bấy giờ

Những tư tưởng của John Stuart Mill về quyền tự do cá nhân qua tác

phẩm Bàn về tự do ñược xem là phát minh trong lĩnh vực tư tưởng chính trị còn tác phẩm Thuyết công lợi ñã khiến mọi người biết ñến với ông tư cách

người khai sáng chủ nghĩa công lợi Bối cảnh chính trị ñã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của John Stuart Mill, ñem lại cho ông nhiều suy nghĩ Cộng với tài hoa của bản thân, John Stuart Mill ñã ñóng góp những tư tưởng cấp thiết và ý nghĩa

1.2 Những tiền ñề tư tưởng

John Stuart Mill là một triết gia can ñảm dám nêu lên và dấn thân vào nghiên cứu những vấn ñề nhạy cảm của thời ñại Ông luôn tìm kiếm

Trang 21

những 9ý tưởng mới mẻ và những ñóng góp của ông mang dấu ấn cá nhân rõ rệt Cha John Stuart Mill là James Mill kì vọng có thể ñào tạo và tự giáo dục con trai mình trở thành một thiên tài Do vậy, từ rất sớm John Stuart Mill ñã ñược tiếp nhận một khối lượng tri thức khổng lồ Ta có thể nhận thấy trong hệ thống triết học của J.S.Mill dấu vết của hầu hết những khuynh hướng tư tưởng thời ñại trước

Nói ñến tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill, tác giả luận văn muốn ñề cập ñến ba tư tưởng chính ñóng vai trò là tiền ñề quan trọng cho việc Mill xây dựng thuyết công lợi Đó là thuyết khoái lạc của Epicurus, mệnh lệnh tuyệt ñối của I Kant và thuyết công lợi cổ ñiển của Jeremy Bentham

1.2.1 Thuyết khoái lạc của Epicurus

Trong tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill ñã dành một phần

lượng không nhỏ của chương 2 ñể bàn về khoái lạc và ñương nhiên ông có nhắc ñến Epicurus Quan niệm của Mill về khoái lạc có nhiều ñiểm tương ñồng với quan niệm của Epicurus

Để có tự do, hạnh phúc, theo Epicurus, con người phải quay lưng lại với xã hội ñương thời, bàng quan với xã hội và sống theo nguyên tắc hướng con người tới việc chế ngự khoái lạc, né tránh những ham muốn ñời thường

- những thứ mà ông cho là vật chất tầm thường, biến con người thành nô lệ cho những dục vọng Tuy nhiên, Epicurus phân biệt rõ ràng khoái lạc nói chung với khoái lạc cụ thể Ông coi khoái lạc là hạnh phúc ñầu tiên, mang tính bẩm sinh của con người, nhưng ñó không phải là khoái lạc ñơn thuần chỉ là sự thỏa mãn ham muốn Theo Epicurus, khoái lạc là hạnh phúc, nhưng không phải bất kì khoái lạc nào cũng mang ñến cuộc sống hạnh phúc, vô ưu (không suy nghĩ, dằn vặt) cho con người và không phải bất kì khoái lạc nào cũng ñược con người lựa chọn Bất kì khoái lạc nào cũng là hạnh phúc nhưng không có nghĩa là con người phải hướng ñến mọi sự

Trang 22

khoái lạc Điều này cũng giống như mọi sự ñau khổ ñều là bất hạnh, nhưng không phải sự ñau khổ nào cũng cần phải né tránh Epicurus chia khoái lạc thành hai dạng:

(1) khoái lạc tĩnh - bản chất của nó là cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vô ưu; (2) khoái lạc ñộng - bản chất của nó là sự tiêu khiển, vui vẻ

Hai dạng khoái lạc này là cơ sở xác ñịnh ñược cuộc sống hạnh phúc Tuy nhiên, theo Epicurus, khoái lạc tĩnh tốt hơn khoái lạc ñộng, bởi vì sức khỏe

và sự bình an tâm hồn là ñiều kiện cần giúp con người thỏa mãn và cảm thấy “thế là ñủ cho ñời sống hạnh phúc” [1, tr 142] Như vậy, Epicurus hướng con người tới khoái lạc tinh thần ñể có tự do, hạnh phúc trên cơ sở bền vững nhất Epicurus không phủ nhận khoái lạc ñộng, nhưng ông không coi ñó là mục ñích của cuộc sống ñạo ñức Ông khuyên con người hãy sử dụng nó một cách ñiều ñộ, bởi vì theo ông, mọi sự thái quá ñều không ñưa ñến sự bình yên Vì vậy, tuy không coi thường những khoái lạc thể xác, Epicurus nhấn mạnh rằng, quá ñề cao những thú vui thể xác là không hợp

tự nhiên và ñó là con ñường chắc chắn nhất dẫn tới bất hạnh và ñau khổ Mặt khác, một số thú vui thể xác không bao giờ thỏa mãn ñược hoàn toàn Cho dù có theo ñuổi chúng, con người sẽ không bao giờ thấy ñủ và do vậy

sẽ luôn cảm thấy ñau khổ Những người khôn ngoan, ngược lại, có thể ấn ñịnh cái tối thiểu mà họ cần Họ có thể thỏa mãn nhanh chóng nhu cầu ñó

và giữ ñược trạng thái cân bằng Bởi vậy, theo Epicurus, khoái lạc tinh thần

là cái cần hướng ñến ñể có ñược tự do, hạnh phúc Những khoái lạc tinh thần ñó chính là sự hiểu biết, tình cảm và nó phục tùng lý trí con người Nó giúp con người có sự vô ưu và cảm thấy hạnh phúc nhất Epicurus cho rằng, sự “vô ưu” không phải ñể hưởng thụ ít ñi, mà là ñể có thể bằng lòng với cái ít ỏi Đây cũng là một cách giải quyết hợp với bối cảnh xã hội trong thời kỳ cổ ñại Epicurus không thấy nỗi khổ của con người cũng là do ñiều kiện xã hội mà cho rằng tại chủ quan con người không biết cân bằng Tuy

Trang 23

nhiên, trong xã hội Hy Lạp ñầy biến ñộng lúc ñó, khi ñời sống nhân dân vô cùng cực khổ, quan ñiểm trên của Epicurus ñã củng cố niềm tin cho con người trong cuộc sống Quan niệm của Epicurus về con người và sự tự ý thức của con người ñể ñạt ñược cuộc sống tự do, hạnh phúc có nhiều ñiểm mới, sâu sắc hơn so với các nhà triết học tiền bối Chẳng hạn theo ông, con người có thể thoát khỏi quy luật của số phận và hưởng thụ có chừng mực những ñiều ñược coi là hạnh phúc trong cuộc sống vật chất và tinh thần Ông ñặt niềm vui tinh thần cao hơn niềm vui cảm tính – thể xác, mong muốn ñem ñến cho con người sự thanh thản tinh thần, vô ưu, không sợ hãi trước cái chết, thần linh và ñịnh mệnh Epicurus chấp nhận sống hết mình, sôi nổi, ñầy sức mạnh, bỏ qua những tiêu cực, bất hạnh của cuộc sống ñể hướng tới cái nhìn tích cực hơn Thậm chí, cái chết cũng không cản trở ñược tinh thần của Epicurus: “Anh hãy học cách suy nghĩ rằng cái chết không là gì ñối với chúng ta, vì tất cả những ñiều tốt ñẹp, cũng như tất cả những ñiều xấu xa là ở nơi cảm giác, còn cái chết là sự chấm dứt cảm giác”[23, tr 44] Tinh thần ấy ẩn chứa một ñiều gì ñó quý báu, khiến con người thêm yêu ñời, tận dụng thời gian thiết thực và phấn ñấu hết mình vì hạnh phúc trong thế giới, trong cuộc sống hiện tại, củng cố niềm tin cho con người tiếp tục sống Nắm bắt ñược tinh thần này trong học thuyết khoái lạc của Epicurus, John Stuart Mill ñã lên tiếng phê phán gay gắt những người hiểu nhầm quan niệm “khoái lạc” của Epicurus mà họ gọi là học thuyết của

“loài lợn”, mà không thấy ñược tính nhân văn trong quan niệm của Epicurus về con người Thuyết công lợi của Mill dựa trên nguyên tắc tối ña hóa khoái lạc và giảm thiểu ñau khổ Theo Mill, tốt ñồng nghĩa với khoái lạc và xấu ñồng nghĩa với khổ ñau Vì vậy, ñể có thể ñạt ñược hạnh phúc ñích thực, Mill cho rằng cần phải loại bỏ khổ ñau và tăng khoái lạc Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc ñề cao khoái lạc tinh thần như ở Epicurus, Mill còn chỉ ra rằng, cả khoái lạc thể xác lẫn tinh thần ñều rất quan trọng

Trang 24

ñối với ñời sống con người Theo ông, bằng trải nghiệm của mình, con người có thể phân biệt và lựa chọn khoái lạc cao cấp và khoái lạc thấp kém hơn Dù ñó là khoái lạc về thể xác hay tinh thần thì người có phẩm hạnh cao luôn lựa chọn những khoái lạc cao cấp Như vậy, thuyết công lợi của Mill ñã kế thừa nguyên tắc ñể ñạt tới hạnh phúc trong thuyết khoái lạc của Epicurus Tuy nhiên, Epicurus cho rằng, muốn có tự do, hạnh phúc con người phải quay lưng lại với xã hội ñương thời, trong khi ñó, Mill lại quan niệm ñạo ñức có nghĩa là phải tìm cách làm tăng hạnh phúc lớn nhất cho số ñông nhiều nhất Như vậy, theo Epicurus, người ñi tìm tự do không phải là giai cấp, nhân dân hay toàn thể xã hội mà chỉ là cá nhân thông thái cô lập với xã hội, ñó là những thực thể cô ñơn khép kín Epicurus nhấn mạnh sự

cô lập hơn là chuẩn mực ñạo ñức xã hội Theo quan niệm của Epicurus, con người có thể tự do nhưng ñó là tự do của cá nhân cô lập, tách rời lợi ích xã hội Đó cũng chính là hạn chế mang tính lịch sử của Epicurus

1.2.2 Tư tưởng của I Kant về mệnh lệnh tuyệt ñối

John Stuart Mill ñã tiếp nối truyền thống duy nghiệm (hay còn gọi là chủ nghĩa kinh nghiệm) Anh, vì vậy, ông không hoàn toàn thỏa mãn với chủ nghĩa siêu nghiệm của Kant Immanuel Kant và John Stuart Mill là những triết gia có tư tưởng ñạo ñức rất ñộc ñáo, mặc dù ñạo ñức học của hai ông ñối lập nhau

Nguyên tắc cơ bản trong ñạo ñức học Kant là “Mệnh lệnh” Mệnh lệnh có hai dạng là “mệnh lệnh tuyệt ñối” và “mệnh lệnh giả ñịnh” trong ñó

“mệnh lệnh tuyệt ñối” có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với “mệnh lệnh giả ñịnh” trong việc ñánh giá và kiểm soát các hành vi ñạo ñức của con người với ñịnh ñề nổi tiếng: “Hãy hành ñộng sao cho châm ngôn của ý chí của bạn lúc nào cũng ñồng thời có thể có giá trị như là nguyên tắc của một

sự ban bố quy luật phổ biến” [17, tr 56] Trong ñó, Kant phân biệt: Châm

ngôn là những mệnh ñề chứa mang tính chủ quan, chỉ có giá trị ñối với ý

Trang 25

chí riêng của một chủ thể; Mệnh lệnh là quy tắc có giá trị khách quan, nó

“mang ñặc ñiểm của một cái “Phải là” (Sollen), biểu thị sự bắt buộc khách quan của hành vi và có nghĩa là: nếu lý tính hoàn toàn quy ñịnh ý chí thì

hành vi ắt nhất thiết xảy ra dựa theo quy tắc ấy”; Mệnh lệnh giả thiết là

mệnh lệnh liên quan ñến kết quả và phương tiện ñể ñạt ñược kết quả ấy

Mệnh lệnh này là có ñiều kiện, và mang tính chất liệu; Mệnh lệnh tuyệt ñối

là mệnh lệnh quy ñịnh ý chí bất kể ý chí có tương ứng ñược với kết quả hay

không Mệnh lệnh này là vô ñiều kiện, mang tính hình thức và chỉ nó mới

ñược coi là quy luật thực hành Mệnh lệnh tuyệt ñối chứa ñựng sự bắt buộc, cưỡng bức từ bên trong kể cả với những việc bản thân con người không muốn làm; ñó là sự tự cưỡng bức Các hoạt ñộng ấy phải tuân theo các quy tắc như sau:

(1) Mỗi người ñều có quyền và cần phải hành ñộng theo ñiều kiện và

ý muốn sao cho ai cũng ñược làm như thế

(2) Mọi người ñều có quyền và cần phải cho phép những người khác

có quyền và tạo ñiều kiện cho họ thực hiện theo mệnh lệnh tuyệt ñối

(3) Mỗi người ñều có quyền và cần phải ngăn chặn những người khác hành ñộng trái với mệnh lệnh tuyệt ñối trên trong chừng mực có thể làm ñược

Như vậy, mệnh lệnh tuyệt ñối chính là luật ñạo ñức của bản thân, nhưng luật ñạo ñức này phải phù hợp với luật ñạo ñức phổ quát, có giá trị một cách tiên nghiệm cho tất cả mọi người Mệnh lệnh tuyệt ñối ñòi hỏi con người hành ñộng sao cho lý trí và ý chí thống nhất với nhau, hành vi xử thế mang tính khách quan, không phụ thuộc vào mục ñích cá nhân Đòi hỏi ñạo ñức ñược ñưa ra và thực hiện chỉ bởi ý chí của bản thân nó mà thôi Một hành vi ñạo ñức chân chính là hành vi mà trong ñó ñòi hỏi như vậy ñược thực hiện Quy luật ñạo ñức trong trường hợp này trở thành ñòi hỏi tự

Trang 26

thân, hành vi ñạo ñức ñược thực hiện bởi nhu cầu của chính bản thân chủ thể

Dù ở thế ñối cực nhau, John Stuart Mill ñã tiếp cận ñạo ñức học của Kant và dựa trên việc phê phán học thuyết của Kant ñể phát triển tư tưởng ñạo ñức của mình Theo Kant, hành ñộng phải thực hiện vì lợi ích của quy tắc ñạo ñức, còn theo John Stuart Mill hành ñộng ñó là vì lợi ích mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho số ñông lớn nhất Xét ñến cùng, lập trường triết học của hai ông vẫn khác nhau: dù có ñiểm tương ñồng nào ñó, các cách giải quyết vấn ñề vẫn khác nhau Kant luôn chống lại cách hiểu ñạo ñức theo tinh thần của chủ nghĩa công lợi cổ ñiển mà ông cho ñó là sự hẹp hòi, tính toán thực dụng, quan niệm “lợi dụng lẫn nhau”, coi con người chỉ là phương tiện của xã hội tư bản John Stuart Mill nhìn nhận ñạo ñức với tư cách một sự thực hành xã hội chứ không phải là sự tự trị, tự quyết bởi lý tính, như ở Kant Với những môn ñồ của Kant, sự suy tính về ñạo ñức quyết ñịnh những hành ñộng mà ta có lý tính cao nhất ñể thực hiện John Stuart Mill không ñồng tình với quan ñiểm này Với Mill, sẽ là khôn ngoan khi nói rằng “A là ñiều ñúng phải làm ñối với Jeremy, nhưng về phương diện ñạo ñức Jeremy không bắt buộc phải làm ñiều A” Chẳng hạn như, Bentham có khả năng viết một tác phẩm lỗi lạc sẽ cải thiện cuộc ñời của hàng triệu người (và không một ai bị làm suy ñồi), thì về phương diện ñạo ñức ông ta cũng không bị bắt buộc phải làm như thế Theo Mill, nghĩa vụ ñạo ñức của chúng ta là từ phần chính ñáng của quy tắc luân lý của xã hội chúng ta; và nhiệm vụ của triết học luân lý là ở chỗ ñưa những quy tắc ñạo ñức của một xã hội trở nên tốt ñẹp hơn theo ñúng nguyên tắc công lợi

1.2.3 Thuyết công lợi cổ ñiển của Jeremy Bentham

John Stuart Mill chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mình, James Mill - một nhà lịch sử học, kinh tế học, nhà lí luận chính trị, và cũng là một triết gia người Scotland Tuy nhiên, người có ảnh hưởng lớn hơn ñến tư tưởng

Trang 27

của John Stuart Mill lại là Jeremy Bentham - một luật sư, một triết gia và đồng thời là nhà cải cách pháp luật và xã hội người Anh, người mà James Mill luơn ủng hộ nhiệt thành Bentham là người đã sáng lập ra chủ nghĩa cơng lợi Bentham cho rằng mỗi người là kẻ xét đốn tốt nhất cho lợi thế riêng của mình, rằng đứng trên quan điểm cơng chúng mà xem xét thì cần khuyến khích anh ta theo đuổi lợi thế riêng một cách cơng khai khơng giấu giếm Pháp luật tồn tại theo Bentham là nhằm mục đích mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho nhiều người nhất Tuy vậy, ta cần phải làm rõ những khác biệt cơ bản trong quan niệm của Bentham và John Stuart Mill về thuyết cơng lợi như sau:

Thứ nhất, John Stuart Mill đồng tình với quan niệm của Bentham về hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất, ơng cũng hiểu hạnh phúc là sự sung sướng, khơng cĩ khổ đau Hành vi của con người được xem xét là đúng khi nĩ hỗ trợ cho hạnh phúc và là sai khi nĩ tạo ra cái đối lập với

hạnh phúc Nhưng khác với quan niệm của Bentham rằng hạnh phúc cĩ thể

đo lường được và chỉ hướng tới tri giác cảm tính đơn thuần, John Stuart Mill chủ trương một khái niệm hạnh phúc rộng hơn, dành cho niềm vui của trí tuệ, của tình cảm cũng như của cảm nhận luân lí một chất lượng cao hơn hẳn những khối lạc đơn thuần cảm tính Với Bentham, con người cùng lắm chỉ cĩ khả năng nhận định điều gì là cĩ lợi cho hạnh phúc của riêng bản thân mình Chính ở chỗ này, John Stuart Mill khơng giống với Bentham cũng như cha ơng, người mơn đệ trung thành của Bentham John Stuart Mill khơng chỉ quan tâm đến hạnh phúc của cá nhân riêng lẻ mà luơn nghĩ đến hạnh phúc cho những người khác, thậm chí cho tồn bộ nhân loại Ơng quan niệm hạnh phúc đích thực là hướng đến hạnh phúc của cả những người khác, hướng tới việc đem lại tiến bộ cho nhân loại Xét trong bối cảnh lịch sử cụ thể, thuyết cơng lợi của Bentham chỉ giới hạn trong phạm vi tầng lớp trung lưu tư sản trong khi thuyết cơng lợi của John Stuart Mill bao

Trang 28

hàm cả tầng lớp những người lao ñộng ñang ngày một lớn dần trong lòng cuộc cách mạng công nghiệp ñương thời Học thuyết ấy mang tầm vóc xã hội lớn hơn nhiều và cũng thể hiện sự khác nhau căn bản giữa ông và Jeremy Bentham, cũng như với người cha của ông, James Mill

Thứ hai, Bentham dường như cho rằng với chúng ta phải cân nhắc xem hành vi mình sẽ thực hiện ñem lại hạnh phúc hay ñau khổ Còn theo John Stuart Mill, chúng ta hiếm khi cần suy xét ñến hậu quả của những hành ñộng mà mình gây ra Thay vào ñó, chúng ta nên sống và làm theo quy chuẩn ñạo ñức chung của xã hội, ví dụ như quy tắc xác ñịnh rằng khi ta làm theo chúng, ta sẽ dễ dàng ñạt ñược hạnh phúc Với cách ñó, chỉ thỉnh thoảng ta mới có thể gặp phải những rắc rối khi cố gắng làm theo những quy tắc ñạo ñức ñúng ñắn ñó

Điểm khác biệt thứ ba giữa Jeremy Bentham và John Stuart Mill thể hiện trong cách họ ñánh giá tính ích kỷ của con người Bentham cho rằng thông qua việc giúp ñỡ người khác ñạt ñược hạnh phúc, chúng ta cũng sẽ bảo ñảm ñược hạnh phúc cho chính mình John Stuart Mill ñồng 9tình với quan ñiểm này của Bentham Tuy nhiên, John Stuart Mill bổ sung thêm rằng, chúng ta có thể dựa vào các tổ chức xã hội ñể mở rộng sự quan tâm của mình ñến với những người khác

Như vậy, có thể thấy, John Stuart Mill ñã tiếp thu và phát triển thuyết công lợi của Jeremy Bentham – ñược ủng hộ bởi cha ông – ñể hình thành nên quan ñiểm riêng của mình Thuyết công lợi của ông là một trong hai nguyên tắc ñể xây dựng nền dân chủ, là nền tảng ñể phân ñịnh giới hạn

của quyền lực của nhà nước, của xã hội ñối với cá nhân con người

Trang 29

1.3 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill và tác phẩm Thuyết cơng lợi

1.3.1 Cuộc đời, sự nghiệp của John Stuart Mill

John Stuart Mill sinh ngày 20/05/1806 tại đường Rodney, vùng Pentonville của London Cha ơng là James Mill – cũng là một triết gia, đồng thời là nhà sử học, kinh tế học người gốc Scotland Mẹ ơng là Harriet Barrow – con gái của một gĩa phụ giàu cĩ nhờ làm quản lý một bệnh viện tâm thần Họ đã lấy tên của Sir John Stuart – người đã giúp đỡ James Mill bắt đầu cuộc sống mới tại London với tư cách một tác giả viết sách và biên tập – để đặt cho con trai cả của mình, đĩ chính là John Stuart Mill

Từ rất sớm, John Stuart Mill đã bộc lộ rõ tài năng của mình, phần vì

cĩ tư chất, phần vì nhận được sự giáo dục hết sức nghiêm khắc từ cha ơng

Trong Tự truyện (1873), John Stuart Mill đã mơ tả lại chương trình học tập

của mình như sau: Năm 3 tuổi, ơng bắt đầu học tiếng Hy Lạp và tính tốn

Khoảng 8 tuổi, ơng đã đọc Các truyện ngụ ngơn Hy Lạp của Aesop, Cuộc

viễn chinh của Xenophon, cũng như tồn bộ các tác phẩm của Herodotus; bắt đầu làm quen với Lucian, Diogenes Lặrtius, Isocrates; đọc được sáu đoạn hội thoại đầu tiên của Plato bằng tiếng Hy Lạp và năm năm sau thì đọc được đầy đủ; cùng lúc đĩ, ơng học tiếng Latin, các cơng trình nghiên cứu của Euclid và đại số học John Stuart Mill chủ yếu đọc sách lịch sử, nhưng ơng cũng đã biết qua tất cả các tác giả Hy Lạp và La Mã được dạy phổ biến trong nhà trường Khi được khoảng 10 tuổi, ơng đã cĩ thể đọc các tác phẩm của Plato và Demosthenes một cách dễ dàng Đồng thời, James Mill cũng nghĩ rằng cần thiết phải cho John Stuart Mill học và sáng tác thơ Một trong những bài thơ sớm nhất của ơng chính là thể hiện sự tiếp nối của

sử thi Iliad Vào lúc rảnh rỗi, John Stuart Mill thích đọc thêm về khoa học

tự nhiên và các tiểu thuyết nổi tiếng như Don Quixote và Robinson Crusoe Năm 11 tuổi, ơng đã giúp chỉnh sửa các dẫn chứng trong cuốn sách Lịch sử

Trang 30

Ấn Độ của cha mình Năm 12 tuổi, ông bắt ñầu nghiên cứu logic một cách cẩn thận và ñọc các khảo luận của Aristotle bằng tiếng Latin Những năm tiếp theo ñó, ông bước ñầu làm quen với kinh tế chính trị và nghiên cứu về Adam Smith và David Ricardo cùng với James Mill Trong hai nhà kinh tế chính trị nổi tiếng này, John Stuart Mill chịu ảnh hưởng từ David Ricardo nhiều hơn, ñây là người bạn thân của cha ông và thường mời ông tới nhà ñể

ñi dạo, nói chuyện về kinh tế chính trị Năm 14 tuổi, John Stuart Mill sống tại Pháp một năm cùng với gia ñình ngài Samuel Bentham, em trai của Jeremy Bentham Cách sống sôi nổi và thân thiện của người Pháp ñã ñể lại

ấn tượng sâu sắc trong ông Tại Montpellier, John Stuart Mill tham dự một khóa học về hóa học, ñộng vật học, logic cũng như ñăng ký một lớp toán cao cấp Trong thời gian ở Pháp, ông ở tại Paris, tại nhà của nhà kinh tế học tiếng tăm Jean-Baptiste Say – một người bạn của James Mill Tại ñây, Mill cũng gặp nhiều nhà lãnh ñạo của Đảng Tự do, cũng như những người Paris nổi tiếng khác, trong ñó có Henri Saint-Simon Đến năm 1823, sau khi James Mill ñược thăng chức, John Stuart Mill bắt ñầu tiếp quản vị trí cũ của cha tại công ty Đông Ấn khi mới 17 tuổi và gắn bó với công việc này cho tới tận năm 1858, ông chỉ phải làm việc 3-4 tiếng một ngày nên vẫn có nhiều thời gian ñể thảo luận cũng bạn bè và tham gia các hoạt ñộng khác Năm 1824, khi John Stuart Mill ñược 18 tuổi, phong cách giáo dục của James Mill vẫn không hề thay ñổi, ông không cho con trai mình ñến trường ñại học, mặc dù Sir John Stuart ñã di chúc cho John Stuart Mill 500 bảng

ñể dùng làm học phí James làm việc này nhằm mục ñích ñảm bảo chắc chắn con cái mình ñược cung cấp những tri thức cần thiết nhất Vì vậy, thay vì học ñại học, John Stuart Mill bắt ñầu nghiên cứu về luật dưới sự hướng dẫn của John Austin (1790 – 1859) – nhà luật gia vĩ ñại, người cũng theo thuyết công lợi Trong khoảng thời gian này, John Stuart Mill ñã ñọc ñược bản in tiếng Pháp tác phẩm của Bentham nói về thuyết công lợi và kể

Trang 31

từ ñây, John Stuart Mill không bao giờ từ bỏ nguyên tắc hạnh phúc cực ñại Ông tự nhận mình là người bảo vệ và truyền bá cho chủ nghĩa công lợi Một trong những bước ñi ñầu tiên của John Stuart Mill ñối với công việc này là thành lập một nhóm những người cùng chí hướng, thường xuyên hội họp với nhau tại một căn phòng bỏ trống tại nhà Bentham John Stuart Mill ñặt tên nhóm là “Hội những người theo thuyết công lợi” Nhóm này ñã duy trì họp ñịnh kỳ hai tuần một lần trong ba năm Tuy nhiên, ñây không phải

là nhóm duy nhất mà John Stuart Mill tham gia hoạt ñộng, còn có một nhóm những người trẻ tuổi hội họp trước giờ làm ñể thảo luận về các chủ

ñề như Các yếu tố của kinh tế chính trị của James Mill, và “Hội tranh luận London” nơi Mill bắt gặp những quan ñiểm chính trị mới lạ

Như vậy, John Stuart Mill nổi tiếng là một thần ñồng vì ñến năm 13 tuổi ñã có ñược kiến thức tương ñương với chương trình ñại học dù ông không ñến trường, tất cả ñều là nhờ tự học dưới sự hướng dẫn của cha; ñược gặp gỡ, nói chuyện với rất nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực

nghiên cứu Điểm ñáng ngạc nhiên là trong Tự truyện, John Stuart Mill

không hề nhắc tới mẹ mình, nhất là trong những năm ñầu ñời – quãng thời gian mà ñối với một ñứa trẻ bình thường thì ảnh hưởng người mẹ có vai trò rất quan trọng Điều này cho thấy chương trình giáo dục của James Mill ñã

ñè nặng lên tâm trí của John Stuart Mill suốt thời niên thiếu và có thể ñó là

một phần lý do tại sao trong Thuyết công lợi ông luôn nhấn mạnh vai trò

của giáo dục và tri thức kinh nghiệm ñối với việc tu dưỡng ñạo ñức James Mill ñã chuẩn bị cho con trai mình một chương trình giáo dục ñầy ñủ và không kém phần nặng nề Chịu ảnh hưởng từ quan niệm của John Locke (1632 – 1704), James Mill cho rằng cần phải bắt ñầu viết vào “tấm bảng trắng” của cậu con trai càng sớm càng tốt Cũng chính quãng thời gian này, James Mill gặp gỡ và làm quen với Jeremy Bentham (1748 – 1832) – một người theo thuyết công lợi, sau trở thành người thầy, người bạn tâm giao về

Trang 32

tư tưởng với James Bentham là người ñầu tiên ñề nghị James rằng John Stuart Mill cần phải ñược giáo dục ñể trở thành người tiếp nối dẫn ñường cho chủ nghĩa kinh nghiệm, thuyết liên tưởng và thuyết công lợi Đây quả

là một kỳ vọng không hề nhỏ ñối với một ñứa trẻ

Chính lượng kiến thức khổng lồ ñã tạo ra sự ñè nén trong tâm trí John Stuart Mill Sau một năm làm việc không ngưng nghỉ ñể diễn giải lại

Cơ sở của bằng chứng pháp lý – một tác phẩm lớn của Bentham, John Stuart Mill rơi vào khủng hoảng tinh thần và bị suy nhược thần kinh ở tuổi

20 Ông trở nên dễ xúc ñộng và thậm chí ñã khóc khi ñọc những hồi ký của Marmontel về cái chết của người cha John Stuart Mill nhận thấy rằng mình không phải là cỗ máy tính chỉ biết ghi nhớ và làm việc Giai ñoạn này ñánh dấu bước chuyển biến tinh thần ñầu tiên của John Stuart Mill ra khỏi tầm ảnh hưởng của cha mình và Bentham Ông tìm thấy sự an ủi và ñắm mình trong thơ ca, ñặc biệt là tác phẩm Mémoires của Jean-François Marmontel, các sáng tác của William Wordsworth John Stuart Mill bắt ñầu tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc từ những nhà tư tưởng như nhà văn tiểu luận Scotland cấp tiến và có tầm ảnh hưởng như Thomas Carlyle (1795 – 1881), nhà thơ, triết gia người Anh Samuel Taylor Coleridge (1772 – 1834); cũng như nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội Pháp, Claude Henrie de Rouvroy Saint – Simon (1760 – 1825); người sáng lập ra ngành xã hội học, Auguste Comte (1798 – 1857) và nhà lý luận lịch sử, chính trị Alexis de Tocqueville (1805 – 1859) Đặc biệt, Mill ñã tìm thấy cảm hứng từ những người Đức lãng mạn, như Wilhelm von Humboldt (1767 – 1835) Tuy nhiên, John Stuart Mill chỉ ñơn thuần muốn tìm kiếm ñiều gì ñó xoa dịu tâm hồn ñang

bị tổn thương của mình Đây không phải là sự chuyển hướng trong tư tưởng của ông

Năm 1830, John Stuart Mill gặp tình yêu của cuộc ñời mình, Harriet Taylor (1807 – 1858) Mill tin rằng bà là một thiên tài Tuy nhiên, Harriet

Trang 33

không phải là thiên tài Bà chỉ là một người sôi nổi, thẳng thắn và giàu sức sáng tạo Vấn ñề phức tạp trong mối quan hệ này là ở chỗ bà ñã kết hôn và

có con Tuy vậy, Harriet và Mill vẫn tiếp tục duy trì tình cảm của họ về mặt tinh thần trong thời gian dài như những người bạn tâm giao tri kỷ

Từ năm 1831 ñến 1836, John Stuart Mill vượt qua cơn khủng hoảng

tinh thần và lại bắt ñầu công việc viết báo, tham gia các tờ báo như Người

thanh tra , Tait’s Magazine, The Jurist và Monthly Repository, The London

Review (sau sát nhập với The Westminster Review), The Edinburgh Review Một số bài viết quan trọng của John Stuart Mill ñã ñược công bố như: Nhận

xét về triết học của Bentham (1833); Tocqueville và nền dân trị Mỹ (1835/1840), Văn minh (1836), Bentham (1838) và Coleridge (1840)

Năm 1836, James Mill mất và John Stuart Mill một lần nữa lại rơi vào khủng hoảng tinh thần, ñến ñây có thể nói ông có một tâm hồn rất nhạy cảm Tuy nhiên, cú sốc này không tới mức ñánh gục Mill, ngược lại, thoát khỏi ảnh hưởng của cha, ông ñã vạch ra một chương trình ñể theo ñuổi việc nghiên cứu ñộng cơ của người theo thuyết công lợi

Năm 1841, John Murray7 (1778 – 1843) từ chối phát hành cuốn Hệ

thống logic học – công trình lớn ñầu tiên của ông Sau ñó, John Stuart Mill

ñã công bố cuốn sách vào năm 1843

Năm 1848, khi xuất hiện những cuộc cách mạng trên lục ñịa châu

Âu, John Stuart Mill công bố cuốn Các nguyên lí của kinh tế chính trị học Cuốn sách nhanh chóng trở thành sách giáo khoa chuẩn và cùng với Hệ

thống logic học trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thời

ñó Trong tác phẩm này, ông ñã chỉ ra những thứ có liên quan ñến lợi ích của tầng lớp lao ñộng mà chưa một nhà kinh tế chính trị nào trước ông làm ñược Năm 1851, hai năm sau khi chồng Harriet qua ñời, John Stuart Mill

và bà mới kết hôn Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của Mill cũng chỉ kéo dài tới

Trang 34

năm 1858, Harriet ñã mất tại Avignon sau cơn bạo bệnh Sự ra ñi của Harriet khiến John Stuart Mill vô cùng hụt hẫng, vì bà và James Mill là hai người có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong cuộc ñời ông Chẳng hạn, nhờ những lời khuyên của bà, Mill bắt ñầu xem xét chủ nghĩa xã hội một cách nghiêm túc hơn, và mối quan tâm của bà tới học thuyết nam nữ bình quyền cũng ñã truyền cảm hứng cho ông Một vài năm trước khi mất, Harriet ñã cùng John Stuart Mill lên một danh sách những tiểu luận Đây chính là nền tảng cho những công trình John Stuart Mill công bố sau khi bà

mất: Năm 1859, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng Bàn về tự do; Những suy

nghĩ về cải cách Nghị viện; Năm 1861, ông công bố tác phẩm Chính thể

ñại diện và luận văn Thuyết công lợi; Năm 1863, luận văn Thuyết công lợi

ñược in thành sách; Năm 1865, ông công bố các nghiên cứu về triết học của A.Comte, cũng trong năm này, một nhóm công dân vùng Westminster

ñề cử John Stuart Mill tham gia vào cuộc tổng tuyển cử chung với tư cách

là ứng cử viên cho tầng lớp lao ñộng và ông ñã ñược bầu vào Hạ viện Anh Ông giảng bài nhậm chức với tư cách là Viện trưởng Đại học St Andrews Năm 1868, ông thất bại khi tái tranh cử vào Hạ viện Anh Năm 1869, ông công bố tiểu luận “Sự khuất phục của phụ nữ”, dành trọn ñời ñấu tranh và tiên phong trong việc bảo vệ thuyết nữ quyền Có thể thấy ba chủ ñề “Nền tảng của ñạo ñức”, “Tự do” và “Gia ñình” mà John Stuart Mill cùng Harriet ñặt ra tương ứng với các tác phẩm: Thuyết công lợi (1861), Bàn về tự do

(1859) và Sự khuất phục của phụ nữ (1869)

Những năm cuối ñời, John Stuart Mill ñã sống những ngày thanh bình ở Avignon, Pháp ñể ñược gần mộ người vợ Tại ñây, ông vẫn không

ngừng miệt mài làm việc, Tự truyện và Ba bài luận về Tôn giáo là những

tác phẩm cuối cùng của John Stuart Mill ñược xuất bản sau khi ông mất ngày 03/05/1873 Ngày nay, người ta vẫn nhớ ñến tên tuổi của John Stuart Mill nhờ những ñóng góp của ông trong lĩnh vực tư tưởng, lí luận Nếu có

Trang 35

dịp ñến thăm sông Thames ở London, chúng ta sẽ ñược chiêm ngưỡng chân dung triết gia vĩ ñại này ñã ñược ñúc thành tượng ñồng

Tóm lại, có thể nói, việc chịu sự giáo dục ñặc biệt của cha từ bé, lại không ñến trường, giao thiệp chủ yếu với những nhà tư tưởng lớn, những người nổi tiếng ñã khiến John Stuart Mill thiếu hụt ñi những cảm xúc và suy nghĩ thông thường của một ñứa trẻ Đối với ông, chỉ có một bầu trời tri thức trước mắt và những trăn trở, băn khoăn với những gì mình tiếp nhận Chương trình giáo dục ñó ñã khiến Mill bị suy nhược hay khủng hoảng tinh thần ngay khi ñến tuổi trưởng thành Tuy vậy, với lòng nhiệt tâm của mình, John Stuart Mill ñã thể hiện mình như một quí ông trí thức, chăm chỉ, tài năng với trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân ái; một nhân vật mẫu mực cho những người tự do và dân chủ xã hội ở Anh trong hơn 150 năm qua Ông cũng là người cầu tiến, sẵn sàng học hỏi người khác và người ta có thể nhận thấy trong các tác phẩm của ông những biểu hiện của hầu hết khuynh hướng tư tưởng từ cổ ñại cho tới thời ñại ông sống Không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và kết hợp những tư tưởng sẵn có, John Stuart Mill còn là một người luôn say mê tìm kiếm những ñiều mới mẻ và những ñóng góp của ông mang dấu ấn cá nhân ñặc sắc; kể cả những người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc ñời John Stuart Mill cũng chỉ có thể truyền cảm hứng và khơi gợi cho ông những vấn ñề mới mẻ Những ý kiến của ông vẫn luôn ñộc lập chứ không phải chỉ biết nghe theo hay làm theo Như vậy, ở Mill có

sự kết hợp giữa “chịu ảnh hưởng” và “tính cấp tiến” Cuộc ñời, sự nghiệp

và con người John Stuart Mill là một quá trình không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng, sáng tạo từ khi mới 3 tuổi cho tới tận lúc nhắm mắt xuôi tay, thậm chí trong cơn khủng hoảng tinh thần, ông vẫn chưa bao giờ suy sụp tới mức từ bỏ nghiên cứu, học tập Ông luôn tìm ñến nguồn an ủi mới trong kho tàng tri thức nhân loại và luôn khát khao xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ, tốt ñẹp hơn Khi kế thừa và phát triển tư tưởng ñạo ñức

Trang 36

của thuyết công lợi, John Stuart Mill tin tưởng bản chất tốt ñẹp của con người có thể dựa vào sức mạnh của giáo dục và tự tu dưỡng ñể trau dồi ñạo ñức và phẩm hạnh Bản thân cuộc ñời ông cũng là minh chứng cho ñiều ñó Tiếc rằng, trên thực tế không phải ai cũng có thể thực hiện ñược và ñây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho sau này ông gặp phải trở ngại trong việc giải thích một số vấn ñề trong ñạo ñức công lợi Mặc dù vậy, với tinh thần cống hiến không mệt mỏi, John Stuart Mill ñã ñể lại cho ñời những tác phẩm chứa ñựng những tư tưởng sâu sắc và truyền cảm hứng cho tới tận ngày nay Ông không chỉ là một triết gia lớn, một tài năng lớn

mà còn có một nhân cách lớn, một tấm gương ñáng học tập

1.3.2 Tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill

Thuyết công lợi là khảo luận ngắn ñược John Stuart Mill viết vào

năm 1861 và xuất bản thành sách năm 1863 tại Anh Trong Tự truyện của mình, John Stuart Mill nhắc ñến “công trình nhỏ có tên” Thuyết công lợi

ñược viết dựa trên những tài liệu mà ông không công bố, phần lớn nhất của tác phẩm ñã ñược Mill hoàn thành trong những năm cuối của cuộc hôn nhân với Harriet Taylor trước khi bà mất năm 1858 Để xuất bản tác phẩm này, ông ñã hoàn thiện các bản thảo cũ và thêm vào ñó một số chi tiết mới Tác phẩm lần ñầu tiên xuất hiện vào năm 1861 với tư cách một chuỗi 3 bài

bài báo của Tạp chí Fraser’s (Fraser’s Magazine) – một tạp chí ra hàng

ngày nhưng hướng tới ñối tượng chủ yếu là ñộc giả trí thức thông thường

và không có nhiều chỗ cho tiếng nói của triết học cũng như những nội dung mang tính triết học Vì vậy, John Stuart Mill dự tính tới chuyện tách ra các bài báo này ra xuất bản thành sách và tác phẩm ñã ñược ra mắt vào năm

1863 Dù là hoàn cảnh ra ñời của tác phẩm này không có gì ñặc biệt, nhưng

nếu xem xét kĩ lưỡng hơn thì Thuyết công lợi không phải là phần phụ hay

văn bản thay thế trong một phần bị thiếu của một tác phẩm nào ñó của một nhà tư tưởng mới theo thuyết công lợi hay mới chỉ tiếp cận những luận

Trang 37

ñiểm chỉ trích, phê bình nổi tiếng dành cho nguyên tắc công lợi trong học thuyết ñạo ñức mà là một công trình ñược diễn ñạt cẩn thận và giàu tư tưởng Phải tới 40 năm kể từ lần ñầu tiên John Stuart Mill ñọc tác phẩm của

Bentham vào mùa ñông năm 1821-1822, ông mới cho ra mắt Thuyết công

lợi Và trong 10 năm trước khi xuất bản tác phẩm (từ 1852), John Stuart Mill luôn bảo vệ thuyết công lợi trước sự công kích của nhà triết học trực

giác William Whewell (Whewell bàn về Triết học luân lý) Như vậy, mục

tiêu ñầu tiên của tác phẩm này là truyền bá những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa công lợi trong phạm vi ảnh hưởng có thể

Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của John Stuart

Mill cùng với Bàn về tự do và Chính thể ñại diện Đọc ba cuốn sách này

của John Stuart Mill, ta sẽ thấy ñược một cách toàn diện về triết học chính

trị - xã hội và tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill Bàn về tự do là một

trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của John Stuart Mill về chủ ñề Tự do

ñề cập ñến một vấn ñề ñược nhiều người quan tâm: sự tự do cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng ñồng và xã hội và là người ñã ñưa ra ñược cách ñịnh nghĩa thuyết phục nhất về tự do với tư cách là quyền con người

Từ nền móng tự do này, ông ñã viết và công bố hai tác phẩm còn lại là

Chính thể ñại diện và Thuyết công lợi Trong Chính thể ñại diện, John Stuart Mill ñã thảo ra mô hình nhà nước lý tưởng: một nền dân chủ ñại diện

nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị của các nhóm thiểu số bằng các chế ñịnh ổn ñịnh, bảo vệ quyền tự do và lợi ích của công dân dựa trên sự minh ñịnh các ranh giới can thiệp xã hội trên cơ sở hai nguyên tắc tự do và công

lợi Vì vậy, tác phẩm Thuyết công lợi là những luận chứng của John Stuart

Mill nhằm bảo vệ, làm rõ hơn và phát triển nguyên tắc công lợi - ñược xem

là cơ sở của nguyên tắc tự do, là chìa khóa gợi ý cho những vấn ñề nan giải như: cái gì quyết ñịnh sự lựa chọn niềm vui, khoái lạc, ñạo ñức của con người, con người có thể ñạt tới tự do, hạnh phúc ở mức ñộ nào, v.v Tác

Trang 38

phẩm này còn là sự nỗ lực của John Stuart Mill nhằm bảo vệ và bổ sung, sửa chữa thuyết công lợi của Jeremy Bentham - vốn phải ñối ñầu với nhiều luồng tư tưởng trái chiều từ những người phản ñối vì hiểu sai hoặc không ñồng tình với cách ông tối ña hóa lợi ích chung Tuy nhiên, John Stuart Mill không chỉ kế thừa, bổ sung mà còn phát triển thuyết công lợi với những nội dung rất mới

Mục tiêu ñầu tiên của tác phẩm này là truyền bá những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa công lợi trong phạm vi ảnh hưởng có thể Điều này thể hiện rõ trong kết cấu của tác phẩm Sau một vài lời nhận xét chung, tác phẩm bảo vệ chủ nghĩa công lợi trước những luồng ý kiến phê phán phổ

biến (trong chương 2: “Thuyết công lợi là gì”) Sau ñó, John Stuart Mill chuyển sang câu hỏi liên quan ñến ñộng cơ luân lý (trong chương 3: “Về

sự thưởng phạt cơ bản/chủ yếu của Nguyên tắc công lợi”) Nó ñược nối

tiếp bởi bằng chứng rõ ràng của nguyên tắc công lợi (trong chương 4:

“Bằng chứng nào cho thấy nguyên tắc công lợi có thể có ñược”) và chương kết thúc với nội dung khá dài về mối quan hệ giữa tính công lợi và

công lý (Chương 5: “Mối quan hệ giữa Công lý và Thuyết công lợi”)

Chương cuối này thường không ñược chú ý nhưng nó lại chứa ñựng một tuyên bố quan trọng trong cách hiểu của John Stuart Mill về ñạo ñức, nó tạo ra nền tảng cho học thuyết về những quyền lợi ñạo ñức của ông, ñiều nắm giữ vai trò vượt trội trong bối cảnh tư tưởng chính trị của Mill

Tóm tắt nội dung 5 chương của tác phẩm Thuyết công lợi:

Chương I: Nhận xét chung

Trong chương I, John Stuart Mill lập luận cho sự cần thiết của

nguyên tắc cơ bản nhất của ñạo ñức xoay quanh hai câu hỏi: Nguyên tắc cơ

bản ñầu tiên là gì? Tại sao ñạo ñức cần phải có ñiều này? Sau khi ñưa ra

rất nhiều nhận xét, John Stuart Mill thừa nhận rằng không cần phải có một nguyên tắc ñầu tiên nếu ta ñã có một loạt những nguyên tắc ñược sắp xếp

Trang 39

thứ hạng theo tầm quan trọng hay ý nghĩa Ông ñã ñưa ra một nhận xét gây

tò mò về việc làm thế nào chúng ta có thể phát hiện ra một ñiều gì ñó có phải là nguyên tắc ñầu tiên hay không? Ông viết: “Tuy nhiên, ñể chứng minh cho những kỳ vọng của mình, họ cần phải có một quy tắc hoặc một quy luật cơ bản làm gốc rễ cho mọi luân lý, hoặc nếu giả dụ như có ñến một vài nguyên tắc hay quy luật cơ bản thì nên quyết ñịnh một trật tự ưu tiên nhất ñịnh giữa chúng; và bản thân nguyên tắc hay quy luật dùng ñể quyết ñịnh trật tự giữa các nguyên tắc khác nhau khi chúng xảy ra xung ñột thì tự nó cũng ñã phải rõ ràng, hiển nhiên

Chương II: Thuyết công lợi là gì

Trong chương này, John Stuart Mill ñưa ra những luận ñiểm nhằm bảo vệ thuyết công lợi trước những quan ñiểm phê phán, phản ñối do hiểu sai bản chất của thuyết công lợi Đây là chương chính của tác phẩm bởi nó làm rõ mục ñích ban ñầu của John Stuart Mill khi viết tác phẩm này là nhằm bảo vệ thuyết công lợi của Jeremy Bentham Qua ñó, ta hiểu ñược một số quan niệm ñạo ñức cơ bản của John Stuart Mill như về khoái lạc, hạnh phúc, tính công lợi

Chương III: Sự thưởng phạt cơ bản của nguyên tắc công lợi

Trong phần này, John Stuart Mill chủ yếu bàn về các vấn ñề như:

Động cơ luân lý nào sẽ thúc ñẩy chúng ta tuân theo nguyên tắc công lợi? Những quy tắc luân lý thông thường trói buộc chúng ta phải tu dưỡng, trau dồi bằng giáo dục và dư luận ñể có thể tuân theo nó Theo ông, nếu chúng

ta cần một lý do ñể theo ñuổi một nguyên tắc luân lý, thì chúng ta cũng cần

lý do ñể thực hiện theo bất kỳ một nguyên tắc luân lý nào khác Như vậy, những lý lẽ ñể tuân theo những mệnh lệnh ñạo ñức thông thường thì cũng

có thể là lý lẽ ñể làm theo nguyên tắc công lợi Đó là những nguyên nhân nội tại và những nguyên nhân bên ngoài Những nguyên nhân bên ngoài là

hi vọng ñược yêu mến và sợ làm người khác thất vọng (người khác ở ñây

Trang 40

có thể còn ám chỉ cả Chúa trời trong một vài trường hợp) Còn những nguyên nhân nội tại chính là cảm nhận về lương tâm – ñiều có ñược nhờ tu dưỡng những ñức tính luân lý và ñủ sức khiến cho một người cảm thấy rất ñau khổ nếu phải làm một hành vi trái luân lý Ngoài ra, John Stuart Mill còn cho rằng, có thể khiến người ta khát khao ñức hạnh bằng cách làm cho

họ nghĩ về nó ñể ñạt ñược những ñiều tốt ñẹp nhất hoặc ñể tránh những ñiều ñau khổ

Chương IV: Nguyên tắc công lợi có thể ñược chứng minh bằng ñiều gì?(Bằng chứng nào cho thấy nguyên tắc công lợi có thể có ñược)

Chương này John Stuart Mill dành ñể chứng minh cho nguyên tắc công lợi Nội dung của chương tuy ngắn nhưng nhằm trả lời câu hỏi mà nhiều người quan tâm: theo thuyết công lợi thì “những gì ñáng ñược khao khát”8 Chính ñiều “ñáng ñược khao khát nhất” này sẽ chứng mình cho sự tồn tại chính ñáng của thuyết công lợi

Chương V: Mối quan hệ giữa công lý và công lợi

Học thuyết ñạo ñức của của John Stuart Mill trong Thuyết công lợi

ñược ông truyền tải một cách tỉ mỉ là “học thuyết về cuộc sống - cụ thể là khoái lạc, và không có ñau khổ, là những ñiều duy nhất ñáng ñược khao khát như là mục ñích”

Tại thời ñiểm tác giả viết luận văn, tác phẩm Thuyết công lợi chưa

ñược xuất bản chính thức ở Việt Nam, vì vậy, ñể phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn ñã dùng bản dịch của chính mình Vấn ñề tên của tác phẩm cũng nảy sinh rất nhiều ý kiến khác nhau nên tác giả luận văn

muốn giải thích rõ lí do tại sao dịch tên tác phẩm Utilitarianism của John Stuart Mill là Thuyết công lợi Điều này rất quan trọng ñể giúp cho người

ñọc có thể hiểu rõ ñược cơ sở mà tác giả luận văn ñã dựa vào ñó ñể cân nhắc cách dịch cũng như tránh gây hiểu lầm

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Forrest E.Baird (2005), Tuyển tập danh tỏc triết học từ Plato ủến Dessida (Đỗ Văn Huấn, Lưu Văn Hy dịch, Nguyễn Việt Long hiệu ủớnh), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập danh tác triết học từ Plato ủến Dessida
Tác giả: Forrest E.Baird
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2005
2) Remo Bodei (2011), Triết học thế kỷ XX, NXB Thời ủại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học thế kỷ XX
Tác giả: Remo Bodei
Nhà XB: NXB Thời ủại
Năm: 2011
3) Nguyễn Xuõn Chỳc (2003), Từ ủiển bỏch khoa lịch sử thế giới, NXB Từ ủiển Bỏch Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ủiển bỏch khoa lịch sử thế giới
Tác giả: Nguyễn Xuõn Chỳc
Nhà XB: NXB Từ ủiển Bỏch Khoa
Năm: 2003
4) Nguyễn Vũ Ngọc Dung (2009), Đạo ủức học của ấpiquya, Luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo ủức học của ấpiquya
Tác giả: Nguyễn Vũ Ngọc Dung
Năm: 2009
5) Nguyễn Dũng, Nguyễn Xuân Xanh (2006), Trăng ngần bong gương – Kỷ yếu mừng GS.TS. Đặng Đình áng thượng thọ 80 tuổi, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trăng ngần bong gương – Kỷ yếu mừng GS.TS. Đặng Đình áng thượng thọ 80 tuổi
Tác giả: Nguyễn Dũng, Nguyễn Xuân Xanh
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2006
6) Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương tõy hiện ủại, NXB Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương tõy hiện ủại
Tác giả: Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
Năm: 2005
7) Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Kant
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: NXB Văn hóa - thông tin
Năm: 2005
8) Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ 21: Triết học phương Tõy hiện ủại, người dịch: Lưu Khỏnh Trường, NXB Lý luận chớnh trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hướng tới thế kỷ 21: Triết học phương Tõy hiện ủại
Tác giả: Lưu Phóng Đồng
Nhà XB: NXB Lý luận chớnh trị
Năm: 2004
9) Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện ủại, NXB Văn húa - thụng tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số học thuyết triết học phương Tây hiện ủại
Tác giả: Nguyễn Hào Hải
Nhà XB: NXB Văn húa - thụng tin
Năm: 2001
10) Nguyễn Vũ Hảo (2006), Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu húa: một số vấn ủề triết học, Tạp chớ Triết học, số 7, tr.49-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Triết học
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo
Năm: 2006
12) Nguyễn Hải Hoàng (2008), Quan ủiểm về tự do trong “Bàn về tự do” của John Stuart Mill, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan ủiểm về tự do trong “Bàn về tự do” "của John Stuart Mill
Tác giả: Nguyễn Hải Hoàng
Năm: 2008
13) Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tõy hiện ủại, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo triết học phương Tõy hiện ủại
Tác giả: Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2006
14) Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch sử triết học phương Tõy hiện ủại, NXB Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học phương Tõy hiện ủại
Tác giả: Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
Năm: 2008
15) Đỗ Minh Hợp, Trần Thanh Giang (2010), Chủ nghĩa vị lợi nhìn từ góc ủộ ủạo ủức học, Tạp chớ Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 26, tr.149 – 155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chớ Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Đỗ Minh Hợp, Trần Thanh Giang
Năm: 2010
16) Immanuel Kant (2005), Phê phán lý tính thuần túy, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán lý tính thuần túy
Tác giả: Immanuel Kant
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2005
17) Immanuel Kant (2007), Phê phán lý tính thực hành, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán lý tính thực hành
Tác giả: Immanuel Kant
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2007
18) Vũ Thị Thu Lan (2010), Cỏc ủịnh ủề cơ bản trong ủạo ủức học I. Kant, Tạp chí Triết học, số 2 (225), tr. 66 – 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Vũ Thị Thu Lan
Năm: 2010
19) Richard Layard (2013), Hạnh phúc – Những bài học từ một môn khoa học mới, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạnh phúc – Những bài học từ một môn khoa học mới
Tác giả: Richard Layard
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2013
20) C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 21
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1994
21) C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, Tập 3
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w