Thuyết công lợi cổ ñ iển của Jeremy Bentham

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 26)

B. NỘI DUNG

1.2.3.Thuyết công lợi cổ ñ iển của Jeremy Bentham

John Stuart Mill chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mình, James Mill - một nhà lịch sử học, kinh tế học, nhà lí luận chính trị, và cũng là một triết gia người Scotland. Tuy nhiên, người cĩ ảnh hưởng lớn hơn đến tư tưởng

của John Stuart Mill lại là Jeremy Bentham - một luật sư, một triết gia và đồng thời là nhà cải cách pháp luật và xã hội người Anh, người mà James Mill luơn ủng hộ nhiệt thành. Bentham là người đã sáng lập ra chủ nghĩa cơng lợi. Bentham cho rằng mỗi người là kẻ xét đốn tốt nhất cho lợi thế riêng của mình, rằng đứng trên quan điểm cơng chúng mà xem xét thì cần khuyến khích anh ta theo đuổi lợi thế riêng một cách cơng khai khơng giấu giếm. Pháp luật tồn tại theo Bentham là nhằm mục đích mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho nhiều người nhất. Tuy vậy, ta cần phải làm rõ những khác biệt cơ bản trong quan niệm của Bentham và John Stuart Mill về thuyết cơng lợi như sau:

Thứ nhất, John Stuart Mill đồng tình với quan niệm của Bentham về hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất, ơng cũng hiểu hạnh phúc là sự sung sướng, khơng cĩ khổ đau. Hành vi của con người được xem xét là đúng khi nĩ hỗ trợ cho hạnh phúc và là sai khi nĩ tạo ra cái đối lập với hạnh phúc. Nhưng khác với quan niệm của Bentham rằng hạnh phúc cĩ thể đo lường được và chỉ hướng tới tri giác cảm tính đơn thuần, John Stuart Mill chủ trương một khái niệm hạnh phúc rộng hơn, dành cho niềm vui của trí tuệ, của tình cảm cũng như của cảm nhận luân lí một chất lượng cao hơn hẳn những khối lạc đơn thuần cảm tính. Với Bentham, con người cùng lắm chỉ cĩ khả năng nhận định điều gì là cĩ lợi cho hạnh phúc của riêng bản thân mình. Chính ở chỗ này, John Stuart Mill khơng giống với Bentham cũng như cha ơng, người mơn đệ trung thành của Bentham. John Stuart Mill khơng chỉ quan tâm đến hạnh phúc của cá nhân riêng lẻ mà luơn nghĩ đến hạnh phúc cho những người khác, thậm chí cho tồn bộ nhân loại. Ơng quan niệm hạnh phúc đích thực là hướng đến hạnh phúc của cả những người khác, hướng tới việc đem lại tiến bộ cho nhân loại. Xét trong bối cảnh lịch sử cụ thể, thuyết cơng lợi của Bentham chỉ giới hạn trong phạm vi tầng lớp trung lưu tư sản trong khi thuyết cơng lợi của John Stuart Mill bao

hàm cả tầng lớp những người lao động đang ngày một lớn dần trong lịng cuộc cách mạng cơng nghiệp đương thời. Học thuyết ấy mang tầm vĩc xã hội lớn hơn nhiều và cũng thể hiện sự khác nhau căn bản giữa ơng và Jeremy Bentham, cũng như với người cha của ơng, James Mill.

Thứ hai, Bentham dường như cho rằng với chúng ta phải cân nhắc xem hành vi mình sẽ thực hiện đem lại hạnh phúc hay đau khổ. Cịn theo John Stuart Mill, chúng ta hiếm khi cần suy xét đến hậu quả của những hành động mà mình gây ra. Thay vào đĩ, chúng ta nên sống và làm theo quy chuẩn đạo đức chung của xã hội, ví dụ như quy tắc xác định rằng khi ta làm theo chúng, ta sẽ dễ dàng đạt được hạnh phúc. Với cách đĩ, chỉ thỉnh thoảng ta mới cĩ thể gặp phải những rắc rối khi cố gắng làm theo những quy tắc đạo đức đúng đắn đĩ.

Điểm khác biệt thứ ba giữa Jeremy Bentham và John Stuart Mill thể hiện trong cách họ đánh giá tính ích kỷ của con người. Bentham cho rằng thơng qua việc giúp đỡ người khác đạt được hạnh phúc, chúng ta cũng sẽ bảo đảm được hạnh phúc cho chính mình. John Stuart Mill đồng 9tình với quan điểm này của Bentham. Tuy nhiên, John Stuart Mill bổ sung thêm rằng, chúng ta cĩ thể dựa vào các tổ chức xã hội để mở rộng sự quan tâm của mình đến với những người khác.

Như vậy, cĩ thể thấy, John Stuart Mill đã tiếp thu và phát triển thuyết cơng lợi của Jeremy Bentham – được ủng hộ bởi cha ơng – để hình thành nên quan điểm riêng của mình. Thuyết cơng lợi của ơng là một trong hai nguyên tắc để xây dựng nền dân chủ, là nền tảng để phân định giới hạn của quyền lực của nhà nước, của xã hội đối với cá nhân con người.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 26)