Tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 36)

B. NỘI DUNG

1.3.2.Tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill

Thuyết công lợi là khảo luận ngắn ñược John Stuart Mill viết vào năm 1861 và xuất bản thành sách năm 1863 tại Anh. Trong Tự truyện của mình, John Stuart Mill nhắc ñến “công trình nhỏ có tên” Thuyết công lợi

ñược viết dựa trên những tài liệu mà ông không công bố, phần lớn nhất của tác phẩm ñã ñược Mill hoàn thành trong những năm cuối của cuộc hôn nhân với Harriet Taylor trước khi bà mất năm 1858. Để xuất bản tác phẩm này, ông ñã hoàn thiện các bản thảo cũ và thêm vào ñó một số chi tiết mới. Tác phẩm lần ñầu tiên xuất hiện vào năm 1861 với tư cách một chuỗi 3 bài bài báo của Tạp chí Fraser’s (Fraser’s Magazine) – một tạp chí ra hàng ngày nhưng hướng tới ñối tượng chủ yếu là ñộc giả trí thức thông thường và không có nhiều chỗ cho tiếng nói của triết học cũng như những nội dung mang tính triết học. Vì vậy, John Stuart Mill dự tính tới chuyện tách ra các bài báo này ra xuất bản thành sách và tác phẩm ñã ñược ra mắt vào năm 1863. Dù là hoàn cảnh ra ñời của tác phẩm này không có gì ñặc biệt, nhưng nếu xem xét kĩ lưỡng hơn thì Thuyết công lợi không phải là phần phụ hay văn bản thay thế trong một phần bị thiếu của một tác phẩm nào ñó của một nhà tư tưởng mới theo thuyết công lợi hay mới chỉ tiếp cận những luận

ñiểm chỉ trích, phê bình nổi tiếng dành cho nguyên tắc công lợi trong học thuyết ñạo ñức mà là một công trình ñược diễn ñạt cẩn thận và giàu tư tưởng. Phải tới 40 năm kể từ lần ñầu tiên John Stuart Mill ñọc tác phẩm của Bentham vào mùa ñông năm 1821-1822, ông mới cho ra mắt Thuyết công lợi. Và trong 10 năm trước khi xuất bản tác phẩm (từ 1852), John Stuart Mill luôn bảo vệ thuyết công lợi trước sự công kích của nhà triết học trực giác William Whewell (Whewell bàn về Triết học luân lý). Như vậy, mục tiêu ñầu tiên của tác phẩm này là truyền bá những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa công lợi trong phạm vi ảnh hưởng có thể.

Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của John Stuart Mill cùng với Bàn về tự doChính thể ñại diện. Đọc ba cuốn sách này của John Stuart Mill, ta sẽ thấy ñược một cách toàn diện về triết học chính trị - xã hội và tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill. Bàn về tự do là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của John Stuart Mill về chủ ñề Tự do ñề cập ñến một vấn ñề ñược nhiều người quan tâm: sự tự do cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng ñồng và xã hội và là người ñã ñưa ra ñược cách ñịnh nghĩa thuyết phục nhất về tự do với tư cách là quyền con người. Từ nền móng tự do này, ông ñã viết và công bố hai tác phẩm còn lại là

Chính thể ñại diệnThuyết công lợi. Trong Chính thể ñại diện, John Stuart Mill ñã thảo ra mô hình nhà nước lý tưởng: một nền dân chủñại diện

nhằm tăng cường ảnh hưởng chính trị của các nhóm thiểu số bằng các chế ñịnh ổn ñịnh, bảo vệ quyền tự do và lợi ích của công dân dựa trên sự minh ñịnh các ranh giới can thiệp xã hội trên cơ sở hai nguyên tắc tự do và công lợi. Vì vậy, tác phẩm Thuyết công lợi là những luận chứng của John Stuart Mill nhằm bảo vệ, làm rõ hơn và phát triển nguyên tắc công lợi - ñược xem là cơ sở của nguyên tắc tự do, là chìa khóa gợi ý cho những vấn ñề nan giải như: cái gì quyết ñịnh sự lựa chọn niềm vui, khoái lạc, ñạo ñức của con người, con người có thể ñạt tới tự do, hạnh phúc ở mức ñộ nào, v.v. Tác

phẩm này còn là sự nỗ lực của John Stuart Mill nhằm bảo vệ và bổ sung, sửa chữa thuyết công lợi của Jeremy Bentham - vốn phải ñối ñầu với nhiều luồng tư tưởng trái chiều từ những người phản ñối vì hiểu sai hoặc không ñồng tình với cách ông tối ña hóa lợi ích chung. Tuy nhiên, John Stuart Mill không chỉ kế thừa, bổ sung mà còn phát triển thuyết công lợi với những nội dung rất mới.

Mục tiêu ñầu tiên của tác phẩm này là truyền bá những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa công lợi trong phạm vi ảnh hưởng có thể. Điều này thể hiện rõ trong kết cấu của tác phẩm. Sau một vài lời nhận xét chung, tác phẩm bảo vệ chủ nghĩa công lợi trước những luồng ý kiến phê phán phổ biến (trong chương 2: “Thuyết công lợi là gì”). Sau ñó, John Stuart Mill chuyển sang câu hỏi liên quan ñến ñộng cơ luân lý (trong chương 3: “Về

sự thưởng phạt cơ bản/chủ yếu của Nguyên tắc công lợi”). Nó ñược nối tiếp bởi bằng chứng rõ ràng của nguyên tắc công lợi (trong chương 4: “Bằng chứng nào cho thấy nguyên tắc công lợi có thể có ñược”) và chương kết thúc với nội dung khá dài về mối quan hệ giữa tính công lợi và công lý (Chương 5: “Mối quan hệ giữa Công lý và Thuyết công lợi”). Chương cuối này thường không ñược chú ý nhưng nó lại chứa ñựng một tuyên bố quan trọng trong cách hiểu của John Stuart Mill về ñạo ñức, nó tạo ra nền tảng cho học thuyết về những quyền lợi ñạo ñức của ông, ñiều nắm giữ vai trò vượt trội trong bối cảnh tư tưởng chính trị của Mill.

Tóm tắt nội dung 5 chương của tác phẩm Thuyết công lợi:

Chương I: Nhận xét chung.

Trong chương I, John Stuart Mill lập luận cho sự cần thiết của nguyên tắc cơ bản nhất của ñạo ñức xoay quanh hai câu hỏi: Nguyên tắc cơ

bản ñầu tiên là gì? Tại sao ñạo ñức cần phải có ñiều này? Sau khi ñưa ra rất nhiều nhận xét, John Stuart Mill thừa nhận rằng không cần phải có một

thứ hạng theo tầm quan trọng hay ý nghĩa. Ông ñã ñưa ra một nhận xét gây tò mò về việc làm thế nào chúng ta có thể phát hiện ra một ñiều gì ñó có phải là nguyên tắc ñầu tiên hay không? Ông viết: “Tuy nhiên, ñể chứng minh cho những kỳ vọng của mình, họ cần phải có một quy tắc hoặc một quy luật cơ bản làm gốc rễ cho mọi luân lý, hoặc nếu giả dụ như có ñến một vài nguyên tắc hay quy luật cơ bản thì nên quyết ñịnh một trật tự ưu tiên nhất ñịnh giữa chúng; và bản thân nguyên tắc hay quy luật dùng ñể quyết ñịnh trật tự giữa các nguyên tắc khác nhau khi chúng xảy ra xung ñột thì tự nó cũng ñã phải rõ ràng, hiển nhiên.

Chương II: Thuyết công lợi là gì.

Trong chương này, John Stuart Mill ñưa ra những luận ñiểm nhằm bảo vệ thuyết công lợi trước những quan ñiểm phê phán, phản ñối do hiểu sai bản chất của thuyết công lợi. Đây là chương chính của tác phẩm bởi nó làm rõ mục ñích ban ñầu của John Stuart Mill khi viết tác phẩm này là nhằm bảo vệ thuyết công lợi của Jeremy Bentham. Qua ñó, ta hiểu ñược một số quan niệm ñạo ñức cơ bản của John Stuart Mill như về khoái lạc, hạnh phúc, tính công lợi.

Chương III: Sự thưởng phạt cơ bản của nguyên tắc công lợi.

Trong phần này, John Stuart Mill chủ yếu bàn về các vấn ñề như:

Động cơ luân lý nào sẽ thúc ñẩy chúng ta tuân theo nguyên tắc công lợi? Những quy tắc luân lý thông thường trói buộc chúng ta phải tu dưỡng, trau dồi bằng giáo dục và dư luận ñể có thể tuân theo nó. Theo ông, nếu chúng ta cần một lý do ñể theo ñuổi một nguyên tắc luân lý, thì chúng ta cũng cần lý do ñể thực hiện theo bất kỳ một nguyên tắc luân lý nào khác. Như vậy, những lý lẽ ñể tuân theo những mệnh lệnh ñạo ñức thông thường thì cũng có thể là lý lẽ ñể làm theo nguyên tắc công lợi. Đó là những nguyên nhân nội tại và những nguyên nhân bên ngoài. Những nguyên nhân bên ngoài là hi vọng ñược yêu mến và sợ làm người khác thất vọng (người khác ở ñây

có thể còn ám chỉ cả Chúa trời trong một vài trường hợp). Còn những nguyên nhân nội tại chính là cảm nhận về lương tâm – ñiều có ñược nhờ tu dưỡng những ñức tính luân lý và ñủ sức khiến cho một người cảm thấy rất ñau khổ nếu phải làm một hành vi trái luân lý. Ngoài ra, John Stuart Mill còn cho rằng, có thể khiến người ta khát khao ñức hạnh bằng cách làm cho họ nghĩ về nó ñể ñạt ñược những ñiều tốt ñẹp nhất hoặc ñể tránh những ñiều ñau khổ.

Chương IV: Nguyên tắc công lợi có thểñược chứng minh bằng ñiều gì?(Bằng chứng nào cho thấy nguyên tắc công lợi có thể có ñược)

Chương này John Stuart Mill dành ñể chứng minh cho nguyên tắc công lợi. Nội dung của chương tuy ngắn nhưng nhằm trả lời câu hỏi mà nhiều người quan tâm: theo thuyết công lợi thì “những gì ñáng ñược khao khát”8. Chính ñiều “ñáng ñược khao khát nhất” này sẽ chứng mình cho sự tồn tại chính ñáng của thuyết công lợi.

Chương V: Mối quan hệ giữa công lý và công lợi

Học thuyết ñạo ñức của của John Stuart Mill trong Thuyết công lợi

ñược ông truyền tải một cách tỉ mỉ là “học thuyết về cuộc sống...- cụ thể là khoái lạc, và không có ñau khổ, là những ñiều duy nhất ñáng ñược khao khát như là mục ñích”.

Tại thời ñiểm tác giả viết luận văn, tác phẩm Thuyết công lợi chưa ñược xuất bản chính thức ở Việt Nam, vì vậy, ñể phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn ñã dùng bản dịch của chính mình. Vấn ñề tên của tác phẩm cũng nảy sinh rất nhiều ý kiến khác nhau nên tác giả luận văn muốn giải thích rõ lí do tại sao dịch tên tác phẩm Utilitarianism của John Stuart Mill là Thuyết công lợi. Điều này rất quan trọng ñể giúp cho người ñọc có thể hiểu rõ ñược cơ sở mà tác giả luận văn ñã dựa vào ñó ñể cân nhắc cách dịch cũng như tránh gây hiểu lầm.

Tên gốc tiếng Anh của tác phẩm là Utilitarianism ñược một số người dịch là “Thuyết vị lợi” hoặc “Chủ nghĩa vị lợi” với giải nghĩa rằng ñây là: “học thuyết cho rằng một hành vi là ñúng nếu nó hữu ích hoặc mang lại lợi ích cho số ñông”. Điều này còn ñược nói cụ thể hơn trong từ ñiển Anh – Anh rằng ñó là: “học thuyết cho rằng một hành vi là ñúng nếu nó hữu ích hoặc mang lại lợi ích cho số ñông; là học thuyết cho rằng một hành ñộng là ñúng chừng nào nó thúc ñẩy hạnh phúc, và lấy nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất cho số ñông lớn nhất làm phương châm hành ñộng. Những nhân vật tiêu biểu nổi tiếng của học thuyết này là Jeremy Bentham và John Stuart Mill. Học thuyết này bị phê phán vì tập trung vào kết quả nhiều hơn là vào ñộng cơ hay bản chất thực tại của một hành ñộng, vì những khó khăn gặp phải trong việc so sánh một cách thỏa ñáng giữa quan niệm hạnh phúc của các cá nhân khác nhau, và vì thất bại trong việc tính toán giá trị cho những khái niệm như công lý và bình ñẳng”. Tuy vậy, sau khi nghiên cứu tác phẩm và tham gia thảo luận cùng các ñộc giả cũng như những nhà nghiên cứu khác, tác giả luận văn thu nhận ñược nhiều ý kiến khác liên quan ñến thuật ngữ “Thuyết vị lợi”. Nhiều ý kiến cho rằng cách gọi này dễ gây hiểu lầm: thuật ngữ “vị lợi” ở ñây có thể hiểu là “vì cái lợi”. Sau khi ñọc tác phẩm, tôi nhận thấy những tranh cãi xoay quanh việc ñánh giá thuyết công lợi có một phần không nhỏ bắt nguồn từ việc hiểu lầm thuật ngữ ngày theo nghĩa tiêu cực như là “tính có lợi” hay sự tính toán ích kỷ lạnh lùng, thậm chí là chỉ vì cái lợi của cá nhân, trong khi nguyên tắc của học thuyết này hướng tới “hạnh phúc hay lợi ích chung”. Điều này bị John Stuart Mill phê phán ngay trong chính tác phẩm Thuyết công lợi. Chính vì vậy, ngay tại Việt Nam, nhiều học giả nghiên cứu về tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill ngoài hai cái tên “Thuyết vị lợi” và “Thuyết công lợi” khá phổ biến còn ñề xuất nhiều cái tên khác như: Thuyết duy lợi, Thuyết duy thực lợi, Thuyết hữu dụng, Thuyết ñại lợi ñều dựa trên cách hiểu về nguyên tắc

“Hạnh phúc nhiều nhất cho số ñông lớn nhất”. Thực tế, cách dịch nào cũng có ưu ñiểm và hạn chế của nó. Tác giả luận văn không có ý cho rằng tên gọi “Thuyết vị lợi” sẽ làm sai lệch bản chất tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill mà chỉ cho rằng “Thuyết công lợi” sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn. Có thể ñưa ra những lí do cho sự lựa chọn này như sau:

Đầu tiên, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn – một người nổi tiếng trong lĩnh vực dịch thuật các tác phẩm triết học – cũng ñồng thuận và dịch “Utilitarianism” là “Thuyết công lợi”. Ông ñã sử dụng cách dịch này trong bài viết “Đọc lại Bàn về tự do của John Stuart Mill” trích từ tập sách Trong ngần bóng gương, kỷ yếu mừng Giáo sư Đặng Đình Áng 80 tuổi. Ngoài ra, tên gọi “Thuyết công lợi” ñã ñược thừa nhận, mỗi khi người ta nhắc tới “Thuyết vị lợi” thường ghi chú ñi kèm phía dưới là “hay còn ñược gọi là Thuyết công lợi” trong một số sách ñã ñược xuất bản chính thức như: Phải Trái Đúng Sai của Micheal Sandel bởi nhà xuất bản Trẻ và Tôi là ai và nếu vậy thì nhiêu của Richard David Precht do công ty Nhã Nam phát hành;

Thứ hai, xuất hiện những quan ñiểm tranh luận xung quanh cách dịch của Bùi Văn Nam Sơn. Những người này cho rằng dịch chữ “công” trong “Thuyết công lợi” cũng dễ gây hiểu nhầm sang nghĩa “công chúng”, “công cộng” (public) trong khi Bentham và Mill chỉ nói ñến “số ñông nhất” (the greatest number of people) thôi chứ không phải là toàn xã hội hay công chúng nói chung. Tuy nhiên, bản thân tác giả luận văn cho rằng nhận xét này là do chưa tiếp cận trọn vẹn tác phẩm của Bentham và Mill. Trong

Thuyết công lợi, John Stuart Mill sử dụng rất nhiều lần cụm từ “hạnh phúc chung” (the general happiness) ñể ám chỉ “lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất”, trong ñó, có chỗ ông còn khẳng ñịnh “hạnh phúc” (happiness) mà ông nhắc ñến cũng chính là “lợi ích” (interest) hay “tính hữu dụng” (utility). Ngoài ra, trong tiếng Trung, học thuyết này ñược dịch là công lợi chủ nghĩa – tức thuyết công lợi (功利主義). Điều này ñược thể hiện trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo trình hướng tới thế kỷ 21: Triết học phương Tây hiện ñại của Lưu Phóng Đồng.

Vì vậy, cá nhân tác giả luận văn cho rằng cách dịch “Thuyết công lợi” là tương ñối ổn và phản ánh rõ nét hơn tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill so với tên gọi “Thuyết vị lợi”. Thuật ngữ “Thuyết công lợi” cũng ñã ñược phổ biến, ñược công nhận nhiều hơn so với những tên gọi khác ngoài “Thuyết vị lợi” dù mỗi người ñều có một cách lí giải riêng khi dịch tên tác phẩm này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng ta ñã tìm hiểu bối cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XIX với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như những tư tưởng, học thuyết lớn có ảnh hưởng tới việc hình thành tư tưởng ñạo ñức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi. Bên cạnh ñó, những thông tin về cuộc ñời, sự nghiệp của John Stuart Mill cũng cho chúng ta hình dung ñược tài năng, nhân cách, tầm vóc tư tưởng của ông.

John Stuart Mill sống trong thời kỳ mà kinh tế nước Anh ñang phát triển ñến ñỉnh cao. Tuy nhiên, trong xã hội ñã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, bộc lộ mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp: vô sản và tư sản, chiến tranh xâm chiếm thuộc ñịa ngày một nhiều. Như vậy, người dân chưa thấy mình ñược hưởng lợi gì từ các cuộc ñại cách mạng mà chỉ thấy mình ngày càng bị bóc lột thậm tệ hơn, ñời sống trở nên cơ cực, khốn cùng hơn trước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 36)