B. NỘI DUNG
2.2.4. Quan niệm về lương tâm
Trong chương 3 của tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill khẳng ñịnh ñộng lực thôi thúc con người ta tuân theo nguyên tắc công lợi xuất phát từ hai phía, bên trong và bên ngoài. John Stuart Mill trình bày ngắn gọn về ñộng cơ bên ngoài và tập trung ñi vào ñộng cơ bên trong nhiều hơn, cụ thể như sau: Những hình phạt, ñộng lực từ bên ngoài khiến con người tuân theo nguyên tắc công lợi chính là “hi vọng ñược yêu mến” và “lo sợ sự bất mãn” ñến từ phía ñồng loại hoặc từ phía “Thước ño của vũ trụ” (nói cách khác là Thượng Đế, Chúa trời). Về phía ñồng loại của mình, tuy con người không hoàn hảo nhưng họ vẫn mong muốn và hoan nghênh
mọi hành vi tốt ñẹp của những người khác dành cho mình. Họ nghĩ rằng nhờ những hành ñộng ñó hạnh phúc của họ ñược tăng lên. Về phía niềm tin tôn giáo, những người tin vào tính thiện của Chúa thì cũng tin rằng Chúa ñã chấp thuận con ñường dẫn tới hạnh phúc chung là bản chất, hay thậm chí là tiêu chuẩn của ñiều thiện. Do ñó, toàn bộ ý nghĩa của việc thưởng phạt ñến từ thế lực bên ngoài, cho dù là về thể xác hay phẩm hạnh, cho dù nó xuất phát từ Chúa hay từ ñồng loại của chúng ta, cùng với tất cả những gì mà bản chất con người có khả năng thừa nhận sự dâng hiến vô tư dành cho Chúa và ñồng loại. Những ñiều này trở thành giá trị làm cho ñạo ñức công lợi có hiệu lực trong sự cân xứng như những gì mà ñạo ñức nói chung ñược công nhận. Ngoài ra, theo John Stuart Mill, phương tiện giáo dục cũng như sự tu dưỡng chung càng ñược thực hiện nhiều thì ñộng lực thôi thúc con người thực hiện nguyên tắc công lợi sẽ càng mạnh.
Trách nhiệm khuyến khích bên trong là tình cảm trong chính tâm trí chúng ta. Một nỗi ñau dù nhiều hay ít cũng có thể dẫn tới sự vi phạm bổn phận. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, việc tu dưỡng ñúng bản tính luân lý sẽ giúp ñẩy lùi sự vi phạm bổn phận. Khi cảm xúc này ñược loại bỏ và kết hợp với những ý tưởng thuần túy về bổn phận chứ không phải với một vài dạng cụ thể của nó hay các ñiều kiện kèm theo, thì ñó chính là bản chất của Lương tâm. Theo John Stuart Mill, lương tâm trong sạch tồn tại ñơn giản, thường ñược bảo phủ toàn bộ bởi những cảm xúc kết hợp thêm vào, bắt nguồn từ: sự cảm thông, từ tình yêu và thậm chí từ nỗi sự hãi, từ mọi hình thức của tình cảm tôn giáo, từ hồi ức tuổi thơ và toàn bộ cuộc sống của chúng ta trong quá khứ, từ lòng tự trọng, mong muốn ñược người khác quý trọng, và kể cả sự tự hạ mình trong từng giai ñoạn nhất ñịnh. Ông cho rằng sức mạnh ràng buộc của lương tâm là do sự tồn tại ý kiến của sốñông – chỉ khi nào ñiều này bị phá vỡ thì con người mới có thể làm những ñiều vi phạm tới tiêu chuẩn của lẽ phải. Khi con người vẫn cố
tình làm những việc xâm phạm tới tiêu chuẩn ñó, những cảm xúc nêu trên sau này có thể sẽ phải tranh ñấu với sự ăn năn, hối hận.
Như vậy, sự thưởng phạt cuối cùng của mọi ñạo lý tồn tại như một cảm giác chủ quan trong ý thức của chính chúng ta. Theo John Stuart Mill, khi một người theo thuyết công lợi nhận ñược câu hỏi: “Đâu là tiêu chuẩn cụ thể cho việc xét thưởng phạt?”, họ có thể trả lời rằng: Cũng giống như
với mọi tiêu chuẩn ñạo ñức khác, ñó chính là những cảm nhận lương tâm của nhân loại. Chắc chắn việc thưởng phạt bằng lương tâm như vậy sẽ không có hiệu quả ràng buộc với những ai không quan tâm tới nó, tuy nhiên, những người này cũng sẽ không nghe theo bất kỳ một nguyên tắc luân lý nào khác hơn là nguyên tắc công lợi. Trong trường hợp này, không có bất kỳ một dạng luân lý, ñạo ñức nào có thể thôi thúc ñược họ ngoại trừ các biện pháp, các ñộng lực khuyến khích từ bên ngoài. John Stuart Mill chỉ ra một khuynh hướng những người tin rằng trong nghĩa vụ ñạo ñức có một thực tế tiên nghiệm, một thực tại khách quan thuộc về lĩnh vực “Vật tự nó”. Họ có thể sẽ tuân theo ñiều này hơn cả những người tin rằng nghĩa vụ ñạo ñức hoàn toàn chủ quan, chỉ ñược bắt nguồn từ trong ý thức con người. Tuy nhiên, dù quan ñiểm của một người về vấn ñề bản thể luận này có là gì ñi nữa thì chính cảm giác chủ quan là ñộng lực ñã thôi thúc một người thực hiện nghĩa vụ ñạo ñức. Nó ñược ño chính bằng sức mạnh của cảm giác. Người ta tin tưởng mạnh mẽ vào việc Chúa mới là thực tại khách quan chứ không phải là bổn phận, nhưng niềm tin vào Chúa, ngoài sự chờ ñợi vào phần thưởng và hình phạt có thật, việc thực thi ñạo ñức chỉ nhằm cân xứng với tình cảm tôn giáo chủ quan. Sự thưởng phạt, không vu lợi trong một chừng mực nào ñấy luôn ở trong tâm trí con người. Do ñó quan ñiểm của những nhà ñạo ñức tiên nghiệm rằng, sự thưởng phạt này sẽ không tồn tại trong ý nghĩ trừ khi nó tin rằng nguồn gốc của mình nằm ngoài trí óc và nếu như một người có thể tự nhủ rằng: “Cái ñược gọi là Lương tâm là thứ
ñang kiềm chế tôi, cũng chỉ là một cảm giác trong tâm trí của chính tôi”21 [84, tr. 42-43]. Người ñó có thể rút kết luận rằng khi cảm giác này (tức lương tâm) không còn thì trách nhiệm cũng chấm dứt. Như vậy, nếu một người nhận thấy cảm giác ñó phiền phức thì người ñó có thể không quan tâm tới nó, cũng như cố gắng thoát khỏi nó. Trên thực tế, tất cả các nhà ñạo ñức học ñều thừa nhận trong tâm trí của hầu hết mọi người thì lương tâm có thể im lặng hoặc cảm thấy ngột ngạt.
Theo John Stuart Mill, chúng ta không nhất thiết phải băn khoăn về việc cảm giác về bổn phận và trách nhiệm là bẩm sinh hay ñược khắc vào trong tâm trí. Những triết gia ủng hộ học thuyết công giữ vững quan ñiểm rằng một phần không nhỏ của ñạo ñức tùy thuộc vào mối quan tâm tới những lợi ích của ñồng loại. Vì vậy, nếu niềm tin vào nguồn gốc tiên nghiệm của nghĩa vụ ñạo ñức mang lại thêm một hiệu quả nào ñó ñối với lương tâm con người trong việc thực hiện nó, thì nguyên tắc công lợi chính là lợi ích, mục ñích, nghĩa vụ mà John Stuart Mill muốn ñề cập tới.