Quan niệm của John Stuart Mill về nguyên tắc công lợi

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 53)

B. NỘI DUNG

2.1.2.Quan niệm của John Stuart Mill về nguyên tắc công lợi

Nguyên tắc công lợi với tư cách là nguyên tắc cơ bản trong học thuyết ñạo ñức của John Stuart Mill

John Stuart Mill dành toàn bộ chương ñầu tiên của tác phẩm Thuyết công lợi ñể luận giải về sự cần thiết của các quy tắc trong ñạo ñức, luân lý. Trái ngược với Kant – người ñặt học thuyết ñạo ñức của mình vào những nguyên tắc tự giác mà ông gọi là những châm ngôn, theo John Stuart Mill, ñạo ñức phải ñược xây dựng trên những nguyên tắc xã hội. Theo Michael Schefczyk12, Mill trình bày cơ sở của những nguyên tắc xã hội và ñạo ñức dựa trên quan niệm về “ñiều ñúng ñắn về phương diện ñạo ñức” hay “ñiều sai trái về phương diện ñạo ñức”. John Stuart Mill cho rằng một hành ñộng là sai về mặt ñạo ñức nếu luật pháp và dư luận ñồng tình, ñó là những hành vi xấu hoặc hành ñộng ñó ñược thực hiện bởi một lương tâm xấu xa. Đây là sự khác biệt quan trọng giữa ñạo ñức và lợi ích giản ñơn. Hành vi sai trái hoặc không có lợi là những gì mà chúng ta không thể dùng ñể ñem khuyên răn một người. Tuy nhiên, khác với những hành vi trái với ñạo ñức, những hành vi không có lợi chỉ là không ñáng ñược khuyến khích. Vì vậy, John Stuart Mill phân biệt các phạm vi hành ñộng khác nhau. Trong cuốn Hệ

thống Logic học, ông nói rõ ñạo ñức, sự khôn ngoan và óc thẩm mỹ là ba lĩnh vực của Nghệ thuật sống. J. Skorupski ñã nhận xét nguyên tắc công lợi của John Stuart Mill chi phối cả ñạo ñức, sự khôn ngoan cẩn trọng và sự thưởng thức. Đó không chỉ là một nguyên tắc ñạo ñức mà còn là siêu nguyên tắc ñối với việc thực hành lý tính. Đây là một lĩnh vực hoạt ñộng trong ñó những quy tắc luân lý ñang hiện hành và một người bắt buộc phải thi hành ñúng theo nó. Tuy nhiên, ở ñây cũng có những lĩnh vực hành ñộng khác trong ñó việc trừng phạt thái ñộ sai trái sẽ là không thích ñáng. Một

trong số ñó là lĩnh vực hoạt ñộng của lòng tự trọng ñược John Stuart Mill nhắc ñến trong Bàn về tự do. Trong lĩnh vực riêng tư này, con người hoàn toàn có thể làm những việc không có lợi và hoàn toàn vô ích trong phạm vi những hành ñộng ñó không làm hại tới những người khác hay xâm phạm vào những quy tắc xã hội.

Đối với vai trò của các quy tắc ñạo ñức, trong tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill trình bày cách cân nhắc, suy tính về ñạo ñức của một hành vi như sau:

Bước ñầu tiên, người thực hiện hành vi cần nghiên cứu những nguyên tắc thứ cấp trong các quy tắc ñạo ñức của xã hội ñể ñảm bảo các nguyên tắc này ñã ñược ñặt ñúng tình huống của nó. Chỉ khi chúng xung ñột với nhau thì người ñó mới phải thực hiện bước thứ hai: viện dẫn tới nguyên tắc công lợi với tư cách là nguyên tắc cơ bản ñầu tiên. Đối với John Stuart Mill, nguyên tắc công lợi phải là cơ sở của ñạo ñức chứ không thể chỉ là một phần của ñạo ñức. Nguyên tắc này ñáp ứng sự phê chuẩn công bằng ñối với học thuyết luân lý của chúng ta và cho phép – một “siêu quy tắc” – giải quyết sự ñối lập lẫn nhau giữa các quy tắc tiêu chuẩn. Theo John Stuart Mill, “niềm tin ñạo ñức ñã ñạt tới ñộ kiên ñịnh hoặc vững chắc nào ñó ñều dễ dàng tỏ rõ tất cả những gì vững chắc, trước sau như một mà ñức tin luân lý ñã ñạt tới, sự vững chắc và nhất quán ñó có ñược chủ yếu nhờ ảnh hưởng ngầm của một tiêu chuẩn chưa ñược công nhận, ấy là nguyên tắc công lợi” [64, 10, tr. 207].

Nội dung nguyên tắc công lợi của John Stuart Mill

John Stuart Mill kế thừa từ Bentham, gồm:

a) Thừa nhận vai trò cơ bản của ñau khổ và khoái lạc trong ñời sống con người.

b) Việc tán thành hay phản ñối một hành ñộng dựa trên số lượng khoái lạc và khổ ñau mà kết quả của hành ñộng ñó mang lại.

Bentham và Mill cho rằng một hành vi ñược xem là ñúng khi nó tối ña hóa sự hữu ích. “Hữu ích” là hạnh phúc, là bất cứ ñiều gì tạo ra hạnh phúc hoặc ngăn ngừa bất hạnh.

c) Coi khoái lạc là cái tốt, là ñiều thiện còn ñau khổ là cái xấu, là ñiều ác.

d) Khẳng ñịnh khoái lạc và ñau khổ có thể ñược ñịnh lượng bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Vấn ñề áp dụng nguyên tắc công lợi ñược John Stuart Mill bàn ñến trong suốt 10 năm bảo vệ thuyết công lợi trước sự phê phán của William Whewell (1794 – 1866) – là một triết gia, nhà thần học và sử học người Anh, ñồng thời là một mục sư thuộc giáo phái Anh. Whewell tuyên bố rằng thuyết công lợi cho phép giết người cũng như thực hiện những hành vi tội phạm khác trong những hoàn cảnh cụ thể. Do ñó, nguyên tắc công lợi không phù hợp ñể ñánh giá ñạo ñức của chúng ta. John Stuart Mill phản bác lại tuyên bố trên của Whewell trong tác phẩm Whewell bàn về triết học luân lý (1852). Theo ñó, John Stuart Mill cho rằng Whewell ñã dựa trên lý lẽ cho rằng “có những người gây ra ñiều xấu cho một người nào ñó, hoặc ñối xử tàn nhẫn về thể xác và gây ñau ñớn về tinh thần với một vài người, hay là những người có tầm ảnh hưởng dẫn tới xu hướng tăng sự bất hạnh cho số ñông và ngược lại. Những người như vậy bị ám sát có thể là một hành ñộng ñược ủng hộ nhằm cân bằng hậu quả mà họ có thể gây ra.” [64, 10, tr. 181] ñể kết luận thuyết công lợi cho phép giết người. John Stuart Mill khẳng ñịnh thuyết công lợi không hề yêu cầu chúng ta phải giết những người “là nguyên nhân gây ra những ñiều xấu xa cho ai ñó, ñối xử tàn nhẫn về thể xác và ñau ñớn về tinh thần ñối với một số người” bởi ñó là hành ñộng phi pháp cũng như ảnh hưởng tới lợi ích dài lâu của toàn thể nhân loại. Lý lẽ của John Stuart Mill cho trường hợp này là con người không thể

người chỉ vì họ tin rằng người ñó là nguồn gốc gây ra bất hạnh [64, 10, tr. 182]. Như vậy, nguyên tắc cho phép “trừ khử người nào ñó vì coi người ñó là nguyên nhân của ñiều xấu” thì còn tệ hơn cả quy tắc không cho phép những hành ñộng như vậy. Mọi người cần phải tuân thủ quy tắc không ñược phép giết người bởi vì ñiều ñó hướng tới thúc ñẩy hạnh phúc của tất cả mọi người.

Việc phải tính toán kết quả mỗi khi hành ñộng sẽ khiến cho chúng ta phải tiếp nhận và xử lý một lượng tri thức kinh nghiệm quá lớn. Vì vậy, chúng ta cần ñến những quy tắc tiêu chuẩn ñể hướng dẫn chúng ta cách thức hành ñộng theo chiều hướng thúc ñẩy tối ña hạnh phúc chung. Tuy nhiên, theo Mill, nguyên tắc công lợi chỉ nên ñược áp dụng khi các quy tắc ñạo ñức khác xung ñột với nhau: “Chúng ta phải nhớ rằng chỉ trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa những nguyên tắc thứ cấp với nhau thì mới cần kêu gọi ñến các nguyên tắc cơ bản ñầu tiên.” [64, 10, tr. 226]. Các ñiều luật ñạo ñức về những việc không ñược làm ñược ñặt ra không phải ñể phục vụ cho những người thông suốt và vô tư tuân theo, mà là dành cho những người nhận thức còn hạn chế và hay chống ñối.

Tóm lại, nguyên tắc công lợi khiến người ta nhớ ñến câu châm ngôn nổi tiếng: “hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất” và mục tiêu của nguyên tắc này là tối ña hóa hạnh phúc. Tuy nhiên, cách thức áp dụng nguyên tắc công lợi không hề ñơn giản. John Stuart Mill thực sự ñã xây dựng nguyên tắc công lợi thành một chuẩn mực ñạo ñức ñích thực chứ không chỉ ñơn giản là một khẩu hiệu ñặc trưng cho trường phái công lợi chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 53)